XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG VĂN TẠI TRUNG TâM THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BÌNH THUẬN

76 1.4K 6
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG VĂN TẠI TRUNG TâM THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BÌNH THUẬN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG VĂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BÌNH THUẬN Giảng viên hướng dẫn : ThS TRẦN MINH TÙNG Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG KHÔI NGUYÊN Lớp : LTDH6-TH Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012 MỤC LỤC Đề tài: Quản lý công văn DANH MỤC HÌNH Hình 2.2.1: Các thành phần của SQL server 2005 Hình 2.2.2: Bộ công cụ của SQL server 2005 Hình 2.4.1: Môi trường lập trình Windows Form với ngôn ngữ C# trong bộ Visual Studio 2008 Hình 2.5.1: Màn hình thiết kế Power Designer 15.2 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức trung tâm. Hình 3.2: Quy trình văn bản đi Hình 3.3: Quy trình văn bản nội bộ Hình 3.4: Sơ đồ phân cấp chức năng quản lý công văn Hình 4.1: Màn hình đăng nhập Hình 4.3: Cấu hình máy chủ Hình 4.4: Tiếp nhận công văn đến Hình 4.5: Công văn chưa xử lý Hình 4.6: Giao diện chuyển lãnh đạo ký duyệt Hình 4.7: Màn hình cập nhật thông tin công văn đến Hình 4.8: Xác nhận xóa công văn đến Hình 4.9: Công văn đến chưa xử lý giám đốc Hình 4.10: Chuyển Phó Giám Đốc Hình 4.11: Danh sách công văn đến đã duyệt Hình 4.12: Màn hình phân phối công văn đến Hình 4.13: Soạn công văn đi Hình 4.14: Công văn đi chưa ký duyệt Hình 4.15: Công văn đi phát hành Hình 4.16: Danh sách công văn đến Hình 4.17: Danh sách công văn đến chưa xử lý Hình 4.18: Danh sách công văn đến đã xử lý Hình 4.19: Danh sách công văn đi Hình 4.20: Công văn đi phát hành SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 2 Đề tài: Quản lý công văn Hình 4.21: Công văn đi chưa duyệt Hình 4.22: Công văn đi đã duyệt Hình 4.23: Màn hình tìm kiếm công văn đến Hình 4.24: Màn hình tìm kiếm công văn đi Hình 4.25: Soạn thông báo Hình 4.26 : Thông báo đến Hình 4.28: Tìm kiếm thông báo nội bộ Hình 4.29: Chi tiết tài khoản…………… DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Khảo sát phần cứng Error: Reference source not found Bảng 3.2: Khảo sát phần mềm Error: Reference source not found CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 3 Đề tài: Quản lý công văn Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã gần 20 năm. Trong khoảng thời gian đó, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành. Nền hành chính của nước ta còn tập trung, quan liêu bao cấp gây khó khăn cho dân nhân và hoạt động của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, kiềm hãm sư phát triển của nền kinh tế đất nước. Do đó ngày 17 tháng 9 năm 2001 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định Số 136/2001/QĐ-TTG phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010. Tháng 4/2011 Chính phủ tiến hành tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2011-2015); giai đoạn 2 (2016- 2020), tập trung vào 6 nội dung: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách thủ tục hành chính; xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Tất cả các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc hành chính trên mọi lĩnh vực của nhà nước đều gắn liền việc tổ chức sử dụng và quản lý công văn.Thực hiện tốt công tác điều hành, lưu trữ công văn, giấy tờ là một trong những điều kiện để thực hiện cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan đơn vị. Công việc của một cơ quan, một xí nghiệp được tiến hành nhanh hay chậm, thiết thực hay quan liêu là do công văn, giấy tờ có làm tốt hay không. Hồ sơ tài liệu trở thành phương tiện theo dõi, kiểm tra công việc một cách có hệ thống, qua đó đúc rút kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu quản lý: năng suất, chất lượng, hiệu quả và đây cũng là những mục tiêu, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay và hướng tới Chính phủ điện tử trong tương lai. Hiện nay việc quản lý công văn còn gặp phải một số khó khăn như sau: - Số lượng công văn lớn và thao tác thủ công nên gây ra sự chậm trễ, tốn thời gian làm ảnh hưởng đến việc xử lý công văn. - Lưu trữ, trao đổi bằng giấy tờ dễ bị mất mát, thất lạc. - Tìm kiếm, báo cáo, thống kê, tổng hợp lập báo cáo khó khăn. Do đó đề tài “Xây dựng chương trình quản lý công văn tại Trung tâm Thông tin & Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận” nhằm giúp trung tâm quản lý công văn một cách tốt hơn, tiết kiệm chi phí nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân và khách hàng, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại. 1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 4 Đề tài: Quản lý công văn Chương trình quản lý công văn nhằm thực hiện việc quản lý công văn đến, công văn đi, công văn nội bộ. tìm kiếm, thống kê, tổng hợp báo cáo và quản lý lưu trữ một cách chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các nghiệp vụ chính trong việc quản lý công văn: - Quản lý công văn đến: tiếp nhận công văn, phân phối công văn tới các đơn vị, giải quyết công văn đến, theo dõi tình hình quản lý công văn đến (lập báo cáo, thống kê, nhắc nhở) - Quản lý công văn đi: soạn thảo công văn đi, phát hành công văn đi, vào sổ công văn đi, theo dõi tình hình triển khai công văn đi (lập báo cáo, thống kê, nhắc nhở). - Quản lý lưu trữ và cung cấp thông tin: lưu trữ công văn đến, công văn đi; cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm kiếm phục vụ quản lý và giải quyết công văn. Chương trình quản lí công văn giúp trung tâm giải quyết các vấn đề sau: - Đáp ứng được nhu cầu quản lý thông tin về công văn tại trung tâm. - Chức năng của hệ thống: cập nhật thông tin về danh sách công văn, thông tin chi tiết về công văn. - Cung cấp phương tiện để trung tâm có thể quản lý được tình hình quản lý công văn tại trung tâm. 1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI (1) Tìm hiểu quản lý công văn, hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005, ngôn ngữ lập trình C#, phần mềm phân tích thiết kế. (1.1) Tìm hiểu quản lý công văn (1.2) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 (1.3) Ngôn ngữ lập trình C# (1.4) Phân tích, thiết kế phần mềm Power Designer 15.2 (2) Khảo sát hiện trạng và nhu cầu tại trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ Bình Thuận. (2.1) Khảo sát hiện trạng (2.1.1) Khảo sát phần cứng (2.1.2) Khảo sát phần mềm (2.1.3) Khảo sát dữ liệu và cơ sở dữ liệu (2.1.4) Hồ sơ, sổ sách (2.1.5) Quy trình nghiệp vụ (2.1.6) Quy trình tổ chức (2.1.7) Nhân sự (2.2) Khảo sát nhu cầu (2.2.1) Lưu trữ (2.2.2) Tìm kiếm (2.2.3) Tính toán (2.2.4) Thống kê (2.2.5) Báo cáo (3) Phân tích, thiết kế và cài đặt cơ sở dữ liệu SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 5 Đề tài: Quản lý công văn (3.1) Phân tích cơ sở dữ liệu (3.2) Thiết kế cơ sở dữ liệu (3.3) Cài đặt cơ sở dữ liệu (3.4) Mô hình dữ liệu (3.5) Từ điển dữ liệu (4) Thiết kế giao diện và cài đặt chức năng hệ thống Thiết kế giao diện Cài đặt chức năng lưu trữ, tìm kiếm, tính toán, thống kê, báo cáo (5) Viết báo cáo tổng hợp 1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI Đề tài đề cập tới việc quản lý công văn tại Phòng thông tin của trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ Bình Thuận. Các chức năng được tin học hóa: - Quản lý công văn đến. - Quản lý công văn đi. - Quản lý công văn nội bộ. - Tìm kiếm công văn đến: tìm kiếm theo số công văn, tìm kiếm theo loại, tìm kiếm theo lĩnh vực, tìm kiếm theo cơ quan, tìm kiếm theo nhân viên nhận, tìm kiếm theo ngày công văn đến. - Tìm kiếm công văn đi: tìm kiếm theo số công văn đi, tìm kiếm theo loại công văn, tìm kiếm theo lĩnh vực, tìm kiếm theo nhân viên ký, tìm kiếm theo ngày công văn đi. - Tìm kiếm Lĩnh vực: tìm kiếm theo tên lĩnh vực. - Tìm kiếm Loại công văn: tìm kiếm theo tên loại. - Tìm kiếm Phòng ban: tìm kiếm theo tên phòng ban. - Tìm kiếm nhân viên: tìm kiếm theo tên nhân viên. - Báo cáo thống kê: báo cáo tất cả công văn đến, báo cáo công văn đến theo lĩnh vực, báo cáo công văn đến theo loại, báo cáo công văn đến theo nơi gửi, báo cáo công văn đến theo nhân viên nhận, , báo cáo tất cả công văn đi, báo cáo công văn đi theo lĩnh vực, báo cáo công văn đi theo nhân viên gửi. 1.5 KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC (1) Tập kết quả (2) Tập báo cáo (3) Kết quả khảo sát hiện trạng nhu cầu (4) Kết quả phân tích thiết kế và cài đặt cơ sở dữ liệu (5) Kết quả giao diện và cài đặt chức năng hệ thống SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 6 Đề tài: Quản lý công văn CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CÔNG VĂN 2.1.1 Khái niệm công văn Công văn là loại văn bản không có tên loại, được dùng để thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi công tác… giữa các chủ thể có thẩm quyền để giải quyết các nhiệm vụ có liên quan. Công văn có thể là văn bản nội bộ hoặc văn bản đến và đi với nội dung chủ yếu sau: - Thông báo một hoặc vài vấn đề trong hoạt động công vụ được tạo nên do một văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 7 Đề tài: Quản lý công văn - Hướng dẫn thực hiện văn bản của cấp trên. - Thông báo một số hoạt động dự kiến xảy ra, ví dụ như về việc mở lớp đào tạo bồi dưỡng… - Xin ý kiến về vấn đề nào đó trong hoạt động của cơ quan. - Trình kế hoạch mới, đề nghị mới lên cấp trên. - Xác nhận vấn đề có liên quan đến hoạt động của cơ quan. - Thăm hỏi, cảm ơn, phúc đáp…. - Phù hợp với từng nội dung có thể có các loại công văn như: hướng dẫn, giải thích, phúc đáp, đôn đốc, giao dịch, đề nghị, đề xuất, thăm hỏi, cảm ơn, chối từ…. Với nội dung đa dạng như vậy cần lưu ý không nhầm lẫn công văn mang tính thông báo với thông báo, công văn đề xuất với đề án, dự án hoặc tờ trình. 2.1.2 Phân loại công văn a) Công văn hướng dẫn - Dùng để hướng dẫn thực hiện một vấn đề nào đó như hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công văn hướng dẫn gồm có 03 phần: đặt vấn đề; giải quyết vấn đề; kết luận. - Đặt vấn đề: nêu tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của văn bản cần được hướng dẫn hoặc khái quát vấn đề cần hướng dẫn thực hiện. - Giải quyết vấn đề: nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của Chủ trương, chính sách, quyết định cần được hướng dẫn thực hiện. Qua phân tích mục đích, ý nghĩa, tác dụng của các chủ trương đó về các phương diện kinh tế - xã hội… nêu cách thức tổ chức và các biện pháp thực hiện. - Kết luận: nêu yêu cầu phổ biến cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết và tổ chức thực hiện đúng tinh thần của chủ trương, chính sách, quyết định. b) Công văn giải thích - Đây là loại công văn dùng để cụ thể hóa, chi tiết hóa nội dung của các văn bản như Nghị quyết, chỉ thị,… về thực hiện một công việc nào đó mà cơ quan hoặc cá nhân nhận được chưa rõ, có thể hiểu sai, thực hiện không đúng hoặc không thống nhất. Nếu công văn hướng dẫn được viết theo ý chí chủ quan của cơ quan ban hành, thì công văn giải thích luôn luôn được viết theo yêu cầu của các nơi nhận công văn. Tuy nhiên, về phương diện nào đó nội dung của công văn giải thích rất gần với công văn hướng dẫn, do đó công văn giải thích có kết cấu nội dung tương tự công văn hướng dẫn: - Đặt vấn đề: nêu tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của văn bản cần được giải thích cụ thể - Giải quyết vấn đề: nêu các nội dung chưa rõ hoặc có thể hiểu sai của văn bản kèm theo nội dung giải thích cụ thể tương ứng. - Kết luận: nêu cách thức tổ chức thực hiện và biện pháp thực hiện. c) Công văn chỉ đạo SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 8 Đề tài: Quản lý công văn - Là văn bản của các cơ quan cấp trên thông tin cho các cơ quan cấp dưới về công việc cần phải triển khai, cần phải thực hiện. Nội dung của loại công văn này rất gần với nội dung của Chỉ thị, do đó cần thận trọng trong việc sử dụng loại văn bản này. - Nội dung của công văn chỉ đạo thường có kết cấu như sau: - Đặt vấn đề: nêu rõ mục đích, yêu cầu của công việc cần phải triển khai, cần phải thực hiện. - Giải quyết vấn đề: nêu những yêu cầu cần đạt được, nhiệm vụ, biện pháp cần áp dụng để đạt được những yêu cầu đó. - Kết luận: nêu những yêu cầu mà cấp dưới cần phải thực hiện và báo cáo cho cấp chỉ đạo. d) Công văn đôn đốc, nhắc nhở: là văn bản của các cơ quan cấp trên gửi cho cơ quan cấp dưới nhầm nhắc nhở, chấn chỉnh hoạt động hoặc thi hành các chủ trương, biện pháp hay quyết định nào đó. - Nội dung công văn đôn đốc, nhắc nhở thường bao gồm: - Đặt vấn đề: nêu tóm tắt nhiệm vụ đã giao cho cấp dưới trong văn bản đã được chỉ đạo tổ chức thực hiện, hoặc nhắc lại một chủ trương, kế hoạch, quyết định đã yêu cầu cấp dưới thực hiện. Có thể nêu một số nhận xét ưu, khuyết điểm cơ bản của cấp dưới trong việc thực thi nhiệm vụ được giao, đặc biệt nhấn mạnh những khuyết điểm, lệch lạc cần phải khắc phục để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã giao. - Giải quyết vấn đề: nêu rõ nội dung các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao cho cấp dưới, đề ra các biện pháp kịp thời, thời gian nhiệm vụ được giao (cần chú ý các biện pháp cơ bản nhằm đem lại hiệu quả mong muốn), vạch ra các biện pháp sai lệch cần chấn chỉnh kịp thời, uốn nắn, sửa chữa, giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tổ chức thực hiện. - Kết luận: yêu cầu các cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm triển khai thực hiện kịp thời và báo cáo kết quả thực hiện lên cơ quan cấp trên vào thời hạn nhất định. e) Công văn đề nghị, yêu cầu: là văn bản của các cơ quan cấp dưới gửi cho các cơ quan cấp trên, hoặc các cơ quan ngang cấp, ngang quyền giao dịch với nhau để đề nghị, yêu cầu giải quyết những công văn nào đó có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. Cần phân biệt loại công văn này với tờ trình. - Nội dung của công văn đề nghị, yêu cầu thường bao gồm: - Đặt vấn đề: nêu lý do hoặc mục đích của việc đề nghị, yêu cầu. Có thể căn cứ vào lý do thực tế hoặc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước giao, hay một văn bản có liên quan. - Giải quyết vấn đề: nêu thực trạng tình hình dẫn đến việc phải đề nghị hoặc yêu cầu, nội dung cụ thể của việc đề nghị, yêu cầu, thời gian và cách thức giải quyết các đề nghị, yêu cầu đó. - Kết luận: thể hiện sự mong mỏi được quan tâm, xem xét các đề nghị, yêu cầu đó. f) Công văn phúc đáp (công văn trả lời): là văn bản dùng để trả lời về những vấn đề mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản. SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 9 Đề tài: Quản lý công văn - Công văn phúc đáp có thể giải thích, hướng dẫn …, song khác với công văn giải thích, hướng dẫn ở chỗ việc giải thích, hướng dẫn ở đây được xuất phát từ yêu cầu, đề nghị, sáng kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu. - Nội dung của công văn phúc đáp thường bao gồm: - Đặt vấn đề: ghi rõ trả lởi (phúc đáp) công văn số, ký hiệu, ngảy tháng năm nào, của ai, về vấn đề gì… - Giải quyết vấn đề: trả lời vấn đề mà nội dung văn bản gửi đến đang yêu cầu phải giải đáp, nếu cơ được phúc đáp có đầy đủ thông tin chính xác để trả lời, hoặc trình bày, giải thích lý do từ chối trả lời và hẹn thời gian trả lời, nếu có cơ quan phúc đáp không có thông tin đầy đủ. g) Công văn hỏi ý kiến: là văn bản thường dùng để cơ quan cấp trên cần có ý kiến của cơ quan cấp dưới, hoặc tổ chức, cá nhân hữu quan về một vấn đề quan trọng, ví dụ việc hỏi ý kiến đóng góp về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, hoặc để cơ quan cáp dưới trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của cấp trên, nếu phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những điểm chưa rõ thì cần có công văn xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên. - Nội dung công văn hỏi ý kiến gồm: - Đặt vấn đề: nêu rõ mục đích hỏi ý kiến để làm gì và về vấn đề gì? - Giải quyết vấn đề: nêu rõ mục đích hỏi ý kiến để làm gì và về vấn đề gì? - Giải quyết vấn đề: trình bày những vấn đề cần hỏi ý kiến (có thể là chủ trương, chính sách nào đó vừa được nhà nước ban hành, những vấn đề trong văn bản còn chưa được trình bày rõ ràng, cụ thể, dễ gây thắc mắc trong nhân dân) nêu cách làm và thời gian thực hiện hỏi ý kiến. - Kết luận: yêu cầu trả lời bằng văn bản và đúng thời gian. h) Công văn giao dịch: là văn bản để các cơ quan, tổ chức dùng để thông tin, thông báo cho nhau biết về các vấn đề có liên quan đến yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình. Đây là loại công văn được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý Nhà nước và rất đa dạng. Mẫu hóa loại văn bản này là rất khó khăn và khó đạt yêu cầu mỹ mản. - Nội dung của công văn giao dịch thường bao gồm: - Đặt vấn đề: nêu lý do và vấn đề cần giao dịch, thông báo. - Giải quyết vần đề: trình bày những vấn đề cần giao dịch, thông báo (thực trạng công việc, những thành tựu, khó khăn vướng mắc, những lý do không đạt được kết quả, những yêu cầu, đề nghị có thể …) - Kết luận: Nêu mục đích chính của việc cần giao dịch, thông báo và những yêu cầu (nếu có) đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận công văn giao dịch i) Công văn mời họp: là văn bản để các cơ quan Nhà nước triệu tập chính thức các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đến dự họp, hội nghị, thảo luận … về các vấn đề có liên quan. - Công văn mời họp có thể thức và nội dung rất gần với giấy mời họp cần lưu ý điểm này để tùy trường hợp mà sử dụng cho thích hợp - Nội dung của công văn mời họp bao gồm: - Đặt vấn đề: nêu lý do tổ chức cuộc họp. SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 10 [...]... tỉnh Bình Thuận 3.1.2 Quy mô trung tâm - Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận là đơn vị trực thuộc Sở Khoa Học & Công Nghệ Bình Thuận, trụ sở đặt tại Số C1 Từ Văn Tư nối dài - Tp,Phan Thiết - Bình Thuận Trung tâm có tất cả 4 phòng ban với số lượng công nhân viên là 30 cán bộ công nhân viên - Các dịch vụ của trung tâm: o Công nghệ thông tin - Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng với công nghệ. .. chính như sau: quản lý công văn đến, quản lý công văn đi, quản lý lưu trữ, cung cấp thông tin phục vụ cho cấp lãnh đạo 2.1.1 Quản lý công văn đến Quy trình quản lý công văn đến gồm: tiếp nhận và đăng ký công văn đến; phân phối công văn đến cho các đơn vị, cá nhân có liên quan để giải quyết; giải quyết công văn đến; theo dõi tình hình quản lý công văn đến (lập báo cáo, thống kê, nhắc nhở) Công văn đến có... & Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận 3.1.3.1 Chức năng - Trung tâm thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, lựa chọn và tổ chức ứng dụng, tư vấn, dịch vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và các hoạt động về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Trung tâm có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng để hoạt động và. .. luật về ứng dụng tin học trong ngành khoa học và công nghệ của tỉnh - Tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án và các văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng tin học theo chức năng , nhiệm vụ được UBND tỉnh và Bộ Khoa học và công nghệ giao - Phổ cập, bồi dưỡng kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công chức chuyên nghiệp của các đơn vị trong ngành - Thực hiện nghiên cứu, áp dụng. .. của Trung tâm theo quy định của Nhà nước và phân cấp của UBND tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ - Thực hiện các nhiệm vụ khácĐỐC Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ GIÁM do giao 3.1.4 Tổ chức quản lý của trung tâm - Sơ đồ tổPHỤ TRÁCH HÀNH CHÁNH THÔNG TIN PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHÓ GIÁM ĐỐC chức SVTH: Trương Khôi Nguyên P HÀNH CHÁNH Trang 23 P THÔNG TIN P ỨNG DỤNG P CÔNG NGHỆ... ngày 18/6/2008 của Liên bộ Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ) - Theo kết quả điều tra thu nhập báo cáo của Sở KH&CN các tỉnh/thành phố, trong 63 tỉnh/thành phố có 61 tỉnh đã thành lập Trung tâm; 2 tỉnh không có Trung tâm: Tuyên Quang và Khánh Hòa SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 20 Đề tài: Quản lý công văn - Ngày 27/06/2005 Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận được thành lập căn... tin học cho nhiệm vụ quản lý Nhà nước và phát triển ngành - Thực hiện các dịch vụ về tin học (thiết kế Website, phần mềm ứng dụng, đào tạo tin học ứng dụng, mua bán thiết bị…) SVTH: Trương Khôi Nguyên Trang 25 Đề tài: Quản lý công văn - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ giao Phòng Ứng dụng 1 Chức năng: Tư vấn dịch vụ, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khoa. .. dụng tiến bộ kỹ thuật khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống 2 Nhiệm vụ và quyền hạn - Tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài khoa học công nghệ trọng điểm của Nhà nước và của Tỉnh; Tham mưu thực hiện các đề tài, dự án và các các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cấp huyện, tỉnh và cấp bộ - Nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa vào đời sống, phát triển sản... Công văn đã được ký sẽ được in ấn và nhân bản (copy) và sẽ được văn thư đóng dấu và gửi đi Văn thư tiến hành các công việc: đóng dấu, vào sổ công văn đi Lưu bản gốc, làm thủ tục gửi công văn đến các địa chỉ cần thiết Những công văn đi cần theo dõi hồi báo được xác định rõ trong nội dung công văn Các công văn đến là hồi báo của một công văn đi được xác định rõ ở tiêu đề công văn Công văn đi có các thông. .. Được mở văn phòng, quầy hàng, cửa hàng bán, giới thiệu và trưng bày sản phẩm - Thực hiện các hợp đồng tư vấn và dịch vụ khoa học và công nghệ phù hợp với quy định của pháp luật - Hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến lĩnh vực ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ - Quản lý tổ chức, cán bộ, tài . việc quản lý công văn tại Phòng thông tin của trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ Bình Thuận. Các chức năng được tin học hóa: - Quản lý công văn đến. - Quản lý công văn đi. - Quản lý công văn. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG VĂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC. cáo khó khăn. Do đó đề tài Xây dựng chương trình quản lý công văn tại Trung tâm Thông tin & Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận nhằm giúp trung tâm quản lý công văn một cách tốt hơn, tiết kiệm

Ngày đăng: 19/11/2014, 11:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

    • 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

    • 1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

    • 1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

    • (2.2) Khảo sát nhu cầu

    • (2.2.1) Lưu trữ

    • 1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI

    • 1.5 KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

    • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

      • 2.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CÔNG VĂN

        • 2.1.1 Khái niệm công văn

        • 2.1.2 Phân loại công văn

        • 2.1 NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG VĂN

          • 2.1.1 Quản lý công văn đến

          • 2.1.2 Quản lý công văn đi

          • 2.1.3 Quản lý lưu trữ, cung cấp thông tin

          • 2.2 HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER 2005

            • 2.2.1 Toàn cảnh về nền tảng dữ liệu của SQL Server 2005

            • 2.2.2 Các thành phần của SQL Server 2005

            • 2.2.3 Những tính năng chính trong SQL Server 2005

            • 2.3 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C#

              • 2.3.1 Giới thiệu

              • 2.3.2 Một số đặc trưng của C#

              • 2.3.3 Môi trường lập trình

              • 2.4 PHẦN MỀM THIẾT KẾ POWER DESIGNER 15.2

                • 2.4.1 Giới thiệu

                • 2.4.2 Chức năng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan