đặc điểm trường ca hữu thỉnh

114 873 9
đặc điểm trường ca hữu thỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THẾ ANH ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA HỮU THỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THẾ ANH ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA HỮU THỈNH CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN! Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt những tri thức quí báu, dìu dắt giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, đồng thời đã hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Khoa sau đại học trường Đại học sư phạm Thái nguyên, cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi trong quá trình nghiên cứu. Những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thế Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 8 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI TRƯỜNG CA VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH 8 1.1. Những tiền đề lý luận 8 1.1.1. Khái niệm trường ca 8 1.1.2. Một số ý kiến về trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại 10 1.1.3 .Các chặng đường phát triển của trường ca Việt Nam hiện đại 14 1.1.4. Nội dung trường ca hiện đại 20 1. 2. Quá trình sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh 24 1.2.1.Các giai đoạn sáng tác 24 1.2.2. Quan niệm về thơ của Hữu Thỉnh 26 Chương 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG TRƯỜNG CA HỮU THỈNH 32 2.1. Hình tượng người lính 32 2.1.1. Người lính khi đối diện với hiện thực khốc liệt của chiến tranh 33 2.1.2. Tâm trạng người lính trong chiến trận 36 2.1.3. Lí tưởng cách mạng và hành trình đi tới chiến thắng 42 2.1.4. Khát vọng hạnh phúc 47 2.2. Hình tượng người phụ nữ 50 2.2.1. Người Mẹ tảo tần, nhân hậu và giầu đức hy sinh 51 2.2.2. Người Mẹ - điểm tựa vững vàng nơi hậu phương 54 2.2.3. Người phụ nữ - biểu tượng của sự chịu đựng 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.2.4. Người phụ nữ với những góc khuất trong cuộc chiến tranh 58 2.3. Hình tượng đất nước 63 2.4. Hình tượng biển 69 Chương 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG CA HỮU THỈNH . 75 3.1. Ngôn ngữ 75 3.1.1. Ngôn ngữ thơ gần với ngôn ngữ đời sống 75 3.1.2. Ngôn ngữ thơ mang màu sắc dân gian 78 3.1.3. Ngôn ngữ thơ sáng tạo mới mẻ 84 3.2. Thể thơ 86 3.2.1. Thơ tự do 86 3.2.2. Thơ văn xuôi 90 3.3. Giọng điệu 92 3.3.1. Giọng điệu ngợi ca, mang âm hưởng sử thi 92 3.3.2. Giọng điệu xót thương, cay đắng 96 3.3.3. Giọng điệu trữ tình, triết lí 99 PHẦN KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nhìn vào chặng đường sáng tác của Hữu Thỉnh, điều dễ dàng nhận ra ở ông là sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi. Gần nửa thế kỉ cầm bút, Hữu Thỉnh đã tạo dựng cho mình một sự nghiệp thơ ca phong phú và đa dạng về thể loại. Khá nhiều bài thơ và nhất là trường ca của ông qua sự thẩm định của thời gian vẫn còn nguyên giá trị. 1.2. Chính “sức bền ” sáng tạo, niềm say mê văn chương đã giúp cho Hữu Thỉnh sớm khẳng định mình qua các giải thưởng văn học. Đầu tiên phải kể đến là giải Ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1973 với bài Mùa xuân đi đón, tiếp đó là giải A cuộc thi thơ 1975 - 1976 cho tác phẩm Chuyến đò đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của đất. Năm 1991, tác giả lại tiếp tục nhận giải Nhất trong cuộc thi thơ viết về Nhà trường do Bộ ĐH&THCN cùng TWĐTNCSHCM tổ chức với bài Thưa thầy. Năm 1994, Hữu Thỉnh được Bộ quốc phòng tặng thưởng giải xuất sắc với tác phẩm Trường ca biển. Đặc biệt ông đã hai lần được trao giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam với trường ca Đường tới thành phố (1980) và tập thơ Thư mùa đông (giải A năm 1995). Và cũng với tập thơ Thư mùa đông, Hữu Thỉnh lại đoạt giải thơ ASEAN năm 1999. Trường ca Biển (2004), đoạt giải thưởng văn học của Nxb Quân đội nhân dân. 1.3. Hữu Thỉnh là một trong số không nhiều nhà thơ viết trường ca và đạt được những thành công nhất định. Nguồn cảm hứng từ truyền thống dân tộc và thời đại anh hùng, cùng với vốn sống thực tế ở chiến trường đã tạo tiền đề cho thể loại trường ca phát triển. Trong đội ngũ tác giả có thành tựu ở thể loại trường ca như Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Trọng Tạo…nhà thơ Hữu Thỉnh với các bản trường ca Đường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 tới thành phố, Sức bền của đất, Trường ca biển đã được ghi nhận như là một trong những gương mặt tiêu biểu. Trường ca của ông có sức ôm chứa nhiều vấn đề, về cả độ rộng của không gian và độ dài của thời gian, có khả năng khái quát hiện thực rộng lớn, không những nhiều về số lượng mà còn đạt giá trị về chất lượng. Vì vậy mà trường ca của Hữu Thỉnh là một dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nó như “miền đất hứa” ẩn chứa bao điều cần chúng ta khám phá. 1.4. Với mong muốn tìm hiểu và khẳng định những nét độc đáo cũng như những đóng góp trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật trong các sáng tác trường ca của Hữu Thỉnh, chúng tôi chọn Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Nghiên cứu Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về sự nghiệp sáng tác của ông. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn được trau dồi thêm kiến thức về thơ hiện đại Việt Nam trước và sau 1975. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những bạn đọc yêu thơ Hữu Thỉnh, cho việc giảng dạy văn thơ Hữu Thỉnh nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Năm 1975, tập thơ Âm vang chiến hào (in chung với Lâm Huy Nhuận) ra đời. Ngay ở tập thơ đầu tay, Hữu Thỉnh đã thể hiện một phong cách, một giọng điệu riêng. Trải qua thời gian, thơ ông ngày càng chiếm được cảm tình của người đọc và thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình. Số lượng các công trình, bài viết về sự nghiệp sáng tác của Hữu Thỉnh khá phong phú. Có những bài viết đánh giá, phân tích từng tác phẩm cụ thể, có những đánh giá chung về sự nghiệp, phong cách thơ Hữu Thỉnh; nhìn chung đều đi vào giải mã tác phẩm và khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2.1. Những bài viết đánh giá về các tập thơ 1. Đọc tập thơ “Thư mùa đông” Trần Mạnh Hảo nhận thấy, thơ Hữu Thỉnh cô đọng, hàm súc, giàu chất trí tuệ, mang màu sắc thơ cổ điển phương Đông “ý tại ngôn ngoại”, thiên về cảm nhận, do đó “khả năng dồn nén tư tưởng, cảm xúc, dồn nén chữ nghĩa” [21, 103]. Bài viết của tác giả đã chỉ ra nét tiêu biểu của ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh, tuy nhiên tác giả chưa phân tích, lí giải cặn kẽ đặc điểm ấy được biểu hiện như thế nào, trên những phương diện gì? 2. Một trong những người đầu tiên nghiên cứu thơ Hữu Thỉnh phải kể đến là Thiếu Mai. Với bài viết “Hữu Thỉnh trên đường tới thành phố”, Thiếu Mai đã chỉ ra nét đặc sắc trong trường ca Hữu Thỉnh: Dường như “thấp thoáng đằng sau câu thơ của Hữu Thỉnh dáng dấp của ca dao, nhưng rõ ràng thơ anh không rập khuân theo ca dao, không bị ca dao lấn át”. Nhìn chung tác giả đã nhận ra được chất dân gian trong trường ca “Đường tới thành phố”, tuy nhiên tác giả chưa phân tích sâu sắc, cặn kẽ những đặc điểm ấy [42]. 3. Cùng hướng tiếp cận trên, Mai Hương đã lí giải, phân tích, chứng minh sự thành công của Hữu Thỉnh khi vận dụng vốn văn học dân gian: “Hữu Thỉnh có khả năng vận dụng thông minh, sáng tạo vốn văn học dân gian. Cách nghĩ và cách nói bằng hình ảnh của quần chúng được anh tiếp nhận tự nhiên và thành công” [27, 112]. Đây là đóng góp và cũng là thành công của Hữu Thỉnh. Bài viết đã có những kiến giải khoa học, xác thực, rõ ràng trong việc chỉ ra dấu ấn của ca dao trong trường ca “Đường tới thành phố”. 4. Cùng hướng tiếp cận thơ Hữu Thỉnh như tác giả thiếu Mai và Mai Hương, khi đọc “Trường ca biển” Hữu Đạt cho rằng “Thơ Hữu Thỉnh có nhiều cái mới mà không xa cái truyền thống, thậm chí có khi tái tạo lại cái đó có từ trong truyền thống mà vẫn có dấu hiệu riêng về phong cách của mình” [12, 163]. Tác giả thấy được trường ca này là một sáng tạo về hình tượng và ngôn ngữ thơ ca. Bài viết đã bước đầu chỉ ra những cách tân nghệ thuật trên cơ sở truyền thống trong thơ Hữu Thỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 5. Ngoài ra còn có bài viết “Dài rộng với thời gian” của Đặng Hiển với những nhận định khá xác đáng về đặc điểm, nội dung tập thơ “kết hợp nhuần nhuyễn tính trữ tình và triết lí”. Đặc biệt tác giả đi sâu khai thác đặc sắc nghệ thuật tập thơ, đó là sự kết hợp tính dân tộc với tính hiện đại từ ngôn ngữ tới hình ảnh, trong đó “sử dụng rộng rãi một cách sáng tạo các biện pháp tu từ, nhân hóa, ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác” [26, 16]. Nó khẳng định phong cách thơ Hữu Thỉnh một cách độc đáo trong nền thơ ca Việt Nam đương đại. 2.2. Những bài viết nhận xét, đánh giá chung về nhà thơ Hữu Thỉnh 1. Lưu Khánh Thơ trong bài viết “Hữu Thỉnh – một phong cách thơ sáng tạo”. Sau khi khảo sát từ tập thơ “Âm vang chiến hào”, trường ca “Sức bền của đất”, “Những người đi tới biển” đã nhận định: Thơ ông có “giọng điệu tươi mát, hồn nhiên, tinh tế”. Tác giả đã phát hiện ra ảnh hưởng của chất liệu văn hóa dân gian đến thơ Hữu Thỉnh, cùng những tìm tòi, sáng tạo của nhà thơ: “Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống dân tộc không những chỉ là ở những cách nói, cách ví von, so sánh, mà còn ở cách tư duy, liên tưởng độc đáo, ở một âm hưởng xa xôi khó nhận biết đó là nguyên nhân khiến cho Hữu Thỉnh có những câu thơ đa nghĩa, có tính hàm ẩn cao, mới lạ trong cách diễn đạt, bất ngờ trong cảm xúc” [59, 410]. Cuối cùng tác giả rút ra kết luận khá xác đáng về phong cách thơ Hữu Thỉnh: “Đằm thắm, hồn hậu, nghiêng về phía rợp mát. Cái trầm lắng yêu thương lấn át cái ồn ào sôi sục” [59, 421]. 2. Trong cuốn Thơ Việt Nam hiện đại PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã cho rằng: một trong những đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Hữu Thỉnh nói chung và trường ca nói riêng là mang đậm màu sắc dân gian. “Trong làng thơ, anh nổi tiếng là người mê và thuộc nhiều ca dao tục ngữ Hữu Thỉnh có thể nói chuyện say sưa suốt ngày về ca dao. Anh phân tích thấu đáo, cặn kẽ, hiểu biết từng cái hay, cái đẹp của những câu ca dao như một người chuyên [...]... biệt trong trường ca Hữu Thỉnh 4 Đóng góp của luận văn Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu trường ca Hữu Thỉnh, luận văn chỉ ra những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong Trường ca của ông Qua đó nhằm khẳng định những đóng góp nổi bật về mặt thể loại trường ca cho thơ ca Việt Nam hiện đại của tác giả Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm, yêu thích thơ Hữu Thỉnh nói... suy nghĩ về trường ca được viết trước 30 tháng 4 năm 1975 là bài viết công phu; ngoài việc ghi nhận những thử nghiệm về trường ca, tác giả đã phân biệt rõ trường ca với các thể tài khác, nêu lên những đặc trưng cốt yếu của trường ca, các hình thức trường ca được viết trong thời gian đó Bài viết “Thể trường ca trong thơ gần đây” được Lại Nguyên Ân viết năm 1982 Trong đó, ông xem trường ca như một thể... đến trường ca hiện đại ở ta) Như vậy các ý kiến trên đã phần nào làm sáng rõ hơn về định nghĩa trường ca nói chung và trường ca hiện đại nói riêng Trong các ý kiến về định nghĩa trường ca, chúng tôi tâm đắc với ý kiến của Đỗ Văn Khang khi ông cho rằng trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại chỉ có ý nghĩa mỹ học đầy đủ khi có tên gọi là trường ca sử thi hiện đại” [29] Đây là ý kiến xác đáng về trường. .. trong trường ca Hữu Thỉnh Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật trong trường ca Hữu Thỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỂ LOẠI TRƯỜNG CA VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH 1.1 Những tiền đề lý luận 1.1.1 Khái niệm trường ca Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm: Trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn,... trường ca với thơ dài, trường ca với truyện thơ để nói lên đặc trưng của thể loại như: Trần Ngọc Vương, Mã Giang Lân, Vũ Đức Phúc, Mai Bá Ấn Trong các bài viết này đáng chú ý nhất là ý kiến của tác giả Mai Bá Ấn Theo tác giả giữa trường ca và thơ dài cũng cần có sự khu biệt để nhận thức đầy đủ đặc trưng của từng thể loại Xu hướng trường ca hóa” các tác phẩm thơ dài sẽ hạ thấp vai trò của trường ca, ... niệm Trường ca Lại Nguyên Ân lại cho rằng trường ca là một hiện tượng giao thoa giữa tự sự và trữ tình” [2] (Bàn góp về trường ca) Tác giả Đỗ Văn Khang lại khẳng định trường ca trong văn học Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 hiện đại chỉ có ý nghĩa mỹ học đầy đủ khi có tên gọi là trường ca sử thi hiện đại” [29] (Từ ý kiến về trường ca sử thi... Nhã Theo cách gọi này thì trường ca đồng nhất với sử thi, anh hùng ca (Iliats, Ôđixê, Ramyana, Mahabharata ) hoặc các khan của Tây Nguyên Tuy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 nhiên trường ca hiện đại không thể là sự vận động tự nhiên của các trường ca trong lịch sử như sử thi, anh hùng ca Mặc dù có những điểm giao thoa song trường ca với tư cách là một thể... cả trường ca nói riêng: “Thời đại chúng ta là thời đại của các bản trường ca Thực tiễn cách mạng trên đất nước ta là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho ai muốn viết trường ca [30] Trong các kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi nhận thấy quan niệm về trường ca của tác giả Đào Thị Bình (“Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX” – LATS, 2008) là khá xác đáng: Trường. .. đều là những tài liệu bổ ích cho người nghiên cứu và người viết trường ca Đặc biệt qua đây cũng thấy được, hiện nay trường ca đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, để ý Gần đây, nghiên cứu trường ca dường như lại trở nên sôi nổi với các cuộc tọa đàm: về Trường ca Trầm tích (Hoàng Trần Cương) năm 2002, hai cuộc tọa đàm về trường ca của Trần Anh Thái; với vô số các bài viết trên mạng Internet;... 1975); Trường ca Đường tới thành phố (1979); Thơ ngắn, trường ca Từ chiến hào tới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 thành phố (1985); Khi bé Hoa ra đời (Thơ thiếu nhi, in chung - 1985); Tập thơ Thư mùa đông (1994); Trường ca biển (1994); Thơ Hữu Thỉnh (1998); Trường ca Sức bền của đất (2004); Tập thơ Thương lượng với thời gian (2005) Với các giải thưởng cao . trong các sáng tác trường ca của Hữu Thỉnh, chúng tôi chọn Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Nghiên cứu Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh giúp chúng ta có. luận về thể loại trường ca và quá trình sáng tác của Hữu Thỉnh Chương 2: Thế giới hình tượng trong trường ca Hữu Thỉnh Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật trong trường ca Hữu Thỉnh Số hóa bởi. trong trường ca Hữu Thỉnh. 4. Đóng góp của luận văn Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu trường ca Hữu Thỉnh, luận văn chỉ ra những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong Trường ca của

Ngày đăng: 16/11/2014, 15:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan