hệ thống các trung gian tài chính và cơ chế lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng vào việt nam

26 536 0
hệ thống các trung gian tài chính và cơ chế lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng vào việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỆ THỐNG CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH I, Khái quát về trung gian tài chính 1.Trung gian tài chính - Thị trường tài chớnh có phương thức luân chuyển vốn trực tiếp và phương thức luân chuyển vốn gián tiếp. Theo phương thức luân chuyển vốn gián tiếp, vốn được luân chuyển từ người tiết kiệm đến người đầu tư thông qua hệ thống trưng gian tài chính - Trung gian tài chính là các tổ chức tài chính có khả năng dẫn truyền từ chủ thể thặng dư vốn sang chủ thể thiếu hụt vốn. 2. Chức năng, vai trò của trung gian tài chính. * Chức năng của trung gian tài chính: - Chức năng môi giới: Để diễn ra giao dịch giữa người đi vay và người cho vay thì họ phải mất thời gian và chi phí để thu thập, và phân tích thông tin lẫn nhau. Trung gian tài chính sẽ đưa ra các dịch vụ và giao dịch theo yêu cầu đem lại lợi ích cho cả người cho vay và người đi vay. Giao dịch sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, từ đó thúc đẩy tỷ lệ đầu tư. - Chức năng biến đổi tài sản: Là chức năng chủ yếu hình thành nên lợi thế của kênh chuyển giao vốn gián tiếp. Thị trường tài chính thay thế công cụ tài chính sơ cấp do người đầu tư phát hành bằng các công cụ tài chính có tính lỏng cao, rủi ro thấp, cho người tiết kiệm. Ngoài ra TTTC còn chuyển giao các khoản vốn nhàn rỗi quy mô nhỏ lẻ trong tay người tiết kiệm thành các quỹ cho vay với quy mô lớn hơn có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn khác nhau trong xã hội. 3. Cơ cấu hệ thống trung gian tài chính. - Hệ thống các ngân hàng trung gian - Hệ thống tổ chức tài chính phi ngân hàng. II. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG GIAN. Ngân hàng trung gian là một trung gian tài chính hoạt động đặc trưng của nó là nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi đó để cho vay, đầu tư và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1 A.SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TRUNG GIAN 1, Ngân Hàng Thương Mại 1.1 Ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận bằng việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu. - Tính chất sở hữu: Đa dạng + ngân hàng quốc doanh +ngân hàng cổ phần + ngân hàng liên doanh + ngân hàng tư nhân 1.2 Chức năng NHTM NHTM là một trung gian tài chính mang đầy đủ chức năng của TGTC bao gồm: chức năng dẫn vốn; chức năng tiết kiệm; chức năng thanh khoản.Ngoài ra NHTM cũn cú những đặc trưng riêng như: a.Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội: NHTM sẽ mở tài khoản cho khách hàng, nhận tiền gửi và bảo quản tiền gửi đồng thời đáp ứng nhu cầu chi tiền ra khỏi tài khoản theo yêu cầu của khách hàng. Trên cơ sở phục vụ nhu cầu của khách hàng là gửi tiền an toàn,, tiện ích, họ sẽ có cơ hội để sử dụng những tiện ích dịch vụ khác của NHTM. Đối với khách hàng thông qua việc gửi tiền vàoNH họ không những đảm bảo được an toàn về tài sản mà cón thu được những khoản lợi tức từ ngân hàng( tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng). Đối với ngân hàng chức năng này là cơ sở để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán, đồng thời tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho ngân hàng để thực hiện chức năng tín dụng. b.Chức năng trung gian thanh toán. Trên cơ sở thực hiện chức năng làm thủ quỹ cho xã hội NHTM làm chức năng trung gian thanh toán để thu phí. Với chức năng này NHTM sẽ chuyển tiền thanh toán hộ khách hàng, việc này đem lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng. - Đối với khách hàng: Họ thanh toán tiền nhanh, an toàn tiện lợi và chi phí thấp so với thanh toán trực tiếp; - Đối với ngân hàng: Được hưởng phí thanh toán và tận dụng được các nguồn vốn nhàn rỗi trong thanh toán để cho vay. 2 - Đối với xã hội: Tiết kiệm được tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí trong lưu thông tiền mặt, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán từ đó thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, vốn được sử dụng có hiệu quả hơn. c. Chức năng làm trung gian tín dụng Ngân hàng làm cầu nối giữa bên cung vốn và bên cầu vốn - Đối với khách hàng gửi tiền: An toàn, tiện lợi, có cơ hội nhận được những dịch vụ thanh toán tiện ích. - Đối với khách hàng vay tiền: Họ được đáp ừng nguồn vốn nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chi phỉ thấp từ đó có điều kiện để sản xuất kinh doanh tốt hơn. - Đối với ngân hàng: Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng sản sinh ra phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Từ đó góp phần vào quyết định tồn tại và khả năng của ngân hàng. - Đối với xã hội: Giúp cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, phát huy nguồn lực, góp phần tăng trưởng kinh tế. 1.3 Nghiệp vụ của NHTM. Để cụ thể hoỏ cỏc chức năng NHTM ta nghiên cứu các nghiệp vụ của nó. Trước tiên ta phải tìm hiểu bảng cân đối tài sản của ngân hàng vỡ nú phản ánh toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Bảng tổng kết tài sản gồm 2 phần: tài sản có và tài sản nợ. Theo thông lệ cột phải của bảng này được dùng để ghi những tài sản nợ và vốn, cột trỏi dựng để ghi các tài sản có hay sử dụng vốn. Tài sản nợ phản ánh nguồn vốn hoạt động của ngân hàng bao gồm: các khoản nợ thị trường và vốn của ngân hàng. Các khoản nợ thị trường biểu hiện qua những khoản vốn mà dân chúng gửi vào ngân hàng hoặc NHTM vay của các tổ chức kinh tế, tài chính khỏc… Tài sản có phản ánh việc sử dụng vốn của NHTM hay những khoản vốn mà thị trường nợ ngân hàng: đó là những khoản mà ngân hàng cho thị trường vay hoặc đầu tư vào thị trường. Mỗi khoản mà ngân hàng cho vay hay đầu tư chứng khoán có giá trị đều được ghi bên có của bảng tổng kết tài sản làm tăng TSC của ngân hàng. ** Nghiệp vụ TSC: *Khoản mục ngân quỹ bao gồm: 3 - tiền mặt tại quỹ: để đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên của ngân hàng cho khách hàng - tiền gửi của NHTM này tại NHTM khác nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán hộ của các ngân hàng. - tiền gửi của NHTM tại NHTƯ : _ Dự trữ bắt buộc: không có ý nghĩa thanh toán chi trả, rất ít rủi ro, khoản tiền này do NHTƯ bắt buộc quy định nhằm sử dụng như một công cụ chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu => Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng nhưng ngân hàng vẫn phải để tiền ở khoản mục này nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, tạo uy tín với khách hàng, là cơ sở cho nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vì khi để lại ngân quỹ khách hàng sẽ tích cực mở tài khoản tại ngân hàng hơn, là cơ sở để ngân hàng huy động vốn và khi để lại ngân quỹ ngân hàng cũng có tiền để thực hiện cho vay, Tuy nhiên, nếu để tiền ở trong quỹ nhiều thì ngân hàng sẽ không gặp rủi ro thanh khoản, đáp ứng nhanh nhu cầu thanh toán của khách hàng, nhưng khả năng sinh lời giảm và ngược lại. Thực tế các ngân hàng vẫn có thể huy động khi ngân quỹ ớt vỡ: cỏc ngân hàng hoạt động cùng hệ thống; ngân hàng có thể đi vay; giảm cho vay để tăng tiền mặt; tăng dự trữ bắt buộc tại NHTƯ bằng cách đem nộp tiền, hoặc vay tái chiết khấu, tái cấp vốn nhưng không lấy tiền mặt mà ghi tăng dự trữ bắt buộc; hoặc đi vay NHTM khác. * Nghiệp vụ cho vay +Cho vay ngắn hạn: - cho vay chiết khấu: là nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng trung gian. Đây là nghiệp vụ an toàn vì có tài sản đảm bảo , thủ tục cho vay đơn giản, ngân hàng không phải xét tư cách của người cho vay mà xét tư cách của người phát hành giấy tờ có giá, thu gốc và lãi dễ. - cho vay ứng trước: là cho vay trên cơ sở hợp đồng theo đó ngân hàng sẽ ứng trước vào tài khoản tiền gửi của khách hàng để sử dụng,nghiệp vụ này rất tiện lợi cho khách hàng nhưng lại bất lợi cho ngân hàng vì rủi ro cao, không có tài sản đảm bảo. 4 - cho vay vượt chi( thấu chi) là cho vay cơ sở hợp đồng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng dư nợ tài khoản vãng lai trong một giới hạn và thời gian nhất định theo lãi suất thoả thuận. - uỷ thác thu, bao thanh toán: khách hàng nhờ ngân hàng thu tiền hộ. Bao thanh toán là ngân hàng sẽ mua lại toàn bộ giấy nợ của khách hàng sau đó đi thu nợ để lấy phí. Khác với nghiệp vụ cho vay chiết khấu là làm cho tất cả khách hàng có trái phiếu, bao thanh toán chỉ thực hiện cho khách hàng truyền thống. Tóm lại cho vay ngắn hạn của NHTM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của NHTM vì NHTM kinh doanh ngắn hạn là chủ yếu. + cho vay trung hạn(1-5 năm) - cho vay thuê mua:( cho thuê tài chính) là cho vay dựa trên cơ sở hợp đồng theo đó ngân hàng sẽ mua toàn bộ tài sản cho khách hàng thuê theo các điều kiện ghi trong hợp đồng. Khi hết hạn hợp đồng khách hàng phải thuê tiếp hoặc mua lại tài sản này, trong thời hạn thuê thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, khách hàng không được đem tài sản này để thế chấp hay cầm cố cho một khoản vay khác. +Cho vay dài hạn: - cho vay theo dự án - cho vay hợp vốn: kết hợp vốn của nhiều ngân hàng để cho vay nhằm phân tán rủi ro. * Khoản mục đầu tư: - chứng khoán chính phủ: đầu tư trái phiếu kho bạc thì an toàn, lãi cao, tính thanh khoản cao => Ngân hàng đầu tư vào đây để bổ sung cho ngân quỹ. Trái phiếu chính phủ - chứng khoán công ty: Trái phiếu; đầu tư có thời hạn dài, lãi suất cố định, an toàn cao. Cổ phiếu: lãi lớn, rủi ro cao, các ngân hàng phải dùng vốn tự có để mua chứng khoán, theo quy định tổng các nguồn đầu tư vào chứng khoán không vượt quá 50% vốn tự có của NHTM. * Nghiệp vụ TSC khác; - kinh doanh ngoại tệ - làm dịch vụ cầm đồ - cung ứng dịch vụ thanh toán 5 - cho thuê văn phòng, két sắt… ** Nghiệp vụ TSN * Nghiệp vụ tiền gửi: các khoản vốn mà khách hàng gửi vào ngân hàng bao gồm: - Tiền gửi khụng kỡ hạn: đây là tài khoản tiền gửi giao dịch thường xuyên … có biến động về số dư rất lớn nhưng tổng tiền gửi khụng kỡ hạn tương đối ổn định, tính lỏng cao nhưng lãi suất thấp. - Tiền gửi cú kỡ hạn: là loại tiền gửi có sự thoả thuận về kì hạn, chủ yếu do dân cư , hộ gia đình gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn =>ý nghĩa của nghiệp vụ tiền gửi: tính ổn định không cao, chi phí huy động vốn thấp, chiếm tỷ trọng cao do đó đây là nguồn huy động chủ yếu để ngân hàng kinh doanh thu lãi. * vốn đi vay: - Phát hành chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi… là chứng khoán thứ cấp có tính lỏng cao, có độ tín nhiệm, rủi ro thấp, - Vay NHTG khác, vay NHTƯ và vay nước ngoài + Tớnh chất các khoản đi vay: ổn định cao, do đó ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn này ; khối lượng vốn ít nên chi phí cao + Tầm quan trọng của vốn vay: vốn vay không phải là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của ngân hàng , mf ngân hàng vay chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, chi trả. * Vốn tự có: - vốn điều lệ - vốn góp * Các quỹ: - Quỹ dự phòng rủi ro -Quỹ dự trữ bổ sung vốn pháp định - Quỹ tiền lương, thưởng + Tính chất của vốn tự có : ổn định cao tạo sự chủ động cho việc sử dụng của ngân hàng mặc dù nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, + Tầm quan trọng: thể hiện thế mạnh, khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nó là cơ sở cho các huy động vốn và cho vay của ngân hàng là tấm đệm chống đỡ rủi ro của ngân hàng trong kinh doanh. 6 2. Các NHTG khác * Ngân hàng đầu tư: là ngân hàng hoạt động chủ yếu là kinh doanh chứng khoán và làm các dịch vụ liên quan đến chứng khoán - Tính chất sở hữu đa dạng: tư nhân, cổ phần, - Mục đích hoạt động: vì lợi nhuận - Nguồn vốn kinh doanh: phát hành chứng khoán để thu hút nguồn vốn là chủ yếu, đồng thời có thể nhận tiền gửi khụng kỡ hạn, cú kỡ hạn và đi vay. - Sử dụng vốn chính; kinh doanh chứng khoán và các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán.: + chấp nhận hối phiếu + tư vấn + quản lý quỹ đầu tư, quỹ hưu trớ… * Ngân hàng chính sách: là ngân hàng hoạt động nhằm phục vụ cho các đối tượng chính sách, nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách xã hội của quốc gia. - Tính chất sở hữu: thuộc sở hữu của nhà nước, có thể là ngân hàng cổ phần nhưng nhà nước nắm giữ cổ phần là chủ yếu, - Mục tiêu: phục vụ cho các đối tượng chính sách, khụng vỡ mục tiêu lợi nhuận - Nguồn vốn chính: vốn ngân sách cấp, ngoài ra cũn trớch từ các quỹ, nhận tiền gửi, đi vay… - Sử dụng vốn: cho vay các đối tượng chính sách B. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG GIAN VIỆT NAM HIỆN NAY Hệ thống ngân hàng Việt Nam có nhiều chuyển biến, nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Trong một hai năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng của Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tính hấp dẫn của kinh doanh tiền tệ ngân hàng được đánh giá cao hơn so với nhiều ngành kinh tế khác, lợi nhuận trên vốn tự có của nhiều ngân hàng đạt 9- 10% cao hơn nhiều so với mức 1- 2% của ngành công nghiệp. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều điểm yếu của hệ thống ngân hàng, 1.Rủi ro từ nội lực và môi trường kinh doanh Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam là ở nội lực của chớnh cỏc ngân hàng, với quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến sơ với các nước trong khu vực. Mặc dù vốn điều lệ của các ngân hàng đã tăng mạnh so với trước đây nhưng còn nhỏ bé so với khu vực và 7 thế giới. Mức vốn tự có trung bình của một NHTM nhà nước là 4200tỷ đồng, tổng mức vốn tự có của 5 ngân hàng nhà nước chỉ tương đương với 1 ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Hệ thống NHTM quốc doanh chiếm đến 75% thị trường huy động vốn đầu vào và trên 73% thị trường tín dụng. Trong khi đó hệ số an toàn vốn bình quân của các NHTM Việt Nam còn thấp ( dưới 3%) chưa đạt tỷ lệ theo ngân hàng nhà nước và thống lệ quốc tế( 8%) chất lượng và sử dụng hiệu quả tài sản có thấp( dưới 1%) , lại phải đối phó với rủi ro chênh lệch tỷ giá, rủi ro kì hạn Nếu trích lập đầy đủ những khoản nợ kinh doanh và nợ khó đòi thì VTC của NHTM Việt Nam nhất là NHTM nhà nước ở tình trạng âm. Điểm hạn chế thứ hai của các NHTM trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng huy động và nặng về dịch vụ truyền thống. Các NHTM huy động chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập. Theo Ts Lê Quốc Lý “ do không thể đa dạng hoỏ cỏc loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các NHTM VN chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy nhiên công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định” Tình trạng nợ xấu vẫn có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là các tổ chức tín dụng nhà nước. Trong đó đáng chú ý là các tổ chức tín dụng nhà nước. Ts Lê Quốc Lý: một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng ở các NHTM quốc doanh là do: Việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo , trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp, tựdo hoá lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên, tạo ra nhiều điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên lãi suất tiền gửi cũng tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng, tạo thêm gánh nặng về chi phí sử dụng vốn cho các doanh nghiệp, phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn vay từ ngân hàng, hậu quả là ngân hàng tiếp tục cho vay để nuôi nợ dẫn đến tình trạng mất vốn ngày càng lớn. Một điểm nữa của thị trường tài chính nước ta là cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn cho NKT chủ yếu. Tính chung cả nội tệ và ngoại tệ thì số vốn vay huy động 8 ngắn hạn chuyển cho vay trung và dài hạn chiếm khoảng 50% tổng số vốn huy động ngắn hạn. 2.Giải pháp đề xuất. - Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM bằng việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, điều chỉnh bằng lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý. Ngoài ra các NHTM cần cơ cấu vốn đầu tư trong điều kiện mới theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn , phát triển cho vay tiêu dùng đối với cá nhân trong NKT. - Tăng cường hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, các NHTM cần tăng mức vốn đầu tư để trang bị kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. tuy nhiên dự án đầu tư công nghệ cần được tính toán kĩ lưỡng để sử dụng công suất phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân hàng. - Nhân lực chất lượng cao là động lực để bứt phá. Nâng cao năng lực cán bộ thông qua quản trị điều hành việc nâng cao năng lực quản trị của các NHTM nhà nước sau khi cổ phần hoá sẽ được thực hiện nhanh nhất và hiệu quả nhất thông qua sự trợ giúp của các đối tác chiến lược nước ngoài - Một phần quan trọng để khắc phục những rủi ro tín dụng của NHTM là thực hiện quản trị NHTM từ chiều rộng sang chiều sâu, theo hướng nâng cao năng lực quản trị nội bộ thực hiện công tác kiểm tra và chế độ báo cáo thường xuyên. III. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG 1.công ty bảo hiểm. Là tổ chức tài chính mà hoạt động chủ yếu là bảo vệ tài chính cho những người sở hữu hoạt động bảo hiểm cho những trường hợp xảy ra rủi ro; * Các nguyên tắc quản lý bảo hiểm: các công ty bảo hiểm tương tự như các ngân hàng, thực hiện kinh doanh trung gian tài chính chuyển tài sản từ dạng này sang dạng khác cho công chúng. Các công ty bảo hiểm sử dụng phí bảo hiểm thu được nhờ việc bỏn cỏc hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các TSC, rồi từ những TSC này dùng thanh toán cho những yêu cầu đòi bồi thường theo các hợp đồng đó bỏn. Nếu quá trình sản xuất, chuyển đổi tài sản của một công ty bảo hiểm cung cấp có hiệu quả cho khách hàng của mình những dịch vụ bảo hiểm xứng đáng với giá hạ và nếu nó thu được lợi tức cao trong các vụ đầu tư thì sẽ tạo ra lợi nhuận, nếu không sẽ chịu tổn thất. Trong trường hợp rủi ro đạo đức xảy ra, khi co bảo hiểm sẽ khuyến khích bên được bảo hiểm tạo rủi ro. Lựa chọn đối 9 nghịch xảy ra => khi những người dễ nhận được nhất là các khoản tiền bảo hiểm lớn là những người muốn mua bảo hiểm nhất. Cả lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đều có thể đưa đến tổn thất lớn cho công ty bảo hiểm bởi vì chúng tạo ra những khoản thanh khoản cao cho các khiếu nại đòi bảo hiểm. Do đó tối thiểu hoá lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là quan trọng đối với công ty bảo hiểm vì thế công ty bảo hiểm phải thực hiện phương thức thực hành bảo hiểm - sàng lọc: Để giảm bớt sự lựa chọn đối nghịch các công ty bảo hiểm cố gắng sàng lọc những người mang bảo hiểm rủi ro rồi. - Phí bảo hiểm rủi ro: đối với công ty bảo hiểm việc thu phí bảo hiểm dựa trên mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm( gọi là phí rủi ro bảo hiểm) là một nguyên tắc quản lý bảo hiểm đúng đắn. Nguyên tắc này quan trọng, liên quan đến khả năng sinh lợi của công ty bảo hiểm. - Những điều khoản hạn chế: là công cụ quản lý để giảm bớt rủi ro đạo đức. Các điều khoản này làm những người giữ hợp đồng nản lòng không thực hiện những hoạt động rủi ro, làm cho một khiếu nại bồi thường bảo hiểm khó xảy ra. Một điều khoản hạn chế người giữ hợp đồng hưởng lợi vì hành vi cư xử khiến cho một khiếu nại bồi thường dễ có thể xảy ra. - Việc phòng ngừa gian lận:Cỏc công ty bảo hiểm cũng đối mặt với rủi ro đạo đức vì một nhân viên bảo hiểm cố ý muốn nói dối công ty và tìm cách khiếu nại đòi bồi thường dù khiếu nại này không có căn cứ, cũng có thể một người đưa khiếu nại này mà thực tế không xảy ra. - Huỷ bỏ bảo hiểm: sẵn sàng huỷ bỏ hợp đồng là một công cụ quản lý bảo hiểm khỏc. Cỏc công ty bảo hiểm có thể kiềm chế rủi ro đạo đức khi họ đe doạ huỷ bỏ một hợp đồng khi người nào đó đang bảo hiểm có những hoạt động dễ khiếu nại đòi bồi thường. - khoản khấu trừ: khoản khấu trừ là một khoản tiền cố định được khấu trừ từ tổn thất của người được bảo hiểm khi được thanh toán. Là công cụ quản lý giảm thiểu rủi ro đạo đức. khoản khấu trừ là phần phản gánh chịu tổn thất cùng với công ty bảo hiểm khi khiếu nại đòi bồi thường được thực hiện. - Đồng bảo hiểm: khi một người được bảo hiểm cùng gánh chịu một tỷ lệ tổn thất với công ty bảo hiểm, việc này sẽ giảm bớt ý muốn thực hiện những hoạt động như là chữa bệnh một cách không cần thiết- việc có liên quan đến các 10 [...]... động của các chính sách do NHNN thực hiện đến các mục tiêu CSTT Đây là vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu khi chúng ta chính thức áp dung cơ chế lạm phát mục tiêu. / 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Fredẻic Mmishkin: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - 1992 2 Chế độ mới về quản lý tài chính doanh nghiệp – NXB Tài chính- 1998 3 Hệ thống chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp – NXB thống kê –... là mục tiêu lạm phát và mục tiêu tiền tệ Hàn Quốc đã đặt ra mục tiêu trung hạn về lạm phát 2.5%-3.5% trong giai đoạn 2004-2006 và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, thị trường mở, các chính sách về tín dụng để đạt được mục tiêu này Kết quả cho thấy Hàn Quốc đã thành công trong việc theo đuổi khuôn khổ lạm phát mục tiêu, giá cả ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức đặt ra và. .. đầu tiên trong số các quốc gia mới nổi áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu, năm 1990 tỷ lệ lạm phát của Chilờ hơn 20% Như phần trên trình bầy để đảm bảo cho khuôn khổ lạm phát mục tiêu thành công thì NHTW phải được độc lập, ngân sách nhà nước đủ mạnh và hệ thống tài chính lành mạnh Trước khi theo đuổi lạm phát mục tiêu, Chilờ đó thông qua Luật NHTW mới vào năm 1989 và có hiệu lực vào năm 1990, trao... đuổi cơ chế CSTT truyền thống, chẳng hạn như các cơ chế lấy tỉ giá hoặc tăng trưởng tiền tệ làm mục tiêu Theo trường phái nêu trên, để có thể áp dụng cơ chế LPMT, các quốc gia cần áp ứng 04 điều kiện tiên quyết Thứ nhất, NHTW phải độc lập về thể chế, có nghĩa là phải độc lập hoàn toàn về pháp lý và không phải chịu các áp lực tài khoá hoặc chính trị, từ đó tránh được các mâu thuẫn với mục tiêu lạm phát. .. theo đuổi lạm phát mục tiêu: - Ngân hàng Trung ương phải có quyền đặc biệt để theo đuổi mục tiêu lạm phát và tự mình đặt ra các công cụ của chính sách tiền tệ - Công chúng phải được thông báo về khuôn khổ chính sách tiền tệ và việc thực hiện chính sách tiền tệ (ii) Nhóm điều kiện thứ hai liên quan đến vấn đề đảm bảo mục tiêu lạm phát là mục tiêu chính, không phải là mục tiêu hỗ trợ cho mục tiêu khỏc... thông báo một số mục tiêu trung hạn về lạm phát và NHTW cam kết đạt được những mục tiêu này Đặc điểm: LPMT có 02 đặc điểm chính - Thứ nhất, NHTW được uỷ quyền và cam kết đạt được mục tiêu lạm phát với một con số cụ thể hoặc trong một biên độ nhất định - Thứ hai, dự báo về lạm phát được coi (không chính thức) là mục tiêu trung gian của CSTT, vì việc điều hành CSTT căn cứ vào dự báo lạm phát trong tương... các mối quan liên kết giữa vị thế chính sách và lạm phát - Các mục tiêu về tỷ giá phải hỗ trợ cho mục tiêu lạm phát Do đó, NHTW nên cố gắng làm sáng tỏ vấn đề can thiệp vào thị trường ngoại hối và các thay đổi về chính sách lãi suất để tác động đến tỷ giá chỉ nhằm mục đích làm giảm nhẹ ảnh hưởng của các cú sốc tạm thời - Chính sách tài khoá và các hoạt động quản lý nợ công cộng nên hỗ trợ cho mục tiêu. .. gồm các điều kiện: - Chính sách tiền tệ không bị chi phối bởi các ưu tiên về ngân sách Chính phủ; Chính phủ tăng ngân sách bằng việc huy động các nguồn vốn trên thị trường tài chính và hạn chế tuyệt đối việc cấp tín dụng cho Chính phủ - Vị thế bên ngoài đủ mạnh để đảm bảo cho chính sách tiền tệ theo đuổi mục tiêu lạm phát là mục tiêu hàng đầu - Khi bắt đầu thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu thì lạm. .. hiện rõ rằng mục tiêu chính của CSTT là đạt được tỉ lệ lạm phát thấp, đồng thời cơ chế này có tính minh bạch cao Mục tiêu lạm phát rõ ràng, dễ quan sát, dễ hiểu hơn và không thay đổi nhiều so với các mục tiêu khác Điều này giúp cho các tác nhân trong nền kinh tế hiểu và đánh giá được tốt hơn về khả năng của NHTW, từ đó NHTW có thể kiểm soát được kỳ vọng lạm phát được tốt hơn so với các cơ chế khác mà... khái niệm và những yếu tố cấu thành nên cơ chế này, nên bản báo cáo phân tích này chủ yếu hướng vào việc trả lời câu hỏi: LPMT có phải là một cơ chế ưu việt và thích hợp với các quốc gia thị trường mới nổi không? Nếu có thì khả năng áp dụng vào Việt Nam như thế nào? Tuy nhiên, để đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, báo cáo này trước hết nêu tóm tắt về khái niệm và đặc điểm của cơ chế LPMT, sau đó đi vào phân . có khả năng áp ứng được nhu cầu vốn khác nhau trong xã hội. 3. Cơ cấu hệ thống trung gian tài chính. - Hệ thống các ngân hàng trung gian - Hệ thống tổ chức tài chính phi ngân hàng. II. HỆ THỐNG. trung. Hàng hoá là các chứng khoán đã niêm yết, là thị trường có tớnh minh bạch và tổ chức cao, chịu sự quản lý của nhà nước. Phần II: Cơ chế lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng vào Việt Nam Lạm. HỆ THỐNG CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH I, Khái quát về trung gian tài chính 1 .Trung gian tài chính - Thị trường tài chớnh có phương thức luân chuyển vốn trực tiếp và phương thức luân

Ngày đăng: 19/11/2014, 08:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan