tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của nho giáo đến văn hóa việt nam

27 1.8K 9
tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của nho giáo đến văn hóa việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam Mục lục Lời nói đầu. I. Khái quát về Nho Giáo nói chung. 1. Khái niệm Nho Giáo. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Nho Giáo. a) Nho Giáo nguyên thuỷ. b) Hán Nho. c) Tống Nho. 3. Giáo lý của Nho Giáo 1. Tứ thư. 2. Ngũ kinh. II. Sự du nhập và phát triển của Nho Giáo ở Việt Nam. III. Vai trò của Nho Giáo trong văn hoá Việt Nam . ` 1. Đóng góp về mặt hữu thế. a) Cơ sở tạo dựng công trình, kiến trúc mỹ thuật như đình, chùa, thể hiện trong kiến trúc của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. b) Ảnh hưởng của Nho Giáo trong trang phục Việt Nam, đặc biệt là trang phục vua chúa. 2. Đóng góp về mặt vô thể a) Vai trò của Nho Giáo trong tư tưởng của người dân Việt Nam. + Nho Giáo và gia đình. + Nho Giáo và mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội (ngũ luân). + Nho Giáo và những phẩm chất cơ bản của con người (ngũ thường). b) Vai trò của Nho Giáo trong ngôn ngữ. c) Vai trò của Nho Giáo trong văn học, nghệ thuật. IV. Mặt ảnh hưởng tiêu cực của Nho Giáo tới văn hoá Việt Nam. V. Kết luận Võ Nam Thanh 1 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam Lời nói đầu Trong thập kỷ vừa qua, Nho giáo bỗng nổi lên như một trong những vấn đề có tính hấp dẫn đối với toàn thể nhân loại. Khổng tử không những trở lại vị trí được tôn kính nhất trong nền văn hoá rực rỡ và lâu đời của Trung Quốc, mà cũn được coi như một trong những bộ mặt quang vinh nhất của toàn thể nhân loại. Việt Nam là một nước từ lâu đời chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Nho giáo. Nho giáo từ trên một ngàn năm được giới thống trị ở Việt Nam sử dụng như tư tưởng chủ đạo trong kiến trúc thượng tầng của xó hội. Trong suốt thời kỳ phong kiến ở Việt Nam toàn thể giới tri thức, dù khác nhau về quan điểm chính trị và văn hoá đều tự coi mình là những đệ tử của Nho giáo, đều lấy tiêu chuẩn đạo đức của Nho giáo làm phương châm suy nghĩa và hành động. Ngày nay, nhiều cuộc hội thảo bàn về lịch sử và về vai trò của Nho giáo đều được liên tiếp tổ chức ở Trung Quốc , Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore và ở Việt Nam. Trên phạm vi thế giới, ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Nga, Pháp, cũng có rất nhiều cuộc hội thảo được tổ chức và rất nhiều sách báo được phát hành nhằm nghiên cứu về Khổng Tử và đánh giá lại vai trò của ông đối với quá trình phát triển chung của nhân loại, cả hôm nay và ngày mai. Phải chăng Nho giáo sau hơn một ngàn năm phát huy ảnh hưởng của nó vẫn còn có một sức mạnh tiềm ẩn? Nho giáo đó hết thời rồi hay Nho giáo còn sống mãi? Từ cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam coi như tự mình đã giải quyết xong vấn đề mà Nho giáo để lại: Những gì cần gạt bỏ, những gì cần giữ lại và phát huy từ di sản của Nho giáo? Gần đây, trong tình hình đổi mới của đất nước , trong quỏ trình phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa, đất nước lại chứng kiến những diễn biến phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống. Nhiều vấn đề lại được đặt ra. Phải chăng là Việt Nam đã có một thời kỳ quá coi nhẹ vai trò tích cực của Nho giáo và gạt bỏ đi nhiều nhân tố tốt đẹp có thể góp phần củng cố cuộc sống gia đình, hoàn thiện các quan hệ xã hội, phát huy thêm sức mạnh của cộng đồng trong sự nghiệp xây dựng đất nước và tiến tới một xã hội tốt đẹp trong tương lai? Phải chăng những thành công của việc vận dụng Nho giáo ở nhiều nước phương Đông cũng đang trở thành những bài học quý giá đối với mọi người hôm nay? Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa, Việt Nam đã từng tuyên bố muốn làm bạn với tất cả cỏc nước, được cổ vũ bởi tư tưởng Nho giáo coi “bốn bể đều là anh em”, và lấy tinh thần khoan dung để đối xử với mọi người. Võ Nam Thanh 2 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam I. KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO NÓI CHUNG. 1. Khái niệm Nho Giáo. Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Nho Giáo. Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu là thời kỳ loạn lạc. Lúc đó, Trung Quốc bị xé nhỏ thành hàng trăm tiểu quốc, tranh giành quyền lực với nhau, mà chủ yếu là “phong trào Ngũ bá” giữa Tấn, Tần, Tống, Tề, Sở. Đây cũng là thời kỳ ở Trung Quốc mở ra cảnh xương phơi trắng đồng, chết chóc bi thương.Trước hoàn cảnh đó, một câu hỏi lịch sử được đặt ra cho thời kỳ này, đó là: Làm thế nào để ổn định xã hội? Nhằm cứu vãn trật tự xã hội, Khổng Tử (sinh năm 551, trước công nguyên) dựa trên các tư tưởng của Chu Công xác lập nên Nho Giáo, xác lập lại trật tự xã hội có đẳng cấp, đặt con người vào các giai tầng khác nhau chặt chẽ, để tôn vinh và khẳng định địa vị của giai cấp thống trị. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo. Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Thích Ca Mầu Ni, Giê-xu, người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Khổng tử một cách trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ông bằng các ghi chép do các học trò của ông để lại. Khó khăn nữa là thời kỳ "đốt sách, chôn Nho" của nhà Tần, hai trăm năm sau khi Khổng Tử qua đời khiến việc tìm hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử càng khó khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đời sau vẫn cố gắng tìm hiểu và hệ thống các tư tưởng và cuộc đời của ông. a. Nho Giáo nguyên thuỷ. Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Võ Nam Thanh 3 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "Tư tưởng Khổng - Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; cũn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. b. Hán Nho. Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị". c. Tống Nho. Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là "Trạng Trình"). Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo". Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. 3.Giáo lý. Các sách kinh điển của Nho giáo đều hình thành từ thời kỳ Nho giáo nguyên thủy. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Hệ thống kinh điển đó hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị, về đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia. a. Ngũ kinh. 1. Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh, cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai "học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận ngữ). Võ Nam Thanh 4 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam 2. Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ. 3. Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận ngữ). 4. Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái, Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Hoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện. 5. Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói, "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất. (Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.) 6. Kinh Nhạc: do Khổng tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy lục kinh chỉ còn lại ngũ kinh b.Tứ thư. 1. Luận Ngữ: ghi lại lời dạy của Khổng Tử do học trò của ông ghi chép lại sau khi ông mất (Luận ngữ = các lời bình luận). 2. Đại Học: dạy phép làm người để trở thành bậc quân tử. Sách này do Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử, dựa trên lời dạy của ông soạn ra (Đại học = sự học lớn). 3. Trung Dung: dạy người ta cách sống dung hòa, không thiên lệch. Sách này do người cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, học trò của Tăng Tử, còn gọi là Tử Tư soạn ra (Trung = ý muốn nói cái Tâm không lệch bên này hay bên kia, Dung = có nghĩa dung dưỡng, giữ mãi ở mức như vậy). 4. Mạnh Tử: ghi lại lời dạy của Mạnh Tử. Mạnh Tử tên thật là Mạnh Kha, là người tiêu biểu nhất sau Khổng Tử, phát triển tư tưởng của Khổng Tử ở thời Chiến Quốc (390-305 trước công nguyên). II. SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO Ở VIỆT NAM. Võ Nam Thanh 5 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam Tìm hiểu đặc trưng của quá trình du nhập và phát triển Nho giáo ở Việt Nam là một vấn đề vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa có ý nghĩa hiện tại. Bởi vì nếu làm sáng tỏ vấn đề này thì mới có điều kiện phân biệt Nho giáo ở Việt Nam với Nho giáo ở các nước Á – Đông khác, mới hiểu thêm được những nét riêng của con người Việt Nam trong quá khứ, qua đó có thể biết được khả năng hiện tại và triển vọng tương lai của họ. Vì con người xét về mặt phát triển trong thời gian thì ở bất kỳ một điểm nào đó, nó đều là kết quả của quá khứ và là mầm mống của tương lai. Nho giáo là học thuyết triết học và chính trị - xã hội của Trung Quốc, ra đời ở thế kỷ VI trước Công nguyên và lần lượt được truyền sang các nước Á – Đông khác. Ở Triều Tiên lần đầu thế kỷ I sau Công nguyên, ở Nhật Bản là thế kỷ V sau Công nguyên. Ở Việt Nam là vào khoảng trước sau Công nguyên. Như vậy, Nho giáo truyền sang Việt Nam là tương đối sớm. Hoàn cảnh du nhập của Nho giáo ở Việt Nam có khác với các nước khác. Nếu với Nhật Bản sự du nhập là gián tiếp, từ Triều Tiên truyền sang và sau đó là sự tiếp thu trực tiếp, các lưu học sinh Nhật Bản sang Trung Quốc học Nho học và truyền bá, lúc đầu mang tính áp đặt. Người Hán xâm lược Việt Nam, đưa Nho học vào để tăng cường sự thống trị. Vì vậy, thái độ đầu tiên của người Việt Nam là phản ứng, chống lại. Thái độ trên có sự chuyển biến là mãi về sau, khi nền kinh tế xã hội Việt Nam có nét giống với nền kinh tế - xã hội phong kiến Trung Quốc, khi người Việt có sự quen thuộc ít nhiều với Nho học. Thái độ đối với Nho học của người Việt Nam có bước ngoặt khi người Việt giành được độc lập dân tộc từ tay người Hán ở thế kỷ X, lúc này, người ta thấy học thuyết này là một lý luận và một nghệ thuật của đạo trị nước, cần thiết phải nắm lấy để xây dựng đất nước mình. Các triều đại phong kiến Việt Nam tự mình thấy phải du nhập và phát triển Nho học. Các vua của triều Lý ở thế kỷ XI đó xây dựng văn miếu để tế lễ Khổng Tử và các tiên hiền nhà Nho, mở trường Quốc Tử Giám cho con hoàng tộc và con cái các nhà quyền quý vào học tập Nho học, tổ chức ra các kỳ thi Nho học để chọn ra các nhân tài kiểu nhà Nho. Khi nói đến vấn đề sự du nhập Nho học vào Việt Nam, nhiều người chỉ thấy hoạt động đó ở giai đoạn đầu, giai đoạn đầu Bắc thuộc. Thực ra, sự du nhập đó diễn ra nhiều lần và ở nhiều thời điểm lịch sử khác nhau. Ngoài sự diễn ra ở đầu công nguyên, Nho học còn được tiếp tục truyền vào Việt Nam ở các giai đoạn sau. Có thể nói, thời nào cũng có hiện tượng du nhập, giai đoạn nào của Nho học Trung Quốc cũng muốn truyền sang Việt Nam. Thời Bắc thuộc là Hán Nho, thời Đinh, Lê, Lý, Trần, là Đường Nho, thời Lê Sơ là Tống Nho, thời Lê Mạt và Nguyễn là Thanh Nho.Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia liền nhau, việc giao lưu không gì cản trở, hơn nữa, tư tưởng và học thuật thì không có biên giới ngăn cách. Nhưng không phải cái gì của Nho học Trung Quốc cũng đều được bén rễ, sinh sôi nảy nở ở Việt Nam. Huyền học ở thời kỳ Nguỵ Tấn, Nam Bắc Triều, Tâm học ở thời kỳ nhà Minh, Thực học ở cuối thời Minh và sang thời Thanh không có dấu ấn ở Việt Nam. Nho học ở đất nước này chỉ mang những nét của Võ Nam Thanh 6 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam Hán Nho và Tống Nho. Ngay như Tống Nho cũng không phát triển đến mức phải phân ngành tách phái. Nếu như ở Triều Tiên xuất hiện các phái của Tống Nho khác nhau, như có phái quan niệm “khí bất diệt luận”, có phái chủ trương “Tứ đoan, thất tình lý khí chi tranh”, cho “Tứ đoan” (nhân, nghĩa, lễ, trí) là do “lý” sinh ra, “thất tình” (yêu, ghét, mừng, giận dữ, vui, buồn, dục vọng) là do “khí” sinh ra, nếu như ở Nhật Bản có các phái chịu chủ trương lý khí hợp nhất, có phái cho lý có trước khí, có phái thừa nhận lý nguyên, thì ở Việt Nam không có các hiện tượng đó. Nói về Tống Nho thì có các nhân vật tiêu biểu như Châu Đôn Di (thế kỷ X – XI) người khởi xướng ra Lý học, Nhị Trình (Trình Hạo và Trình Di) là những người đặt cơ sở cho Lý học và Chu Hy là người tập đại thành của Lý học. Trong hệ thống Tống Nho ở Trung Quốc thì Chu Hy là người quan trọng hơn cả. Ở Triều Tiên và Nhật Bản, Chu Hy cũng đứng ở vị trí hàng đầu. Ở hai nước này đều có phái “Chu tử học”. Còn ở Việt Nam thì vai trò của Nhị Trình lớn hơn vai trò của Chu Hy. Người Việt Nam quen nói đạo Nho là đạo “Cửa khổng sân trình”, gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà Nho Việt Nam lớn nhất ở TK XVI là “Trạng Trình” (có nghĩa là gốc từ học thuật của hai anh em họ Trình). Ngay một sử gia Trung Quốc cũng nói: “An lý học hữu Trình tuyền” (tiêu biểu cho lý học ở Việt Nam là từ suối Trình mà ra). Cách nhận định này có lý do của nó. Người Việt Nam nói nhiều tới “lý”, “thiên lý”, là những khái niệm do Nhị Trình đặt cơ sở ít nói đến mối quan hệ “lý – khí”, mối quan hệ mà Chu Hy thường đề cập. Nho chỉ là một học thuyết, bản thân nó không thể hiện lên lập trường triết học nào. Trong các giai đoạn phát triển của Nho học Trung Quốc, thời kỳ nào cũng có các nhà duy vật và duy tâm khác nhau, đối lập nhau trên vấn đề cơ bản của triết học. Thời trước Tần, bên cạnh Mạnh Tử là nhà duy tâm thì có Tuân Tử là nhà duy vật. Thời Hán, bên cạnh Đổng Trọng Thư là nhà duy tâm thời có Vương Sung là nhà duy vật; thời Tống, bên cạnh Nhị Trình, Chu Hy là những nhà duy tâm thì có các nhà duy vật là Trương Tải, Vương Đình Tướng. Ở Việt Nam thì hiện tượng đó không rõ. Thường là chỉ tiếp thu tư tưởng của các nhà Nho duy tâm. Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Nhị Trình,… là những nhà Nho duy tâm có vai trò rất lớn trong lịch sử Nho học ở Việt Nam. Nho học là từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam, vì vậy có người cho rằng Nho học không phải là của Việt Nam, Nho học là cái “ngoại sinh”,Nho học không thể được đối xử như các “học thuyết” vốn có của Việt Nam, những cái được gọi là “nội sinh”. Thực ra, Nho học được truyền vào Việt Nam đã trải qua một quá trình, đã có sự chuyển hoá, từ “ngoại sinh” trở thành “nội sinh”, từ cái của người đã trở thành cái của mình. Nguyễn Trãi đã từng nói: “Người có Bắc, Nam, Đạo không kia khác”. Đạo đây là đạo Nho. Có nghĩa là cả Việt Nam và Trung Quốc đều chung một đạo Nho. Lời nói của Nguyễn Trãi là có cơ sở. Không thừa nhận Nho học đã là cái của mình thì không thể giải thích được các hiện tượng khác trong lịch sử dân tộc. Nét đặc sắc của Nho học Việt Nam không những chỉ thể hiện trong quá trình du nhập mà còn thể hiện trong quá trình phát triển. Điều này có thể thấy Võ Nam Thanh 7 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam được khi đặt Nho học Việt Nam bên cạnh các nền Nho học khác, khi quan sát đối tượng mà nó chú ý, chiều hướng mà nó vận động, bộ phận mà nó hợp thành Trong quá trình phát triển, Nho học Việt Nam chú trọng đến những vấn đề thực dụng hơn là những vấn đề lý thuyết. Các vấn đề về mối quan hệ giữa “hữu” và “vô”, giữa “tâm” và “vật”, giữa “lý” và “khí” là những vấn đề gắn liền với nền Nho học Trung Quốc trong các thời kỳ và luôn có sự giải thích khác nhau, nhưng không được Nho học Việt Nam nhiệt tâm bàn bạc, không được xem xét để giải quyết cái nào có trước, cái nào có sau trong các mối quan hệ giữa lý và khí thì mãi đến thế kỷ XVIII mới được Lê Quý Đôn để tâm sưu tầm và biên chép vào mục “lý khí” trong “Vân đài loại ngữ”, còn bàn bạc về nó thì mãi đến Phan Bội Châu ở đầu thế kỷ XX mới được phát biểu rõ ràng. Ở đây không phải là do người Việt không có khả năng tư duy trừu tượng mà là do hoàn cảnh lịch sử và địa lý tạo nên. Trên đất nước này, các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc luôn xảy ra, các đợt thiên tai khắc nghiệt trong năm luôn ập tới, khiến con người phải dồn sức đối phó, cứ thế đó choán hết thì giờ và sức lực của họ. Nho học ở quê hương của nó vốn bao gồm cả nhân sinh quan, xã hội quan và vũ trụ quan, nhưng Nho học Việt Nam thì chú ý nhiều đến nhân sinh quan và xã hội quan. Nó chú ý đến các tác phẩm kinh điển nào của nhà Nho nói nhiều về nhân sinh quan, về đạo đức. Nó chú trọng đến các tác phẩm trong “Tứ thư” (Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung), “trung kinh”, “Hiếu kinh” hơn là các tác phẩm “Kinh dịch”, “Kinh Xuân Thu”, những tác phẩm bàn nhiều đến sự vận động của thế giới, xã hội và con người. Sự chú ý cũng có sớm muộn khác nhau. “Tứ thư” thì ngay từ thế kỷ XIV đã được giảng giải. Chu Văn An ở thế kỷ này đã có cuốn “Tứ thư thuật ước”, còn về “Kinh dịch”, “Kinh Xuân Thu” thì mãi đến thế kỷ XVIII mới được bàn bạc. Thế kỷ XVIII mới xuất hiện cuốn “Dịch kinh phu thuyết” của Lê Quý Đôn, “Dịch nghĩa tồn nghi” của Nguyễn Nhạc, “Xuân thu quản kiến” của Ngô Thì Nhậm,…Sự chậm trễ này có lẽ là do nhu cầu của quần chúng cần cái gì thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của họ hơn. Nho học không phải là một học thuyết toàn diện, nó không đáp ứng được mọi mặt yêu cầu của con người trong xã hội phong kiến phương Đông. Mặt thiếu của nó thường được Phật, Lão bổ sung. Từ đó tạo nên lý thuyết “Tam giáo nhất nguyên”. Hiện tượng này ở Nho học Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản đều có. Nhưng ở các nước trên để xác lập nên cục diện “nhất nguyên”, đã trải qua một quá trình đấu tranh rồi mới tiến dung hợp. Còn ở Việt Nam thì từ đầu đã xuất hiện sự dung hợp. Ngay từ thời kỳ Bắc thuộc, ở cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III, Mâu Bác đã nêu lên sự cần thiết phải dung hợp ba đạo trong tác phẩm “Lý hoặc luận”. Đến thời kỳ độc lập thì hầu như triều đại nào cũng nói đến nhu cầu dung hợp. Đặc biệt là ở các triều đại Lý, Trần (thế kỷ XI, XII, XIII) và Triều Lê - Trịnh (thế kỷ XVIII), lý thuyết về dung hợp trình bày rất rõ rệt. Tuy rằng ở Việt Nam có lúc Nho học phê phán Phật giáo như ở thế kỷ XIV và cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nhưng đó chỉ là phê phán vai trò xã hội của Phật giáo, Võ Nam Thanh 8 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam chứ không phải là vạch ra những hạn chế về mặt lý thuyết của nó, và đó cũng là hiện tượng tạm thời. Không lâu, khi vai trò thống trị của Nho học được xác lập thì hiện tượng phê phán trên cũng theo đó mà mất đi. Một điều đáng chú ý là Nho học ở Việt Nam không xuất hiện các trường phái, không làm nảy sinh các nhà học thuật lớn, không có những tác phẩm đồ sộ về lý thuyết. Tác phẩm mang tính chất học thuật của các nhà nho Việt Nam thường chỉ được thể hiện dưới dạng tóm tắt đơn giản, dạng ước lược, toát yếu, như: “Tứ thư thuyết ước” của Chu Văn An, “Dịch kinh phi thuyết” của Lê Quý Đôn, “Tính lý tiết yếu” của Bùi Huy Bích”,v.v…Các tác phẩm loại này là cần thiết, có thể giúp người đọc nhanh chóng nắm được nội dung cơ bản của học thuyết. Nhưng chỉ dừng lại ở đấy mà không có tác phẩm đi sâu hơn, thể hiện quan điểm của mình rõ rệt hơn đó là một hạn chế của tư duy. Người Việt Nam vốn thông minh, có khả năng khám phá các đối tượng hữu hình và vô hình. Quá khứ và hiện tại đều chứng tỏ như vậy. Nhưng vì sao lại xảy ra hiện tượng trên? Có phải là do đời sống vật chất nghèo nàn, không đủ điều kiện để đi vào những vấn đề lý thuyết cao siêu? Do sự định huớng giá trị của triều đình? Do quan niệm đơn giản về học thuật phục vụ chính trị? Hay là do một lý do khác chưa biết tới? Có lẽ tất cả các lý do trên đều có phần trách nhiệm. Một hiện tượng đột xuất trong lịch sử Nho học ở Việt Nam là ở thế kỷ XIV đó xuất hiện hiện tượng phê phán Tống Nho. Người tạo nên hiện tượng đó là Hồ Quý Ly. Một loạt nhân vật tiêu biểu của Tống Nho đều bị ông lên án bác bỏ. Tác phẩm “Minh Đạo” 14 thiên của ông thể hiện lên quan điểm này. Tác phẩm trên tuy đã mất, song tư tưởng chính của nó vẫn còn được lưu lại. Cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” của sử quan triều Lê ghi rằng, Hồ Quý Ly “cho Hàn Dũ là “đạo Nho” (ăn cắp Nho), cho bọn Châu Mậu Thúc (Châu Đôn Di), Trình Hạo, Trình Di, Dương Thì, La Trọng Tố, Lý Diên Bình, Chu Tử (Chu Hy), tuy học rộng nhưng tài ít, không sát với việc, chỉ thạo cóp nhặt văn chương người xưa” . Đây là hiện tượng hiếm có. Tiếc rằng sự xâm lược của nhà Minh đã cắt ngang chiều hướng phát triển của tư duy đó. Đến thời Lê sơ, người ta phê phán Hồ Quý Ly là “dám khinh suất”, là không biết lượng sức mình” . Tư tưởng của Hồ Quý Ly về sau không được tái diễn. Có người cho rằng hiện tượng Hồ Quý Ly cũng chỉ là bắt chước một trào lưu tư tưởng nào đấy của Trung Quốc ở vùng Giang Triết. Thực ra không phải như vậy. Lúc bấy giờ ở Trung Quốc không có một trào lưu tư tưởng nào như thế. Có chăng chỉ đến cuối thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII trong phong trào “thực học” của Trung Quốc mới xuất hiện hiện tượng tương tự. Đó chỉ là sản phảm độc đáo của Hồ Quý Ly, một con người Việt Nam cuối thế kỷ XIV dám nhìn vào thực tế, dám phát biểu ý kiến riêng của mình. III. VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO TRONG VĂN HOÁ VIỆT NAM . 1. Đóng góp về mặt hữu thể. Võ Nam Thanh 9 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam a)Cơ sở để tạo dựng công trình kiến trúc mỹ thuật như đình, chùa, thể hiện kiến trúc cùa Văn miếu – Quốc tử giám. Nho giáo vận dụng thuật Phong thủy, Ngũ hành để tạo dựng công trình kiến trúc. Trải qua mấy ngàn năm bồi đắp, tích lũy, từ Cổ Loa huyền thoại đến Hoa Lư, Thăng Long-Đông Đô và cuối cùng là Phú Xuân-Huế, kỹ thuật xây dựng thành trì cung điện đã không ngừng được tích lũy, bồi đắp để rồi nâng lên thành một nghệ thuật. Để hiểu sâu hơn, chúng ta hãy nghiên cứu về kiến trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một điển hình của sự ảnh hưởng Nho Giáo trong kiến trúc mỹ thuật. Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 đến 1076 (thời Lý) mở rộng và xây dựng thêm nhà Quốc Tử Giám ở phía sau. Đó là nơi học tập của các hoàng tử và những học trò giỏi được chọn lọc trên khắp cả nước. Quần thể kiến trúc được quy tụ trong một khuôn viên rộng rãi với năm khu chính nối tiếp nhau chủ yếu trên trục dọc: từ Văn Miếu môn đến Đại Trung môn, Khuê Văn các, Thiên Quang tỉnh, Vườn bia, khu Đại Thành điện, Đại Bái đường, Hậu cung và khu nhà Thái học. Có thể nói, kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một khu di tích đặc biệt của thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi những viên gạch vồ cỡ lớn. Tổng thể công trình ẩn hiện dưới những vòm cây toát lên một không khí thâm nghiêm cổ kính, huyền bí. Lối vào chính khu Văn Miếu là Văn Miếu môn (cổng phía Nam) có dạng cổng tam quan cao hai tầng, có cổng chính và hai cổng phụ, một tổng thể kiến trúc uy nghi nhưng không kém phần thanh thoát. Hai phía trước cổng có bia hạ mã (xuống ngựa), nhắc nhở người quân tử và những người qua lại không ngồi trên ngựa hoặc trên xe để tỏ lòng thành kính nơi tôn thờ. Trên bức tường hoa ở cuối lớp không gian thứ nhất (từ Văn Miếu môn đến Đại Trung môn) có ba cửa đi: cửa Đại Trung (lấy tên đầu hai bộ sách quan trọng của Khổng tử: Đại học, Trung dung) là cửa giữa. Hai bên là cửa Thành Đức (trở nên đạo đức), cửa Đạt Tài (trở nên tài giỏi). Cửa Đại Trung có cấu trúc khung gỗ, mái ngói, bậc thềm bó đá. Lấp ló phía sau là Khuê Văn các in hình trong Thiền Quang - ánh sáng của trời. Sự tuyệt diệu của Khuê Văn các chính là bởi ý nghĩa biểu trưng: Các là lầu; Khuê là sao Khuê, là biểu tượng của vị thần phụ trách; Văn là cái đẹp, cũng có nghĩa là văn hóa. Văn hóa là thành tựu mà con người mô phỏng. Nhìn nhận một cách hữu hình, có thể hiểu: Khuê Văn các (ở phía Nam) là đứng ở trên lầu nhìn ra 4 phương 8 hướng. Hình tròn và hình vuông với 8 tiếp điểm thể hiện sự gắn bó giữa quy luật và thực tế nhằm phục vụ Võ Nam Thanh 10 [...]... khách du lịch trong và ngoài nước Ngành du lịch nên khai thác những yếu tố ấy để cải tạo, mở rộng và phát triển, đưa du lịch Việt Nam trên đà tiến bước nhanh hơn… Võ Nam Thanh 26 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam Tài liệu tham khảo 1 Cơ Sở văn hóa Việt Nam Tác giả: Nguyễn Ngọc Thêm 2 Một số đặc trưng của quá trình du nhập và phát triển Nho học ở Việt Nam. .. xã hội và xác định những mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, nhất là mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, có văn hoá, có trật tự, kỷ cương Võ Nam Thanh 25 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam Kết luận Nền văn hoá Việt Nam kế thừa và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống của Nho Giáo Nho giáo Việt Nam từ... hoàn cảnh sáng tác khác nhau, tập thơ đó mang đến cho người đọc những cảm nhận về hành trình vô cùng gian nan, cực khổ qua các nhà tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh IV MẶT TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NHO GIÁO TỚI VĂN HOÁ VIỆT NAM Võ Nam Thanh 22 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam Nho giáo kể từ khi du nhập vào Việt Nam đã ăn sâu bám rễ vào đời sống tinh thần của. .. hiện rõ nhất của Nho Giáo ở Việt nam được thể hiện trong kiến trúc đình làng Đình làng xưa kia vốn được xem là đại diện của chính quyền phong kiến, một dạng thức tiểu triều đình với những định chế Nho giáo khắt khe ở làng xã Việt Nam Hình thức kiến trúc này phát triển và thịnh hành Võ Nam Thanh 12 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam vào thời Lê (thế kỷ... nhưng nó vẫn chưa đủ để ghi chép tất cả những âm của tiếng Việt Đó chính là hạn chế lớn của chữ Hán, bởi văn hoá truyền thống của người Việt có một quá trình hình thành và phát triển từ lâu đời với những giá trị không thể phủ nhận Ví dụ như trong âm Hán chữ huyết (nghĩa là Võ Nam Thanh 21 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam máu) ghép lại với chữ khẩu, được... phẩm chất cơ bản của con người (ngũ thường) Võ Nam Thanh 20 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam Ngũ thường trong Nho giáo bao gồm 5 đức hạnh nhằm phục vụ 5 mối quan hệ là Ngũ luân Ngũ luân và Ngũ thường gọi tắt là Luân thường, đó là lý tưởng đạo đức của người theo Nho giáo Ngày nay, lý tưởng đạo đức của nhân dân Việt Nam là: Độc lập, tự do và chủ nghĩa xã... đồng thời nó cũng không xóa nho đi các giá trị truyền thống mở ra những luật định để cho con người có được những lối thoát Song song và cùng mạch với các đề tài đã được thiêng hoá kể trên, thì đề tài tình yêu cũng được phát triển mạnh mẽ đáng kể Mặc cho xã hội Nho giáo là Võ Nam Thanh 15 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam nam nữ thụ thụ bất thân”, các... hình ảnh của các cô gái, nàng tiên trong đình làng ở đây hoàn toàn mang một giá trị khác Họ được xem là biểu tượng đại diện cho tín ngưỡng phồn thực - một tín ngưỡng Võ Nam Thanh 13 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam tối cổ của người Việt hơn là quan niệm giáo điều khắt khe của Nho giáo Tuy nhiên điều thú vị là tín ngưỡng phồn thực đó trong giai đoạn Nho. .. kỷ XVII) là một điển hình, những cô thôn nữ khoẻ mạnh bán khoả Võ Nam Thanh 14 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam thân với những đôi tay như đang múa, được chạm ngồi xen lẫn giữa những cụm măng tre đang mọc lên tua tủa, cũng cho thấy tính chất hòa điệu của yếu tố âm và yếu tố dương Tính chất phồn thực và các biểu tượng của sự hoà hợp âm dương trên các... giàu có, sức khỏe hoặc sự cầu mong mọi sự tốt đẹp Nhìn trên phương diện mỹ thuật mỗi một bộ trang phục chính là các tác phẩm nghệ thuật Đó là sự kết hợp của nghệ thuật may thêu, hội họa với nền kim Võ Nam Thanh 16 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam hoàn Phong cách trang trí từ các họa tiết rồng mây đến hồi văn thủy ba, chữ thọ Những mô tuýp ấy đã xuất . trong văn học, nghệ thuật. IV. Mặt ảnh hưởng tiêu cực của Nho Giáo tới văn hoá Việt Nam. V. Kết luận Võ Nam Thanh 1 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt. mang những nét của Võ Nam Thanh 6 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam Hán Nho và Tống Nho. Ngay như Tống Nho cũng không phát triển đến mức phải. Nho giáo khắt khe ở làng xã Việt Nam. Hình thức kiến trúc này phát triển và thịnh hành Võ Nam Thanh 12 Tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt nam vào

Ngày đăng: 18/11/2014, 10:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a. Nho Giáo nguyên thuỷ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan