Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên

78 915 2
Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MINH HUỆ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÈO TÂY XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Thái Nguyên - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 19 tháng 09 năm 2012 Ngƣời viết cam đoan Nguyễn Thị Minh Huệ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MINH HUỆ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÈO TÂY XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng Mã số: 60.85.02 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THU HẰNG Thái Nguyên - 2012 i Lêi c¶m ¬n Trong quá trình học tập tại khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã được các thầy cô giáo truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất để có thể đem những kiến thức đã được học ở trường góp một phần công sức của mình vào xây dựng đất nước. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, khoa Sau Đại học và dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Thị Thu Hằng đã cho phép, tạo điều kiện, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành bản khoá luận này. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn chân thành đến cô giáo TS. Phan Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, Viện Khoa học Sự sống đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 19 tháng 09 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Minh Huệ ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU v DANH MỤC CÁC HÌNH vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu 2 1.5. Ý nghĩa của đề tài 2 1.5.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Khái quát về tình hình chăn nuôi ở Việt Nam 3 1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi 3 1.1.2. Định hƣớng phát triển chăn nuôi tại Việt Nam 3 1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi 5 1.3. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến năng suất chăn nuôi 5 1.4. Tổng quan về chất thải và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn 10 1.4.1. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn 10 1.4.2. Tổng quan về quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới 16 1.4.3. Tình hình về quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam 14 1.5. Các biện pháp xử lý nƣớc thải chăn nuôi 23 1.5.1. Các phƣơng pháp vật lý xử lý nƣớc thải chăn nuôi 23 1.5.2. Các phƣơng pháp hóa học xử lý nƣớc thải chăn nuôi 23 1.5.3. Các phƣơng pháp sinh học xử lý nƣớc thải chăn nuôi 23 1.5.4. Xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn bằng thuỷ sinh thực vật 27 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 34 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 34 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 34 2.1.3. Địa điểm thực hiện của đề tài 34 iii 2.1.4. Thời gian tiến hành 34 2.2. Nội dung nghiên cứu 34 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 34 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp 34 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu từ trang trại chăn nuôi 34 2.3.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 36 2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá mức độ xử lý nƣớc thải chăn nuôi của cây Bèo tây 36 2.3.5. Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu 36 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP. Thái Nguyên 37 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 37 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 38 3.2. Đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn tại khu vực TP. Thái Nguyên 41 3.2.1. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên 42 3.2.2. Hệ thống nông nghiệp trong các trang trại tại Thái Nguyên 44 3.3. Đánh giá thực trạng việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại TP. Thái Nguyên 45 3.3.1. Lƣợng chất thải rắn, nƣớc thải trong chăn nuôi lợn tại một số trang trại trên địa bàn TP. Thái Nguyên 45 3.3.2. Các biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn đang đƣợc áp dụng tại các trang trại TP. Thái Nguyên 46 3.3.3. Thực trạng ô nhiễm nƣớc thải chăn nuôi lợn của một số trang trại tại TP. Thái Nguyên 48 3.4. Nghiên cứu sử dụng Bèo tây xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên 50 3.4.1. Hiệu quả xử lý của Bèo tây khi nuôi trồng trong nƣớc thải chăn nuôi 51 3.4.2. Biện pháp sử dụng Bèo tây xử lý chất thải chăn nuôi lợn sau khi xử lý bằng Biogas 52 3.4.3. Biện pháp sử dụng bèo tây xử lý chất thải chăn nuôi lợn sau xử lý bằng bể lắng 53 3.4.4. So sánh hiệu quả xử lý của bèo tây với các loại nƣớc thải khác nhau 55 3.5. Đề xuất giải pháp xử lý nƣớc thải tại các trang trại chăn nuôi lợn ở TP. Thái Nguyên 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 1. Kết luận 62 2. Kiến nghị 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi 8 Bảng 1.2. Lƣợng phân và nƣớc tiểu của 1 số gia súc, gia cầm thải ra trong 24h 10 Bảng 1.3. Thành phần (%) của phân gia súc gia cầm 11 Bảng 1.4. Các loại vi khuẩn có trong phân 12 Bảng 1.5. Thành phần hóa học nƣớc tiểu lợn có khối lƣợng 70 – 100 kg 13 Bảng 1.6. Số trang trại phân theo địa phƣơng 17 Bảng 1.7. Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu 30 Bảng 1.8. Nhiệm vụ của thuỷ sinh thực vật trong các hệ thống xử lý 32 Bảng 2.1. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu hoá học trong nƣớc thải 35 Bảng 3.1. Số lƣợng đàn lợn của TP. Thái Nguyên qua các năm 42 Bảng 3.2. Số trang trại và số lƣợng lợn phân theo phƣờng/xã tại TP. Thái Nguyên năm 2011 43 Bảng 3.3. Các hệ thống đƣợc áp dụng trong trang trại tại Thái Nguyên 44 Bảng 3.4. Khối lƣợng chất thải rắn và nƣớc thải bình quân hàng ngày của các trang trại chăn nuôi lợn ở Thái Nguyên 45 Bảng 3.5. Tình hình ứng dụng các phƣơng pháp xử lý chất thải tại các trang trại ở TP. Thái Nguyên năm 2011 46 Bảng 3.6. Phƣơng pháp xử lý và sử dụng chất thải lỏng tại các trang trại ở TP. Thái Nguyên 48 Bảng 3.7. Kết quả phân tích nƣớc thải theo các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi đang áp dụng tại các trang trại ở TP. Thái Nguyên 50 Bảng 3.8. Hiệu quả làm sạch của Bèo tây với nƣớc thải chăn nuôi chƣa đƣợc xử lý 51 Bảng 3.9. Hiệu quả làm sạch của Bèo tây với nƣớc thải chăn nuôi sau xử lý Biogas 53 Bảng 3.10. Hiệu quả làm sạch của bèo tây với nƣớc thải chăn nuôi sau xử lý bằng bể lắng 54 Bảng 3.11. Tính toán lƣợng thải và xác định dung tích bể Biogas 59 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới 15 Hình 1.2. Phân loại phƣơng pháp xử lý sinh học 25 Hình 1.3. Mô hình xử lý hiếu khí (Aeroten) nƣớc thải chăn nuôi 27 Hình 3.1. Số lƣợng trang trại lợn phân theo phƣờng/xã tại TP. Thái Nguyên năm 2011 44 Hình 3.2. Tỷ lệ ứng dụng các phƣơng pháp xử lý chất thải tại các trang trại ở TP. Thái Nguyên năm 2011 47 Hình 3.3. Mục đích sử dụng nƣớc thải chăn nuôi lợn của các trang trại tại TP. Thái Nguyên 48 Hình 3.4. Hiệu quả xử lý N tổng số, P tổng số của bèo tây khi nuôi trồng ở các nguồn nƣớc thải chăn nuôi 56 Hình 3.5. Hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ của bèo tây khi nuôi trồng ở các nguồn nƣớc thải chăn nuôi 56 Hình 3.6. Hiệu quả xử lý Pb, Cd, As của bèo tây khi nuôi trồng ở các nguồn nƣớc thải chăn nuôi 57 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 BOD 5 Nhu cầu oxy sinh hóa 2 COD Nhu cầu oxy hóa học 3 DO Hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc 4 FAO Tổ chức Nông Lƣơng Thế giới 5 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 7 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 8 TP Thành phố 9 TT Trang trại 10 WHO Tổ chức Y tế Thế giới 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Chăn nuôi cùng với trồng trọt là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong nền nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi ngƣời trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu ngƣời nông dân hiện nay. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi có tới hơn 70% dân cƣ sống dựa vào nông nghiệp. Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lƣợng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cƣ đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe con ngƣời, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, các chi phí phòng trị bệnh, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cƣờng việc làm trong sạch môi trƣờng chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững đƣợc an toàn sinh học, tăng cƣờng sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trƣờng do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh nhƣ ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H 5 N 1 Theo tính toán thì lƣợng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra (kg/con/ngày) với bò là 10, trâu là 15, lợn là 2, gia cầm là 0,2 [6]. Do vậy, hàng năm đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trƣờng khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn và 25 - 30 triệu khối chất thải lỏng. Trong đó, khoảng 50% lƣợng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20 – 24 triệu m 3 ) xả thẳng ra môi trƣờng, hoặc sử dụng không qua xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Ƣớc tính với cách quản lý, sử dụng nhƣ hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO 2 / 1 tấn phân 2 chuồng tƣơi, quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO 2 . Các chuyên gia môi trƣờng đã chỉ ra rằng, chất thải trong chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra [13]. Khi công nghiệp hóa chăn nuôi cộng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lƣợng đàn gia súc thì chất thải từ hoạt động chăn nuôi của các trang trại làm cho môi trƣờng chăn nuôi đặc biệt là môi trƣờng xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng, điều đó tạo nên một làn sóng mới phản đối các trang trại chăn nuôi từ phía ngƣời dân ở gần các trang trại. Hầu hết với các trang trại quy mô nhỏ, nƣớc thải chăn nuôi không đƣợc xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ mà đƣợc thải trực tiếp vào môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, tác động xấu đến điều kiện vệ sinh và ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng Bèo tây xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại thành phố Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra, đánh giá thực trạng các biện pháp xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn ở TP. Thái Nguyên. - Nghiên cứu biện pháp xử lý chất thải lỏng phù hợp với điều kiện các trang trại chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu - Nƣớc thải chăn nuôi lợn từ các trang trại - Thực vật thuỷ sinh: Bèo tây có tên khoa học là Echihornia crassipes. 1.5. Ý nghĩa của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp cơ sở lý luận về áp dụng biện pháp sinh học trong xử lý nƣớc thải giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Ứng dụng biện pháp xử lý chất thải lỏng từ chăn nuôi lợn đạt hiệu quả. [...]... thống xử lý nƣớc thải tại các trang trại trên là: Nƣớc thải  bể Biogas  hồ sinh học  thải ra môi trƣờng Hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn khác cũng có sơ đồ xử lý chất thải nhƣ trên [9] 1.5 Các biện pháp xử lý nƣớc thải chăn nuôi Có thể áp dụng các phƣơng pháp sau để xử lý nƣớc thải chăn nuôi: 1.5.1 Các phương pháp vật lý xử lý nước thải chăn nuôi Các phƣơng pháp áp dụng các quá trình vật lý nhƣ:... thải vào môi trƣờng [10] Theo điều tra tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở một số huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận [1] chỉ có 6% số hộ nuôi lợn có bán phân cho các đối tƣợng sử dụng để nuôi cá và làm phân bón, khoảng 29% số hộ 22 chăn nuôi lợn sử dụng phân cho bể biogas và 9% hộ dùng phân lợn để nuôi cá Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trƣờng của Viện chăn nuôi. .. ƣớc tính của Cục Chăn nuôi, tổng số chất thải rắn hằng năm từ đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam khoảng 73 - 76 triệu tấn Phần lớn chất thải chăn nuôi đƣợc sử dụng làm phân bón Tuy nhiên trƣớc khi đƣa vào sử dụng, việc xử lý chất thải chăn nuôi có sự khác nhau theo quy mô chăn nuôi Với quy mô chăn nuôi trang trại và gia trại thì việc xử lý chất thải đƣợc coi trọng hơn, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gắn... Application Dòng chất thải rắn Hình 1.1 Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới 16 Tại các nƣớc phát triển việc ứng dụng phƣơng pháp sinh học trong xử lý nƣớc thải chăn nuôi đã đƣợc nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua Tại Đan Mạch, việc kiểm soát ô nhiễm chăn nuôi rất đƣợc chú ý Quản lý môi trƣờng chăn nuôi của Đan Mạch tập trung vào 2 nhóm vấn đề, một là luật pháp và hai là kỹ... trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn 1.4.1 Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn Chất thải từ các trại chăn nuôi là nguồn ô nhiễm cho môi trƣờng sống của ngƣời và gia súc Chất thải chăn nuôi chia ra thành 3 nhóm: Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí 1.4.1.1 Chất thải rắn - Phân Là những chất liệu có nguồn gốc từ thức ăn, nƣớc uống mà cơ thể gia súc không sử dụng hay không tiêu hóa đƣợc thải ra ngoài... chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã đƣợc nghiên cứu triển khai ở các nƣớc phát triển từ cách đây vài chục năm Các công nghệ áp dụng cho xử lý nƣớc thải trên thế giới chủ yếu là các phƣơng pháp sinh học Ở các nƣớc phát triển, quy mô trang trại hàng trăm hecta, trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 10.000 con lợn) , phân lợn và chất thải lợn chủ yếu... quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trƣờng của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dƣơng, Đồng Nai cho thấy: nƣớc thải của các 23 cơ sở chăn nuôi lợn bao gồm nƣớc tiểu, rửa chuồng, máng ăn, máng uống và nƣớc tắm rửa cho lợn Cả 10 cơ sở chăn nuôi lợn đƣợc điều tra đều có chỉ có hệ thống xử lý chất thải lỏng bằng... xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi chủ yếu đƣợc vận chuyển trực tiếp từ chuồng nuôi ra ngoài đồng bón cho cây trồng, số lƣợng đƣợc xử lý rất ít Theo kết quả điều tra chăn nuôi lợn tại 8 vùng sinh thái, số gia trại, trang trại chăn nuôi lợn có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chiếm khoảng 74%, còn lại không xử lý chiếm khoảng 26%; trong các hộ, các cơ sở có xử lý thì 64% áp dụng phƣơng pháp sinh... trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận Phƣơng pháp này thƣờng gặp nhất là diệt trùng nƣớc thải sau xử lý sinh học trƣớc khi xả ra nguồn tiếp nhận [7] 1.5.3 Các phương pháp sinh học xử lý nước thải chăn nuôi Đây là nhóm phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi hơn so với các phƣơng pháp khác trong xứ lý nƣớc thải chăn nuôi do nƣớc thải chăn nuôi giàu thành phần hữu cơ cho nên dễ áp dụng phƣơng pháp xử lý sinh... hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng - Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37% [22] 1.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trƣờng tự nhiên do lƣợng lớn các khí thải và chất thải từ vật nuôi Các . TP. Thái Nguyên 46 3.3.3. Thực trạng ô nhiễm nƣớc thải chăn nuôi lợn của một số trang trại tại TP. Thái Nguyên 48 3.4. Nghiên cứu sử dụng Bèo tây xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn tại Thái Nguyên. xử lý của Bèo tây khi nuôi trồng trong nƣớc thải chăn nuôi 51 3.4.2. Biện pháp sử dụng Bèo tây xử lý chất thải chăn nuôi lợn sau khi xử lý bằng Biogas 52 3.4.3. Biện pháp sử dụng bèo tây xử. HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ MINH HUỆ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÈO TÂY XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Ngày đăng: 15/11/2014, 21:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan