PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

63 1.4K 10
PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Trước khi tiến hành đầu tư vào bất kỳ chứng khoán nào cần phải xem xét việc đầu tư đó trong mối quan hệ so sánh với các cơ hội đầu tư khác trong nền kinh tế và trên thị trường quốc tế. Do đó cần phải tiến hành phân tích chứng khoán. Việc phân tích bao gồm: đánh giá môi trường vĩ mô, tình hình thị trường chứng khoán; phân tích ngành nghề và phân tích công ty của từng chứng khóan riêng lẻ nhằm xác định hiệu quả đầu tư có thể thu được tương ứng với mức rủi ro dự kiến.

PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Trước khi tiến hành đầu tư vào bất kỳ chứng khoán nào cần phải xem xét việc đầu tư đó trong mối quan hệ so sánh với các cơ hội đầu tư khác trong nền kinh tế và trên thị trường quốc tế. Do đó cần phải tiến hành phân tích chứng khoán. Việc phân tích bao gồm: đánh giá môi trường vĩ mô, tình hình thị trường chứng khoán; phân tích ngành nghề và phân tích công ty của từng chứng khóan riêng lẻ nhằm xác định hiệu quả đầu tư có thể thu được tương ứng với mức rủi ro dự kiến. TTCK phản ánh những gì được kỳ vọng sẽ xảy ra trong nền kinh tế. Giá trị của một khoản đầu tư phụ thuộc vào dòng tiền dự kiến và tỉ suất sinh lợi đòi hỏi. Cả hai nhân tố này đều bị tác động bởi tổng hợp rất nhiều nhân tố của môi trường kinh tế vĩ mô. Vì thế, nếu bạn muốn ước tính dòng tiền, lãi suất và phần bù rủi ro cho một chứng khoán bạn cần phải xem xét các phân tích tổng thể của nền kinh tế Phân tích chứng khoán được nhà đầu tư tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi trước khi đưa ra quyết định đầu tư bao gồm: khi nào là thời điểm thuận lợi để đầu tư; khi nào cần phải rút ra khỏi thị trường; đầu tư vào loại chứng khoán nào để phù hợp mục tiêu đề ra và giá cả thế nào? Phân tích chứng khoán chúng ta cần phải xem xét đến yếu tố môi trường kinh tế - xã hội trong quá trình phân tích. Ngoài yếu tố thứ hạng hay năng lực tiềm năng của một công ty và sự quản lý của công ty đó, môi trường vĩ mô có một vai trò quan trọng đối với sự thành công của một công ty và tỷ suất sinh lợi yêu cầu khi đầu tư vào công ty. Ví dụ về cổ phiếu của một cty sản xuất đồ nội thất gia đình lớn và hoạt động có hiệu quả nhất. Nếu bạn sở hữu những cổ phiếu này trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh, doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ tăng và do đó tỷ suất sinh lợi mà bạn nhận được chắc chắn sẽ rất cao. Ngược lại nếu bạn sở hữu những cổ phiếu này trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khi đó doanh thu và lợi nhuận của cty này có thể bị suy giảm và giá cổ phiếu của cty sẽ không tăng thậm chí giảm đi. Do đó khi đánh giá giá trị tương lai của một chứng khoán thì việc phân tích triển vọng của toàn bộ nền kinh tế, thị trường chứng khoán và của ngành mà cty đang hoạt động là rất cần thiết. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích từ trên xuống (phương pháp top- down, three- step approach), hay phân tích từ dưới lên (phương pháp bottom-up, stock picking approach) hoặc là kết hợp cả hai. Trong đó phương phàp top-down được áp dụng rộng rãi nhất. Quy trình phân tích gồm 3 bước từ tổng quát đến cụ thể. Bước 1: Xem xét ảnh hưởng của toàn bộ nền kinh tế- xã hội đối với tất cả công ty và thị trường chứng khoán, xem xét tổng quan về thị trường chứng khoán trong các ngành khác nhau và trong bối cảnh toàn cầu. Bước 2: Phân tích triển vọng của các ngành khác nhau trong môi trường đó Bước 3: Phân tích từng công ty riêng trong ngành và cổ phiếu thường của các công ty này. 1. Phân tích nền kinh tế: 1.1 Phân tích môi trường chính trị - xã hội và pháp luật: Đốivới bất kỳ một quốc gia nào, môi trường xã hội và chính trị luôn có những tác động nhất định đến hoạt động của thị trường chứng khoán nước đó, thậm chí có thể gây ra ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khóan nước khác hoặc tác động đến thị trường chứng khoán trên toàn cầu. Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị hay hệ thống pháp luật trong hay ngoài nước có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn định về thu nhập mong đợi và làm cho người đầu tư quan tâm hơn đến khỏan tiền bù đắp rủi ro (phần bù rủi ro sẽ cao). Chẳng hạn như sự bất ổn định ở Nga trong giai đọan 1993-1995 là nguyên nhân làm tăng mạnh mức bù đắp rủi ro yêu cầu của các nhà đầu tư và đưa đến hậu quả là tỷ lệ đầu tư và tiêu dùng ở Nga giảm. Ngược lại kết thúc thời kỳ chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi và cuộc bầu cử năm 1994 là một sự kiện tích cực và khiến cho hoạt động kinh tế ở nước này gia tăng mạnh mẽ và đưa thị trường chứng khoán đi lên. Khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã có tác động lan toả rất lớn đến nền kinh tế các quốc gia, tuỳ theo mức độ hội nhập của mỗi quốc gia đối với nền kinh tế toàn cầu, mà mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Nếu có một sự suy thoái kinh tế sắp xảy ra, nhà đầu tư có thể e ngại về việc đầu tư trong hầu hết những ngành của nền kinh tế. Khi đó, có thể quốc gia sẽ có tỷ trọng thấp trong danh mục tương ứng dựa trên giá trị thị trường của nó.hơn nữa dựa trên những kỳ vọng bi quan này bất kỳ các quỹ đầu tư nào đầu tư vào quốc gia đó có thể hướng đến những lĩnh vực rủi ro thấp của nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay, nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Mỹ; EU và Nhật Bản vẫn đang tiếp tục chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp: tăng trưởng kinh tế âm; sản xuất kinh doanh thu hẹp; đình trệ hoặc phá sản; tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Trong điều kiện đó, thị trường tài chính; chứng khoán của các nước liên tục giảm điểm, tạo ra tâm lý không tích cực đối thị trường, đối với nền kinh tế. Ngược lại những triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán lạc quan của một quốc gia, có thể những nhà đầu tư sẽ tăng sự phân bổ vốn tới quốc gia này. Ở Việt Nam: + Dòng vốn đầu tư gián tiếp biến động mạnh. Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán trong nước liên tục điều chỉnh, với nhiều yếu tố tác động. Trong đó việc bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường, tạo hiệu ứng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư, và làm cho thị trường liên tục giảm điểm trong thời gian qua. Việc các tổ chức tài chính –chi nhánh hoặc công ty con đang hoạt động ở Việt Nam, rút vốn về nước nhằm cứu nguy hoặc đảm bảo an toàn cho các công ty mẹ. Bên cạnh đó khủng hoảng tài chính cũng tạo tâm lý bảo toàn vốn; tâm lý nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu của các Nhà đầu tư – Đây là 02 nguyên nhân cơ bản mà nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong thời gian qua, có tác động ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong nước. + Các hoạt động đầu tư, liên kết góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược vào hệ thống ngân hàng trong nước giảm và hạn chế hơn. Tác động mang tính gián tiếp này, chủ yếu ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ của một số NHTMCP ; hoặc không đạt được theo kế hoạch kỳ vọng. Qua đó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chiến lược đổi mới công nghệ ; phát triển dịch vụ cũng như tiếp cận và học tập kinh nghiệm quản trị, quản lý ngân hàng hiện đại của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Đây là tác động tạm thời và mang tính ngắn hạn. + Đối với thị trường chứng khoán sức hấp dẫn kinh doanh trên TTCK đã giảm sút, sức nóng của TTCK giảm dần, song hầu như chỉ nhận được các giá trị ảo "tiềm năng" các cổ phiếu thưởng thay vì "tiền tươi" từ cổ tức hàng năm, quy luật lợi nhuận bình quân trong kinh tế thị trường phát huy sức mạnh của nó, tỷ suất lợi nhuận trong các lĩnh vực kinh doanh được san bằng, giá trị các chứng khoán phải trở về đúng với giá trị thực và mức sinh lãi thực của chúng (phụ thuộc vào dao động xung quanh và mức lợi nhuận bình quân xã hội trên dưới 10%/năm, chứ không phải vài trăm phần trăm và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty phát hành chứng khoán…) nghĩa là, có thể nói, giá trị các chứng khoán hiện nay là ngày càng sát hơn với giá trị thực của chúng. + Tình hình chính trị: có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán. Các yếu tố chính trị bao gồm những thay đổi về chính phủ và các họat động chính trị. Tại Mỹ khi tổng thống đưa ra những kiến nghị với quốc hội thì thị trường chứng khoán sẽ chịu tác động trừ khi những kiến nghị đó đã được dự đoán chính xác từ trước. Những kiến nghị này có thể là về sửa đổi chính sách kinh tế, chính sách thuế, chi tiêu ngân sách, quốc phòng, các kế hoạch xây dựng lớn… Các cuộc tổng tuyển cử cũng có thể gây ra sự náo động thị trường và làm cho chứng khoán giảm giá. Các cuộc mưu sát, ám sát hay tình trạng sức khỏe yếu kém của tổng thống cũng có thể là nguyên nhân gây giảm giá thị trường chứng khoán Ví dụ về mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán và bầu cử tổng thống Mỹ Jim Stack, chủ tịch của hãng nghiên cứu đầu tư Investech Research trong "The Big Interview" cho biết nghiên cứu lịch sử chỉ ra rằng thị trường chứng khoán tăng điểm trước ngày bầu cử là dấu hiệu tốt cho tổng thống đương nhiệm.Theo ông Stack, nếu thị trường chứng khoán tăng trong 2 tháng trước ngày bầu cử (từ hôm nay 6/9 đến ngày 6/11) có thể dự báo chính xác đến 90% đảng cầm quyền sẽ giữ lại được chiếc ghế Nhà Trắng. Ngược lại, "thị trường chứng khoán đi xuống báo hiệu nền kinh tế suy yếu và tâm lý của các nhà đầu tư lo ngại hơn, khiến ông Obama có thể để mất chiếc ghế Nhà Trắng về tay đảng Cộng hòa", ông Stack cho biết.Chủ tịch Stack lưu ý rằng người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11 tới sẽ phải đối mặt với việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, mối quan tâm không chỉ của nước Mỹ mà còn của toàn cầu."Thị trường chứng khoán tăng có thể bộc lộ những nguy cơ về mất cân bằng và những vấn đề về tiền tệ hoặc kinh tế. Hiện tại, mặc dù tăng trưởng kinh tế Mỹ đang suy giảm và thị trường chứng khoán bộc lộ nhiều điểm yếu kỹ thuật nhưng điểm bất thường là thị trường chứng khoán vẫn không có dấu hiệu giảm", ông Stack cho biết. Tương tự với quan điểm của chủ tịch Stack, nhà kinh tế cấp cao Paul Dales tại Capital Economics cho rằng ông Obama vẫn sẽ giữ chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 2 nếu chỉ số S&P 500 duy trì trên 1.200 điểm cho đến khi cử tri Mỹ đi bỏ phiếu. "Mối tương quan chặt chẽ giữa cơ hội tái đắc cử của đương kim tổng thống Obama và chỉ số S&P 500 cho thấy thị trường chứng khoán ủng hộ đảng Dân chủ cầm quyền", nhà phân tích Dales cho biết."Cơ hội tái đắc cử của ông Obama cũng như chỉ số S&P, đều được thúc đẩy bởi sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Dựa trên mối tương quan này, ông Obama được mong đợi sẽ trở thành chủ nhân của chiếc ghế Nhà Trắng lần thứ 2, miễn là chỉ số S&P vẫn ở trên 1.200 điểm", ông Dales nói thêm. Hoặc là thay đổi chính trị làm cho nhiều quy định và sự kiểm soát của chính phủ trong một số ngành được thắc chặt và một số quy định trong các ngành khác lại được nới lỏng. Chúng đều có tác động lớn tới kết quả kinh doanh của ngành, của mỗi công ty và không có gì để đảm bảo rằng việc thắc chặt hay nới lỏng này sẽ tạo ra tác động tích cực hay tiêu cực cho nền kinh tế. +Môi trường pháp luật: cũng là yếu tố cơ bản gây tác động đến thị trường chứng khoán. Các cơ quan chính phủ tác động đến TTCK bằng luật. Chẳng hạn những quy định về giá cả dịch vụ sẽ gây tác động trực tiếp tới ngành dịch vụ công cộng. Luật chống độc quyền thường làm giảm giá chứng khoán của các công ty mà nó điều chỉnh. Luật thâu tóm sáp nhập công ty có thể gây tác động tiêu cực hoặc tích cực đến một nhóm các công ty. Do vậy môi trường pháp lý cần được xem xét theo các góc độ như sau: • Hệ thống hành lang pháp lý của TTCK được xây dựng như thế nào? Có đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư hay không? • Các luật pháp khác liên quan có chồng chéo mâu thuẫn không? • Khả năng thực thi luật pháp thế nào? • Những mặt khuyến khích, ưu đãi và hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật. • Sự ổn định của hệ thống pháp luật, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng đến TTCK. 1.2 Phân tích các ảnh hưởng kinh tế vĩ mô: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không những có mối quan hệ mạnh mẽ giữa giá cổ phiếu và nền kinh tế mà còn cho thấy rằng giá chứng khoán thường thay đổi phù hợp trước những gì nền kinh tế sẽ xảy ra. Có 2 lí do để giải thích tại sao giá chứng khoán có tính chất dự báo đối với nền kinh tế. Một là, giá chứng khoán phản ánh kì vọng của thu nhập, cổ tức và lãi suất . Khi nhà đầu tư nỗ lực ước tính những giá trị này trong tương lai, quyết định về giá chứng khoán của họ phản ánh kì vọng của nền kinh tế trong tương lai. Hai là, TTCK phản ứng với nhiều chuỗi chỉ tiêu dự báo khác như TNDN, lợi nhuận biên tế, lãi suất và tốc độ tăng trưởng của cung tiền. Những chỉ tiêu này thường có ý nghĩa dự báo cho nền kinh tế, nên khi nhà đầu tư điều chỉnh giá chứng khoán để phản ánh kì vọng của họ cho những chỉ số dự báo này, họ cũng tác động đến giá CK trên thị trường. Các điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ quyết định rủi ro chung của thị trường mà trong lý thuyết đầu tư gọi là rủi ro hệ thống. Rủi ro này tác động đến toàn bộ thị trường, đến tất cả mọi chứng khoán mà bản thân từng doanh nghiệp, hay từng ngành không thể tránh được.Do các điều kiện kinh tế vĩ mô quyết định rủi ro hệ thống nên chúng sẽ quyết định xu thế đại thể của thu nhập trong đầu tư chứng khoán. Ví dụ trong khủng hoảng kinh tế, đầu tư vào TTCK có nhiều khả năng sẽ bị lỗ và ngược lại khi kinh tế phát triển tốt thì có nhiều hi vọng sẽ thu được lợi nhuận cao trên thị trường chứng khoán. Biến động của TTCK có mối liên quan chặt chẽ tới nền kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, giá của hầu hết trái phiếu được quyết định bởi khung lãi suất của thị trường mà khung lãi suất này lại bị tác động của hoạt động kinh tế nói chung và chính sách lãi suất của NHTW. Chính sách tài chính, ngân sách và chính sách tiền tệ của chính phủ có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một nước. Các điều kiện về kinh tế do các chính sách này tác động sẽ ảnh hưởng tới tất cả các ngành và các công ty trong nền kinh tế. Miễn giảm thuế hay tăng, bổ sung các khỏan thuế, tăng hay giảm chi tiêu của chính phủ cho quốc phòng, BHXH, xây dựng đường xá… cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của những cty có liên quan nói riêng Chính sách tiền tệ cũng tạo ra những thay đổi kinh tế tương tự. Một chính sách tiền tệ thắt chặt với với tốc độ cung tiền giảm sẽ làm giảm việc cung cấp vốn lưu động và hạn chế việc mở rộng sản xuất, kinh doanh đối với tất cả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một chính sách tiền tệ thắt chặt với lãi suất định trước có thể làm tăng lãi suất thị trường và do đó chi phí công ty tăng lên. Chịu ảnh hưởng từ những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô, cùng với đó là tác động trực tiếp của chính sách thắt chặt tiền tệ, đặc biệt chủ trương cắt giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phí sản xuất trên tổng dư nợ của ngành ngân hàng, đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam đang trở nên kém hấp dẫn hơn bao giờ hết khi các chỉ số liên tục lao dốc. Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, năm 2011 là một trong những năm khó khăn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam và thậm chí còn khó khăn hơn năm 2008 khi thế giới đối mặt với khủng hoảng tài chính. Cũng theo ông Nghĩa, thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay đã chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất ổn của kinh tế vĩ mô. Đồng thời nó cũng chịu những tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ thắt chặt, đặc biệt là chủ trương cắt giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất trên tổng dư nợ của ngành ngân hàng.Công nhận những khó khăn này đang tác động lên thị trường chứng khoán, bà Vũ Thị Kim Liên, phó chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho rằng, những bất ổn từ bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang gặp khó khăn thì chứng khoán đã phản ánh khá xác thực tình hình Khi phân tích một nền kinh tế nhất thiết phải xem xét lãi suất. Mặt khác yếu tố lạm phát cũng đóng vai trò không kém vì nó dẫn đến sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và Lãi suất thực, thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Thêm vào đó, sự thay đổi không mong đợi của tỷ lệ lạm phát sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới của doanh nghiệp. Không những thế, tỷ lệ lãi suất và tỷ lệ lạm phát khác nhau còn tác động đến khâu thanh toán giữa các nước và tỷ giá hối đoái. Có nhiều nhân tố vĩ mô cơ bản tác động trực tiếp tới các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán như: + Tổng sản phần quốc dân (GDP): Là tổng giá trị SP hàng hóa dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh thể hịên một nền kinh tế phát triển tạo nhiều cơ hội cho công ty tăng doanh số bán hàng, phát triển kinh doanh. Đây là đầu ra của nền kinh tế và là sản lượng sản xuất của nền kinh tế. Ngoài ra còn phải xem xét các chỉ tiêu khác như : CPI, FDI, cán cân thương mại, thu ngân sách… GDP quý 1/2012 chỉ tăng khoảng 4% Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29.3, do hầu hết các ngành, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nên tăng trưởng kinh tế trong quý 1/2012 đạt thấp, tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011, thấp hơn mức tăng 5,57% của cùng kỳ năm trước. Một chỉ số hết sức quan trọng là sản xuất công nghiệp ngành chế biến đang sụt giảm rất mạnh, nếu cùng kỳ năm 2010 tăng 10,6% và 2011 tăng 13,4% thì quý 1 năm nay chỉ tăng 3,2%. Nguyên nhân chính do hoạt động sản xuất, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, kéo theo hàng tồn kho công nghiệp chế biến tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng đã giảm từ mức 5,5% trong quý IV/2011 xuống mức 2,9% trong quý I/2012, trong đó các ngành xây dựng có mức giảm tới -3,85% do chịu tác động mạnh mẽ của các điều kiện thắt chặt tín dụng. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đã giảm từ mức 7% trong quý IV/2011 xuống mức 5,3% trong quý I/2012 và trong đó, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản chịu tác động nặng nề nhất của chính sách tiền tệ thắt chặt Tăng trưởng GDP quý 3: 5.35%, GDP 9 tháng: 4.73% So với mức tăng trưởng hai quý đầu năm (quý 1: 4%, quý 2: 4.66%), GDP quý 3 đã có chiều hướng đi lên và tăng mạnh 5.35%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, GDP ước tăng 4.73% so với cùng kỳ năm trước, chỉ nhỉnh hơn so với năm khủng hoảng 2009 và thấp hơn nhiều so với hai năm 2010 và 2011. Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị GDP) chỉ tăng 4.8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điểm tích cực là chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tiếp tục đà sụt giảm khi tính đến thời đểm 01/09 chỉ còn tăng 20.4% so với cùng thời kỳ năm trước. +Việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp đo lường mức độ nền kinh tế đang hoạt động với khả năng cao nhất hay chưa. Năm 2012 hàng triệu người có thể thất nghiệp. [...]... đốn tình hình kinh tế và xu hướng thị trường: Như đã nêu trên, mơi trường kinh tế vĩ mơ quyết định xu thế chung của thị trường chứng khốn Thơng thường khi nền kinh tế phát triển tốt, thị trường chứng khốn đi lên và ngược lại khi kinh tế vĩ mơ sa sút, rõ nét nhất là trong khủng hỏang kinh tế thì thị trường đi xuống  TTCK và cuộc khủng hoảng: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, giá trị tất cả cổ... kiếm các cơ hội đầu tư trên thị trường mà khơng phân tích xu hướng thị trường hoặc khơng biết cách phân tích xu hướng thị trường chính xác Theo thống kê, ¾ cổ phiếu đi theo xu hướng thị trường chung, nghĩa là 75% khả năng NĐT sẽ lựa phải cổ phiếu rớt giá nếu thị trường đang xu hướng giảm.Do vậy, phân tích xu hướng thị trường và mua vào khi xu hướng thị trường tăng, đối với thị trường giảm thì đứng ngòai... 2.3.1 Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) Phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân tích từ nhân tố vĩ mơ đến nhân tố vi mơ có ảnh hưởng đến cổ phiếu (thường gọi là phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ như sau: Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mơ Phân tích thị trường tài chính - chứng khốn Phân tích ngành mà cơng ty đang hoạt động Phân tích cơng ty Phân tích cổ phiếu Phân tích. .. ACB vẫn mất 32% và 27%, xuống 16.500 đồng/cp và 14.400 đồng/cp, CTG và SHB giảm 15% và 12%, VCB, STB, MBB và NVB giữ được giá, chỉ giảm từ 6-9% 2.3 Các cơng cụ phân tích thị trường chứng khốn: Đến nay người ta đã tổng kết lại rằng có hai phương pháp phân tích đã được sử dụng một cách phổ biến tại hầu hết các thị trường chứng khốn (TTCK) trên thế giới, đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Tuy... nay của Trung Quốc được dự đốn sẽ là 9%./ 2 Phân tích thị trường chứng khốn: Giai đoạn 2008 – 2012: Giai đoạn thị trường tự điều chỉnh Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thối, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta Chịu ảnh hưởng... tự khác nhau Thực tế trên các thị trường chứng khốn thế giới cho thấy có những giai đoạn nền kinh tế phát triển rất mạnh nhưng thị trường chứng khốn lại đi xuống và ngược lại Biến động giá cổ phiếu đơi khi xảy ra trước biến động nền kinh tế, đơi khi xảy ra sau Kinh tế diễn biến theo chu kỳ và chẳng chu kỳ nào giống chu kỳ nào một cách hồn tồn Trong một chu kỳ, các hoạt động kinh tế cũng khơng tăng... hợp nền kinh tế (5) Recovery - mua tăng, GDP trở lại đỉnh cao trước đây của nó Sử dụng chu kỳ kinh doanh để dự đốn thị trường • Mối quan hệ hàng đầu hiện hữu giữa giá thị trường chứng khốn và nền kinh tế • Thị trường có thể dự đốn bằng các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh hay khơng? • Xem xét các bước ngoặt chu kỳ kinh doanh tốt sẽ đưa ra được lời khun hữu ích trước khi chúng xảy ra • Lợi nhuận của chứng. .. cơng ty và mức trả cổ tức là những chỉ số kinh tế có độ trễ vì chúng cũng tăng, giảm cùng với nhịp độ kinh doanh nhưng coa điểm hoặc điểm đáy của chúng thường xảy ra sau diễn biến chung của nền kinh tế vài tháng Vì vậy, các nhà đầu tư ln ln cố gắng dự đốn tình hình kinh tế để tìm ra những đỉnh điểm của chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường chứng khốn đúng lúc và kịp thời... nhằm cứu nguy kinh tế Hơn nữa, mặc dù Liên minh châu Âu (EU) đã chi ra nhiều tỉ USD để cứu nền kinh tế Hy Lạp, song các chun gia tài chính và kinh tế Đức vẫn nhận định Hy Lạp có nguy cơ bị phá sản; trong khi đó, kinh tế Italia tiếp tục "u ám" vì điểm tín dụng của nước này bị hạ thấp Tình trạng trên đã tác động mạnh đến nền kinh tế châu Á Vào ngày 12/9, giá chứng khốn tại tất cả các thị trường đều giảm... chu kỳ kinh doanh lên đỉnh (xuống đáy) • Nếu nhà đầu tư có thể nhận ra mức đáy của nền kinh tế trước khi nó xảy ra, một thị trường gia tăng có thể dự đốn được • Chuyển đổi sang cổ phiếu, hết tiền mặt • Khi nền kinh tế phục hồi, giá chứng khốn có thể xuống cấp độ hoặc thậm chí suy giảm • Dựa vào q khứ, Tỷ lệ P/E thị trường thường tăng trước khi kết thúc sự suy thối 1.3 Dự đốn tình hình kinh tế và xu . đáy vào ngày 27/08/2 010 với 423,1 điểm, và 22/11/2 010 tại mức 422,71 điểm, và so với mức đỉnh điểm 548,75 điểm ngày 05/05/2 010 thì nó giảm gần 23%. Bước sang năm 2 012, nền kinh tế vĩ mô trong. động kinh tế nói chung và chính sách lãi suất của NHTW. Chính sách tài chính, ngân sách và chính sách tiền tệ của chính phủ có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một nước. Các điều kiện về kinh. cùng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh thể hịên một nền kinh tế phát triển tạo nhiều cơ hội cho công ty tăng doanh số bán hàng, phát triển kinh doanh. Đây là đầu ra của nền kinh tế và

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:34

Mục lục

  • 2.1.2 Chức năng của TTCK

    • 2.1.2.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

    • 2.1.2.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

    • 2.1.2.3 Tạo tính thanh khoản cho các CK

    • 2.1.2.4 Đánh giá hoạt động của DN

    • 2.1.2.5 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

    • 2.1.3 Phân loại TTCK

      • 2.1.3.1 Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán

      • 2.1.3.2 Căn cứ vào phương diện pháp lý của hình thức tổ chức thị trường

      • 2.1.3.3 Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên TTCK

      • 2.1.4 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK

      • Thị trường CK hoạt động theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:

        • 2.1.4.1 Nguyên tắc trung gian

        • 2.1.4.2 Nguyên tắc đấu giá

        • 2.1.4.3 Nguyên tắc công khai

        • 2.1.4.4 Nguyên tắc công bằng

        • 2.1.4.5 Nguyên tắc tập trung

        • a. Giai đoạn 2000 – 2005: Giai đoạn sơ khai của TTCK VN

        • 2.3.1 Thành tựu của thị trường CK Việt Nam

        • 2.3.2 Hạn chế của thị trường CK Việt Nam

        • 2.4 Thị trường UPCoM: “ Sân chơi” an toàn nhưng chưa hấp dẫn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan