Tiểu luận Phân tích chính sách thuế Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế thu nhập Doanh Nghiệp

17 776 1
Tiểu luận Phân tích chính sách thuế Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế thu nhập Doanh Nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Phân tích chính sách thuế Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế thu nhập Doanh Nghiệp Trong tình hình hiện nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Vơi mức lạm phát cao ở một nước đang phát triển như việt Nam, vấn đề lạm phát lại càng có tầm ảnh hưởng hơn nữa.

Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng LỜI MỞ ĐẦU Trong tình hình hiện nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Vơi mức lạm phát cao ở một nước đang phát triển như việt Nam, vấn đề lạm phát lại càng có tầm ảnh hưởng hơn nữa. Trong xu hướng chịu sự tác động, ảnh hưởng từ lạm phát, Thuế trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không là ngoại lệ. Với vai trò là một công cụ để kiềm chế lạm phát, chính sách thuế được xây dựng và điều chỉnh một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm biến động của nền kinh tế, đặc biệt là yếu tố lạm phát. Bởi trong quá trình thực thi, chính sách thuế ít nhiều chịu ảnh hưởng, chi phối từ lạm phát. Vì vậy, việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của lạm phát đến thuế thu nhập doanh nghiệp là thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp cũng như nhà nước nhằm đưa ra chính sách thuế phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình lạm phát bất ổn như hiện nay. 1 Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 1.1. Khái niệm lạm phát Trong quá trình hình thành và phát triển của khoa học kinh tế, không ít các nhà kinh tế đã đi tìm và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát. Có những quan điểm tiếp cận theo hướng tập trung những nguyên nhân gây ra lạm phát, hoặc cũng có trường phái đi sâu vào ảnh hưởng của nó tác động đến nền kinh tế, an sinh xã hội Song cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất hoàn toàn về lạm phát. Tuy nhiên, có thể kể ra một số các quan điểm khác nhau về lạm phát như sau:  Lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Điều này có thể được tóm tắt trong phương trình của Fisher: M.V = P.Y Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa dịch vụ được trao đổi (Y) giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng. Và nếu thêm vào đó là tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì (P) lại tăng rất nhanh. Quan điểm trên giúp ta hiểu rõ về hiện tượng lạm phát, nhưng không chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát.  Quan điểm khác cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đảm bảo, vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao.  Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Khi mức giá chung của giá cả và chi phí tăng, thì lạm phát xảy ra. Như vậy, dù khác nhau về cách nhìn nhận, nhưng các quan điểm này đều đề cập đến một khía cạnh, đó là sự gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt trong nền kinh tế. 1.2. Phân loại lạm phát Biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa. Xuất phát từ quan điểm này, các nhà kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân lạm phát ra làm 3 mức độ: 2 Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Lạm phát vừa phải (còn gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số), lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng chậm ở giới hạn dưới 10% một năm. Với mức độ lạm phát vừa phải thì giá cả tăng dao động xung quanh mức tăng của tiền lương, trong điều kiện như thế thì giá trị tiền tệ không biến động nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. Lạm phát cao (còn gọi là lạm phát phi mã) Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng từ 10% đến 100%/năm. Lạm phát phi mã xảy ra sẽ làm cho đồng tiền mất giá nhanh chóng, thị trường tài chính bất ổn, gây biến động lớn về kinh tế, xã hội. Siêu lạm phát (còn gọi là lạm phát siêu tốc) Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hằng năm trở lên. Người ta thường ví siêu lạm phát như căn bệnh ung thư gây chết người, có những tác hại vô cùng nguy hiểm đến kinh tế-xã hội. 1.3. Các chỉ số đo lường lạm phát Mức độ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát (kí hiệu If): là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của kỳ này so với kỳ trước. Mức giá chung (hay chỉ số giá) được hiểu là mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế cuả kì này so với kì gốc. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát:  Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)  Chỉ số giá hàng sản xuất (PPI)  Chỉ số giảm phát theo GDP (Id) 1.4. Nguyên nhân dẫn đến Lạm phát Tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, các nhà kinh tế học đã chỉ ra những nguyên nhân gây ra lạm phát. Có 3 nguyên nhân chính là: 1.4.1. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ 3 Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Những nhà kinh tế học thuộc phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra và được giải thích bằng phương trình số lượng sau: M.V = P.Y Trong đó: M: Lượng cung tiền danh nghĩa V: Tốc độ lưu thông tiền tệ P: Chỉ số giá (mức giá trung bình) Y: Sản lượng thực Học thuyết này cho rằng khi tăng lượng tiền cung ứng thì mức giá cả cũng tăng theo tương ứng (vì V và Y gần như không đổi trong ngắn hạn). Nội dung học thuyết tập trung luận giải những yếu tố hình thành giá cả có liên quan trực tiếp đến:  Quá trình hình thành và phát triển thị trường tiêu dùng (cầu hàng hóa, dịch vụ);  Cung hàng hoá và dịch vụ;  Mối tương quan giữa cung và cầu hàng hoá;  Giá cả sản xuất. Tất cả các yếu tố hình thành giá cả được xem xét như là nguyên nhân tăng giá. Về cảm giác thì ai cũng có thể nhận thấy rằng giá cả năng lượng, nguyên liệu, … có tác động đến lạm phát nhưng sự tác động này phải nằm trong mối liên hệ của 4 yếu tố nêu trên (cung, cầu, mối tương quan giữa cung cầu, giá cả sản xuất). 1.4.2. Lạm phát do cầu kéo (Demand – pull inflation) Là lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng vượt quá mức tổng cung hàng hóa của xã hội, dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Trong lạm phát do cầu kéo, tiền tệ đồng thời đóng 2 vai trò: vừa là nền tảng, vừa là nguyên nhân. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản làm cho tổng cầu tăng lên như sau:  Chi tiêu của Chính phủ tăng lên dẫn đến khối lượng tiền tệ lưu thông gia tăng, làm cho mức cầu về hàng hoá tăng.  Thâm hụt ngân sách kéo dài và được đài thọ bằng cách vay mượn ở trong nước, ngoài nước hoặc của Ngân hàng Trung ương (tức là Ngân hàng Trung ương đã 4 Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng phát hành tiền qua cửa ngõ Chính phủ) đã làm cho khối lượng tiền tệ lưu thông tăng, dẫn đến tổng chi tiêu bằng tiền tăng.  Chi tiêu dùng của các hộ gia đình tăng lên do mức thu nhập tăng hoặc lãi suất giảm.  Tâm lý thích tiêu dùng hay tiết kiệm của dân chúng đưa đến sự gia tăng tốc độ lưu thông tiền tệ, nếu dân chúng có khuynh hướng thích tiêu dùng thì tốc độ lưu thông tiền tệ gia tăng.  Đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên do dự đoán về triển vọng phát triển kinh tế trong nước và cả ngoài nước hoặc do lãi suất giảm.  Do chính sách tiền tệ mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân dễ tiếp cận nguồn vốn, có thể vay dễ dàng hơn, vay nhiều hơn dẫn đến nhu cầu chi tiêu nhiều hơn.  Các yếu tố liên quan đến nhu cầu nước ngoài như: Tỉ giá hối đoái, mức thu nhập của cư dân nước ngoài, … làm gia tăng nhu cầu hàng hóa xuất khẩu kéo theo tổng cầu gia tăng. Trong các phân tích trên, tổng cầu tăng gây áp lực tăng giá làm xảy ra tình trạng lạm phát trong ngắn hạn. Song nếu nền kinh tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng thì việc tăng tổng cầu trong trường hợp này trở thành một chính sách lạm phát có hiệu quả để thúc đẩy sản xuất xã hội làm cho kinh tế tăng trưởng, khi đó tổng cung sẽ tăng, sản lượng của nền kinh tế tăng lên. Ngược lại với lạm phát do nguyên nhân từ phía cầu là lạm phát do nguyên nhân từ phía cung, gọi là lạm phát do chi phí đẩy. 1.4.3. Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy) Trong lạm phát chi phí đẩy tiền tệ cũng là cơ sở của lạm phát nhưng đóng vai trò thụ động, nghĩa là tiền tệ sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của chi phí sản xuất. Trong hoàn cảnh sản xuất không tăng hoặc tăng ít mà chi phí sản xuất tăng vượt quá mức tăng của năng suất lao động thì sẽ sinh ra lạm phát do chi phí đẩy. Chi phí sản xuất tăng lên tạo áp lực “đẩy” giá bán sản phẩm tăng lên hoặc có thể làm giảm mức cung ứng hàng hoá của xã hội, như vậy trong trường hợp này là do các yếu tố sản suất và tiêu thụ hàng hoá gây ra. Chi phí sản xuất tăng lên có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: 5 Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng  Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng năng suất lao động: các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thường phải chịu rất nhiều áp lực về vấn đề tiền lương. Trong ngắn hạn chi phí nhân công ổn định do bị hạn chế bởi hợp đồng lao động nhưng trong dài hạn do áp lực của công đoàn, do thuế thu nhập và các yếu tố khác làm cho nhân viên tạo sức ép nâng tiền lương lên, khi lương tăng, giá cả hàng hoá sẽ tăng. Quy trình này tác động bởi yếu tố hành chính, có nghĩa khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp phải tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận. Khi giá cả hàng hoá nói chung và tiêu dùng nói riêng tăng lên thì người lao động tìm mọi cách để tăng lương. Khi lương tăng và giá cả lại tăng thì buộc các doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận.  Do giá nhập khẩu tăng lên tác động trực tiếp tới giá cả trong nước (nếu là hàng tiêu dùng trực tiếp) hoặc tác động gián tiếp thông qua việc làm tăng chi phí sản xuất (nếu là đầu vào của quá trình sản xuất). Giá hàng nhập khẩu tăng lên có thể do lạm phát của nước ngoài cao làm cho giá nguyên liệu ở nước xuất khẩu tăng, hay do đồng nội tệ bị mất giá so với đồng tiền của những nước có quan hệ thương mại, mậu dịch.  Do thuế suất tăng lên làm ảnh hưởng tới mức sinh lời của các nhà đầu tư do vậy đẩy giá cả tăng lên. Để duy trì mức sinh lời mong muốn, các doanh nghiệp sẽ tăng tỉ lệ lợi nhuận bằng biện pháp tăng giá bán hàng hoá làm cho giá cả tăng, việc này thường xảy ra trong điều kiện độc quyền. Như vậy, một lần nữa khi phân tích về lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy đều cho thấy lạm phát xảy ra sẽ làm cho giá cả hàng hoá tăng lên. Trong khi phân tích về các loại lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát, các nhà kinh tế thừa nhận rằng không phải lạm phát lúc nào cũng gây ra hậu quả xấu đối với nền kinh tế xã hội. Lạm phát có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó, song nhìn chung khi lạm phát cao xảy ra nó thường để lại không nhiều thì ít những hậu quả cho nền kinh tế. Những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác: 6 Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng  Nguyên nhân chủ quan: chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của nhà nước như chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất… làm cho nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, kinh tế tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì điều tất yếu là nhà nước phải tăng chỉ số phát hành tiền. Đặc biệt đối với một số quốc gia, trong những điều kiện nhất định, nhà nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế.  Nguyên nhân khách quan: thiên tai, chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu, nhiên liệu trên thế giới… Chương 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2.1. Khái niệm 7 Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Thuế thu nhập doanh nghiệp hay còn gọi là thuế thu nhập công ty là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận (thu nhập tính thuế) của các công ty. Trong đó, - Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. (Điều 7, chương II, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, số:14/2008/QH12) - Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam (Điều 7, chương II, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp,số:14/2008/QH12) - Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ. (Điều 8, chương II, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp,số:14/2008/QH12) 2.2. Nguyên nhân cần có thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty không phải là một thực thể mà là sự kết hợp nhiều yếu tố sản xuất. Đánh thuế vào công ty nghĩa là đánh vào các yếu tố sản xuất hợp thành công ty. Các lý do phải đánh thuế vào công ty: - Công ty được xã hội dành cho một số ưu đãi, quan trọng nhất là trách nhiệm nợ hữu hạn của các cổ đông. Thuế công ty có tác dụng như một loại phí để điều tiết mức hưởng quyền lợi này. - Đánh thuế vào lợi nhuận thuần: các công ty có quyền lực thị trường, họ sẽ kiếm được lợi nhuận thuần. Khi thuế được đánh vào lợi nhuận thuần sẽ làm gia tăng nguồn thu mà không làm bóp méo các quyết định của người sản xuất như trong trường hợp đánh vào các yếu tố sản xuất (thu hẹp cung lao động, giảm tiết kiệm…) 8 Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng - Thu nhập giữ lại: Đánh thuế vào thu nhập công ty đảm bảo tính thống nhất với thuế thu nhập cá nhân. Nếu thu nhập công ty không chịu thuế suất, trong khi thu nhập cá nhân bị đánh thuế sẽ khuyến khích các công ty giữ lại thu nhập để tránh thuế. 2.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp - Góp phần khuyến khích đầu tư: nhằm tạo một đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế và phương thức đầu tư. - Góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo từng ngành nghề, vùng, lãnh thổ: áp dụng thuế suất ưu đãi đối với từng ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư (có thời hạn). - Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước. - Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện chính sách Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 9 Ảnh hưởng của lạm phát tới thuế TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 3.1. Tìm hiểu về thuế lạm phát - Lạm phát là một khoản thuế vì lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền. Theo TS Trần Du Lịch “ Lạm phát là thuế vô hình đánh vào toàn dân. Mà người thu nhập càng cố định thì thiệt hại càng lớn”. Bằng việc in tiền để mua hàng hóa trong nền kinh tế của mình, Nhà nước đã làm giảm giá trị (sức mua) của lượng tiền đang có. Một cách gián tiếp Nhà nước đã đánh thuế lên những người nắm giữ tiền mặt. Đây được gọi là thuế lạm phát. Thuế lạm phát là thứ thuế mà hầu như nước nào cũng có, nhưng nó có tính lũy thoái mà hiểu một cách đơn giản người có thu nhập thấp hơn phải chịu mức thuế suất cao hơn. Ví dụ một người có thu nhập 1 triệu đồng phải đóng thuế 200.000đ chắc chắn thấp hơn số thuế 1 triệu đồng của người có thu nhập 10 triệu đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người có thu nhập thấp hơn phải chịu thuế suất gấp đôi (20% so với 10%) người có thu nhập cao. Điều này ngược với nguyên tắc công bằng dọc trong thuế khóa, người có khả năng thấp hơn phải chịu mức thuế thấp hơn. Nguyên nhân gây ra tính lũy thoái của thuế lạm phát là do việc tăng giá trong nền kinh tế theo khuynh hướng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm - rổ hàng hóa tiêu dùng chủ yếu của người nghèo - thường cao hơn rất nhiều so với những mặt hàng khác, nhất là những hàng hóa cao cấp - loại hàng hóa chiếm một tỷ phần chi tiêu lớn của những người khá giả hơn. Ví dụ, nếu thu nhập của một người chủ yếu dành cho lương thực thực phẩm thì năm 2010 họ phải "đóng thuế" khoảng 17%, trong khi nếu chi cho đồ uống hay thiết bị và đồ dùng gia đình thì mức thuế chưa bằng một nửa con số nêu trên. Tóm lại, thuế lạm phát là thứ thuế tồn tại trong hầu hết các nền kinh tế, nhưng nó có tính lũy thoái đánh vào người nghèo gây ra bất công trong xã hội nên cần phải hết sức hạn chế bằng việc kéo mức tăng giá xuống càng thấp càng tốt (thông thường là một vài phần trăm ở các nước phát triển và dưới 5% ở các nước đang phát triển). 3.2. Ảnh hưởng của lạm phát lên thuế thu nhập doanh nghiệp. 10 [...]... Kết luận: Thông qua khấu trừ lãi vay, lạm phát khiến phần thu thu của nhà nước ít đi so với khi không có lạm phát 3.2.3 .Ảnh hưởng của lạm phát lên thu thu nhập doanh nghiệp thông qua thu thu trễ  Trong trường hợp có lạm phát, bất cứ sự chậm trễ nào trong việc thu thu cũng làm giảm giá trị của doanh thu thu  Một khoản doanh thu thu trị giá 100$ được thu chậm 12 tháng trong trường hợp có lạm phát. .. giảm giá trị số thu thu do chậm trễ trong việc thu thu được gọi là “Hiệu ứng Tanzi” KẾT LUẬN Lạm phát và thu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Lạm phát là một khoản thu vì lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền Lạm phát có xu hướng làm tăng 14 Ảnh hưởng của lạm phát tới thu TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng gánh nặng của thu đánh vào các khoản thu nhập, trong đó có thu nhập doanh nghiệp Trong bài... 180 PV của thu (8%) 166.6 154.3 142.8 Tổng PV của thu 463.7 12 Ảnh hưởng của lạm phát tới thu TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trường hợp 2: Tồn tại lạm phát 10% Lạm phát 10% Năm 0 1 2 3 Doanh thu ròng 550 605 665.5 Lãi vay được cấu trừ 155 155 155 Thu nhập chịu thu 395 450 510.5 Thu (Danh nghĩa) 158 180 204.2 Thu (thực) 143.6 148.7 153.4 PV của thu (8%) 133.0 127.5 121.7 Tổng PV của thu 382.2... tóm lại lạm phát ảnh hưởng đến thu thu nhập doanh nghiệp thông qua khấu hao, khấu trừ lãi vay và sự thu thu trễ thông qua hiệu ứng Tanzi Lạm phát tăng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp vì giá cả biến động mạnh, chi phí nguyên vật liệu tăng cao Một chính sách thu không phù hợp cũng ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy, trong tình hình lạm phát như hiện nay, chính. .. trị của tiền tệ theo thời gian (chiết khấu) 13 Ảnh hưởng của lạm phát tới thu TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Không có lạm phát Tháng thu thu 3/2011 7/2011 Thu thu được $100 $100 Giá trị thực $100 $100 Có lạm phát 10% Tháng thu thu 3/2011 7/2011 Thu thu được $100 $100 Giá trị thực $100 $90.9 Hiệu ứng Tanzi  Khi số thu thu theo giá trị danh nghĩa không đổi thì giá trị thực của số thu thu . . .Ảnh hưởng của lạm phát tới thu TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 3.2.1 Ảnh hưởng của lạm phát lên thu thu nhập doanh nghiệp thông qua khấu hao - Khấu hao được dựa vào chi phí lịch sử của tài sản và không được hiệu chỉnh theo lạm phát Giá trị thực của khấu hao giảm khi có lạm phát và do vậy thu phải trả tăng lên Ví dụ: thu suất là 40%, doanh thu ròng là $200 Chi phí lịch sử của tài sản... lạm phát Không có lạm phát Năm 0 1 2 3 Doanh thu ròng 200 200 200 Khấu hao được cấu trừ 100 100 100 Thu nhập chịu thu 100 100 100 Thu phải trả 40 40 40 PV của thu (8%) 37.04 34.09 31.75 Tổng PV của thu 103,08 Trường hợp 2: Lạm phát 10% Lạm phát 10% Năm 0 1 2 3 Doanh thu ròng 220 242 266.2 Khấu hao được cấu trừ 100 100 100 Thu nhập chịu thu 120 142 166.2 Thu (Danh nghĩa) 48 56.8 66.48 11 Ảnh hưởng. .. thu thu nhập doanh nghiệp 03/1997/QH9 5 Luật thu thu nhập doanh nghiệp 09/2003/QH11 6 Luật thu thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 7 Nghị định 124/2008 hướng dẫn Luật thu TNDN 01/01/2009 8 Thông tư 130/2008/TT-BTC 9 Thông tư 18/ 2011/TT-BTC 10 Luật thu thu nhập doanh nghiệp năm 2008 – Những điểm mới, Bùi Thanh Lam, Thời báo kinh tế Sài Gòn Online ngày 30/6/2008 16 Ảnh hưởng của lạm phát tới thu . .. phủ có thể linh động để giảm thu , giãn hạn nộp thu cũng là những hỗ trợ thiết thực giúp doanh nghiệp đững vững và phát triển Vì có nhiều hạn chế về thời gian cũng như tài liệu nghiên cứu, bài tiểu luận trên đây chỉ mới đề cập đến ảnh hưởng của lạm phát tới thu thu nhập doanh nghiệp Việc tìm ra một chính sách thu thu nhập doanh nghiệp phù hợp tương ứng với tình hình lạm phát có nhiều thay đổi là cần... 142 166.2 Thu (Danh nghĩa) 48 56.8 66.48 11 Ảnh hưởng của lạm phát tới thu TNDN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Thu (thực) 43.60 46.97 49.95 PV của thu (8%) 40.44 40.25 39.65 Tổng PV của thu 120.30 3.2.2 Ảnh hưởng của lạm phát lên thu thu nhập doanh nghiệp thông qua khấu trừ lãi vay  r = lãi suất thực i = lãi suất danh nghĩa Πe = tỷ lệ lạm phát kỳ vọng  Theo đánh giá danh nghĩa, $1 ngày hôm nay

Ngày đăng: 16/11/2014, 16:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • Trong tình hình hiện nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Vơi mức lạm phát cao ở một nước đang phát triển như việt Nam, vấn đề lạm phát lại càng có tầm ảnh hưởng hơn nữa.

    • Trong xu hướng chịu sự tác động, ảnh hưởng từ lạm phát, Thuế trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không là ngoại lệ. Với vai trò là một công cụ để kiềm chế lạm phát, chính sách thuế được xây dựng và điều chỉnh một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm biến động của nền kinh tế, đặc biệt là yếu tố lạm phát. Bởi trong quá trình thực thi, chính sách thuế ít nhiều chịu ảnh hưởng, chi phối từ lạm phát.

    • Vì vậy, việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của lạm phát đến thuế thu nhập doanh nghiệp là thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp cũng như nhà nước nhằm đưa ra chính sách thuế phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình lạm phát bất ổn như hiện nay.

    • 1.2. Phân loại lạm phát

    • 1.3. Các chỉ số đo lường lạm phát

    • 1.4.2. Lạm phát do cầu kéo (Demand – pull inflation)

    • 1.4.3. Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan