Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên

85 951 5
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ ĐÌNH NGHIÊM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Mã số : 66 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 09 năm 2012 Ngƣời viết cam đoan Hà Đình Nghiêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong và ngoài trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông - Giảng viên khoa Tài nguyên & Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, phòng quản lý Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và trung tâm của Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên cùng các cô, chú, anh, chị trong ban quản lý đô thị thị xã Sông Công và phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Sông Công đã hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 09 năm 2012 Tác giả luận văn Hà Đình Nghiêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Ý nghĩa của đề tài 2 3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 1.1.1. Khái niệm chất thải 3 1.1.2. Khái niệm chất thải rắn 3 1.1.3. Các nguồn phát thải và các dạng CTR 4 1.1.4. Phân loại chất thải rắn 6 1.1.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 7 1.2. Cơ sở pháp lí của đề tài 8 1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 10 1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng 10 1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất 11 1.3.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước 11 1.3.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí 12 1.3.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị 12 1.3.6. Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh 12 1.4. Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH trên thế giới và ở Việt Nam 13 1.4.1. Hiện trạng quản lý, xử lý RTSH trên thế giới 13 1.4.2. Tình hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 16 1.4.3. Tình hình quản lý, xử lý RTSH tại tỉnh Thái Nguyên 25 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 30 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 30 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài 30 2.3. Nội dung nghiên cứu 30 2.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Sông Công 30 2.3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị xã Sông Công 30 2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thị xã Sông Công 30 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu 30 2.4.1. Phương Pháp thu thập số liệu thứ cấp 30 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 31 2.4.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 31 2.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 31 2.4.5. Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn 32 2.4.6. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải 32 2.4.7. Phương pháp phân tích số liệu 34 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Sông Công 35 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 35 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 38 3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị xã Sông Công 45 3.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công 45 3.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.2.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công 51 3.2.4. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công 61 3.2.5. Đánh giá lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường từ rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công 63 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thị xã Sông Công 64 3.3.1. Thuận lợi 64 3.3.2. Một số tồn tại 65 3.4. Đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 1. Kết luận 70 2. Kiến nghị 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BKHCNMT : Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường BXD : Bộ xây dựng CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CT/TW : Chỉ thị/Trung ương CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt NĐ-CP : Nghị định-Chính phủ ONMT : Ô nhiễm môi trường QĐ : Quyết định RTPS : Rác thải phát sinh RTSH : Rác thải sinh hoạt TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP : Thành phố TT : Thông tư TTLT : Thông tư liên tịch TX : Thị xã UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước 16 Bảng 1.2: Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số đô thị hiện nay 18 Bảng 1.3: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2008 20 Bảng 1.4: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2009 21 Bảng 1.5: Lượng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên 26 Bảng 1.6: Lượng RTPS từ các nguồn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 29 Bảng 3.1: Dân số tại các phường, xã trên địa bàn thị xã Sông Công 39 Bảng 3.2: Kết quả phát triển kinh tế các ngành của thị xã Sông Công 43 Bảng 3.3: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân trên địa bàn thị xã Sông Công 46 Bảng 3.4: Lượng RTPS từ các nguồn khác nhau trên địa bàn thị xã Sông Công 48 Bảng 3.5: Ước tính lượng rác thải phát sinh/năm trên địa bàn thị xã Sông Công 49 Bảng 3.6: Thành phần của rác thải sinh hoạt tại thị xã Sông Công 50 Bảng 3.7: Danh sách phòng ban và số lượng nhân viên của Công ty Môi trường và Công trình đô thị thị xã Sông Công 52 Bảng 3.8: Hiện trạng phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của Ban quản lý thị xã Sông Công 53 Bảng 3.9: Khối lượng rác được thu gom trên thị xã Sông Công 54 Bảng 3.10: Tỷ lệ rác được thu gom về nơi xử lý tập trung trên địa bàn 55 Bảng 3.11: Mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn 60 Bảng 3.12: Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt 61 Bảng 3.13: Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt 62 Bảng 3.14: Giá mua một số thành phần rác để tái chế trên địa bàn Sông Công 63 Bảng 3.15: Ước tính giá trị kinh tế từ rác thải sinh hoạt 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 5 Hình 3.1: Biểu đồ lượng rác thải phát sinh từ hộ dân 47 Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải tại thị xã Sông Công 50 Hình 3.3: Tỷ lệ phát sinh và thu gom rác của các phường, xã trên địa bàn 55 Hình 3.4: Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTR sinh hoạt 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chất thải rắn sinh hoạt hiện đang là một trong những nguồn lớn gây ra ô nhiễm môi trường. Quản lý rác thải là một trong những vấn đề bức xúc tại khu vực đô thị và công nghiệp tập trung ở nước ta. Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt ngày càng được nhà nước, xã hội và cộng đồng quan tâm. Thị xã Sông Công được xây dựng vào năm 1985 dựa trên cơ sở nâng cấp từ thị trấn Gò Đầm trước đây, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam trên tuyến đường quốc lộ 3 từ Thái Nguyên đi Hà Nội. Thị xã Sông Công là trung tâm văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật của khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên và là trung tâm cơ khí lớn nhất toàn quốc. Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, bằng sự cố gắng nỗ lực của mình cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, thị xã đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã kí quyết định số 925/QĐ-BXD công nhận thị xã Sông Công là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho thị xã bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh là vấn đề rác thải sinh hoạt ngày càng tăng nhanh chóng. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chúng đang là vấn đề nhức nhối không chỉ của riêng cấp quản lý mà còn là mối quan tâm của cộng đồng dân cư. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã còn nhiều vướng mắc và tồn tại. Xuất phát từ thực tế trên được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng quản lý đào tạo Sau Đại học, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông em tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... phát sinh, số lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các phường, xã trên địa bàn thị xã Sông Công Đánh giá công tác quản lý CTR sinh hoạt của thị xã Sông Công: Công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý CTR sinh hoạt Đề xuất các giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường trên. .. địa bàn thị xã Sông Công 3 Ý nghĩa của đề tài 3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Đây là điều kiện giúp học viên hiểu rõ về thực trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt và vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế, là tài liệu tốt cho các nhà quản lý môi trường tham khảo 3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn Đánh giá đúng hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị xã Sông Công - tỉnh. .. quản lý rác thải sinh hoạt tại thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên Đánh giá được những mặt tích cực và những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý CTR sinh hoạt Từ đó, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI... thải vào các ao, sông, rạch Năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các quận nội thành nhìn chung khá tốt; nhưng đối với các quận, huyện ngoại thành (Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh ) việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả chưa cao Tại TP Hồ Chí Minh: Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường,... và xử lý chôn lấp rác thải đô thị - Quyết định số 808/QĐ-UBND ngày 15/8/2003 của Chủ tịch UBND TP Thái Nguyên về việc quản lý rác thải và nước thải trên địa bàn - Quyết định số 1672/2007/QĐ-UBND ngày 22/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh bổ xung, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn TP Thái Nguyên - Nghị định số 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về ưu đãi, hỗ trợ hoạt. .. thải công nghiệp: Phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công  Phân loại theo trạng thái chất thải - Chất thải trạng thái rắn: Bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải nhà máy chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, hóa chất đơn nhựa, thủy tinh, vật liệu xây dựng…) - Chất thải lỏng: Nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước thải nhà máy sản xuất giấy và vệ sinh công. .. sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy.…(GS.TS Nguyễn Đình Hương, 2003) [13] 1.1.2 Khái niệm chất thải rắn Tại điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 về quản lý chất thải rắn [19] - Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ,... chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người - Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác - Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt động cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng - Phế liệu là sản phẩm,... trường 1.4.3 Tình hình quản lý, xử lý RTSH tại tỉnh Thái Nguyên Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2004-2005 [27], với dân số khoảng gần 1,1 triệu người, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 488.608 tấn/ngày, trong đó phát sinh từ khu vực thành thị là 150.636 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 337.972 tấn/ngày Lượng chất thải rắn của tỉnh Thái Nguyên như sau: Số... nhau, theo tỉ lệ như sau: chất thải sinh hoạt chiếm 44%, chất thải y tế 1 %, chất thải công nghiệp chiếm 55% [35] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 Hiện trạng về CTR ở đô thị Việt Nam (bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải y tế) giống như tình trạng CTR ở đô thị của các nước phát triển trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá Nghĩa là . HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ ĐÌNH NGHIÊM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN. và xử lý CTR sinh hoạt. Đề xuất các giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường trên. gốc phát sinh, số lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các phường, xã trên địa bàn thị xã Sông Công. Đánh giá công tác quản lý CTR sinh hoạt của thị xã Sông Công: Công tác

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan