Đánh giá mô hình trồng thảo quả (Amomun aromaticum roxb) dưới tán rừng tại xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững

98 876 4
Đánh giá mô hình trồng thảo quả (Amomun aromaticum roxb) dưới tán rừng tại xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGHUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO VĂN HAY ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ROXB) DƢỚI TÁN RỪNG TẠI XÃ QUAN THẦN SÁN, HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI, LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học : 1. TS. Vũ Thị Quế Anh 2. TS. Nguyễn Thanh Tiến Thái Nguyên, 2013 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về những số liệu công bố trong luận văn này. Thái Nguyên, ngày tháng 9 năm 2013 Tác giả Đào Văn Hay S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN! Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học – Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Để hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học Lâm Nghiệp, tôn xin trân thành cảm ơn Ban giám đốc Đại học Thái Nguyên; Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học ở trường. Đặc biệt tôi xin trân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Quế Anh – Bộ Khoa học công nghệ và TS. Nguyễn Thanh Tiến- Khoa Lâm Nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôn xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu các cơ quan chuyên môn của huyện, Đảng ủy, HĐND – UBND cùng các ban, ngành đoàn thể của xã Quan Thần Sán- huyện huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ, cung cấp thông tin trong suốt thời gian tôi nghiên cứu đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân thành tới những sự giúp đỡ quý báu đó! Tác giả Đào Văn Hay S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 3. Giới hạn của đề tài 2 4. Ý nghĩa đề tài 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 1.1.1.Trên thế giới 3 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 9 1.1.3. Thảo quả và những nghiên cứu phát triển 17 1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 21 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 21 1.2.2. Tài nguyên rừng 25 1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 26 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 29 2.1. Nội dung nghiên cứu 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài 29 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 29 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 3.1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hiệu quả mô hình trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán. 34 3.1.1. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi trồng thảo quả 34 3.1.2. Đặc điểm đất nơi trồng thảo quả 38 3.1.3. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của thảo quả ở khu vực nghiên cứu 39 3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng tại xã Quan Thần Sán 61 3.2.1. Năng suất, sản lượng thảo quả 61 62 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iv 3.2.3. Thị trường tiêu thụ 63 63 3.2.5. Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng Thảo quả tại xã Quan Thần Sán 64 3.3. Phân tích SWOT và các bên liên quan trong việc tham gia công tác trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán 66 3.4. Một số giải pháp nâng cao sinh trưởng và năng suất của thảo quả ở Quan Thần Sán 67 3.4.1. Lựa chọn lập địa trồng thảo quả 67 3.4.2. Điều chỉnh độ tàn che nâng cao sinh trưởng và năng suất thảo quả 74 3.4.3. Cải thiện độ ẩm đất bằng biện pháp dẫn nước truyền thống 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 1. Kết luận 77 2. Tồn tại 78 3. Khuyến nghị 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT D1.3 Đường kính ở vị trí 1 mét 3 D Đường kính Dla Đường kính lá Ds Chỉ số đa dạng thực vật H Chiều cao cây ha Đơn vị tính diện tích Hdc Chiều cao dưới cành Hvn Chiều cao vút ngọn HĐBT Hội đồng bộ trưởng G Tiết diện ngang DC Độ cao so với mặt nước biển N Số cây NS Năng suất MT Môi trường TC Độ tàn che TB Trung bình MUN Mùn M Trữ lượng T Tồn tại t o Nhiệt độ Rla Chiều rộng lá pH Độ chua UBND Uỷ ban nhân dân SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Ws Độ ẩm SPSS Phần mềm X Độ xốp S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số liệu khí hậu của khu vực Bắc Hà - Si Ma Cai 23 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng thảo quả 34 Bảng 3.2. Chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng thảo quả dưới rừng tự nhiên 35 Bảng 3.3. Thành phần loài thực vật tại Quan Thần Sán 37 Bảng 3.4. Một số tính chất lý hoá học của đất ở các khu vực trồng thảo quả thuộc xã Quan Thần Sán huyện Si Ma Cai 38 Bảng 3.5. Các chỉ tiêu sinh trưởng của thảo quả tại Quan Thần sán 41 Bảng 3.6. Phương trình liên hệ giữa chiều cao với đường kính, số lá, chiều rộng lá, chiều dài lá của thảo quả 44 Bảng 3.7. Sinh trưởng và năng suất thảo quả của 40 bụi cây mẫu 45 Bảng 3.8. Thu nhập bình quân của nhóm hộ tham gia trồng Thảo quả 64 Bảng 3.9. Bảng tổng hợp thu nhập từ trồng cây Thảo quả xã Quan Thần Sán 64 Bảng 3.10: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các bên liên quan 66 Bảng 3.11. Phân cấp độ cao địa hình cho trồng thảo quả 68 Bảng 3.12. Phân cấp độ xốp lớp đất mặt cho trồng thảo quả 69 Bảng 3.13. Phân cấp hàm lượng mùn của lớp đất mặt cho trồng thảo quả 70 Bảng 3.14. Phân cấp độ dày tầng đất cho trồng thảo quả 71 Bảng 3.15. Phân cấp độ ẩm đất cho trồng thảo quả 72 Bảng 3.16. Phân cấp độ chua đất cho trồng thảo quả 73 Bảng 3.17. Phân cấp lập địa cho trồng thảo quả Quan Thần Sán 74 Bảng 3.18. Phân cấp độ tàn che tầng cây cao cho trồng thảo quả 75 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen Walter 24 Hình 3.1. Ảnh thảo quả trồng tại ô tiêu chuẩn số 1, Quan Thần Sán 35 Hình 3.2. Ảnh thảo quả trồng tại ô tiêu chuẩn số 2, Quan Thần Sán 36 Hình 3.3. Ảnh cây thảo quả ( Amomum aromaticum Robx.) 39 Hình 3.4. Ảnh rễ và mầm thảo quả 40 Hình 3.5: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và đường kính thảo quả 43 Hình 3.6: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và số lá thảo quả 43 Hình 3.7: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và chiều rộng lá thảo quả 43 Hình 3.8: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và chiều dài phiến lá 44 Hình 3.9: Biểu đồ liên hệ giữa năng suất và chiều cao thảo quả 46 Hình 3.10: Biểu đồ liên hệ giữa năng suất và đường kính thảo quả 47 Hình 3.11: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao của thảo quả với độ cao địa hình 49 Hình 3.12: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ tàn che tầng cây cao 50 Hình 3.13: Biều đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ ẩm đất 52 Hình 3.14: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và hàm lượng mùn đất 54 Hình 3.15: Ảnh đo, đếm chỉ tiêu cây thảo quả 56 Hình 3.16: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ pH đất 56 Hình 3.17: Biều đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ xốp đất 58 Hình 3.18: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao thảo quả và độ dày tầng đất 60 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, vai trò của rừng ngày càng được nhận thức rõ hơn bao giờ hết. Rừng cung cấp gỗ và lâm đặc sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của hàng triệu đồng bào miền núi. Rừng là nơi nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, làm sạch môi trường và mang giá trị văn hoá, tinh thần. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của dân số thế giới, rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu biết của con người. Với điều kiện sống nghèo đói người ta đã khai thác rừng một cách quá khả năng phục hồi của nó. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp tốt nhất cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ. Nó cho phép tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ và phát triển được rừng. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân miền núi. Thảo quả là loài cây cho lâm sản ngoài gỗ có thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Chiều cao trung bình có thể đạt đến 2-3m. Hạt thảo quả được dùng làm dược liệu và thực phẩm có giá trị. Trong những năm gần đây thảo quả đã được xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm. Nó đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình vùng cao ở các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai. Thảo quả cũng là loài cây chỉ có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao khi sống dưới tán rừng. Do đó, để trồng và phát triển thảo quả đòi hỏi người dân phải bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, thảo quả đã được đánh giá như một yếu tố quan trọng vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng cao, vừa góp phần bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng. Với nhận thức trên, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các địa phương gây trồng thảo quả. Nhà nước không chỉ tuyên truyền về giá trị kinh tế và sinh thái của thảo quả, mà còn quy hoạch vùng sản xuất thảo quả, xây dựng các mô hình trình diễn, cho vay vốn gây trồng và cho phép xuất khẩu thảo quả v.v S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 2 Tuy nhiên, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của thảo quả mà việc gây trồng và phát triển loài cây này đang gặp không ít khó khăn. Trong một số trường hợp, do gây trồng trên điều kiện lập địa không thích hợp người ta đã làm giảm sinh trưởng và năng suất của thảo quả. Mặt khác do người dân khai thác gỗ và mở rộng tán rừng một cách quá mức. Để góp phần giải quyết tồn tại trên tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá hiệu quả hiệu quả mô hình trồng thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) dưới tán rừng tại xã Quan Thần Sán – huyện Si Ma Cai – Lào Cai làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững". 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng và năng suất của thảo quả góp phần xây dựng cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ở xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được quan hệ định lượng giữa sinh trưởng và năng suất của thảo quả với một số yếu tố hoàn cảnh. Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật chủ yếu góp phần nâng cao sinh trưởng và năng suất của thảo quả ở khu vực nghiên cứu. 3. Giới hạn của đề tài Về đối tượng: đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài cây thảo quả 7 tuổi được trồng phổ biến tại xã Quan Thần Sán huỵên Si Ma Cai. Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh dễ xác định, có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố hoàn cảnh khác như: (đặc điểm cấu trúc rừng, độ cao so với mặt biển, độ dốc, độ ẩm đất, độ xốp, độ dày tầng đất, độ pH, hàm lượng mùn trong đất) và đánh giá hiệu quả mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng (Hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội). 4. Ý nghĩa đề tài Thông qua kết quả nghiên cứu giúp cho tác giả có một phương pháp nghiên cứu, tổng hợp và viết báo cáo. Kết quả đề tài là nguồn tư liệu quan trọng để người dân trồng thảo quả tham khảo, nhằm nâng cao năng xuất hiệu quả Thảo quả dưới tán rừng trên địa bàn nghiên cứu. [...]... xã Cán Cấu huyện Si Ma Cai, phía Nam giáp với xã Ta Van Chư huyện Bắc Hà, phía Tây giáp với xã Nàn Sín Huyện Si Ma Cai, Phía Bắc giáp với xã Cán Hồ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 22 huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai Có toạ độ địa lý như sau: 220007'30'' đến 220022'30'' vĩ độ Bắc, 103045' đến 104000' kinh độ Đông 1.2.1.2 Địa hình, địa chất và đất đai Quan Thần sán là một xã nằm phía... kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng thảo quả dưới tán rừng Năm 1994, nhận thức được tiềm năng nâng cao đời sống kinh tế xã hội của người dân vùng núi từ nghề rừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 20 Tỉnh Lào Cai đã xác định thảo quả là loài cây giá trị cao cần được phát triển Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai... cực đến bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên này 1.1.3 Thảo quả và những nghiên cứu phát triển 1.1.3.1 Trên thế giới Thảo quả là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao đó được con người biết đến từ lâu Ở Trung Quốc, thảo quả được gây trồng và sử dụng cách đây hàng trăm năm Nhưng những nghiên cứu về thảo quả còn rất hạn chế Kết quả nghiên cứu thảo quả ban đầu được trình... hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nên các nhà khoa học ít quan tâm Các công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn Năm 1982[19], Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình về "Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên đất rừng ở Việt Nam" Trong đó tác giả kết luận: thảo quả là cây dược... thành tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh và phát triển lâm sản ngoài gỗ, để phát triển trong các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ dựa trên cơ sở phân tích thị trường Nội dung nghiên cứu bao gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Đánh giá thực trạng hiện nay + Giai đoạn 2: Trên cơ sở phên tích đánh giá thực trạng tiến hành lựa chọn sản phẩm nhiều hứa hẹn nhất và đưa ra phương pháp tiếp... doanh bền vững Tác giả đó sử dụng phương pháp phân tích thị trường để đánh giá tính hiệu quả và bền vững của một mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Nó đó chứng minh về tính bền vững của một mô hình kinh doanh khi tính đến yếu tố thị trường, đồng thời mở ra một cách nhìn mới trong quá trình đề xuất phương thức kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Năm 2001, khi nghiên cứu về thị trường lâm sản ngoài gỗ tại Vũ Quang... điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản - Công dụng và thành phần hóa học của thảo quả Nhìn chung, nội dung có liên quan đến thảo quả trong cuốn sách đề cập tương đối ngắn gọn, nó cho biết một số đặc điểm cơ bản về tỷ lệ thành phần các chất chứa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 19 trong thảo quả nhưng đề cập rất ít đến đặc điểm sinh thái cũng như biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát. .. Bằng việc phát triển kinh doanh sản phẩm ngoài gỗ, rừng tự nhiên có thể được giữ gìn nguyên vẹn, trong khi người dân địa phương vẫn có thể thu được lợi ích từ các khu rừng này Tác giả khẳng định rằng, việc kinh doanh lâm sản ngoài gỗ sẽ ngày càng được phát triển như một yếu tố triển vọng nhất cho quản lý rừng bền vững, cho giải quyết vấn đề môi trường và phát triển ở vùng núi nhiệt đới Như vậy, các nghiên... công trình có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để phát hiện và đánh giá tiềm năng các loài lâm sản ngoài gỗ ở nước ta, từ đó đề xuất phương hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 11 từng khu vực một cách khoa học hợp lý Năm 2000 [3], Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn trồng cây nông nghiêp dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, đã đánh giá về lâm sản ngoài gỗ... kiệt Một trong những giải pháp có hiệu quả để giải quyết vấn đề đời sống khó khăn của người dân mà vẫn bảo tồn và phát triển rừng bền vững ở nước ta là phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ Năm 2001, trong quá trình thực hiện dự án "Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ" tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể các nhà nghiên cứu kết luận rằng: phát triển lâm sản ngoài . ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ROXB) DƢỚI TÁN RỪNG TẠI XÃ QUAN THẦN SÁN, HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI, LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. giá hiệu quả hiệu quả mô hình trồng thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) dưới tán rừng tại xã Quan Thần Sán – huyện Si Ma Cai – Lào Cai làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững& quot; Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng Thảo quả tại xã Quan Thần Sán 64 3.3. Phân tích SWOT và các bên liên quan trong việc tham gia công tác trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán 66 3.4. Một số giải

Ngày đăng: 18/11/2014, 22:41

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan