Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh

106 828 2
Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHAN THỊ THANH HƢƠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM - QUẢNG NINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN ĐỨC TRÍ THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong qúa trình học tập và nghiên cứu chương trình sau đại học, chuyên ngành Quản lý Giáo dục tại Khoa tâm lý giáo dục - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên nói chung và quá trình làm luận văn tốt nghiệp nói riêng, em đã được đón nhận sự tận tình giúp đỡ của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài khoa tâm lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất về sự giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy - PGS. TS Nguyễn Đức Trí, mặc dù thầy phải đối diện với căn bệnh hiểm nghèo, nhưng thầy đã cố gắng chiến thắng bệnh tật, tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh, gia đình, bạn bè, tập thể lớp Cao học quản lý giáo dục - khóa 18 đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, vật chất, tinh thần trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, cô giáo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiên hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012 TÁC GIẢ Phan Thị Thanh Hƣơng i MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục i Danh mục các bảng, biểu đồ v MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 3 6. Phạm vi nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc luận văn 4 PHẦN NỘI DUNG 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 5 1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu 5 1.2. Lý luận chung về quản lý 6 1.2.1. Khái niệm quản lý 6 1.2.2. Chức năng của quản lý 8 1.2.3. Khái niệm quản lý giáo dục 11 1.2.4. Quản lý nhà trường 13 1.3. Khái niệm nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 14 1.3.1. Nghiệp vụ sư phạm 14 1.3.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 15 1.3.3. Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 17 ii 1.4. Giáo viên dạy nghề và quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề 20 1.4.1. Khái niệm giáo viên 20 1.4.2. Khái niệm giáo viên dạy nghề 21 1.4.3. Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề 22 1.5. Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh 23 1.5.1. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề 23 1.5.2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề 24 1.5.3. Quản lý nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề 26 Kết luận chương 1 28 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM - QUẢNG NINH 29 2.1. Khái quát về trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh 29 2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của trường 29 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường 30 2.1.3. Hoạt động đào tạo 31 2.1.4. Thực trạng về chất lượng giáo viên của trường CĐNMHC - QN 33 2.1.5. Cơ sở vật chất, thiết bị và chương trình, giáo trình, đồ dùng phương tiện dạy học 37 2.2. Thực trạng các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh 39 iii 2.2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm 39 2.2.2. Thực trạng các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm 47 2.3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý công tác BDNVSP cho giáo viên trường CĐNMHC - QN 63 Kết luận chương 2 65 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM - QUẢNG NINH 67 3.1. Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp 67 3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống 67 3.1.2. Nguyên tắc tính kế thừa 68 3.1.3. Nguyên tắc tính toàn diện 68 3.1.4. Nguyên tắc tính chất lượng 68 3.1.5. Nguyên tắc tính hiệu quả 69 3.2. Các giải pháp quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh 70 3.2.1. Đổi mới quản lý tuyển chọn, sử dụng giáo viên và cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề 70 3.2.2. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hơn nữa hình thành kỹ năng thực hành nghề cho học sinh 74 3.2.3. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo 77 3.2.4. Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho dạy học gắn liền với thực hành nghề 80 3.2.5. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên 82 iv 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất 84 3.4. Khảo nghiệm tính khả thi, cần thiết của các giải pháp quản lý đề xuất 87 Kết luận chương 3 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 1. Kết luận 94 2. Kiến nghị 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng số 1: Phân biệt khái niệm thuật ngữ 16 Bảng số 2. Thống kê trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên 34 Bảng số 3. Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên 35 Bảng số 4. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HSSV về chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường 37 Bảng số 5. Đánh giá thực trạng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề 40 Bảng số 6. Đánh giá thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn của giáo viên 42 Bảng số 7. Đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên 43 Bảng số 8. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch giảng dạy 48 Bảng số 9. Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên 50 Bảng số 10. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học 52 Bảng số 11. Thực trạng quản lý sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 54 Bảng số 12: Thực trạng quản lý chỉ đạo sử dụng đồ dùng, thiết bị, vật tư phục vụ dạy học 56 Bảng số 13.Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 58 Bảng số 14. Thực trạng quản lý hướng dẫn học sinh thực tập tại các đơn vị sản xuất 60 Bảng số 15: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất 88 Bảng số 16. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất 91 Biểu đồ 1: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất 92 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia trong việc phát triển. Chính trong cuộc đua tranh mới này, các nước đều tìm kiếm con đường phát triển cho riêng mình, có thể dựa vào nguồn vốn đầu tư, dựa vào tài nguyên, dựa vào lợi thế địa lý - chính trị - kinh tế. Nhưng có thể khẳng định rằng, hầu hết các quốc gia đều thống nhất: nguồn lực con người là quan trọng nhất và giáo dục là con đường cơ bản nhất để phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Là một nước đang phát triển, nên ở Việt Nam nguồn lực con người càng trở nên quý báu và giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong khi các nguồn lực khác còn hạn hẹp. Vì thế, quan điểm “phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” được Đảng ta xác định là một trong năm quan điểm phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, để thực hiện được tư tưởng chỉ đạo chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa” [14, tr 30]. Chính vì vậy giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, là “quốc sách hàng đầu”. Được thiên nhiên ưu đãi về địa hình, Quảng Ninh (QN) là một tỉnh hội tụ tất cả những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Là tỉnh công nghiệp - dịch vụ phía Đông Bắc Bộ, QN có 3 thành phố, 10 huyện và 1 thị xã có tiềm năng kinh tế lớn nên nguồn nhân lực lao động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm qua, do quan niệm của xã hội vẫn quan tâm đến việc học Đại học, chưa quan tâm đến việc học 2 nghề nên thiếu nguồn lao động có tay nghề cao. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của cả nước - nói chung, của tỉnh QN - nói riêng. Sau 25 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục trong cả nước và tỉnh QN đã thu được những thành tựu nhất định. Đặc biệt giáo dục dạy nghề đã có được sự quan tâm của xã hội. Hiện nay, QN là một trong những tỉnh có hệ thống trường dạy nghề phát triển mạnh với 01 trường Đại học có dạy nghề, 5 trường Cao đẳng nghề, 2 trường Trung cấp nghề và nhiều cơ sở đào tạo nghề khác, đào tạo các hệ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Tuy vậy, sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục dạy nghề nói riêng ở QN còn tồn taị nhiều mặt yếu kém, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, do đó cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Là trường Cao đẳng nghề đầu tiên ở nước ta, trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm (CĐNMHC) là một trường lớn trực thuộc tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vincomin), đóng trên địa bàn tỉnh QN. Trước yêu cầu phát triển giáo dục và những thay đổi nhanh của môi trường kinh tế xã hội, công tác quản lý, giảng dạy của đội ngũ giáo viên của nhà trường trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên trong quá trình quản lý, giảng dạy đội ngũ giáo viên nhà trường đã bộc lộ nhiều tồn tại. Đội ngũ giáo viên của Nhà trường còn có những người yếu kém về nghiệp vụ sư phạm, năng lực chuyên môn, tay nghề… dẫn đến chất lượng quản lý, giảng dạy còn chưa đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển nhà trường. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này là công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (BDNVSP) của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp cao học của tôi. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất các giải pháp quản lý công tác BDNVSP cho giáo viên ở trường CĐNMHC - QN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với thực tiễn của một tỉnh công nghiệp - dịch vụ phía Đông Bắc Bộ. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề. - Đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh. - Nghiên cứu để đề xuất các giải pháp quán lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về quản lý, BDNVSP cho giáo viên trường Cao đẳng nghề. - Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng công tác BDNVSP cho giáo viên trường CĐNMHC - QN. - Đề xuất các giải pháp quản lý công tác BDNVSP cho đội ngũ giáo viên trường CĐNMHC - QN đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. 5. Giả thuyết khoa học - Nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên của trường CĐNMHC - QN còn thấp vì vậy ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo nghề của nhà trường. - Cần phải xây dựng các giải pháp quản lý công tác BDNVSP cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường một cách đồng bộ, toàn diện sẽ nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng với sự phát triển của nhà trường. [...]... Chương 2: Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hổng Cẩm - Quảng Ninh Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Quảng Ninh 5 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1 Sơ lƣợc lịch... theo của luận văn 29 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM - QUẢNG NINH 2.1 Khái quát về trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh 2.1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của trường Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh có trụ sở chính tại phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Được thành lập theo quyết định số 1012/QĐ-BLĐTBXH... nghề nghiệp và tác phong sư phạm của giáo viên dạy nghề 27 1.5.3.2 Các nội dung của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cần bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề + Khối kiến thức: bắt buộc Tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi Giao tiếp sư phạm Lý luận và phương pháp sư phạm dạy nghề Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề Kiểm tra và đánh giá trong trường dạy nghề. .. dưỡng, rèn luyện 2 Tiêu chuẩn 2: Nghiên cứu khoa học 23 1.5 Quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh 1.5.1 Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề Khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của nền kinh tế thế giới WTO thì vấn đề toàn cầu hóa đã trở thành thời cơ và thách thức của nền kinh tế đất nước Cùng với... ngành; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao; c) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao; d) Trường hợp giáo viên dạy nghề quy... nghề. ” 15 Sư phạm: Khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học Vậy, nghiệp vụ sư phạm là gì? Nghiệp vụ sư phạm là một khoa học nhằm bồi dưỡng và giảng dạy những chuyên môn riêng cho từng ngành, nghề khác nhau, cung cấp những kĩ năng, phương pháp truyền thụ sư phạm, giao tiếp, ứng xử sư phạm Đó chính là công việc dạy học và giáo dục của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp của mình Nghiệp vụ. .. phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên để hiệu quả công việc đạt cao nhất 1.3.3 Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm BDNVSP là một hoạt động cơ bản trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên BDNVSP có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phẩm chất, và năng lực nghề nghiệp Người quản lý công tác BDNVSP phải tạo điều kiện cho giáo viên rèn luyện, bồi dưỡng BDNVSP được tiến hành bằng... năng nghề Người giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đa dạng của mình Để làm được điều đó, nhiệm vụ cần thiết là phải BDNVSP cho giáo viên dạy nghề 1.5.3 Quản lý nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề 1.5.3.1 Mục tiêu bồi dưỡng + Về kiến thức: Người được bồi dưỡng có được những hệ thống kiến thức về Tâm lý học sư phạm, ... Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nâng cấp từ trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm (năm 2006) Tiền thân của Trường dựa trên sự sáp nhập 07 trường bao gồm các Trường: Trường Lái xe Mỏ (năm 1960); Trường Bồi dưỡng cán bộ tại chức Công ty Than Hồng gai; Trường Kỹ thuật Nấu ăn; Trường Công nhân kỹ thuật Mỏ; Trường Công nhân kỹ thuật Xây dựng Mỏ; Trường Đào tạo Nghề Mỏ; Trường Đào tạo Nghề Mỏ Hòn... tốt nhiệm vụ của giáo dục Quản lý nhà trường trong hoạt động BDNVSP, người quản lý phải là người thầy giáo giỏi, có trình độ chuyên môn vững vàng, có kiến thức sâu rộng và phải nắm chắc các nội dung, yêu cầu và quy trình đào tạo của việc dạy nghề cho học viên 1.3 Khái niệm nghiệp vụ sƣ phạm và bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm 1.3.1 Nghiệp vụ sư phạm Nghiệp vụ: Từ điển tiếng Việt: Nghiệp vụ là công việc . nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh 39 iii 2.2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng. trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hổng Cẩm - Quảng Ninh Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan