TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

55 1.1K 11
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH  LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng vốn luân chuyển nhất định như là tiền đề bắt buộc. Vốn luân chuyển có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GV phụ trách: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Học phần: Tài chính doanh nghiệp Đề tài nghiên cứu TÁC ĐỘNG VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Lớp TCDN Ngày – Khoá 22 Danh sách nhóm: 1) Nguyễn Công Tiến (ĐT: 0977 961 774) 2) Chương Minh Luân 3) Lâm Thúy Nhi 4) Phan Nguyễn Kim Ngân 5) Lương Minh Tú Năm 2013 i MỤC LỤC CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Nội dung nghiên cứu của đề tài 2 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI 3 2.1. Các quan điểm trên thế giới về tác động của vốn luân chuyển đến lợi nhuận của doanh nghiệp 3 2.2. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của vốn luân chuyển đến lợi nhuận của doanh nghiệp 15 2.2.1. Mô hình nghiên cứu trong công trình của Joana Filipa Lourenco Garcia (2011) 15 2.2.2. Mô hình nghiên cứu trong công trình của hai tác giả Ebrahim Mansoori và Darin Dr.Joriah Muhammad (2012) 15 2.2.3. Mô hình nghiên cứu trong công trình của hai tác giả Ihuta Arbidane và Svetlana Ignatijeva (2011) 16 2.2.4. Mô hình nghiên cứu trong công trình của Muhammad Safdar Sial (2012) 17 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 19 3.1. Mô hình nghiên cứu 19 3.2. Kỳ vọng biến của mô hình 23 3.3. Dữ liệu, mẫu quan sát và phương pháp nghiên cứu 25 CHƯƠNG IV. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 27 4.1. Phân tích dữ liệu mô hình 27 4.1.1. Phân tích thống kê mô tả 27 ii 4.1.2. Phân tích ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 28 4.2. Kết quả mô hình và thảo luận 28 4.3. Hạn chế của mô hình nghiên cứu 30 4.4. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài: 31 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thuật ngữ viết tắt Tên đầy đủ GOP Tỷ suất lợi nhuận hoạt động gộp ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản RCP Số ngày thu tiền bình quân ICP Số ngày tồn kho bình quân PDP Số ngày phải trả bình quân CCC Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt CR Tỷ số thanh toán hiện hành DR Tỷ số nợ trên tổng tài sản SIZE Quy mô của công ty GROWTH Tốc độ tăng trưởng doanh thu GDP Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội TSPQN Tổng sản phẩm quốc nội iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 – Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 10 Bảng 3.1 - Mô hình biểu diễn tất cả các thời điểm diễn ra trong một chu kỳ kinh doanh và các chỉ tiêu được sử dụng trong quản trị vốn luân chuyển 24 Bảng 3.2 – Tóm tắt cách tính các biến trong mô hình 24 Bảng 3.3 – Kỳ vọng biến của mô hình 27 Bảng 4.1 – Dữ liệu thống kê 29 Bảng 4.2 – Ma trận hệ số tương quan 30 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng vốn luân chuyển nhất định như là tiền đề bắt buộc. Vốn luân chuyển có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong điều kiện nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao và sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ. Do vậy, nhu cầu vốn luân chuyển cho hoạt động kinh doanh, nhất là nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Trong khi nhu cầu về vốn lớn như vậy thì khả năng tạo lập và huy động vốn của doanh nghiệp lại bị hạn chế. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn luân chuyển sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Mặc dù các quyết định tài chính ngắn hạn thì dễ dàng được đưa ra hơn là quyết định dài hạn. Tuy nhiên, không phải vì lý do đó mà quyết định tài chính ngắn hạn trở nên kém phần quan trọng. Một doanh nghiệp có thể xác định được các cơ hội đầu tư có giá trị, tìm được chính xác tỷ lệ nợ tối ưu, theo đuổi một chính sách cổ tức hoàn hảo, nhưng vẫn thất bại nếu không quan tâm đến việc quản trị các nguồn lực ngắn hạn. Việc quản trị vốn luân chuyển thì rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận, rủi ro của công ty và do đó ảnh hưởng đến giá trị của công ty. Đó chính là lý do mà nhóm nghiên cứu chọn đề tài này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chính của bài luân là nghiên cứu tác động của việc quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Việc phân tích các mối quan hệ này dựa trên các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Bài nghiên cứu sẽ kiểm định tác động của các yếu tố trong vốn luân chuyển tác động đến khả năng sinh lợi cứa các doanh nghiệp Việt Nam. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu chọn mẫu quan sát là 146 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007-2012. Toàn bộ dữ liệu về báo cáo tài chính được lấy trên trang www.cophieu68.com và tất cả các doanh nghiệp được nhóm nghiên cứu lựa chọn là những doanh nghiệp hiện vẫn còn hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để đo lường tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình mà nhóm nghiên cứu lựa chọn dựa trên tác phẩm nghiên cứu của “The Effect of Working Capital Management on Firm’s Profitability: Evidence From Singapore” của hai tác giả Ebrahim Mansoori và Darin Dr.Joriah Muhammad [23] và “Relationship Betwwen Working Capital Management and Profitability: a Latvian Case” của Iluta Arbidane và cộng sự [4]. Cả hai tác phẩm này điều được thực hiện vào năm 2012 thực hiện với chọn các mẫu quan sát khác nhau. Để tăng tính chính xác cho kết quả hồi quy, nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng và hai phương pháp hồi quy khác nhau là Pooled OLS và Fix Effect Model. Do từng phương pháp hồi quy có những ưu và nhược điểm do đó người làm nghiên cứu sẽ so sánh và chọn lọc các kết quả nghiên cứu tìm được và đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa các biến. 1.5. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Công trình nghiên cứu của chúng tôi được triển khai làm 4 phần như sau:  Chương I. Giới thiệu tổng quan công trình nghiên cứu  Chương II. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tác động vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.  Chương III. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.  Chương IV. Nội dung và kết quả nghiên cứu đạt được. 3 CHƯƠNG II TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Các quan điểm trên thế giới về tác động của vốn luân chuyển đến lợi nhuận của doanh nghiệp: Tầm quan trọng của vốn luân chuyển đã được nhấn mạnh trong những nghiên cứu khoa học cũng như trong một số ngành công nghiệp cụ thể. Mục đích của vốn luân chuyển là để cân bằng chi phí và duy trì mức tối ưu tiền mặt, nguyên vật liệu. Vốn luân chuyển là kết quả của độ trễ giữa các chi phí để mua nguyên vật liệu và từ việc bán các hàng hóa thành phẩm. Liên quan đến tiềm năng của quản trị vốn luân chuyển và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động của công ty là tâm điểm của một số lượng đáng kể các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong nhiều năm và trong những môi trường khác nhau. Kamath (1989)[18] đã thực hiện nghiên cứu dựa trên các công bán lẻ và kết luận rằng sự liên kết ngược chiều giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và hiệu quả hoạt động. Điều này có nghĩa là hiệu quả hoạt động tăng lên bằng cách giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Wang (2002) [35] đã kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của công ty, và thấy rằng đầu tư ít hơn vào vốn luân chuyển sẽ dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Shin và Soenen (1998)[32] [nghiên cứu dựa trên việc sử dụng 58.985 mẫu dữ liệu công ty – năm trên COMPUSTAT trong suốt giai đoạn năm 1975 – 1994, họ tìm ra mối tương quan dương mạnh giữa độ dài của chu kỳ kinh doanh – dùng để đo lường quản trị vốn luân chuyển – đối với khả năng sinh lời. Ngoài ra, chu kỳ kinh doanh ngắn gắn liền với nguy cơ cao hơn cổ phiếu bị điều chỉnh lợi nhuận. Dựa trên kết quả đó, họ kết luận rằng có một cách khả thi để tạo ra giá trị của cổ đông chính là cắt giảm chu kỳ kinh doanh của công ty. Deloof (2003)[7] thảo luận rằng phần lớn các công ty sử dụng một lượng lớn tiền mặt để đầu tư vào vốn luân chuyển. Do đó, có thể kỳ vọng rằng cách quản trị vốn luân chuyển như vậy sẽ có tác động đáng kể đến lợi nhuận của những công ty đó. Sử dụng một tập hợp mẫu gồm các công ty phi tài chính lớn của Bỉ trong giai đoạn 1992-1996, với các kiểm định tự tương quan và kiểm định hồi quy, nghiên cứu đã kết luận một mối tương quan âm giữa lợi nhuận và số ngày các 4 khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả. Do đó nghiên cứu gợi ý rằng giá trị cổ đông có thể được tăng lên bằng cách giảm số ngày của các khoản phải thu và hàng tồn kho tới một mức thấp nhất hợp lý. Tương quan âm giữa khoản phải trả và khả năng sinh lời phù hợp với nhận định rằng các công ty có lợi nhuận thấp hơn sẽ cần thời gian lâu hơn để trả đủ các các khoản thanh toán. Eljelly (2004)[9] and Jose (1996) [17] khuyến nghị các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị bằng cách giảm hàng tồn kho và số ngày của các khoản phải trả. Tương tự, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty. Kieschnick et al (2006) [19] cho rằng tiền đầu tư vào vốn luân chuyển là nguyên nhân làm giảm giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, các tác giả còn chỉ ra rằng giá trị đô la đóng góp vào vốn luân chuyển ròng thì ít hơn giá tri đô la đóng góp vào nguồn tài trợ. Laza và Tryfonidis (2006) [20] kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi, được tính bằng lơi nhuận từ hoạt động kinh doanh ròng và quản trị vốn luân chuyển của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Athen (ASE) bằng việc sử dụng mẫu là 131 công ty trong giai đoạn từ 2001 đến 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có mối tương quan nghịch với biên lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp công ty sẽ thấp hơn với sự gia tăng số ngày phải trả. Mối quan hệ nghịch biến giữa khoản phải thu và lợi nhuận doanh nghiệp thể hiện rằng những công ty lợi nhuận ít sẽ theo đuổi việc giảm khoản phải thu kết hợp với giảm khoảng tạo ra tiền trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Raheman và Nasr (2007) [27] đã lựa chọn một mẫu gồm 94 công ty Pakistan được niêm yết trên Sàn chứng khoán Karachi trong giai đoạn 6 năm, từ năm 1999 đến năm 2004 để nghiên cứu ảnh hưởng của các biến khác nhau đại diện cho quản trị vốn luân chuyển bao gồm: kỳ thu tiền bình quân, kỳ tồn kho bình quân, kỳ trả tiền bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đối với biến lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ tồn kho bình quân với hiệu quả hoạt động của công ty. Hơn nữa, họ chỉ ra rằng thanh khoản và lợi nhuận có mối quan hệ ngược chiều nhau, đòn cân nợ có một liên kết âm với lợi nhuận, có nghĩa là khi đòn bẩy tăng, lợi nhuận công ty bị ảnh hưởng bất lợi. Quy mô và lợi nhuận công ty có mối quan hệ dương. Quy mô công ty được đo lường dựa trên logarit tự nhiên của doanh số. Điều này có nghĩa các công ty có ít lợi nhuận đợi lâu hơn để trả các hóa đơn của họ. 5 Theo quan điểm khác về quy mô của doanh nghiệp, Teruel và Solano (2007) cố gắng thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha. Mẫu gồm 8872 công ty trong giai đoạn từ 1996 đến 2002. Bằng việc sử dụng dữ liệu bảng cả hai phương pháp hồi quy là random effect và fix effect, tác giả công bố rằng có mối quan hệ nghịch giữa ROA và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Tác giả cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ gia tăng lợi nhuận khi rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Samiloglo và Demirgunes (2008) [29] tiến hành nghiên cứu để kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lơi. Áp dụng mô hình hồi quy đa biến trên những doanh nghiệp sản xuất được niêm yết thị trường chứng khoán Istanbul trong giai đoạn từ 1996- 2002, các tác giả nhận thấy rằng chu kỳ khoản phải thu và kỳ tồn kho bình quân có tác động tiêu tiêu cực đến lợi nhuận của công ty. Điều này có nghĩa là chu kỳ chuyển đổi tiền càng ngắn thì lợi nhuận của công ty càng gia tăng. Zariyawati et al. (2009) [36] cũng kiểm tra mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ( đại diện cho vốn luân chuyển) và ROA ( đai diên cho chỉ số khả năng sinh lời) dựa trên dự liệu bảng cho 1628 quan sát công ty – năm cho giai đoạn 1996 – 2006 từ 6 khu vực kinh tế khác nhau được niêm yết trên Sàn chứng khoán Bursa Malaysia. Kết quả hệ số trong phân tích hồi quy Pooled OLS đưa ra một mối tương quan âm mạnh giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lời của công ty. Điều này hàm ý rằng việc cắt giảm thời gian chuyển đổi tiền mặt sẽ giúp tăng lợi nhuận cho công ty. Do đó, các nhà quản trị của công ty nên thực hiện cắt giảm thời gian chuyển đổi tiền mặt đến khi đạt được một giá trị tối ưu. Nobanee và AlHajjar (2009b) [25] phân tích một mẫu gồm 2123 công ty phi tài chính ở Nhật, được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo trong suốt giai đoạn 1990 – 2004 và kết luận rằng các nhà quản trị công ty có thể tăng lợi nhuận bằng việc giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân và thời gian tồn kho bình quân. Các kết quả cũng gợi ý rằng việc mở rộng kỳ phải trả bình quân cũng giúp tăng lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, các nhà quản trị nên cân nhắc vì mở rộng kỳ phải trả bình quân có thể gây tổn thất cho mức độ tín nhiệm của công ty và tổn hại đến lợi nhuận của công ty trong dài hạn. Mathuva (2009) [21] nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần cấu thành nên quản trị vốn luân chuyển đối với lợi nhuận công ty dựa trên mẫu dữ liệu của 30 công ty niêm yết trên Sàn chứng [...]... chỉ ra rằng khả năng quản trị vốn luân chuyển có tác động lên khả năng sinh lời của công ty Các kết quả nghiên cứu trên thế giới về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tóm tắt trong bảng sau: 8 Bảng 1.1 – Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nghiên cứu Loại dữ liệu Kamath... quả quản trị vốn luân chuyển của các nhà quản trị 15 2.2 Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của vốn luân chuyển đến lợi nhuận của doanh nghiệp: 2.2.1 Mô hình nghiên cứu trong công trình của Joana Filipa Lourenco Garcia (2011) [14] Nội dung nghiên cứu là tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty thuộc khối Eurozone Tác phẩm sử dụng chu kỳ chuyển đổi tiền... Afza (2009) [24] cho thấy tác động tích cực của quản tri vốn luân chuyển đến lơi nhuận của doanh nghiệp dựa trên mẫu gồm 204 công ty phi tài chính hoạt động trên thị trường chứng khoán Karachi (KSE) trong giai đoạn 1998 -2005 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lê gia tăng trong chính sách vốn luân chuyển và quá trình tài trợ có tác động tiêu cực đến tỷ số khả năng sinh lợi đối với tài sản (ROA) Sen và Oruc... trị vốn luân chuyển của các nhà quản trị Kết quả của các nghiên cứu kết luận rằng quản trị vốn lưu động có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp Nghiên cứu tiến hành trong khoảng thời gian khác nhau và liên quan đến các công ty của các nước và các ngành công nghiệp khác nhau đã chỉ ra các mối tương quan tương tự nhau Tổng kết lại, toàn bộ các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng khả năng quản trị vốn luân. .. tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bằng cách giảm độ dài thời gian của Kỳ khoản phải thu bình quân, Kỳ tồn kho bình quân Ngoài ra, các hệ số trước các biến kiểm soát GDP, SIZE, GROWTH đều tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê mạnh Tỷ suất sinh lợi của công ty (ROA) cũng sẽ gia tăng với tốc độ tăng trưởng của GDP, tốc độ tăng trưởng doanh thu và quy mô của. .. theo có thể đi sâu xem xét sự can thiệp của mức độ thanh khoản và tác động của nó lên vấn đề về quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Mức độ thanh khoản, theo từng cấp độ cao thấp khác nhau của một công ty, có thể được xem là một trong những yếu tố quyết định khả năng quản trị vốn luân chuyển của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng lên khả năng sinh lời cho công ty ` ... kiểm định sự việc quản tri vốn luân chuyển hiệu quả đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp tai thị trường chứng khoán Istanbul (ISE) Các tác giả sử dụng dữ liệu bảng ba tháng của 49 doanh nghiệp thuộc các ngành như điện, thức ăn, hóa chất, xi măng và dệt may trong giai đoạn từ năm 1993-2007 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quản trị vốn luân chuyển hiệu quả (rút ngắn kỳ chuyển đổi tiền mặt và hê số... quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong thị trường di động Mẫu quan sát bao gồm 20 công ty trong giai đoạn 13 năm từ 1996 đến 2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ nghịch giữa việc kéo dài chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi doanh nghiệp Nghiên cứu của tác giả ủng hộ quan điểm trong những nghiên cứu trước đó tại Ấn cho rằng tác động vào lợi nhuận... tài trợ có tác động tiêu cưc đến tỷ số khả chính năng sinh lợi đối với tài sản (ROA)  Giai đoạn 1998-2005 Zariyawati et al Kết quả Pool OLS - Mối quan nghịch biến của vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi Điều này có nghĩa là nhà quản tri có  Giai đoạn 1996-2006 thể tăng khả năng sinh lợi của công ty bằng cách giảm độ dài của kỳ chuyển đổi tiền Sun và Oruc Dữ liệu bảng (2009)  49 doanh nghiệp thuộc... cứu tác động giữa việc quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời Một mẫu dữ liệu gồm 88 công ty ở Mỹ niêm yết trên Sàn chứng khoán New York trong giai đoạn 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007 được lựa chọn Kết quả cũng cho thấy có mối tương quan đáng kể giữa các biến trên Nobanee, Abdullatif và AL hajjar (2011) [15] nghiên cứu mối quan hệ giữa quản tri vốn luân chuyển và lợi nhuận của doanh nghiệp trên . Shin và Soenen (1998)[32] [nghiên cứu dựa trên việc sử dụng 58 .9 85 mẫu dữ liệu công ty – năm trên COMPUSTAT trong suốt giai đoạn năm 19 75 – 1994, họ tìm ra mối tương quan dương mạnh giữa độ dài. hiệu quả hoạt động Shin và Soenen (1998) Dữ liệu bảng  58 .9 85 quan sát theo công ty – năm trên COMPUSTAT.  Giai đoạn năm 19 75 – 1994 Pooled OLS - Có mối tương quan dương mạnh giữa. thì lợi nhuận của công ty càng gia tăng. Falope và Ajilore (2009) Dữ liệu bảng  50 công ty phi tài chính Nigerian.  Giai đoạn 1996 – 20 05 Pooled OLS - Có một mối tương quan âm rất

Ngày đăng: 16/11/2014, 22:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan