Tiểu luận môn tài chính ngân hàng thâu tóm và sát nhập ngân hàng

15 575 2
Tiểu luận môn tài chính ngân hàng thâu tóm và sát nhập ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn tài chính ngân hàng thâu tóm và sát nhập ngân hàng Phần 1: Động cơ thâu tómsáp nhập Phần 2: Thâu tómsáp nhập ngân hàng Việt Nam thời kỳ sơ khai Phần 3: Một vài điển hình sáp nhập giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20112013 Phần 4: Bàn luận về vấn đề lợi ích nhóm, sở hữu chéo và vấn đề giám sát tại các NHTM của NHNN. Phần 5: Kết luận

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với những biến động suy giảm của nền kinh tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã và đang lâm vào thế khó. Bên cạnh những yếu điểm riêng vốn có cùng với sự phát triển chưa toàn diện và vững mạnh tại các ngân hàng thương mại, một tác động xấu của thị trường cũng có thể khiến tình trạng của hệ thống ngân hàng ngày một khó khăn chồng chất. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, những cuộc đua lãi suất diễn biến phức tạp, tình trạng mất thanh khoản trong diện rộng, trạng thái vàng âm rầm rộ tại các ngân hàng, tăng trường ảo tại các ngân hàng. Để cải thiện tình trạng trên, NHNN đã có những khuyến nghị, chính sách cụ thể cho việc tái cơ cấu các ngân hàng nằm trong diện cảnh báo nhằm cải thiện sức khỏe của các ngân hàng thương mại này nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung theo hai hướng: sáp nhập – hợp nhất và tự tái cơ cấu. Bài viết đề cập đến việc sáp nhập và thâu tóm trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Nội dung bài viết gồm 4 phần: Phần 1: Động cơ thâu tóm-sáp nhập Phần 2: Thâu tóm-sáp nhập ngân hàng Việt Nam thời kỳ sơ khai Phần 3: Một vài điển hình sáp nhập giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 Phần 4: Bàn luận về vấn đề lợi ích nhóm, sở hữu chéo và vấn đề giám sát tại các NHTM của NHNN. Phần 5: Kết luận PHẦN 1: ĐỘNG CƠ THÂU TÓM-SÁP NHẬP 1. Động cơ bên mua 1.1 Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô Một ngân hàng lớn sẽ có ưu thế hơn khi tiến hành giao dịch hoặc đàm phán với các đối tác. Mặt khác, quy mô lớn cũng giúp ngân hàng giảm bớt sự chòng chéo trong cơ cấu tổ chức, giảm các chi phí không cần thiết, từ đó làm tăng lợi nhuận biên của ngân hàng mới. 1.2 Tác động tương hỗ để phát triển Việc mua lại hoặc sáp nhập sẽ giúp các ngân hàng tận dụng và chia sẽ những nguồn lực sẵn có như chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, tận dụng những kết quả nghiên cứu, thậm chí có thể tận dụng mạng lưới phân phối của đối tác. Ngoài ra, còn tận dụng được nguồn vốn lớn hơn, nâng cao năng lực tài chính hay khai thác khả năng quản lý… 1.3 Nhằm giảm cạnh tranh và tạo vị thế trên thị trường Việc M&A một ngân hàng này với ngân hàng khác không chỉ là một cách loại bỏ một đối thủ trên thị trường, mà còn tạo ra một vị thế cạnh tranh lớn hơn. 1.4 Khai thác kinh doanh theo ngành dọc Các ngân hàng có thể tận dụng khai thác các dịch vụ của nhau để tăng thêm tiện ích cho khách hàng từ đó tăng thu nhập, hoặc bảo vệ mối quan hệ với khách hàng. Ví dụ như một ngân hàng M&A với một công ty chứng khoán, sau đó có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng như cho vay, cầm cố, chuyển tiền…cho khách hàng của công ty chứng khoán, đồng thời công ty chứng khoán có thể đăng ký cho khách hàng của ngân hàng những tài khoản tại công ty mình. 1.5 Động cơ về thuế Ở đây muốn nói về bài toán cân đo về lợi ích và chi phí, một ngân hàng đang kinh doanh có lời có thể mua lại một ngân hàng thua lỗ, từ đó sẽ hưởng được khoản thuế khấu trừ nếu như chi phí cho việc mua lại và gánh chịu những khoản lỗ của đối tác so với lợi ích từ việc tránh thuế là hợp lý trong ngưỡng mà ngân hàng mua lại chấp nhận. 1.6 Vấn đề xâm nhập thị trường Khi một ngân hàng muốn gia nhập một thị trường hay một lĩnh vực nào đó đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí, kể cả việc xây dựng thị phần, thương hiệu… do đó bằng cách mua lại một ngân hàng khác trong thị trường, lĩnh vực đó chính là con đường nhanh nhất mà hiệu quả nhất. Đây là một yếu tố quan trọng khi muốn mở rộng địa bàn kinh doanh, thêm một dòng sản phẩm hoặc mở rộng mạng lưới phân phối. 2. Động cơ bên bán Nhìn chung động cơ của bên bán cũng giống như động cơ bên mua nhằm đạt được những lợi ích mà M&A mang lại. Ngoài ra tiến hành sáp nhập và mua lại (M&A) đối với bên bán còn có thêm những động cơ như: sức ép cạnh tranh trên thị trường, quy định của chính phủ, đề nghị hấp dẫn từ phía người mua, tìm đối tác chiến lược và một số động cơ cá nhân khác… PHẦN 2 THÂU TÓM-SÁP NHẬP NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỜI KỲ SƠ KHAI Trong thời kỳ này, quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể và nhiều thay đổi quan trọng. Năm 1990 đánh dấu mốc quan trọng trong ngành ngân hàng Việt Nam với sự thành lập của 4 NHTM NN, kể từ đó hệ thống ngân hàng hai cấp đã thay thế hệ thống ngân hàng đơn cấp, hoạt động theo định hướng thương mại. Thời điểm năm 1989-1990, Việt Nam gặp cuộc khủng hoảng kinh tế từ đó kéo theo phần lớn các TCTD lâm vào tình trạng khó khăn, nợ xấu có ngân hàng đến 40-50% tổng dư nợ. Đến thời điểm 1996 – 1997, nền kinh tế Việt Nam lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực với việc hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ ngân hàng và các vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Vào đầu năm 1998, một số NH TMCP, đặc biệt là các NH TMCP nông thôn đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đổ vỡ gây ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống. Trước tình hình đó, NHNN đã áp dụng hàng loạt các biện pháp để xử lý, củng cố và hỗ trợ các NH TMCP yếu kém, cải tổ cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các NH TMCP kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu bị giải thể, sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác. Vụ sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam diễn ra lần đầu tiên năm 1997 là trường hợp NH TMCP nông thôn Đồng Tháp sáp nhập với NH TMCP Phương Nam (Southern Bank). Ngân hàng Phương Nam với số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng với mạng lưới gồm một hội sở và một chi nhánh, huy động được 31.6 tỷ đồng tạo lợi nhuận 259 triệu. Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Ngân hàng TMCP Đồng Tháp với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng mặc dù làm ăn rất hiệu quả nhưng vẫn phải sát nhập vào ngân hàng Phương Nam do yêu cầu vốn điều lệ. Đến lúc này ngân hàng Phương Nam tăng vốn điều lệ thành 100 tỷ đồng. Đến năm 1999 NHTMCP Đại Nam sát nhập vào NHTMCP Phương Nam, với việc sát nhập này cho phép NHTMCP Phương Nam được thực hiện dự trữ bắt buộc bằng trái phiếu, tín phiếu kho bạc trong thời hạn không quá 3 năm. Nguồn lãi thu được từ nguồn này ngân hàng dùng để bồi đắp dần số tiền tổn thất của Ngân hàng Đại Nam trước khi sát nhập. Cũng từ hậu khủng hoảng tài chính năm 1997 Ngân hàng MeKong sát nhập vào Ngân hàng Hoa Việt. Đồng thời Ngân hàng Hoa Việt tăng vốn từ 70.5 tỷ lên thành 200 tỷ đồng. Và cũng trong năm 1999 này, NHTMCP Đông Á đã mua lại NHTMCP Tứ Giác Long Xuyên tăng vốn điều lệ và mở rộng địa bàn hoạt động về Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năm 2001, Ngân hàng TMCP Châu Phú được NHNN cho phép sát nhập vào NHTMCP Phương Nam. Năm 2002, Phương Nam mua lại Quỹ Tín dụng nhân dân Định Công – Thanh Trì – Hà Nội. Năm 2003, NHTMCP nông thôn Cái Sắn – Cần Thơ sát nhập vào NHTMCP Phương Nam nâng vốn điều lệ từ 142 tỷ đồng lên 1290 tỷ đồng vào cuối năm 2006. Trong năm 2003, Ngân hàng Tân Hiệp sát nhập vào NHTMCP Đông Á tăng vốn điều lệ lên 253 tỷ đồng. Cũng trong năm này Ngân hàng TMCP Quế Đô được các cổ đông mới tiếp quản tái cấu trúc sau một thời gian dài được NHNN quản lý dưới chế độ đặc biệt. Sau này mới đổi tên thành NHTMCP Sài Gòn (SCB) bây giờ. Ngoài ra còn có các vụ sáp nhập khác mà hầu hết là sự sáp nhập của một NH TMCP nông thôn vào một NH TMCP đô thị. Các vụ sáp nhập trong giai đoạn này diễn ra do sự gợi ý sắp đặt của NHNN, nếu không muốn nói là bắt buộc thực hiện khi một ngân hàng rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Đứng trước sự lựa chọn là tuyên bố phá sản, thanh lý giải thể, bị thu hồi giấy phép thì việc sáp nhập, mua bán với các ngân hàng khác là sự lựa chọn tối ưu tránh ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống, củng cố niềm tin của dân chúng. PHẦN 3 CÁC THƯƠNG VỤ THÂU TÓM -SÁP NHẬP GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY 3.1. Các thương vụ thâu tóm điển hình 3.1.1 Sacombank và ANZ Ngày 8/8/2005 Tập đoàn ngân hàng ANZ chính thức ký kết hợp đồng đầu tư vốn cổ phần và thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược cùng Sacombank. Theo hợp đồng, ANZ đầu tư 27 triệu USD để sở hữu 10% vốn cổ phần của Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thứ ba tại Sacombank. Sau sự kiện này, tổng vốn góp của các cổ đông nước ngoài tại Sacombank là 27%, trong đó Công ty tài chính quốc tế - IFC (World Bank) sở hữu 8%; Công ty Tài chính Dragon Capital là 9% và ANZ chiếm 10%. 3.1.2 Ngân hàng Phương Đông và Ngân hàng BNP PARIBAS (BNPP Ngày 11/07/2011, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Ngân hàng BNP Paribas (BNPP) của Pháp đã ký thỏa thuận tăng phần vốn góp của BNPP lên 20% vốn điều lệ OCB OCB sẽ phát hành thêm cho BNPP 27.000.000 cổ phiếu mới nhằm nâng tỷ lệ sở hữu của BNPP lên 20% vốn điều lệ của OCB. Sau khi tăng tỷ lệ sở hữu của BNPP lên 20%, vốn điều lệ OCB tăng tương đương 3.000 tỷ đồng theo lộ trình đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. 3.1.3 Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và HSBC Sau khi được NHNNVN cho phép nâng vốn đầu tư trên 15%, Đầu tháng 09/2008, HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại VN sở hữu 20% cổ phần của một ngân hàng trong nước khi nâng cổ phần sở hữu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương VN (Techcombank) từ 14,4% lên 20% với tổng giá trị 1.272 tỉ đồng (tương đương 77,1 triệu USD). Điểm đáng chú ý là giá mua thêm 5% cổ phần của Techcombank được HSBC trả cao hơn nhiều so với thị trường (60.891,52 đồng/cổ phiếu trong khi giá thị trường chưa bằng 1/2 mức giá này), bằng với mức giá của giao dịch nâng tỷ lệ sở hữu từ 10% lên 15% trong năm 2007. Vietinbank và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ Ngày 27/12/2013 tại Hà Nội, hợp đồng đầu tư chiến lược và hợp đồng hợp tác toàn diện giữa VietinBank và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU)(ngân hàng bán lẻ và thương mại chính của Tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group Inc (“MUFG”)) chính thức được ký kết. BTMU trở thành nhà đầu tư chiến lược, sở hữu 20% cổ phần của VietinBank. Giao dịch này sẽ là giao dịch mua bán lớn nhất từ trước đến nay trong ngành ngân hàng Việt Nam và đánh dấu một mốc quan trọng đối với VietinBank kể từ sau khi ngân hàng thực hiện cổ phần hóa vào năm 2008. Ngoài BTMU, Vietinbank còn có một cổ đông chiến lược khác là Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), nắm giữ 8,03% cổ phần của VietinBank (IFC đầu tư vào Vietinbank vào năm 2011). 3.1.4 Vietcombank và Mizuho Corporate Bank. Ltd (Mizuho là tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu tại Nhật) Tháng 9 năm 2011 – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (“Vietcombank”), ký hợp đồng bán 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành đang lưu hành cho Ngân hàng TNHH Mizuho (“MHCB”), một thành viên của tập đoàn tài chính Mizuho (“Mizuho”), để tăng vốn 11,8 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 567,3 triệu đô la Mỹ). Từ đâyMizuho Corporate Bank. Ltd trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của Vietcombank cho tới thời điểm hiện tại. 3.2 Hợp nhất Ngân hàng SCB, Ficombank, TinNghiaBank 3.2.1 Lý do hợp nhất Việc sáp nhập Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa có hai nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu trong năm 2011, trước khi sáp nhập ba ngân hàng này cũng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng và nợ xấu tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản) khi thị trường bất động sản mất thanh khoản dòng vốn bị ứ động nên hậu quả là ngân hàng mất thanh khoản. Tại thời điểm 30/9/2011 nợ xấu của TinNghiaBank ở mức 1,7% tổng tín dụng, trong đó khoảng 374 tỉ đồng là khoản nợ không có khả năng thu hồi chiếm khoảng 89,15%. Nợ xấu của Ficombank chiếm khoảng 2,2% vào cuối năm 2010. SCB có mức nợ xấu cao nhất khoảng 12,46% tại thời điểm cuối 2010. Về cơ cấu huy động, SCB đang phụ thuộc vào vốn hỗ trợ từ NHNN và vay trên thị trường liên ngân hàng. Tổng vốn huy động từ hai nguồn này đã tăng đáng kể, từ mức 18,9% cuối năm 2010 lên 27,9% vào cuối tháng 9 năm 2011. Thứ hai, Hội nghị TW 3 đã ban hành nghị quyết tái cơ cấu nền kinh tế, có tái cấu trúc thị trường tài chính trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTMCP và các tổ chức tài chính. Chính phủ đã chỉ đạo NHNN xây dựng đề án và thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đối tượng là các NHTMCP hoạt động yếu kém. Trước sự giám sát chặt chẽ của NHNN về hoạt động của các ngân hàng, cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng lớn. Hội đồng quản trị của ba ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với nhau thành một ngân hàng. 3.2.2 Diễn biến Ngày 6/12/2011, tại thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân Hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB). Trong đó BIDV được chỉ định tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất, với tư cách đại diện vốn nhà nước. Ngày 8/12/2011, Ba ngân hàng này cùng công bố kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 15/12 để thông qua các nội dung của kế hoạch hợp nhất. 3.2.3 Kết quả sau hợp nhất Sau khi sáp nhập ba ngân hàng có tên mới là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Tại thời điểm 31/12/2012 tổng tài sản hợp nhất của SCB đạt 149.206 tỷ đồng, tăng 4.391 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu do cơ cấu các khoản nợ. Tổng dư nợ tín dụng của SCB tăng đến 35,3% so với năm trước, đạt 87.166 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 12,8% xuống 8,8, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ ở mức cao, với 7,2% và năm 2012 SCB có lãi trước thuế 77 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn đạt 10,7%, đáp ứng được quy định của NHNN. Tỷ lệ dư nợ cho vay một hoặc một nhóm khác hàng, cũng như tỷ lệ cho vay và bảo lãnh một khách hàng đều đạt dưới mức quy định. Tình hình thanh khoản được cải thiện, trong quý I/2013 ngân hàng đã thanh toán bổ sung 6.972 tỷ đồng tiền gốc và 1.639 tỷ đồng các khoản vay tái cấp vốn NHNN. Trước đó, tại thời điểm 31/12/2012, tổng doanh số nợ gốc mà SCB đã thanh toán cho NHNN là 9.478 tỷ đồng và lãi vay 1.377 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2012, tổng số dư huy động TT1 của SCB đạt 106.712 tỷ đồng, tăng 35,7% so với đầu năm. Trong đó, huy động trên 12 tháng chiếm 21,9%. 3.3. Sự Sáp Nhập Của Ngân Hàng Habubank và SHB 3.3.1 Lý do sáp nhập Việc Ngân Hàng TMCP Phát Triền Nhà Hà Nội và Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội sáp nhập có bốn lý do sau: Thứ nhất, là do kết quả kinh doanh của Habubank gặp nhiều khó khăn, bởi ảnh hưởng từ các khoản vay của nhóm khách hàng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và khả năng cạnh tranh chưa đủ mạnh trong giai đoạn khủng hoảng của thị trường; không có khả năng thích nghi tốt khi tình hình có những dấu hiệu bất lợi đối với thị trường/sản phẩm truyền thống của ngân hàng. Thứ hai, với quy mô và khả năng hiện tại thì Habubank sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thị trường và có thể yếu thế trong quá trình cạnh tranh khi các đối thủ cạnh tranh cũng đang đẩy mạnh hoạt động hợp nhất/sáp nhập để vươn tới tầm khu vực. Thứ ba, ngân hàng phải chịu áp lực tái cơ cấu để nâng cao năng lực tài chính, cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng trưởng về quy mô và thị phần theo chủ trương chung của ngành ngân hàng. Thứ tư, SHB rút ngắn được thời gian phát triển khoảng 5 năm và nâng cao vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng. 3.3.2 Diễn biến hoạt động sáp nhập Ngày 7/3/2012, SHB và Habubank đã cùng nhau ký biên bản thống nhất thực hiện phương thức sáp nhập theo Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngày 7/8/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có Quyết định số 1559 chính thức chấp thuận việc sáp nhập giữa SHB và HBB. Ngày 28/08/2012, SHB chính thức tiếp quản Habubank. 3.3.3 Kết quả thương vụ sáp nhập Sau sáp nhập SHB có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Habubank như: Khách hàng cá nhân tăng 19.616 khách hàng, khách hàng tổ chức tăng 182 khách hàng, tài khoản cá nhân tăng 115.592 tài khoản, tiếp quản 90 điểm giao dịch và phải xử lý khoản lỗ tiềm tàng khoảng 4.197 tỷ đồng của HBB. Nhưng về lâu dài, theo đánh giá, SHB sẽ có lợi nhờ được nhiều ưu đãi (như không phải chịu thuế trong 3 năm) và cơ sở vật chất, con người sẵn có từ Habubank. Theo báo cáo năm 2012 tổng tài sản của SHB tăng mạnh trong năm 2012 lên mức 116.537 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 9.506 tỷ đồng và số điểm giao dịch là 214 điềm. Với kết quả kinh doanh tương đối ổn trong năm 2012 đạt lợi nhuận trước thuế là 214 tỷ đồng tăng 34,59%, Tổng dư nợ vay gần 55.562 tỷ đồng, tăng trưởng tới 95% và trở thành một trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn, thị phần và địa điểm giao dịch. 3.4 Sự Sáp Nhập Của Eximbank và Sacombank 3.4.1 Lý do sáp nhập Một lý do cơ bản tương tự trường hợp sáp nhập 3 ngân hàng SCB, FicomBank và TinNghiaBank, việc sáp nhập trong tương lai của Eximbank và Sacombank cũng nằm trong định hướng tái cấu trúc thị trường tài chính mà trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTMCP và các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, trong trường hợp này có ngoại lệ khi đây là 02 Ngân hàng TMCP có hoạt động kinh doanh tương đối tốt so với các Ngân hàng TMCP khác trong hệ thống tại Việt Nam. Ý tưởng hợp nhất Sacombank và Eximbank xuất phát từ buổi sơ kết hoạt động của Eximbank vào tháng 7/2011. Thời điểm này, Eximbank đã quyết định mua lại 9,73% vốn điều lệ của Sacombank từ Ngân hàng ANZ. Với năng lực tài chính được nâng cao trong vài năm trở lại đây, Eximbank nhận thấy cần đa dạng hóa, cơ cấu lại nguồn vốn. Trong định hướng đầu tư, Eximbank rất quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng. Việc Ngân hàng ANZ muốn thoái vốn là cơ hội tốt để Eximbank đầu tư vào một lĩnh vực cốt lõi của họ, và Sacombank đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra. Tuy nhiên, mục tiêu đầu tư của Eximbank lại có sự thay đổi theo thời gian. • Một là, chỉ thuần túy đầu tư tài chính, khi có lời là bán. Đây là mục tiêu ban đầu của Eximbank khi đầu tư vào Sacombank. Chúng tôi sẽ thanh lý khoản đầu tư nếu đạt được lợi nhuận kỳ vọng. • Hai là, đầu tư chiến lược và không loại trừ khả năng sẽ hợp nhất hai ngân hàng khi hội đủ các điều kiện cho phép. Theo kịch bản này, Việt Nam sẽ có một ngân hàng TMCP với quy mô vốn điều lệ khoảng 30.000 tỷ đồng, có khoảng 600 chi nhánh trải rộng khắp toàn quốc. Đến thời điểm hiện tại, chúng ta đều biết mục tiêu đầu tư của Eximbank là phương án số hai. 3.4.2 Diễn biến hoạt động sáp nhập Ngày 15/7/2011, tại Đà Lạt, HĐQT Eximbank họp Hội nghị sơ kết đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011. Trong cuộc họp này, HĐQT Eximbank đã thảo luận khả năng đầu tư tài chính vào Sacombank vì Ngân hàng ANZ, cổ đông chiến lược của Sacombank, đã chủ động liên hệ bán lại 9,73% cổ phần mà họ đang nắm giữ. Tháng 8/2011, Dragon Capital chính thức bán toàn bộ 6,66% vốn tại Sacombank, với 61 triệu cổ phiếu sau 10 năm nắm giữ. Kể từ thời điểm này, thông tin về việc nhà đầu tư nội thu gom cổ phiếu Sacombank để giành quyền kiểm soát lan khắp thị trường Tháng 1/2012, hai cổ đông lớn của STB là REE, ANZ đã thoái hoàn toàn vốn khỏi Sacombank. Thay vào đó, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Eximbank (EIB) trở thành cổ đông lớn với lượng nắm giữ là 9,73% Tháng 2/2012, với tư cách là cổ đông lớn và đại diện cho nhóm cổ đông nắm 51% cổ phần Sacombank, Eximbank đề nghị bầu lại Hội đồng quản trị (HĐQT) của Sacombank. 3.4.3 Kết quả thương vụ sáp nhập Vị trí Chủ tịch Sacombank trước đây là Ông Đặng Văn Thành được thay thế bởi cựu Phó chủ tịch Eximbank Phạm Hữu Phú. Ngoài ra, các vị trí trong HĐQT và Ban Lãnh đạo của Sacombank đến thời điểm hiện tại cũng có sự thay đổi đáng kể, với các thành viên mới chủ yếu đến từ Ngân hàng Phương Nam và Eximbank. Ngày 29/01/2013, Eximbank và Sacombank thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. Thỏa thuận có hiệu lực trong vòng 5 năm và hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả nhất. Các nội dung hợp tác tập trung ở 5 điểm: • Thứ nhất, các bên sẽ cùng hợp tác trong việc triển khai dịch vụ cho khách hàng vay vốn theo hình thức đồng tài trợ hoặc ủy thác cho vay. • Thứ hai, hai ngân hàng sẽ cấp hạn mức cho nhau trên thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ lẫn nhau trong việc tối ưu hóa nguồn vốn, đồng thời hỗ trợ kịp thời về thanh khoản khi một trong hai bên có nhu cầu. Hạn mức, thời hạn và lãi suất… sẽ được áp dụng theo chính sách và điều kiện thực tế của mỗi bên trong từng thời kỳ. • Thứ ba, hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần điều tiết trạng thái ngoại hối của mỗi bên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. • Thứ tư, hai bên sẽ nghiên cứu, xem xét trình đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sáp nhập trong vòng từ 3 đến 5 năm tới nhằm nâng cao thế mạnh, mở rộng thị phần, tăng cường sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. • Ngoài ra, Sacombank và Eximbank còn hợp tác bằng cách chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong công tác quản trị nguồn nhân lực; đào tạo có hiệu quả các nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ nhân viên; về mô hình kinh doanh, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin; về công tác tái cấu trúc mọi mặt theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế… Trong giả thiết sáp nhập hoặc hợp nhất, hệ thống sẽ có một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn mà tỷ lệ sở hữu của Nhà nước không chi phối. Như tại thời điểm này, quy mô vốn điều lệ của cả hai là gần 24.000 tỷ đồng; tổng tài sản khoảng 310.000 tỷ đồng. Quá trình hợp nhất cũng phải vài năm nữa mới diễn ra, tuy nhiên, hãy cùng thử hình dung quy mô của ngân hàng Sacombank-Eximbank hợp nhất so với các ngân hàng lớn khác. Số liệu được lấy theo Báo cáo tài chính hợp nhất Q3/2012. Về tài sản, ngân hàng hợp nhất sẽ vượt qua ACB để trở thành ngân hàng lớn nhất trong khối các ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, so với các ngân hàng quốc doanh thì vẫn còn khoảng cách khá xa. Về vốn chủ sở hữu, Sacombank-Eximbank hợp nhất có quy mô tương đương với các ngân hàng lớn như Vietinbank và Vietcombank; thậm chí còn lớn hơn BIDV và bỏ xa so với ACB. Nếu cộng ngang thì vốn hóa của Eximbank và Sacombank đạt hơn 43 nghìn tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD, hơn gấp đôi ACB nhưng vẫn kém nhiều so với Vietinbank và VCB. 3.5 Thương vụ hợp nhất Ngân Hàng Phương Tây(Westernbank) – Công ty Tài Chính CP Dầu Khí (PVFC) 3.5.1 Nguyên nhân Từ phía Westernbank (WTS) Sau đợt thanh tra WTS của hai quyết định số 29/QĐ-TTGSNH1.m ngày 09/02/2012 và Quyết định số 60/QĐ-TTGSNH1.m ngày 13/03/2012, NHNN nhận thấy thực trạng tài chính của WTS đã có sự biến đổi tích cực về các nội dung như: vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, cấp tín dụng, ủy thác đầu tư, kinh doanh chứng khoán…Nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng được đánh giá là ngân hàng yếu kém cần tái cơ cấu. Từ phía PVFC Theo Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, công ty tài chính không được phép huy động vốn của cá nhân nhưng được huy động vốn của các tổ chức ở tất cả các kỳ hạn, Do điều kiện hoạt động bị hạn hẹp như vậy nên PVFC muốn được liên mình/hợp nhất với một ngân hàng để có thể mở rộng thị trường. Quy mô của PVFC hiện hơn hẳn khá nhiều ngân hàng nhỏ lẻ hiện nay, tuy nhiên từ khoảng nợ hơn 2800 tỷ đồng Vinashin và Vinalines thì chính PVFC cũng đang phải đẩy mạnh việc tái cơ cấu đề cải thiện tình trạng sức khỏe tài chính vốn bị khoản nợ xấu trên ảnh hưởng không nhỏ. 3.5.2 Diễn biến Giữa tháng 3/2013, PVFC lên tiếng chính thức xác nhận đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng đề án cấu trúc chuyển đổi mô hình hoạt động theo chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước. Trước đó, cả WTS và PVFC đã đệ trình lên NHNN các kiến nghị cho vay 30.000 tỷ đồng hỗ trợ việc hợp nhất WTS-PVFC, đi kèm theo là các đề xuất như: cho phép Ngân hàng hợp nhất được duy trì dự trữ bắt buộc 50% bằng tiền mặt, 50% bằng các giấy tờ có giá; cho phép ngân hàng hợp nhất ưu tiên mở rộng mạng lưới bán lẻ: trung bình được mở từ 20-25 chi nhánh/1 năm trong vòng 3 năm kể từ ngày hợp nhất; kiến nghị Bộ Tài chính xem xét chấp thuận cho Ngân hàng hợp [...]... Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WTB) thông báo đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương hợp nhất hai bên Ngân hàng hợp nhất dự kiến có tên là ngân hàng Đại chúng, với vốn điều lệ của ngân hàng hợp nhất là 9.000 tỷ đồng, ứng với 900 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ hoán đổi cổ phần phổ thông của PVFC và WTB lấy... tư và tìm kiếm thông tin đề cạnh tranh và tham chiếu giữa các ngân hàng thương mại với nhau thì nay, việc sở hữu chéo đã ngày càng sa đà vào vấn đề sở hữu và nắm quyền điều hành Việc sở hữu chéo đồng thời mang ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong diễn biến hoạt động ngân hàng: - Về mặt tích cực: góp phần làm tăng hiểu biết giữa ngân hàng với doanh nghiệp, đồng thời hình thành nên một cơ cấu sở hữu và. .. nghiệp, ngân hàng - Về mặt tiêu cực: sở hữu chéo gây hệ lụy khôn lường cả vi mô và vĩ mô, nhất là khi nó bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm hay để che giấu tình trạng ọp ẹp về tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng có liên quan Sở hữu chéo gây tình trạng mù mờ về sở hữu thực, thực trạng lỗ, lãi và trách nhiệm giải trình, dẫn đến làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý đối với doanh nghiệp và ngân. .. giữa các ngân hàng tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp sở hữu các ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia Đặc biệt nguy hại nếu sở hữu chéo bị lạm dụng và biến tướng thành sự lũng loạn để thiết kế bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng tham gia sở hữu chéo chỉ bao gồm những “người trong cuộc” và họ có quyền, có cách chi phối, vô hiệu hóa các cơ chế kiểm soát nội bộ và kiểm toán... hoạt động tài chính nội bộ bị méo mó nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và ngân hàng, đồng thời đe dọa đổ vỡ lớn cho hệ thống chung Khi bị lạm dụng có chủ đích với quy mô lớn và thường xuyên, sở hữu chéo tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng, vô hiệu hóa các giới hạn và nguyên tắc an toàn tín dụng theo quy định hiện hành, nguồn vốn và các dòng tiền của các ngân hàng không... không được đánh giá đúng và giám sát chặt chẽ, sự thâu tóm bất hợp pháp thậm chí biến ngân hàng thành công ty gia đình hay chỉ của một vài cá nhân PHẦN 5 KẾT LUẬN Nền kinh tế Việt Nam đang chật vật từng bước thoát khỏi cuộc suy thoái kéo dài từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Tuy chỉ đóng vai trò trung gian trong tổng thể hoạt động của các doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó, ngân hàng còn là chỗ dựa chủ... luôn luôn là mối bận tâm hàng đầu của các cổ đông hai bên 4.2 Sở hữu chéo Sở hữu chéo trong ngân hàng thể hiện qua việc các ngân hàng và doanh nghiệp có sở hữu chồng chéo lẫn nhau Có 2 dạng sở hữu chéo: Nhóm 1: Sở hữu chéo giữa các NHTM và tổ chức tài chính với nhau, gồm: - Sở hữu chéo giữa các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các NH liên doanh Việt Nam hiện có 6 NH liên doanh và mỗi trong số đó thuộc... PVFC và WTB lấy các cổ phần của Ngân hàng hợp nhất là 1:1 Một vài số liệu ngân hàng sau khi hợp nhất WTS – PVFC: PHẦN 4: LỢI ÍCH NHÓM – SỞ HỮU CHÉO VÀ VẤN ĐỀ GIÁM SÁT 4.1 Lợi ích nhóm Lợi ích nhóm (nhóm lợi ích): là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ Là những nhóm vận động... việc cung cấp nguồn vốn liên thông giữa các ngân hàng và dễ dàng hơn trong việc thâu tóm “cửa sau” khi được lạm dụng có chủ đích trên quy mô lớn Ngoài những diễn biến trong nội bộ các ngân hàng, tổ chức tín dụng Việt Nam, cũng cần chú ý thêm khi các dòng vốn ngoại đã và đang gia tăng sự hiện diện và cũng như thế lực của họ một cách âm thầm trên thị trường tài chính Việt Nam Đây là một thành tố tác động... ý là tỉ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa hai ngân hàng này ở mức 0.62, tương đương với tỉ lệ thị giá cổ phiếu hai ngân hàng này trước khi sáp nhập Điều này nghĩa là cổ đông hai bên ngân hàng SHB và HBB đều không ai được lợi hơn ai khi hoán đổi cổ phiếu Do đó tỉ lệ hoán đổi công bằng lợi ích cho cả hai bên cũng là một vấn đề cần quan tâm - Trường hợp tỷ lệ hoán đổi dựa vào giá trị thị trường của hai loại cổ . KHẢO http://www.sbv.gov.vn http://www.vnba.org.vn/ http://www.vietcombank.com.vn/ http://www.vietinbank.vn http://www.shb.com.vn/ http://www.sacombank.com.vn http://www.eximbank.com.vn/vn/ http://cafef.vn/tai-chinh -ngan- hang/ 10-su-kien-tai-chinh -ngan- hang- noi-bat-nam-2011- 20111221031651161ca34.chn http://www.wooricbv.com/FileShow.ashx?ContentID=5086 http://vneconomy.vn/20111208061935881P0C6/scb. gốc và 1.639 tỷ đồng các khoản vay tái cấp vốn NHNN. Trước đó, tại thời điểm 31/12/2012, tổng doanh số nợ gốc mà SCB đã thanh toán cho NHNN là 9.478 tỷ đồng và lãi vay 1.377 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2012,. các bên sẽ cùng hợp tác trong việc triển khai dịch vụ cho khách hàng vay vốn theo hình thức đồng tài trợ hoặc ủy thác cho vay. • Thứ hai, hai ngân hàng sẽ cấp hạn mức cho nhau trên thị trường

Ngày đăng: 17/11/2014, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan