Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean

96 378 2
Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Asean

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ THÙY LƢƠNG CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MỘT SỐ NƢỚC ASEAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Thái Nguyên – 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ THÙY LƢƠNG CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MỘT SỐ NƢỚC ASEAN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Quốc Tiến Thái Nguyên – 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Không có một quốc gia nào phát triển phồn vinh khi vẫn duy trì nền kinh tế đóng cửa và chỉ dựa vào thương mại nội địa. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người lao động. Từ những năm 1986, Việt nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế. Sau hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Để làm được điều đó, cùng với việc phát triển các ngành nghề lĩnh vực khác, Việt Nam đã rất năng động trong lĩnh vực ngoại thương, và xuất khẩu đã thực sự có ý nghĩa to lớn trong chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế. Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu Việt nam mới có điều kiện thuận lợi thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Là một nước nằm ở Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm và ẩm, thuận tiện cho việc phát triển cây trồng vật nuôi,… với dân số gần 90 triệu người, trong đó khoảng 70% tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của các công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Mặt hàng nông sản là mặt hàng được Nhà nước hết sức chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình. Trên lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản nước ta đã đạt được nhiều thành công, nhưng cũng vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng một số nƣớc Asean” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mc tiêu chung: Nghiên cứ u là m rõ và đề xuất các giải pháp đẩ y mạ nh xuấ t k hẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường mộ t số nướ c ASEAN, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thailand (gọi tắt là ASEAN-5). *Mc tiêu c thể: Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng hóa. - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN-5 và nguyên nhân của tình hình. - Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩ u nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nướ c ASEAN-5 trong thờ i gian tớ i. 3. Đối tƣng và phạm vi nghiên cƣ́ u củ a luậ n văn * Đi tưng nghiên cu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận về xuất khẩu nông sản hàng hóa và đẩ y mạ nh xuấ t khầ u nông sản hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài nói chung, sang thị trường các nướ c ASEAN-5 nói riêng; Thực trạng tình hình xuất khẩu và các giải pháp có thể để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN-5. * Phm vi nghiên cu: - Phạm vi về nội dung và không gian: Đề tài chỉ tậ p trung nghiên cứ u vào việc xuấ t khẩ u nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN-5 gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thá i Lan. - Phạm vi về thời gian: Đề tà i tậ p trung nghiên cứ u tì nh hình xuấ t khẩ u nông sản hàng hóa của Việt N am sang thị trường các nước ASEAN -5 giai đoạ n 1995-2011. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Về mặ t lý luậ n: Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN nói chung, các nước ASEAN-5 nói riêng. - Về mặ t thự c tiễ n : Đề tài được ứng dụng sẽ góp phần nâng cao năng lực và kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ xuất khẩu nông sản hàng hóa sang thị trường các nước ASEAN5, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước thuộc khu vực khác có điều kiện tương tự. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, luận văn gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xuất khẩu hàng nông sản. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng xuất khẩu nông sản hang hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN-5. - Chương 4: Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN 1.1. Các lý thuyết về thƣơng mại quốc tế có liên quan đến xuất khẩu nông sản hàng hóa Trong phần này, tác giả luận giải và tổng hợp cơ sở lý thuyết của đề tài, bao gồm việc phân tích những nội dung cơ bản của chủ nghĩa trọng thương, lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh, lý thuyết của Heckscher~Ohlin,… Trên cơ sở đó, tác giả sẽ xây dựng khung phân tích áp dụng cho việc thực hiện đề tài. 1.1.1. Chủ nghĩa trọng thƣơng Từ giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ thứ XVIII, hầu hết các quốc gia ở châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chủ nghĩa trọng thương trong việc thống nhất kinh tế và kiểm soát chính trị. Có thể nói chủ nghĩa trọng thương là lý thuyết thương mại quốc tế đầu tiên. Trong thời kỳ đó, vàng và bạc được lưu hành với tư cách là đồng tiền thanh toán trong thương mại quốc tế và cũng là thước đo tài sản của một quốc gia. Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số lượng vàng và bạc mà quốc gia đó nắm giữ. Để thu được nhiều vàng và bạc thì các quốc gia cần phải xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Một quốc gia mà xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì đều nhận được sự chi trả bằng vàng, bạc từ phần còn lại của thế giới. Chính vì vậy, các nhà trọng thương đều ủng hộ việc điều tiết thương mại quốc tế theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Học thuyết trọng thương đề cao vai trò của Nhà nước trong việc điều khiển kinh tế thông qua bảo hộ (Võ Thanh Thu, 2010). Những người theo chủ nghĩa này kêu gọi sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế thông qua việc áp dụng các hàng rào bảo hộ mậu dịch, miễn thuế nhập khẩu cho các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất, cấm bán ra nước ngoài sản phẩm thô, thực hiện trợ cấp xuất khẩu. Theo các nhà trọng thương thì lao động là yếu tố cơ bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 của sản xuất. Chính vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thì cần phải hạ thấp lương để giảm chi phí sản xuất. Nhiều học giả cho rằng chủ nghĩa trọng thương là một học thuyết lâu đời, nhưng ảnh hưởng của chủ nghĩa này vẫn còn kéo dài cho đến nay, đặc biệt là trong cách tranh cãi về chính trị và chính sách thương mại của nhiều quốc gia. Một trong những lý do nêu trên là quan điểm cho rằng thâm hụt cán cân thương mại là không có lợi và nhập khẩu sẽ làm giảm việc làm trong nước. Khi một quốc gia bị thâm hụt trong tại khoản vãng lai thì quốc gia đó phải vay vốn từ phần còn lại của thế giới để mua nhiều hàng hoá và dịch vụ từ phần còn lại của thế giới hơn là quốc gia đó bán hàng hoá và dịch vụ cho phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, việc vay vốn này rất có thể cải thiện sức mạnh kinh tế của quốc gia nếu lợi ích từ việc vay vốn này vượt quá chi phí vay. Qua phân tích lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương, người ta nhận thấy có một số ưu điểm như sau. Thứ nhất, chủ nghĩa trọng thương đã biết đánh giá được vai trò của thương mại quốc tế, coi đó là nguồn quan trọng mang quý kim về cho đất nước. Thứ hai, chủ nghĩa trọng thương đã sớm nhận rõ vai trò quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết quan hệ ngoại thương. Thứ ba, chủ nghĩa trọng thương là lý thuyết kinh tế đầu tiên trong lịch sử được nâng lên như là lý thuyết khoa học. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đã nêu ở trên, lý thuyết trọng thương về thương mại quốc tế bộc lộ một số nhược điểm nhất định. Thứ nhất, chủ nghĩa trọng thương chưa cho phép giải thích được bản chất của thương mại quốc tế, như cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa trong thương mại quốc tế và cũng chưa thấy được tính hiệu quả cũng như lợi ích do quá trình chuyên môn hóa và trao đổi mang lại. Thứ hai, chủ nghĩa trọng thương cho rằng một quốc gia chỉ có thể có lợi từ thương mại trên sự hy sinh của một quốc gia khác. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng các quốc gia chỉ mong muốn tham gia vào thương mại quốc tế với nhau khi cả hai quốc gia đều thu được lợi ích từ thương mại. Thứ ba, chủ nghĩa trọng thương hiểu sai về khái niệm “tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 sản quốc gia”, đo lường sự giàu có của quốc gia bằng quý kim. Ngược lại, ngày nay sự giàu có của một quốc gia được đo lường bỏi khả năng của quốc gia đó về nguồn lực con người, tài nguyên có thể cung cấp được cho sản xuất và dịch vụ. Nguồn lực này càng phong phú, sử dụng càng có hiệu quả thì dòng chảy hàng hoá và dịch vụ thoả mãn con người càng dồi dào, tiêu chuẩn sống của quốc gia càng cao. 1.1.2. Li thế tuyệt đối của Adam Smith Adam Smith là một nhà kinh tế học cổ điển người Anh. Trong cuộc đời của mình ông đã có nhiều tác phẩm về kinh tế. Năm 1776, trong tác phẩm “Sự giàu có của quốc gia”, Adam Smith đã không nhất trí với quan điểm “thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không” của các nhà trọng thương. Ông bắt đầu bằng một sự thực đơn giản là để cho hai quốc gia thương mại với nhau một cách tự nguyện thì cả hai quốc gia đều phải thu được lợi ích từ thương mại. Nếu một quốc gia có lợi còn quốc gia kia phải chịu thiệt thì quốc gia chịu thiệt sẽ từ chối không tham gia vào thương mại quốc tế nữa. Theo Adam Smith thì thương mại tự do sẽ giúp cho việc phân bổ và sử dụng nguồn lực của thế giới có hiệu quả hơn, và từ đó tạo ra lợi ích cho từng nước tham gia vào hoạt động buôn bán (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2004). Cũng nhờ tác phẩm này mà ngày nay nhiều nơi suy tôn Adam Smith là “cha đẻ của kinh tế học”. Để chứng minh rằng thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia tham gia thương mại, Adam Smith đã xây dựng khái niệm lợi thế tuyệt đối. Khái niệm này nói về khả năng của một quốc gia cần sử dụng nguồn lực ít hơn so với các quốc gia khác để sản xuất ra một hàng hóa nào đó. Theo Adam Smith, một quốc gia có lợi thế tuyệt đối hơn so với các quốc gia khác nếu quốc gia đó có khả năng sản xuất nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn với cùng một nguồn lực. Ông cho rằng thị trường sẽ điều tiết các hoạt động kinh tế và đóng vai trò là một bàn tay vô hình phân bổ các nguồn lực. Giá đóng vai trò là một nhân tố chủ chốt. Cụ thể là giá tăng lên khi có sự khan hiếm và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 giảm xuống khi có sự dư thừa. Các tác nhân thị trường đảm bảo việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ hợp lý. Chấp nhận quan điểm là sự khác biệt về chi phí sản xuất sẽ phi phối sự di chuyển quốc tế về hàng hóa, Adam Smith đã tìm cách giải thích nguyên nhân tại sao chi phí sản xuất tại các quốc gia lại khác nhau. Ông cho rằng hiệu suất của các nhân tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất. Hiệu suất này do lợi thế tự nhiên và lợi thế có được tạo ra. Lợi thế tự nhiên bao gồm các yếu tố liên quan đến thời tiết, đất đai và khoáng sản. Trong khi đó lợi thế có được bao gồm các kỹ năng và kỹ thuật đặc biệt. Adam Smith lập luận rằng, do có lợi thế tự nhiên và lợi thế có được, một quốc gia có thể sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn, và do đó trở nên cạnh tranh hơn so với quốc gia khác. Chính vì vậy, Adam Smith nhìn nhận khả năng cạnh tranh từ mặt cung của thị trường. Adam Smith đã đưa ra một số chỉ trích quan trọng đối với chủ nghĩa trọng thương. Một là, thương mại tự do mang lại lợi ích cho các bên tham gia thương mại. Hai là, chuyên môn hoá sản xuất cho phép thực hiện lợi thế theo quy mô, và như vậy nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ba là, trong một môi trường tự do thương mại mà không có sự can thiệp của chính phủ thì phúc lợi công cộng sẽ tăng lên do có sự cạnh tranh. Như vậy, Adam Smith ủng hộ tự do thương mại. Theo ông, tự do thương mại thúc đẩy phân công lao động quốc tế và cho phép các quốc gia có thể tập trung vào sản xuất hàng hóa mà họ có thể sản xuất với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần thương mại quốc tế. Lợi thế tuyệt đối không giải thích được trường hợp khi một quốc gia nào đó lại bất lợi thế hơn so với các quốc gia còn lại trong việc sản xuất tất cả các hàng hoá và dịch vụ thì liệu quốc gia đó có nên tham gia vào thương mại quốc tế hay không. Vì sự hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trước tình hình phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế nên đã ra đời lý thuyết lợi thế tương đối, còn gọi là lợi thế so sánh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 1.1.3. Li thế so sánh của David Ricardo David Ricardo là nhà duy vật và nhà kinh tế học người Anh gốc Do Thái. Ông được C.Mác đánh giá là người “đạt tới đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển”. David Ricardo cho rằng lợi thế tuyệt đối không phải là điều cần hoặc đủ để thương mại diễn ra giữa hai quốc gia. Chẳng hạn, nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối đối với tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ thì quốc gia đó sẽ sản xuất và xuất khẩu mọi thứ và không nhập khẩu thứ gì cả. Nếu quốc gia này muốn xuất khẩu để thu ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu thì lợi thế tuyệt đối sẽ không có giá trị nữa. Chính vì vậy, năm 1817, nhà kinh tế học David Ricardo phát triển tư tưởng “lợi thế so sánh” thành thuyết “lợi thế so sánh” hay còn gọi là quy luật “lợi thế tương đối”. Theo nguyên tắc của lợi thế so sánh thì một quốc gia được cho là có lợi thế so sánh về một hàng hoá hay dịch vụ nếu quốc gia đó sản xuất với chi phí cơ hội thấp hơn so với quốc gia khác. Điều đó cũng có nghĩa là bất kì quốc gia nào cũng có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế dù quốc gia đó có hay không có các điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn hẳn các quốc gia khác. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo là một trong những quy luật quan trọng nhất, đặt cơ sở, nền móng cho mậu dịch quốc tế và được ứng dụng rộng rãi nhất. Cho đến nay, bản chất của quy luật lợi thế so sánh của Ricardo vẫn không thay đổi, nó đúng với bất kỳ một quốc gia nào. Theo quy luật này thì thậm chí một quốc gia kém hiệu quả hơn (bất lợi thế tuyệt đối) so với quốc gia kia trong việc sản xuất cả hai hàng hoá thì cả hai quốc gia vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại. Quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà nó có bất lợi thế tuyệt đối ít hơn (hàng hoá có bất lợi thế so sánh) và nhập khẩu hàng hoá mà nó có bất lợi thế tuyệt đối lớn hơn (hàng hoá có bất lợi thế so sánh). Nói cách khác, một quốc gia sẽ có lợi hơn khi sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... sang các nươc ASEAN5 là gì? ́ - Những yếu tố nào đã ảnh hưởng hạn chế tới kết quả xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN5 ? - Các doanh nghiệp Việt Nam đã làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này? 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.1.1 Chọn mẫu Để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường ASEAN, ... cấp cho sản xuất nông nghiệp ở mức độ cao, bảo hộ thị trường nông sản nội địa dưới nhiều hình thức Cơ chế này không những làm tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản của các nước này mà còn hạn chế nhập khẩu nông sản của các nước này Đây là một bất lợi lớn đối với sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Tình hình trên làm cho thị trường nông sản bị... nhằm phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường các quốc gia ASEAN Đây là mô hình kinh tế lượng mà cách tiếp cận của mô hình là đưa ra các dự báo dựa trên số liệu về xuất khẩu thực trong các năm trước Với cách tiếp cận này mô hình sẽ giải thích tác động của các yếu tố đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường ASEAN Trên thực tế, phương pháp định lượng... ASEAN, đồng thời xác định triển vọng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, tác giả lựa chọn xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường các quốc gia ASEAN giai đoạn 1995-2011 Tuy nhiên, do một số quốc gia thuộc ASEAN chưa có số liệu về thương mại một cách đầy đủ với Việt Nam nên tác giả chỉ lựa chọn xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang 5 đối tác chủ yếu của ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia,... xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động còn lại nên nó có tác động thúc đẩy cho các quan hệ này phát triển 1.7 Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam 1.7.1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản và thị trường nông sản trên thế giới a Đặc điểm mặt hàng nông sản - Các mặt hàng nông sản như: Gạo, ngô, lạc, đậu, cà phê, quế, cao su là những hàng hoá thiết yếu đối với đời sống và sản xuất. .. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hoi nghiên cƣu ̉ ́ - Đặc điêm thị trương cac nươc ASEAN như thê nao? ̉ ̀ ́ ́ ́ ̀ - Thưc trang xuât khâu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang các nước ̣ ̣ ́ ̉ ASEAN- 5? Đa xuât khâu đươc nhưng măt hang gì ̃ ́ ̉ ̣ ̃ ̣ ̀ ? Kêt qua đat đươc về số ́ ̉ ̣ ̣ lượng, chất lượng, giá cả, kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng hóa? - Các chính sách xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang. .. nên giá trị xuất khẩu chưa cao Nước nhập khẩu hàng nông sản có thể là các nước chậm phát triển, đang phát triển hoặc phát triển Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi nước đối với hàng nông sản rất khác nhau Thị trường nhập khẩu hàng nông sản đã và đang bị thu hẹp lại Hiện tại, các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới Tuy nhiên, các nước này đã và đang thực hiện một cách phổ biến... cấp nông sản khá dồi dào ở các nước Châu Á, Mỹ La Tinh, Tây Âu, Bắc Mỹ đã đưa kinh doanh nông sản trên thị trường thế giới vào tình trạng cạnh tranh quyết liệt, khiến cho giá nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm, gây bất lợi cho những người sản xuất nông nghiệp và cho những nước xuất khẩu nông sản Tình hình đó cũng buộc các nước đang phát triển phải xuất khẩu nông sản nguyên liệu cho các nước. .. giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu 1.4 Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 1.4.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền sản xuất với lưu thông hàng hóa Ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì ở đó có thị trường Theo nghĩa rộng, Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, giữa tập người bán và tập người mua để thực hiện việc mua – bán hàng hóa, ... gia có độ mở của nền kinh tế cao hơn - Năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp (CAPACITYit): Về mặt lý thuyết, quốc gia có năng lực sản xuất nông nghiệp cao sẽ có xu hướng xuất khẩu nông sản sang thị trường thế giới nhiều hơn Đây là điều cũng dễ hiểu khi năng lực sản xuất vượt quá cầu trong nước thì các nhà sản xuất phải tìm kiếm thị trường nước ngoài để xuất khẩu phần hàng hoá dư thừa của mình - Khối . trạng xuất khẩu nông sản hang hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN- 5. - Chương 4: Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN. . nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN- 5 và nguyên nhân của tình hình. - Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩ u nông sản hàng hóa của. thực tiễn của việc đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN nói

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan