Tiểu luận phân tích chính sách thuế THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TẠI VIỆT NAM

31 792 1
Tiểu luận phân tích chính sách thuế THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận phân tích chính sách thuế THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TẠI VIỆT NAM Sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên ở Việt Nam đã ra đời năm 2002 nhưng đến năm 2005 mọi hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa mới được quy định tại Chương II, Mục 3 trong Luật Thương mại 2005, với 11 điều về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.

THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TẠI VIỆT NAM 1. Cơ sở pháp lý của thị trường giao sau tại Việt Nam. Sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên ở Việt Nam đã ra đời năm 2002 nhưng đến năm 2005 mọi hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa mới được quy định tại Chương II, Mục 3 trong Luật Thương mại 2005, với 11 điều về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Giống như luật về mua bán hàng hoá giao sau của các nước, Luật thương mại năm 2005 cũng đưa ra khái niệm về mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá. Khoản 1 Điều 63 Luật thương mại năm 2005 quy đinh: "Mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá là hoạt động thương mại theo đó các bên thoả thuận thực hiện việc mua bán một lượng hàng hoá nhất định của một loại hàng hoá nhất định qua sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn nhất định của sở giao dịch hàng hoá với giá được thoả thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác đinh tại một thời điểm trong tương lai". Như vậy khái niệm mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá tại Luật thương mại năm 2005 đã thể hiện đầy đủ bản chất của giao dịch hàng hoá trên thị trường hàng hoá giao sau tập trung và cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật các nước trên thế giới. Quy định này của Luật cũng đã khẳng định Nhà nước thừa nhận về mặt pháp lí đối với hoạt động này trong giao lưu thương mại ở Việt Nam và bước đầu tạo cơ sở pháp lí để nó được diễn ra trên thực tế. Thực tế tại Việt Nam, các tài sản cơ sở khác nhau hiện được quản lý bởi các cơ quan chủ quản khác nhau. Phái sinh hàng hóa đặt dưới sự quản lý của Bộ Công Thương và đã được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005; Các giao dịch phái sinh tiền tệ lại do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý. Mỗi loại giao dịch phái sinh tiền tệ được quy định bởi một văn bản riêng của NHNN, chưa có văn bản quy định thống nhất. Trong khi đó, lĩnh vực chứng khoán do Bộ Tài chính quản lý, trực tiếp là UBCKNN. Một số khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh đã được quy định trong Luật Chứng khoán. Tại khoản 8, điều 6 Luật Chứng khoán 2006 đã có giải thích: “Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai”. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là những nền tảng pháp lý ban đầu cho hợp đồng giao sau về tài chính. Luật thương mại năm 2005 cũng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra khái niệm về mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá mà chưa đi vào quy định các vấn đề cụ thể về tổ chức và hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch. Hiện các quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá đã được ghi nhận trong Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006. Thông tư 03/2009/TT-BCT cũng đã có những hướng dẫn cụ thể hơn về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, đó chỉ mới là những căn cứ pháp lí cho việc ra đời của sở giao dịch hàng hoá ở nước ta. Quyết định 252/2012/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong đó cũng định hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh mà khởi đầu là thị trường giao sau, cụ thể là thị trường giao sau các mặt hàng nông sản, tiêu biểu là cà phê. Nhưng đến nay vẫn chưa có một văn bản chính thức hướng dẫn triển khai chiến lược này. 2. Thực trạng thị trường giao sau tại Việt Nam từ 2002 đến nay. Thị trường giao sau đã được hình thành tại Việt Nam được hơn 10 năm, nhưng hầu như tất cả các sàn giao dịch giao sau đã phải đóng cửa một cách nhanh chóng sau một thời gian ngắn vì hiệu quả hoạt động không cao. Chúng ta có thể kể đến các sàn giao dịch giao sau tập trung sau đây: 1) Sàn giao dịch điều của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam (năm 2002) Tháng 3-2002, Sàn giao dịch hạt điều do Hiệp hội điều Việt Nam mở tại Trung tâm GDCK TP HCM với mục đích là mang lại hiệu quả về việc cân bằng giá cho người mua (doanh nghiệp) và người bán (nông dân) khi tham gia mua bán qua sàn. Tuy nhiên chỉ sau một phiên giao dịch thì sàn này bắt đầu vắng và một năm sau thì biến mất. 2) Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ (năm 2002) Tháng 5/2002, Trung tâm giao dịch Thủy sản Cần Giờ (Cangio ATC) được thành lập với số vốn đầu tư 7,5 tỷ đồng. Sự ra đời của Cangio ATC là điều trông đợi không chỉ của người nuôi trồng thủy sản mà còn là sự kỳ vọng của toàn ngành thủy sản, bởi đây là trung tâm giao dịch thủy sản đầu tiên trong cả nước với sự chỉ đạo bài bản, chặt chẽ của lãnh đạo thành phố và mô hình tổ chức được học hỏi từ Thái Lan. Cangio ATC được trang bị khá đầy đủ điều kiện cần thiết cho một sàn giao dịch thủy sản như: có ngân hàng hỗ trợ, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, kho chứa hàng, cảng và nhiều công trình phụ trợ khác. Do việc tìm đầu ra cho thủy sản là vấn đề cực kỳ quan trọng và để tránh khỏi tình trạng người nuôi bị ép giá khi vào vụ thu hoạch rộ hàng năm, ngược lại người mua cũng có được sản phẩm đảm bảo chất lượng, trung tâm giao dịch thủy sản ra đời sẽ là nơi mà người bán và người mua gặp gỡ trực tiếp tự thương lượng giá thông qua sàn giao dịch công khai của trung tâm. Ban đầu, Trung tâm giao dịch này cũng thu hút được khá nhiều người tham gia vì giá sàn, sản lượng, kích cỡ tôm đều được thỏa thuận công khai. Trong đó, lượng tôm được giao dịch tại đây chiếm đến 80% sản lượng nuôi tại Cần Giờ. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau, Cangio ATC đã chấm dứt hoạt động do nông dân vẫn thích bán trực tiếp cho thương lái hơn là bán trực tiếp cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn là mua lẻ qua nông dân. 3) Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC, 12/2008) (Hiện nay chỉ còn TT này còn hoạt động) Được khởi công từ tháng 10/2005 và được hứa hẹn là “Trung tâm giao dịch cà phê tầm cỡ Quốc Tế đầu tiên tại Việt Nam”. Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đã được thành lập theo quyết định Quyết định 2278/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh ĐắkLắk, có trụ sở đặt tại 153 – Nguyễn Chí Thanh – thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh ĐắkLắk. Theo báo cáo của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, kể từ ngày khai trương (tháng 12/2008) đến nay, trung tâm mới chỉ phát triển được 90 thành viên. Trong đó có 63 thành viên đăng ký bán, 23 thành viên kinh doanh và 4 thành viên môi giới… Với mục tiêu tạo lập kênh lưu thông hàng hóa tập trung sử dụng công nghệ hiện đại bên cạnh thị trường hàng hóa truyền thống, nhưng sau gần 5 năm thí điểm, hoạt động của TTGD cà phê Buôn Ma Thuột đã không phát huy được hiệu quả như mong đợi. Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột là một tổ chức dịch vụ thương mại, thực hiện việc giao dịch mua, bán các loại cà phê được sản xuất tại Việt Nam theo phương thức đấu giá tập trung, công khai; gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao dịch mua bán giao sau; hoạt động theo nguyên tắc thành viên. Các hoạt động giao dịch trên được quản lý, điều hành bằng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, các phần mềm vận hành và được điều chỉnh bởi hệ thống các quy chế, quy trình nghiệp vụ cụ thể. Theo Quyết định 84/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Đắklắk, về việc phê duyệt Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, Trung tâm có các nhiệm vụ chính:  Tổ chức một sàn giao dịch đấu giá khớp lệnh tập trung, công khai cho các tổ chức, đơn vị từ người sản xuất, chế biến đến kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân theo mô hình hoạt động hiện đại phù hợp với xu thế và tập quán kinh doanh, mua bán, giao dịch trên thế giới;  Tổ chức biên tập và cung cấp thông tin và cung ứng các dịch vụ tư vấn về trồng, chăm sóc, sản xuất, chế biến, kinh doanh … cà phê cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đặc biệt hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn cho nông dân, người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm;  Tổ chức hệ thống chế biến cùng với kho hàng nhằm chuẩn hóa và phục vụ việc chuyển giao mặt hàng cà phê đưa vào giao dịch. Đồng thời phối hợp với các đơn vị khác cung cấp các dịch vụ về ký gửi hàng hóa, tín dụng, môi giới giao dịch, chế biến, dịch vụ kho bãi và xa hơn nữa là các dịch vụ logistic và kho ngoại quan;  Phối hợp với tổ chức môi giới (được Ngân hàng Nhà nước cho phép) tổ chức giao dịch cà phê với các sàn giao dịch của thế giới (LIFFE – thị trường London, NYBOT – New York,…). Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột có hai tổ chức uỷ thác:  Ngân hàng uỷ thác thanh toán là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (TECHCOMBANK), thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho các hoạt động giao dịch tại Trung tâm.  Tổ chức uỷ thác kiểm định chất lượng sản phẩm là Chi nhánh Công ty Giám định hàng hóa nông sản xuất khẩu thuộc Bộ NN&PTNT tại ĐắkLắk (CafeControl) thực hiện việc kiểm định chất lượng, phẩm cấp, chủng loại cà phê . Để làm tốt các chức năng, nhiệm vụ trên và nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê, nhất là đối với người trực tiếp sản xuất cà phê, Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột cùng với TECHCOMBANK và doanh nghiệp quản lý kho triển khai hoạt động ký gửi hàng hóa, cung cấp dịch vụ tín dụng, các dịch vụ kho bãi, các dịch vụ khác về kiểm định, gia công, chế biến, giao nhận hàng hóa khi khách hàng có nhu cầu, với hệ thống gồm 04 kho và 01 xưởng chế biến ngay tại Trung tâm Trong 5 năm qua, trung tâm đã rất cố gắng phát triển thành viên với 12 chương trình hội thảo giới thiệu hoạt động và hướng dẫn quy định về giao dịch, 18 đợt tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà đầu tư, 15 đợt đào tạo, tập huấn Nhưng vẫn khó phát triển thành viên, đặc biệt là với người nông dân trồng cà phê. Khối lượng cà phê giao dịch qua trung tâm cũng ngày càng giảm… Niên vụ 2008 - 2009 có 18 lượt thành viên gửi cà phê tại kho của trung tâm với số lượng 407 tấn, giao dịch khớp lệnh 93 tấn, giao dịch thỏa thuận bán ngoài 12 tấn và lượng tồn kho 302 tấn. Đến niên vụ vừa qua, chỉ có 24 lượt thành viên ký gửi với số lượng 137 tấn, toàn bộ số cà phê này đều giao dịch thông qua mua bán thỏa thuận Giao dịch cà phê robusta trên BCEC năm 2011 đạt 696.97 tỷ đồng thì đến năm 2012, giao dịch đã giảm đáng kể, chỉ còn 173.4 tỷ đồng. Trong niên vụ 2011 - 2012, lượng cà phê giao dịch tại trung tâm chỉ có hơn 100 tấn, trong khi sản lượng cà phê của vùng là 400.000 tấn/năm. Sự hoạt động chưa hiệu quả của BCEC được lý giải, là do phương thức hoạt động còn mới, trong khi bà con chưa nắm bắt được nên rất khó để lôi kéo người dân vào tham gia giao dịch. Chứng kiến sự hoạt động của trung tâm, các chuyên gia đánh giá BCEC như là một “sân chơi tốt nhưng thiếu cầu thủ”. Sàn giao dịch luôn vắng khách. Ảnh: Hữu Đức. Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) chỉ mới áp dụng giao dịch kỳ hạn vào tháng 3/2011 song về một phương diện nào đó cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Tại BCEC, giá trị khớp lệnh đã được cải thiện phần nào trong thời gian gần đây, dù giá trị giao dịch vẫn ở mức xấp xỉ 10 tỷ đồng/tuần. Tuy nhiên, BCEC cũng chưa thật sự là đòn bẩy cho các hoạt động sản xuất, tiêu thụ cà phê trên địa bàn Tây Nguyên một cách căn cơ, bền vững. Từ đó, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung không hiện diện trên bản đồ cà phê thế giới. Dù tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê được báo cáo là 3,7 tỷ USD trong năm 2012. Đây là nguyên do Bộ Công Thương đang xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan về phương án tổ chức và hoạt động của BCEC. Theo phương án này, BCEC sẽ trở thành CTCP có sự tham gia của Nhà nước, còn sự tham gia của khu vực tư nhân cũng giúp cho SGDHH này năng động ngay từ đầu, phù hợp với mô hình của hầu hết các SGDHH lớn trên thế giới như: Sàn hàng hóa Chicago (CME), Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM)… Hơn nữa, đây cũng là điều kiện để đảm bảo tính minh bạch, chế độ quản trị rủi ro hữu hiệu và tạo điều kiện để các thành viên nước ngoài quan trọng như: CME, TOCOM… cùng tham gia về sau. 4) Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (Vietnam Commodity Exchange - VNX), tiền thân là Sở Giao dịch hàng hóa Triệu Phong, giao dịch kỳ hạn dành cho ba mặt hàng được Bộ Công Thương cấp phép là cà phê, cao su và thép (2010) ( VNX đã xin tạm ngừng hoạt động ) Sở Giao dịch hàng hóa Triệu Phong (TPE) chính thức hoạt động ngày 20/10/2010 là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Cổ đông sáng lập của TPE gồm hai pháp nhân là Công ty cổ phần Chứng khoán SME (SMES) và Công ty cổ phần vàng quốc tế Triệu Phong (TPG); và các thể nhân khác. Ngày 11.01.2011 TPE chính thức đổi thành sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) và đi vào hoạt động với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. VNX thực hiện niêm yết và giao dịch Hợp đồng giao sau của 3 nhóm hàng hóa gồm: cà phê (Robusta và Arabica), cao su (RSS3) và thép thỏi cán nóng (HRC). VNX vốn được kỳ vọng sẽ là nơi tập trung đầu mối buôn bán, trước hết là cà phê, cao su, thép luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch XNK, với sự chuẩn hóa chất lượng, thu hẹp tình trạng chênh lệch giá giữa hàng hóa Việt Nam so với thị trường thế giới, giúp nông dân tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa. Nhưng đa phần các giao dịch phái sinh cũng mới chỉ dừng ở mức thăm dò, thử nghiệm, sự tham gia của các DN XNK và nhà đầu tư còn hạn chế. Hoạt động giao dịch tại VNX rất trầm lắng. Theo báo cáo của VNX, tổng khối lượng giao dịch năm 2012 rất thấp, trong đó phần lớn là giao dịch cà phê, cao su rất ít và gần như chưa có giao dịch thuộc nhóm thép.(Tìm con số cụ thể?). Số lượng tài khoản mở tại các thành viên của VNX chỉ hơn 2000 tài khoản, tổng mức giao dịch các hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt gần 849 tỷ đồng. Các chủ đầu tư chỉ là cá nhân và tham gia chủ yếu để thăm dò thị trường. Vào tháng 8/2012, VNX đã gặp sự cố rủi ro về hệ thống công nghệ thông tin nên đã xin tạm ngừng hoạt động, dự kiến hoạt động trở lại vào tháng 09/2013 nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì mới. 5) Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE, 2010) Ngày 5/11/2009, Tập đoàn Sacombank chính thức ra mắt Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) với sản phẩm giao dịch đầu tiên là sắt thép. Khoảng 5.300 tấn thép xây dựng và 480 tấn thép công nghiệp của Công ty Thép Pomina đã giao dịch thành công trong phiên đầu tiên tại STE, tổng giá trị giao dịch các loại thép trong ngày đầu tiên khoảng 70 tỉ đồng. Tháng 3/2010, Sacom-STE tiếp tục thành lập sàn giao dịch đường với hai mặt hàng là đường thô và đường tinh. Sacom-STE đã đầu tư một hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có phần mềm giao dịch, bảng điện tử, hệ thống lưu ký và đặc biệt, sàn còn có Tập đoàn tài chính Sacombank đứng sau hỗ trợ cho giao dịch thanh toán. Ngày 4/11/2011, Sacom - STE đã mở thêm phương thức giao dịch thép giao sau và sàn giao dịch cao su theo phương thức giao ngay và giao sau. Mặc dù Việt Nam có lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu hàng năm khá lớn nhưng những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su trong nước luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn nguyên liệu. Việc ra đời sàn giao dịch cao su Sacom - STE sẽ giúp các doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất và kinh doanh cao su có kênh tham chiếu giá cả với thị trường trong nước và quốc tế. Qua đó, các doanh nghiệp có thể định giá bán hàng, tránh tình trạng bị ép giá. Như vậy, trong suốt quá trình hoạt động, Sacom – STE đã có 4 mặt hàng giao dịch qua sàn theo phương cách khớp lệnh và thỏa thuận là đường trắng, hạt điều, thép và cao su. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động thì sàn giao dịch điều, đường đã tạm thời đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả. 6) Sàn giao dịch vàng kỳ hạn (còn gọi là giao dịch vàng tài khoản) mở tại các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại (giai đoạn trước 31/3/2010) Có thể hình dung sàn vàng như một sàn giao dịch chứng khoán, nơi mà người có nhu cầu mua và bán vàng “gặp nhau” để thực hiện giao dịch mình mong muốn và được đảm bảo an toàn về tính pháp lý cho việc mua bán này. Trên thực tế, nếu muốn thực hiện giao dịch mua bán vàng, nhà đầu tư có thể tiến hành trên thị trường chợ đen, rất nhanh chóng, không cần qua thủ tục, hợp đồng rườm rà. Tuy nhiên, kèm theo đó, mức độ rủi ro sẽ được đẩy lên cao, đặc biệt đối với giao dịch có giá trị lớn. Thế nhưng, khi nền kinh tế càng phát triển với đầy rẫy rủi ro, nhu cầu giao dịch an toàn, chuyên nghiệp, đảm bảo về mặt pháp lý ngày càng được coi trọng. Xuất phát từ những nhu cầu này, sàn giao dịch vàng đã xuất hiện ở Việt Nam, đi đầu là Sàn giao dịch Vàng ACB của Ngân hàng Á Châu. Với doanh số giao dịch vàng mỗi ngày lên tới ngàn tỉ đồng, mô hình sàn vàng thật sự là món lời béo bở cho những người cầm trịch. Sau ACB, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ đã hợp tác với Ngân hàng Đông Á thành lập Công ty Vàng Bạc Quốc tế, giao dịch vàng miếng PNJ - Đông Á. Tiếp đó, cuối tháng 5.2008, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn SJC cũng liên kết với VPBank và Công ty Chứng khoán Hà Thành lập sàn giao dịch vàng tại Hà Nội. Cho tới nay, trên thị trường có khoảng 8 ngân hàng thương mại tham gia thành lập sàn giao dịch vàng gồm: ACB, Eximbank, Sacombank, Việt Á, Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển Nhà TP.HCM, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Nam Á. Đỉnh điểm thời kỳ sôi động của thị trường vàng có thể nói là năm 2008. Theo báo cáo của ACB về thị trường trong nước, có khi lượng vàng miếng giao dịch đạt 400.000 lượng/ngày. Nếu cộng thêm lượng vàng giao dịch tại các ngân hàng khác, tổng lượng vàng giao dịch tại thị trường trong nước có thể đạt mức 500.000 lượng/ngày, tương đương 19 tấn vàng. Các sàn vàng đầu tiên ra đời đa phần giao dịch theo phương thức giao ngay, tương tự như chứng khoán. Sàn giao dịch vàng Việt Nam thuộc Công ty CP Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam (VGB) đã chính thức đi vào hoạt động, là sàn vàng đầu tiên triển khai các hình thức giao dịch phong phú khác, bao gồm giao dịch kỳ hạn, tương lai và quyền chọn. Tuy nhiên, sự bùng nổ số lượng tài khoản giao dịch cũng như khối lượng vàng được giao dịch mỗi ngày tại các sàn vàng không phải là dấu hiệu khẳng định cho chất lượng hoạt động của bản thân các sàn vàng. Sàn giao dịch vàng, về lý thuyết, sẽ tạo ra tính tập trung, an toàn và hiệu quả cho các chủ thể tham gia. Bù lại, sàn sẽ được hưởng lợi từ nguồn thu phí giao dịch, chênh lệch giá trong giao dịch mua bán. Tuy nhiên, sàn không được phép trực tiếp thực hiện giao dịch. Thế nhưng thực tế còn tồn tại nhiều quy định ảnh hưởng trực tiếp theo chiều hướng xấu đến quyền lợi của nhà đầu tư ngay từ trong hợp đồng. Chẳng hạn, điều khoản sàn không chịu bất cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại nào nếu xảy ra sự cố ngừng trệ mạng bất ngờ trong phiên giao dịch. Thêm vào đó, trong thời điểm này vẫn chưa có khung pháp lý “chuẩn” để điều chỉnh hoạt động của sàn vàng, loại hình kinh doanh sàn vàng hiện nay là khá rủi ro cho giới đầu tư và cả hệ thống tài chính vì kinh doanh vàng tài khoản là một ngành đặc thù có liên quan đến cung cầu tiền tệ quốc gia. Kết quả là, theo Thông báo số 369/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 30/12/2009 yêu cầu, chậm nhất đến ngày 31/3/2010 các sàn vàng phải “đóng cửa”. Theo thông báo này, các sàn vàng đã lần lượt đóng cửa, tiếp tục chờ đợi khung pháp lý mới chặt chẽ hơn, để việc giao dịch loại “hàng hóa đặc biệt” này được diễn ra một cách chính thức, chuyên nghiệp. 7) Sàn Info vừa nhận được quyết định thành lập vào tháng 5/2013 và đang xin phép gia hạn để chuẩn bị các hoạt động giao dịch, sẽ chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2014 Đơn vị phụ trách: Công ty Cổ phần Đại Dương (Ocean Group) Trụ sở chính: số 4 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội (cùng là nơi tiến hành giao dịch) Người đại diện là bà Lê Thị Thu Thủy – Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương. Tổng Giám đốc là bà Đặng Quỳnh Mai [...]... các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không mấy mặn mà với việc tham gia vào thị trường này 3 Nguyên nhân thị trường giao sau chưa phát triển mạnh tại Việt Nam Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán thế giới cho thấy thị trường giao dịch giao sau thường bắt đầu từ các sản phẩm nông nghiệp, tiếp đến là năng lượng, nguyên vật liệu; sau đó là thị trường giao sau dành cho các sản phẩm tài chính như chứng khoán,... chỉ số, và thậm chí là thị trường giao sau của chính các sản phẩm phái sinh; ví dụ, cho đến tận đầu những năm 1970 mới xuất hiện hợp đồng giao sau ngoại hối, trong khi thị trường giao sau các sản phẩm bơ và trứng đã xuất hiện cả trăm năm trước Như vậy, thị trường hợp đồng giao sau hàng hóa thường xuất hiện trước thị trường hợp đồng giao sau sản phẩm tài chính Thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài... công cụ tài chính: nhu cầu giao dịch không có hoặc có nhưng không thiết thực, cộng với thói quen, tập quán giao dịch sẽ khiến cho thị trường giao sau trở nên èo uột và khó phát triển Hai là, thị trường hàng hóa cơ sở phát triển đầy đủ là nền tảng cho thị trường giao sau tồn tại Một đặc điểm dễ thấy là không có thị trường cơ sở thì không thể có thị trường giao sau, và giá cả hàng hóa giao sau phụ thuộc... nguồn hàng hoặc bán hàng qua các sàn giao dịch giao sau ở nước ngoài tại Mỹ, Nhật, châu Âu Nguyên nhân thị trường giao sau Việt Nam chưa phát triển trong hơn 10 năm qua? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường giao sau khó phát triển trong suốt quá trình hình thành đến nay, trong đó, nguyên nhân chủ yếu chính là nhu cầu giao dịch trong thị trường giao sau giữa các bên chưa cao dẫn đến sự... phát triển thị trường phải đạt đến một mức độ nhất định mới phát sinh nhu cầu giao dịch giao sau (phái sinh) Cụ thể, số lượng và tiềm lực của các thành viên có thể tham gia vào thị trường giao dịch giao sau sẽ quyết định sự tồn tại như thế nào của thị trường này Thị trường giao sau không đơn thuần chỉ là nơi gặp gỡ của hai bên nắm giữ hàng hóa cơ sở và bên nhập hàng, mà còn có sự tham gia tích cực của... đó, sự thành lập một thị trường giao dịch tập trung chính thức các công cụ này là tất yếu để đảm bảo sự phát triển lành mạnh và hiệu quả của tổng thể thị trường tài chính nói chung Theo kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường giao sau nhiều nước cho thấy, những tiêu chí dự báo sự phát triển của một thị trường giao sau là: 1) Có nhu cầu giao dịch cao đối với hợp đồng giao sau 2) Đơn giản, dễ áp... tin kết nối với thị trường hàng hóa cơ sở 5) Phù hợp với năng lực quản lý Dựa vào những nguyên nhân dẫn đến thực trạng thị trường Việt Nam trong thời gian qua cũng như những điều kiện cần có để xây dựng và phát triển thị trường giao sau, chúng ta có thể đề xuất những giải pháp sau đây, nhưng cũng như bất kỳ một thị trường nào khác, sự phát triển của thị trường giao sau tùy thuộc vào chính là nhận thức... trực tiếp thị trường 1 Tích cực tuyên truyền, nâng cao khả năng nhận thức giao dịch giao sau: Để hợp đồng giao sau được đưa ra thị trường thì các nhà hoạch định chính sách, sở giao dịch và khách hàng phải hiểu rõ về loại giao dịch này Nhà hoạch định chính sách là những người đại diện quản lý về mặt nhà nước Sở giao dịch đóng vai trò là người tổ chức thực hiện và đảm bảo công bằng trong giao dịch Khách... hào hứng khi tham gia giao dịch trên thị trường giao sau 5 Mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp Hiện này, ở Việt nam vẫn còn thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các nghiệp vụ phái sinh nói chung và về giao sau nó riêng Bên cạch đó, các nhà môi giới, các nhà cơ lợi còn quá ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán để... bật thì sau hơn 10 năm quy định và triển khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ vẫn còn không ít những trở ngại, bất cập, cản trở sự phát triển các công cụ này tại Việt Nam Một số hạn chế về sự phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại NHTM Việt Nam trong thời gian qua như: - Các giao dịch mua bán ngoại tệ tại NHTM Việt Nam chủ yếu là giao dịch giao ngay - Số lượng NHTM Việt Nam triển . TRƯỜNG GIAO SAU TẠI VIỆT NAM 1. Cơ sở pháp lý của thị trường giao sau tại Việt Nam. Sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên ở Việt Nam đã ra đời năm 2002 nhưng đến năm 2005 mọi hoạt động của các sàn giao. Thực trạng thị trường giao sau tại Việt Nam từ 2002 đến nay. Thị trường giao sau đã được hình thành tại Việt Nam được hơn 10 năm, nhưng hầu như tất cả các sàn giao dịch giao sau đã phải đóng cửa. sau hỗ trợ cho giao dịch thanh toán. Ngày 4/11/2011, Sacom - STE đã mở thêm phương thức giao dịch thép giao sau và sàn giao dịch cao su theo phương thức giao ngay và giao sau. Mặc dù Việt Nam

Ngày đăng: 16/11/2014, 21:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan