Tiểu Luận Triết Học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA

27 647 3
Tiểu Luận Triết Học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA  NHO GIA VÀ PHÁP GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu Luận Triết Học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA Lịch sử Triết học đã trải qua nhiều thăng trầm, với sự phát triển song song giữa hai nền Triết học phương Tây và phương Đông. Người ta xem Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại, với Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Tiểu Luận Triết Học Đề tài số 03 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA SVTH : Lê Huỳnh Quang Đức Stt : 17 Nhóm : 02 Lớp : Cao học Đêm 1 – K20 GVHD : TS. Bùi Văn Mưa Tp HCM, Tháng 05 năm 2011 Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN    …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 2 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia MỤC LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU 4 Lịch sử Triết học đã trải qua nhiều thăng trầm, với sự phát triển song song giữa hai nền Triết học phương Tây và phương Đông. Người ta xem Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại, với Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy. Nền triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân thu, Chiến quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất. Khi nói đến những thành tựu của triết học Phương Đông thời đó, phải kể đến hai trường phái triết học Nho gia và Pháp gia, bởi tuy đây là hai hệ tư tưởng cổ xưa nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay về các vấn đề đạo đức, luân lý, chính trị-xã hội, mang lại cho con người quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người định hướng các hoạt động của mình trong môi trường xã hội phức tạp và đầy biến động 4 PHẦN III : KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 3 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia PHẦN I : MỞ ĐẦU Lịch sử Triết học đã trải qua nhiều thăng trầm, với sự phát triển song song giữa hai nền Triết học phương Tây và phương Đông. Người ta xem Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại, với Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy. Nền triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân thu, Chiến quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất. Khi nói đến những thành tựu của triết học Phương Đông thời đó, phải kể đến hai trường phái triết học Nho gia và Pháp gia, bởi tuy đây là hai hệ tư tưởng cổ xưa nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay về các vấn đề đạo đức, luân lý, chính trị-xã hội, mang lại cho con người quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người định hướng các hoạt động của mình trong môi trường xã hội phức tạp và đầy biến động. Nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Nhưng đi cùng với sự phát triển kinh tế cũng xuất hiện nhiều vấn đề đáng lo ngại như sự đi xuống của đạo đức xã hội, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện nên xảy ra tình trạng tham nhũng, buôn lậu. Vì vậy trong việc phát triển kinh tế-xã hội, nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và thích hợp, đồng thời cũng chú trọng đến việc giáo dục và nâng cao vấn đề đạo đức. Hai vấn đề trên sẽ được hiểu rõ hơn trong đề tài nghiên cứu về “ ”, hiểu biết rõ về hai hệ tư tưởng này sẽ phần nào giúp chúng ta biết cách vận dụng những tư tưởng ấy trong đường lối xây dựng, phát triển kinh tế xã hội. Được sự hướng dẫn của TS. Bùi Văn Mưa , em xin chân thành cảm ơn Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 4 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia PHẦN 2: NỘI DUNG Chương I: Khái Quát Nho Gia Và Pháp Gia I. Khái quát Nho gia 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm a. Lịch sử hình thành: Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo. Nho giáo nguyên thủy Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có , , , ,  !"! và #. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là $. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn !% . Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách &#'. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn (!!. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách )#*. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên !+,-+, còn gọi là  ./ (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm,  và . Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là '; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, 01)2! trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 5 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Hán Nho Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào 3. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là 45Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị". Tống Nho Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ 6. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là 7, với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là "Trạng Trình"). Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo”. Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. b. Đặc điểm của Nho gia: Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 6 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó. 2. Các quan điểm của Nho gia: Nho gia đặt vấn đề xây dựng con người một cách thiết thực. Nho gia hướng con người vào tu thân và thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất, luôn được đặt vào vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội. Theo nho giáo, năm mối quan hệ mà con người phải xác định và làm tròn trách nhiệm của mình trong các quan hệ ấy là Vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ, bè bạn (Ngũ luân), trong đó ba điều chính là vua tôi, cha con, chồng vợ (Tam cương). Trong ba điều chính có hai điều mấu chốt là vua – tôi, biểu hiện bằng đức trung, cha – con biểu hiện bằng đức hiếu. Giữa trung và hiếu thì trung đứng đầu. Những đức con người thường xuyên phải trau dồi là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (Ngũ thường). Đứng đầu ngũ thường là nhân, nghĩa, trong đó nhân là chủ. Vì vậy, gọi đạo của Khổng Tử là đạo nhân. Mục tiêu xây dựng con người của Nho gia là con người phải xuất phát từ năm mối quan hệ đó, rồi từ đó mới yêu quý rộng ra người khác. Trong hoàn cảnh xã hội, Trung Quốc thời cổ đại, trung đại, mỗi học thuyết nêu trên đều có mặt tích cực và hạn chế của nó. Trong đó, Nho gia đặt con người trong năm mối quan hệ với những lập luận khá chặt chẽ, làm cơ sở cho mục tiêu phấn đấu và nội dung tu dưỡng của con người là có tính hợp lý hơn. Nó thực sự góp phần củng cố trật tự xã hội, nó là sản phẩm của xã hội và cũng là nguyên nhân trì trệ của xã hội đó. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 7 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia II. Khái quát Pháp gia 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay. Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử. Quản Trọng là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Ông nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn. Quản Trọng đã hiện đại hóa nước Tề thông qua việc tiến hành rất nhiều cải cách trong chính trị và kinh tế. Đối với ông, người trị nước phải coi trọng luật, lệnh, hình, chính. !% là để định danh phận cho mỗi người,  là để cho dân biết việc mà làm, 48 là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, 9: là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải. Quản Trọng được đánh giá là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia. Sang nữa đầu thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được tiếp tục phát triển. Thương Ưởng (khoảng 390 TCN-338 TCN) được vua Tần tin dùng áp dụng chính sách Pháp trị của mình coi trọng hiến pháp, chủ trương "pháp trị" thay "đức trị", sử dụng các chính sách khuyến khích dân chúng lao động, binh sĩ chiến đấu. Thân Bất Hại (401-337 TCN) chủ trương dùng thuật cai trị đất nước, Thận Đáo (370- 290 TCN) chủ trương dùng thế, Ngô Khởi (440 – 381 TCN) cho rằng muốn làm GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 8 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia cho nước mạnh phải biết đạo nuôi quân, trả lương hậu cho quân thì họ mới vì nước liều mình. Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi (khoảng 280 - 233 TCN) là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia, Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, cho rằng con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo “đạo đức” của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi trị” của Đạo gia như trước nữa mà phải dùng Pháp trị. Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ. 2. Các quan điểm của Pháp gia: ; (<=2>+2!7? Pháp Hình Nông Chiến Nghệ Thế Luật Phạt Nghiệp Tranh Thuật Lực Nội dung chủ yếu của Pháp luật, hình phạt là thưởng, phạt. Thưởng hậu thì điều mình muốn dân làm, dân mau mắn làm. Phạt nặng thì điều mình ghét và cấm đoán thì dân mới tránh, từ đó mới khuyến khích dân làm điều thiện, ngăn ngừa điều ác. Theo Hàn Phi Tử thì hình phạt nghiêm khắc sẽ loại bỏ được 6 hạng người: bọn hàng giặc, sợ chết; bọn lìa xa pháp luật; bọn ăn chơi xa sỉ; bọn bạo ngược, ngạo mạn; bọn dung thứ lũ giặc, che dấu kẻ gian và bọn nói khéo, khoe khôn, dối trá. Và khuyến khích được 6 loại người : những người lăn mình vào GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 9 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia chốn hiểm nghèo, dám hi sinh; những người tuân theo pháp luật; những người dốc sức làm ăn, làm lợi cho đời; những người trung hậu, thật thà, ngay thẳng, hiền lành; những người giết giặc trừ gian và những người làm sáng tỏ lệnh trên. Chủ trương xây dựng pháp luật tuân theo 4 nguyên tắc: !+,@A?thiên thời, địa lợi, nhân hòa;!+,@B?luật pháp phải minh bạch, phải được cân nhắc k• càngC!+,@D? pháp luật phải soạn thảo sao cho dâm dễ hiểu, dễ thi hành, phải được áp dụng nhất loạt với mọi ngườiC!+,@E?pháp luật phải công bằng, phải mang tính phổ biến. Đối tượng tác động của pháp luật là toàn xã hội, tất cả thần dân; không phân biệt đẳng cấp từ quan lại đến tướng lĩnh đã phạm tội thì phải chịu tội, tội nặng hay nhẹ đều không được bỏ qua. Ông cũng đòi hỏi bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không ban ơn trong pháp, không hành động trái pháp. + Về nông nghiệp: phát triển nông nghiệp, hạn chế buôn bán, tập trung lực lượng để làm ruộng, làm cho lương thực dồi dào để xây dựng quân đội mạnh. + Về chiến tranh: phái pháp gia chủ trương xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và thôn tính các nước khác, dùng chiến tranh để giải quyết chiến tranh. + Về !%? thuật được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào. Vua trị dân thông qua quan lại, quan lại tốt thì dân không loạn, quan lại xấu thì dân nổi loạn. !%dựa trên hai nguyên tắc, thứ nhất .F tức là quan lại không làm hết trách nhiệm hay vượt quá trách nhiệm của mình đều bị phạt; thứ hai là G9FHIGH tức là lời nói và việc làm của quân thần không cân xứng cũng phạt. Nhờ Thuật mà vua chọn được người tài năng, trao đúng chức vụ, quyền hạn và loại được kẻ bất tài. + Về 2: là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể. Dựa vào thế mà vua đặt ra luật, ban bố luật pháp, chọn bề tôi giao nhiệm vụ thực hiện pháp luật. Địa vị, thế lực, quyền uy đó của người trị vì phải là độc tôn, thế quan trọng GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 10 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức [...]... trông chờ vào số ít, mong họ làm việc thiện (thực hiện nhân nghĩa trị), mà phải xuất phát từ số đông, ngăn chặn không cho họ làm điều ác Chương II : Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia I Sự tương đồng giữa Nho gia và Pháp gia Ta nhận thấy có những điểm tương đồng giữa Nho gia và Pháp gia khi so sánh hai quan điểm triết học được coi là có giá trị và có ảnh hưởng này: Nho gia và Pháp gia đều... tư tưởng triết học, mà mỗi một tư tưởng triết học đều ra đời và phát triển nhằm đưa ra những phương cách giải quyết cho những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức - xã hội mà thời đại lúc bấy giờ đã đặt ra và phục vụ cho một giai tầng nhất định Vì vậy, cả Nho gia và Pháp gia đều cố GVHD: TS Bùi Văn Mưa 11 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia lý giải và tìm cách... và khuyên nhủ mọi người tuân theo pháp luật, Pháp trị” được sử dụng như là biện pháp răn đe, “chế tài” mọi người không được vi phạm pháp luật Tức là quản lý GVHD: TS Bùi Văn Mưa 25 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia xã hội bằng pháp luật, nhưng cũng đồng thời luôn coi trọng và nâng cao đạo đức con người GVHD: TS Bùi Văn Mưa 26 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương. .. dung "Pháp" , GVHD: TS Bùi Văn Mưa 16 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia "Thế", "Thuật" đã nêu ở trên, tư tưởng Pháp gia còn hết sức coi trọng việc xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và thôn tính các nước khác Ngoài ra, Pháp gia cũng rất chú trọng phát triển nông nghiệp, tích trữ lương thực và của cải làm cho đời sống của xã hội no đủ Tư tưởng pháp trị... nước II Sự khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia 1 Sự khác biệt về cách trị quốc Theo phái Nho gia, thì cách cai trị đất nước bằng đức trị và thực hành chính danh để xây dựng một xã hội đại đồng Triết lý này được trình bày thành một hệ thống bao gồm các tư tưởng về đạo đức – chính trị – xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau Có thể khái quát như sau: Nho gia nguyên thủy cho rằng, nền tảng xã hội, cơ sở gia đình... “thưởng” và “phạt” 3 Sự khác biệt khi đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền Khi đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền, Nho gia cho rằng người cầm quyền cần phải có đức tức là dùng đức trị, phải là tấm gương cho người dưới noi theo Trong khi Pháp gia coi trọng cái tài của nhà cầm quyền 4 Sự khác biệt về tư tưởng biện chứng: Pháp gia còn có sự khác nhau về tư tưởng biện chứng so với Nho gia Theo Pháp gia, ... kiện quan trọng để hình thành và hoàn thiện con người góp phần củng cố và duy trì trật tự xã hội GVHD: TS Bùi Văn Mưa 21 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia Phái Pháp gia khi quan niệm về đạo đức con người thì thừa nhận bản tính con người là ác và không xem xét vấn đề đạo đức con người dựa trên các phạm trù đạo đức như phái Nho gia Do khẳng định bản tính con... nặng nề mà chính sách pháp trị trở nên quá hà khắc, chính vì điều này mà nhà Tần mất nước PHẦN III : KẾT LUẬN Trong xu hướng giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới, dân tộc ta đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Trung Quốc Việc tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái triết học Nho gia và Pháp gia sẽ giúp hiểu rõ thêm về hai hệ tư tưởng này “Đức trị”, Pháp trị” như là hai hướng... Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận, giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo Pháp" Theo Hàn Phi, nội dung chủ yếu của pháp luật là thưởng và phạt và ông gọi đó là hai đòn bẩy trong tay vua để giữ vững chính quyền Từ đó, ông chê Thương Ưởng chỉ biết phạt tội mà không thưởng công và cho.. .Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia đến mức có thể thay thế vai trò của bậc hiền nhân Muốn thi hành được pháp thì phải có thế, Pháp và Thế không thể tách rời nhau b) Tư tưởng biện chứng: Quan điểm thời biến, pháp biến thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội: mọi chủ trương phải thích hợp với thời, khi . Luận Triết Học Đề tài số 03 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA SVTH : Lê Huỳnh Quang Đức Stt : 17 Nhóm : 02 Lớp : Cao học Đêm 1 – K20 GVHD : TS. Bùi Văn Mưa Tp HCM, Tháng 05.  …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………… …………………………………………………………. GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 2 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia MỤC LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU 4 Lịch sử. biến động 4 PHẦN III : KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 3 SVTH: Lê Huỳnh Quang Đức Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Pháp gia PHẦN I : MỞ ĐẦU Lịch sử Triết học

Ngày đăng: 19/11/2014, 01:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I : MỞ ĐẦU

  • Lịch sử Triết học đã trải qua nhiều thăng trầm, với sự phát triển song song giữa hai nền Triết học phương Tây và phương Đông. Người ta xem Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại, với Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy. Nền triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân thu, Chiến quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất. Khi nói đến những thành tựu của triết học Phương Đông thời đó, phải kể đến hai trường phái triết học Nho gia và Pháp gia, bởi tuy đây là hai hệ tư tưởng cổ xưa nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay về các vấn đề đạo đức, luân lý, chính trị-xã hội, mang lại cho con người quan niệm nhân sinh vững chắc, giúp con người định hướng các hoạt động của mình trong môi trường xã hội phức tạp và đầy biến động.

  • PHẦN III : KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan