Tiểu luận phân tích chính sách thuế TÁC ĐỘNG THUẾ XUẤT KHẨU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM

23 969 3
Tiểu luận phân tích chính sách thuế TÁC ĐỘNG THUẾ XUẤT KHẨU TRONG TIẾN TRÌNH  HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận phân tích chính sách thuế Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN Toàn cầu hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế. Xu thế này có tác dụng hỗ trợ và bổ xung cho nhau, trong đó các quốc gia trên thế giới đều được tích cực đan xen và phối hợp các chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi và tiến tới tự do hoá thương mại, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư; tự do hoá tài chính tiền tệ, vốn và lao động.

Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC       Đề tài môn học Phân tích chính sách thuế TÁC ĐỘNG THUẾ XUẤT KHẨU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG HVTH: NGUYỄN HUỲNH HẠNH PHÚC Lớp : NGÂN HÀNG – ĐÊM 6 – K20 TP.Hồ Chí Minh - Tháng 08 Năm 2012 Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 1 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 01 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT KHẨU 05 1.1. Khái niệm 05 1.2. Vai trò của thuế xuất khẩu 05 1.3. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế xuất khẩu 06 1.4. Đối tượng nộp thuế và căn cứ tính thuế 06 1.5. Phương pháp tính thuế xuất khẩu 06 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG THUẾ XUẤT KHẨU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM 08 2.1. Khái quát về thuế xuất khẩu tại Việt Nam 08 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển luật thuế xuất khẩu Việt Nam 08 2.1.2. Những điều chỉnh thuế xuất khẩu hiện nay 08 2.1.3. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu tại Việt Nam 08 2.1.4. Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu tại Việt Nam 10 2.1.5. Ðối tượng nộp thuế 11 2.1.6. Căn cứ và phương pháp tính thuế 11 2.1.7. Miễn thế, giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế 12 2.2. Thực trạng tác động thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của Việt Nam 13 2.2.1. Vai trò thuế xuất khẩu khi nước ta gia nhập WTO 13 2.2.2. Các cam kết của Việt Nam về thuế quan khi gia nhập WTO 14 2.2.3. Tác động của thuế xuất khẩu khi nước ta gia nhập WTO 15 2.2.4. Những tồn tại của thuế xuất trong tiến trình hội nhập 18 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN THUẾ XUẤT KHẨU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý 20 3.2. Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện luật thuế xuất khẩu 20 3.3. Giải pháp khác 21 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 2 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng TÁC ĐỘNG THUẾ XUẤT KHẨU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU a) Lý do chọn đề tài Toàn cầu hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế. Xu thế này có tác dụng hỗ trợ và bổ xung cho nhau, trong đó các quốc gia trên thế giới đều được tích cực đan xen và phối hợp các chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi và tiến tới tự do hoá thương mại, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư; tự do hoá tài chính tiền tệ, vốn và lao động. Trên thực tế, phần lớn các quốc gia trên thế giới đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững là do có sự hoà nhập về thương mại với thế giới. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này mà quốc gia kia lại chịu thiệt thòi. Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo xu thế tự do hoá thương mại. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, đã ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ, gần đậy nhất là thành viên WTO. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tuân thủ các cam kết bắt buộc. Nội dung các cam kết liên quan đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó có quy định về hạ thấp, thậm chí loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, thuế xuất khẩu là một công cụ bảo hộ nguồn tài nguyên quốc gia; điều chỉnh, kiểm soát hoạt động ngoại thương và là một nguồn thu không nhỏ của Ngân sách Nhà nước. Việc tuân thủ các cam kết về giảm và loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các vấn đề trên. Do đó, việc xem xét, nghiên cứu chính sách thuế xuất khẩu, đánh giá những mặt ưu điểm và mặt nhược điểm của nó, từ đó rút ra những bài học để xây dựng một chính sách phù hợp nhất, vừa thực hiện được các mục tiêu của quốc gia vừa đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai là rất cần thiết. b) Mục tiêu nghiên cứu Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 3 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm vào việc phân tích, đánh giá ưu -nhược điểm của chính sách thuế xuất khẩu trong thời gian qua. Từ đó tìm ra những biện pháp để giải quyết những hạn chế của chính sách cũ và góp phần xây dựng những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. c) Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và tiếp cận đề tài, phương pháp luận được sử dụng gồm: Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp logic,… d) Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về thuế xuất khẩu. Chương II: Thực trạng tác động thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của Việt Nam Chương III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu Việt Nam trong hội nhập. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong ý kiến đóng góp ý kiến của thầy, cô, các bạn và những người quan tâm đến vấn đề này để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn. Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 4 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT KHẨU 1.1. Khái niệm Thuế xuất khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu qua biên giới của một quốc gia. Hay, thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách. Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vào phân bón xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu về phân bón trong nước, thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa. 1.2. Vai trò của thuế xuất khẩu Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chính sách kinh tế của mình, quản lý các hoạt động xuất khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Căn cứ vào từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước mà thuế xuất khẩu được sử dụng với nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, ở gốc độ chung nhất có thể nhận thấy rằng vai trò của thuế xuất khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Thuế xuất khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Mục tiêu chung của các quốc gia là sử dụng thuế quan để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. - Thuế xuất khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm tăng giá hàng hóa bán ro, do đó có tác dụng điều tiết xuất khẩu và hướng dẫn tiêu dùng bởi vì hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ hàng hóa, yếu tố này lại phụ thuộc giá cả. Giá cả hàng hóa cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hay tăng sức cạnh trang của hàng hóa đó trên thị trường. Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 5 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng - Thuế xuất khẩu khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước. Việc đánh thuế cao hàng hóa xuất khẩu như tài nguyên khoán sản,… sẽ giúp hạn chế thất thoát nguồn lực quốc gia. Từ đó, giúp các nhà sản xuất trong nước tận dụng được nguồn lực sẵn có nhằm gia tăng cạnh tranh. - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại đối với các nước. - Góp phần kiểm soát và điều tiết hàng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại, điều tiết cung cầu hàng hóa. 1.3. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế xuất khẩu: Tùy theo quy định của từng quốc gia trong từng thời kỳ mà đối tượng chịu thuế, đối tựng không chịu thuế xuất khẩu sẽ khác nhau. Thông thường, - Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới lãnh thổ của một quốc gia hay hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan. - Đối tượng không chịu thuế: Hàng vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới; hàng viện trợ; hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan. 1.4. Đối tượng nộp thuế và căn cứ tính thuế Đối tượng nộp thuế Tất cả tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện chịu thuế xuất khẩu. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế xuất khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. 1.5. Phương pháp tính thuế xuất khẩu Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 6 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Số tiền thuế xuất khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trên tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng. Hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối: Số tiền thuế xuất khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trên tờ khai hải quan x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. * Bên cạnh đó, các quốc gia còn có các quy định về miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 7 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG THUẾ XUẤT KHẨU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM 2.1. Khái quát về thuế xuất khẩu tại Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển luật thuế xuất khẩu Việt Nam Thuế xuất khẩu được nhà nước ta ban hành vào năm 1951, thời điểm này thuế xuất khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc xuất khẩu hàng hóa giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triển kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hóa nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân. Phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hóa cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời sống nhân dân. Do đó, nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hóa của vùng tự do. Mặt khác, hạn chế nhập khẩu từ vùng địch. Thuế suất áp dụng với hàng hóa nhập khẩu là từ 30% trở lên. Luật thuế xuất khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta thông qua ngày 29/12/1987. Đạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt động xuất khẩu hàng mậu dịch. Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độ thu thuế giữa hàng hóa mậu dịch với hàng hóa phi mậu dịch khác. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luật Thuế xuất cũ bộc lộ nhiều nhược điểm và chưa bảo vệ nền sản xuất hàng hóa nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, tăng thu cho ngân sách Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và trình Quốc hội thông qua Luật Thuế xuất ngày 26-11-1991. Mục đích của thuế xuất khẩu là bảo vệ nền kinh tế trong nước, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Năm 1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của từng giai đoạn lịch sử. Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế. Do đó, chính sách pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngày 14-6-2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật thuế xuất khẩu. Ngày 7-11-2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, nước ta phải thực hiện cam kết về thủ tục xuất khẩu. Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 8 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Như vậy, trong quá trình phát triển, các quy định pháp luật điều chỉnh thuế xuất khẩu được ban hành nhằm phù hợp với từng thời kỳ. Gần đây nhất, để thực hiện cam kết với Tổ chức Hải quan thế giới trong việc thực hiện Danh mục hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức hải quan Thế giới năm 2012 (gọi tắt là HS 2012), cam kết với các nước ASEAN về việc thực hiện Danh mục Biểu thuế quan hài hoà ASEAN năm 2012 (gọi tắt là AHTN 2012), thực hiện cam kết cắt giảm thuế xuất theo lộ trình cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ 1/1/2012, ngày 14/11/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 157/2011/TT-BTC quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế (Biểu thuế năm 2012). Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 theo đúng cam kết quốc tế. 2.1.2. Những điều chỉnh thuế xuất khẩu hiện nay: Biểu thuế năm 2012 có nhiều điểm thay đổi so với Biểu thuế năm 2011 cả về danh mục hàng hóa (tên hàng hóa, mã số hàng hóa) và mức thuế suất. Danh mục Biểu thuế xuất khẩu gồm 87 nhóm mặt hàng, chủ yếu là những mặt hàng tài nguyên khoáng sản, như: quặng, đá, cát; mặt hàng kim loại, phế liệu kim loại, như vàng, sắt, đồng và một số mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu khác. Đa số các mặt hàng đều được giữ nguyên mức thuế suất thuế xuất khẩu hiện hành qui định tại Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 và được cập nhật các mặt hàng mới bổ sung hoặc sửa đổi thuế suất trong năm 2011. Đồng thời, để thực hiện cam kết WTO năm 2012 về giảm thuế xuất khẩu và xử lý kiến nghị của doanh nghiệp trong thời gian qua, các mức thuế suất thuế xuất khẩu được điều chỉnh cụ thể như sau: Thực hiện cắt giảm thuế suất thuế xuất khẩu của 24 nhóm mặt hàng “phế liệu và mảnh vụn của kim loại” theo cam kết WTO năm 2012. Theo đó, mức thuế suất thuế xuất khẩu của các mặt hàng phế liệu và mảnh vụn kim loại đã được điều chỉnh giảm từ mức 29% và 22% xuống theo đúng mức cam kết WTO năm 2012 tương ứng là 22% và 17%. Giảm thuế xuất khẩu của mặt hàng “đá vôi trắng đã qua chế biến” từ 17% xuống 14% để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. 2.1.3. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu tại Việt Nam: Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 9 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng Tất cả các hàng hoá được phép xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế trong các trường hợp sau đây đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu: - Hàng hoá xuất khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài. - Hàng hoá xuất khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Hàng hoá được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam. - Hàng hoá xuất khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triễn lãm. - Hàng hoá viện trợ hoàn lại và không hoàn lại. - Hàng hoá vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. - Hàng hoá là quà biếu, quà tặng vượt qúa tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. - Hàng hoá xuất khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của công dân Việt Nam được nhà nước cử đi công tác, lao động và học tập ở nước ngoài, của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và của các cá nhân người nước ngoài làm việc tại các tổ chức nói trên hoặc tại các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Hàng hoá là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư trú và làm việc tại Việt Nam và cuả cá nhân người Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cho phép xuất cảnh để định cư ở nước ngoài. 2.1.4. Ðối tượng không chịu thuế: - Hàng hoá được phép xuất khẩu thuộc diện chịu thuế xuất khẩu là đối tượng của nhiều loại quan hệ kinh tế - xã hội khác nhau như hàng hoá xuất khẩu theo các hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế; hàng hoá viện trợ hoàn lại và không hoàn lại; hàng hoá là hành lý, quà biếu, quà tặng, là tài sản di chuyển - Ðể động viên hợp lý thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật thuế xuất khẩu quy định các hàng hoá được phép xuất khẩu nhưng không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu sau khi làm đầy đủ thủ tục hải quan trong các trường hợp sau: Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 10 [...]... hoá xuất khẩu được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế đã thay đổi thì cơ quan hải quan sẽ truy thu đủ sổ thuế đã được miễn, giảm 2.2 Thực trạng tác động thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của Việt Nam Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 12 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng 2.2.1 Vai trò thuế xuất khẩu khi nước ta gia nhập. .. toán CEPII Do thuế nhập khẩu của khu vực và nhiều nước đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam đã khá thấp, nên tác động mạnh nhất đến hàng xuất khẩu của Việt Nam là sự kiện bãi bỏ hạn ngạch đối với ngành dệt may 2.2.4 Những tồn tại của thuế xuất trong tiến trình hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên Sự biến động trên thị trường.. .Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng + Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất và hàng hoá từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc hàng hoá từ khu chế xuất này đưa sang khu chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam + Hàng hoá viện trợ... Sau khi quá trình điều chỉnh hoàn thành, nền kinh tế sẽ hưởng lợi lớn hơn từ tự do hóa thương mại, và cơ cấu sản xuất của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng mở rộng sản xuất của những ngành có lợi thế so sánh Tình hình biến động và dự báo xu hướng điều chỉnh thuế xuất khẩu của Việt Nam đến Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 15 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD:... công bố + Số lượng hàng hoá xuất khẩu: Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có hàng xuất khẩu nộp cho cơ quan hải quan Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 11 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng 2.1.7 Miễn thế, giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế Miễn thuế: Hàng hoá xuất khẩu được miễn thuế trong các trường hợp sau:... đó, thuế xuất khẩu cũng làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo hộ nền sản xuất trong nước, sắp xếp lại cơ cấu nền kinh tế; không gây biến động về giá cả và không ảnh hưởng đến kế hoạch thu ngân sách của Nhà nước,… Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 21 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng Tuy có nhiều ưu điểm nhưng thuế xuất khẩu. .. hoạt động xuất khẩu Thông lệ các nước thường không đánh thuế xuất khẩu, chỉ đánh thuế nhập khẩu Vì vậy, quy định này chưa phù hợp với thông lệ quốc tế Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 18 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN - GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng Tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành hàng cho thấy những ngành được bảo hộ cao nhất là những ngành sản xuất hàng... cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế xuất khẩu bao gồm: - Số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu Giá tính thuế Thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế + Giá tính thuế xuất khẩu: - Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (FOB), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng - Ðối với hàng hoá xuất khẩu nếu... với hàng xuất khẩu Việt Nam năm 2020 Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc – Ngân hàng Đêm 6 – K20 16 Tác động của thuế xuất khẩu trong tiến trình hội nhập của VN GVHD: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng Nguồn: MAcMap-HS6 và tính toán CEPII Mức độ bảo hộ của các nước đối với Việt Nam năm 2001 cũng như sự thay đổi về mức độ bảo hộ đến năm 2020 được dự báo như sau: Hình 3 : Mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam theo... lý giữa việc nộp thuế và thực tế việc xuất khẩu hàng hoá của đối tượng nộp thuế Do đó đối tượng nộp thuế được xét hoàn lại thuế trong các trường hợp sau: Hàng hoá xuất khẩu đã kê khai và nộp thuế, nhưng thực tế không xuất khẩu nữa Hàng hoá đã nộp thuế theo tờ khai nhưng thực tế xuất ít hơn Hàng tạm xuất khẩu để tái nhập được hoàn thuế tương ứng với số hàng hoá tái nhập - khẩu Truy thu thuế: Khi lý do . chức Thư ng mại thế giới (WTO) từ 1/ 1/2 012 , ng y 14 /11 /2 011 , Bộ Tài chính đã ban hành Th ng tư số 15 7/2 011 /TT-BTC quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt h ng chịu thuế. định tại Th ng tư số 18 4/2 010 /TT-BTC ng y 15 /11 /2 010 và được cập nhật các mặt h ng mới bổ sung hoặc sửa đổi thuế suất trong năm 2 011 . Đ ng thời, để thực hiện cam kết WTO năm 2 012 về giảm thuế. PGS. TS Nguyễn Ng c H ng - Tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ng nh h ng cho thấy nh ng ngành được bảo hộ cao nhất là nh ng ngành sản xuất h ng thay thế nhập khẩu chứ kh ng phải là nh ng ngành sản

Ngày đăng: 16/11/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU 01

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT KHẨU 05

    • 1.4. Đối tượng nộp thuế và căn cứ tính thuế 06

    • 2.1. Khái quát về thuế xuất khẩu tại Việt Nam 08

      • 1.3. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế xuất khẩu:

      • 1.4. Đối tượng nộp thuế và căn cứ tính thuế

      • Căn cứ tính thuế

      • Căn cứ tính thuế xuất khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan