tìm hiểu về công tác nhập khẩu của trung tâm cung ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ - chi nhánh tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ bạch đằng

23 298 0
tìm hiểu về công tác nhập khẩu của trung tâm cung ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ - chi nhánh tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ bạch đằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng 2 1. Giới thiệu về tổng công ty 2 2. Lịch sử thành lập tổng công ty 2 3. Lĩnh vực kinh doanh 3 4.Sơ đồ tổ chức và các đơn vị trực thuộc 4 Chương 2: Tìm hiểu về công tác nhập khẩu của trung tâm cung ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ - Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng 5 2.1. Giới thiệu chung về trung tâm 5 2.1.1. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh 5 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm cung ứng vật tư 5 2.1.3. Mô hình tổ chức 6 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 8 2.3. Công tác nhập khẩu thiết bị vật tư của trung tâm 9 2.3.1. Các phương pháp áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 9 2.3.2. Quy trình một thương vụ nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp 11 Chương III: Nhận xét 21 3.1. Thuận lợi 21 3.2.Khó khăn 21 3.3. Phương hướng 23 Lớp: KTNT A K10 1 Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng. 1.1. Giới thiệu về tổng công ty: Tên tổng công ty: Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng Trụ sở: Số 3 Phan Đình Phùng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Tổng giám đốc: Trương Hoàng Cao. 1.2. Lịch sử thành lập tổng công ty Tổng công ty Vinashin Bạch Đằng với Công ty mẹ là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng là đơn vị chủ lực, là cánh chim đầu đàn của Tập đoàn kinh tế VINASHIN Việt Nam. 47 năm qua, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng (trước đây là Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng) được khởi công xây dựng ngày 1/4/1960 trên dải đất rộng 32 ha, gồm diện tích phố Máy chỉ cũ, trường Kỹ nghệ thực hành, kho chứa bia và xưởng đóng tàu 4. Đến ngày 25/6/1961, Tổng công ty chính thức được thành lập theo Quyết định số 577 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Tổng công ty là đứa con đầu đàn của ngành công nghiệp đóng tàu miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ngày 19/7/1964, Tổng công ty làm Lễ khánh thành việc xây dựng đợt 1 và khởi công đóng tàu 1.000T đầu tiên cho Tổ quốc mang tên “20 tháng 7” - ngày đấu tranh thống nhất đất nước. Cũng từ đây, Tổng công ty vinh dự được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt tên là “Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng” và ngày 20 tháng 7 trở thành ngày truyền thống vẻ vang của đơn vị. Tổng công ty CNTT Bạch Đằng được thành lập với 10 đơn vị thành viên: Công ty TNHH 1 thành viên chế tạo động cơ DIESEL Bạch Đằng; Công ty cổ phần CNTT Tam Bạc; Công ty cổ phần CNTT và xây dựng Hồng Bàng; Công ty cổ phần CNTT Sông Cấm; Công ty cổ phần Đóng tàu và Vận tải Hải Dương; Công ty cổ phần CNTT Ngô Quyền; Công ty cổ phần Cơ khí - Điện - Điện tử tàu thuỷ; Công ty cổ phần Kỹ thuật tàu công trình thuỷ VINASHIN; Công ty cổ phần xây dựng Duyên hải VINASHIN; Trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu Lớp: KTNT A K10 2 thuỷ Bạch Đằng. Có 03 đơn vị liên kết: Công ty cổ phần kỹ thuật điện VINASHIN; Công ty cổ phần cơ khí Quảng Ninh VINASHIN; Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghệ tàu thuỷ cùng với 14 nhà máy, xí nghiệp phụ thuộc. Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng trước đây và Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng hôm nay đã có những bước tiến vượt bậc. Mục tiêu hoạt động của công ty: - Khách hàng là trung tâm. - Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu. - Đảm bảo thời gian giao hàng. - Giá cả hợp lí. 1.3. Lĩnh vực kinh doanh: - Tư vấn thiết kế tàu thuỷ và phương tiện nổi. - Đóng mới, sửa chữa các loại tàu thuỷ và phương tiện nổi. - Tư vấn thiết kế, xây dựng dân dụng và công nghiệp. - Chế tạo động cơ Diesel tàu thuỷ. - Chế tạo kết cấu dàn khoan trên biển. - Chế tạo cần cẩu và các loại thiết bị tàu thuỷ. - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và vật liệu xây dựng. - Dịch vụ vận tải thuỷ, du lịch và dich vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ. - Đào tạo và cung ứng nguồn lao động. - Kinh doanh tất cả ngành nghề pháp luật cho phép. Lớp: KTNT A K10 3 1.4. Sơ đồ tổ chức và các đơn vị trực thuộc: Lớp: KTNT A K10 4 Chương 2: Tìm hiểu về công tác nhập khẩu của trung tâm cung ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ - Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng. 2.1. Giới thiệu chung về trung tâm - Tên chi nhánh: Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng - Trung tâm cung ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ. - Địa chỉ chi nhánh: Số 3 Phan Đình Phùng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. - Điện thoại: 031.3820281 - Fax: 013.3669762 2.1.1. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh:  - Kinh doanh vật tư thiết bị, phụ tùng, phụ kiện, các loại hàng hoá có liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ.  - Đại lý vận tải hàng hoá; tư vấn xuất nhập khẩu vật tư thiết bị.  - Đại lý - Dịch vụ; kinh doanh vật tư thiết bị, phụ tùng, phụ kiện các loại, hàng chậm luân chuyển.  - Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước.  - Cầu tải, chuyển tải thiết bị, vật tư, phôi phẩm.  - Cung cấp cho tàu biển nhiên liệu, dầu nhờn.  - Đại lý tàu biển. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm cung ứng vật tư. Chức năng: - Chức năng tham mưu: Đề xuất nhanh chóng và kịp thời với tổng giám đốc về nguồn cung ứng thiết bị, vật tư trong nước cũng như ngoài nước để Tổng giám đốc quyết định phương hướng sản xuất đồng thời thường xuyên phản ánh cho Tổng giám Lớp: KTNT A K10 5 đốc tình hình quản lý và sử dụng vật tư để có biện pháp sử lý thích đáng và kịp thời. - Chức năng cung cấp và quản lý: Đảm bảo cung cấp đầy đủ vật tư cho sản xuất: đóng mới và sủa chữa, xây dựng cơ bản, sửa chữa cơ điện, quản lý vốn lưu động, có kế hoạch dự trữ gối đầu vật liệu đảm bảo sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không bị ách tắc. Giám sát việc sử dụng vật tư ở các đơn vị cơ sỏ theo mức đã được duyệt. Hướng dẫn xây dựng chức năng nghiệp vụ cho từng chức danh trong phòng bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu do công ty quy định. Nhiệm vụ: Đối với hàng hóa nhập khẩu: - Xin các loại giấy phép xuất nhập khẩu cho từng hợp đồng; - Theo dõi các loại thuế xuất đảm bảo chi trả thuế đúng thời hạn. - Tổ chức triển khai thông quan các hàng hóa XNK đảm bảo hạn chế đến mức tối đa việc lưu kho bãi và các chi phí hàng hóa khác; - Tổ chức vận chuyển hàng hóa XNK đến địa điểm quy định một cách hiệu quả an toàn; - Tổ chức kiểm đếm nghiệm thu hàng hóa cùng các đơn vị, nhập kho theo quy định. Có biện pháp thông báo kịp thời tình hình về chất lượng, số lượng hàng hóa đối với các nhà cung cấp và bàn biện pháp xử lý các tình huống tiếp theo. 2.1.3. Mô hình tổ chức Lớp: KTNT A K10 6 Trưởng phòng XNK Phó 1 Phó 2 Kho Vận tải Phòng XNK Kho: Cấp phát vật tư, quản lý và bảo quản hàng hoá. Gồm: - Kho thiết bị. - Kho tiểu ngũ kim. - Kho kim khí. - Kho dầu mỡ. Vận tải: Vận chuyển hàng hoá từ cảng về công ty và giao đến các xưởng. Phòng xuất nhập khẩu: - Chức năng tham mưu: Đề xuất nhanh chóng và kịp thời với tổng giám đốc về nguồn cung ứng thiết bị, vật tư trong nước cũng như ngoài nước để Tổng giám đốc quyết định phương hướng sản xuất đồng thời thường xuyên phản ánh cho Tổng giám đốc tình hình quản lý và sử dụng vật tư để có biện pháp sử lý thích đáng và kịp thời. - Nhiệm vụ: + Tổng hợp toàn bộ nhu cầu vai trò cho sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, sửa chữa trang thiết bị…trình Giám đốc và xin chỉ tiêu. Căn cứ vào chỉ tiêu đó chào giá với các nhà cung ứng, các đơn vị chế tạo trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu về giá cả, chất lượng, thời gian cung ứng trình Giám đốc duyệt. Soạn thảo các hợp đồng cung cấp với các công ty cung ứng, đai lý đối với những mặt hàng có giá trị lớn từ hàng trăm triệu trở lên, trình Giám Đốc các hợp đồng để phê duyệt. + Tổ chức triển khai mua sắm theo hợp đồng báo giá đã được phê duyệt hoặc triển khai thực hiện các hợp đồng mà các đơn vị trong công ty đã trình ký Giám Đốc. Lớp: KTNT A K10 7 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. ĐVT: đồng Chỉ tiêu Mã Thuyết Số Minh 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 VI.25 38.818.921.745 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 VI.26 3. Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 VI.27 38.818.921.745 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.28 22.120.286.508 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 687.655.463 (20=10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 687.655.463 7. Chi phí tài chính 22 VI.30 2.227.261.131 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2.227.261.131 8. Chi phí bán hàng 24 349.868.732 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 11.428.905.724 10. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3.380.255.113 {30=20+(21-22)-(24+25)} 11. Thu nhập khác 31 7.458.329 12.Chi phí khác 32 155.891.606 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (148.433.277) 14. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 3.231.821.836 - Trong đó + Thu nhập chịu thuế 3.231.821.836 + Thu nhập không chịu thuế - Trong đó : Thu nhập không chịu thuế TNDN 15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 51 VI.31 807.955.459 16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 52 VI.31 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51- 52) 60 2.423.866.377 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Nhận xét: Năm 2010 Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng - Trung tâm cung ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ có kết quả kinh doanh lãi Lớp: KTNT A K10 8 2.423.866.377 đồng. Đây là một kết quả kinh doanh thể hiện sự nỗ lực và phấn đấu của toàn bộ cán bộ nhân viên Chi nhánh trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. 2.3. Công tác nhập khẩu thiết bị vật tư của trung tâm. 2.3.1. Các phương pháp áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh . /Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lập kế hoạch là một hoạt động rất thường xuyên trong cuộc sống, trong công việc và là một trong các chức năng cơ bản của quản lí, nhằm xây dựng nên giải pháp, chiến lược nhưng công việc, hoạt động sẽ thực hiện trong tương lai cho chính mình hoặc cho các chương trình/dự án mà mình tham gia điều hành theo một cách thức trình tự, tiến độ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tổng công ty CNTT Bạch Đằng là một đơn vị sản xuất nên phương pháp xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp là xây dựng theo thời gian và theo tiến độ sản xuất. Bao gồm các bước sau: Bước 1: xác định thời gian để có thể hoàn thành một con tàu, từ lúc đặt ký cho đến lúc bàn giao tàu. Bước 2: xây dựng tiến độ cho từng tổng đoạn, lắp giáp vật tư thiết bị và hoàn thiện cho một con tàu. Bước 3: đánh gíá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thông qua các cấp đăng kiểm quốc tế như: NK( Nhật Bản), DNV( Na Uy), KR( Hàn Quốc)… /Phương pháp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dựa theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm nhận thấy rằng: doanh nghiệp đã có bước phát triểm lớn về đóng tàu từ việc đóng được seri tàu 6500 DWT cho chủ tàu trong nước, công ty đã đóng được tàu 17500T, tàu 610 TEU, tàu 1700TE và các yêu cầu đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao như tàu chở khí hóa lỏng Etylen 4500 CBM, tàu chở nhựa đường… Lớp: KTNT A K10 9 Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ, do tập đoàn đầu tư dàn trải… nên công ty dã gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, các sản phẩm chưa hoàn thành đúng tiến độ làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận thiếu việc làm, từ đó kéo theo tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty, tình hình lao động tiền lương của công ty cũng co nhiều thay đổi. /Các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu của doanh nghiệp. * Nghiệp vụ hải quan: Doanh nghiệp chủ yếu đóng tàu cho các chủ tàu trong nước và nước ngoài do vậy loại hình nhập khẩu thường là: - Đối với đóng tàu trong nước có: + nhập khẩu kinh doanh nộp thuế. + nhập khẩu đầu tư miễn thuế. - Đối với đóng tàu nước ngoài có nhập sản xuất nhập khẩu. * Nghiệp vụ giao nhận. - Nhận theo đúng invoice, p/s, hợp đồng kí với đối tác. - Thuê thêm bên thứ ba để kiểm đếm về số lượng, đo kiểm về chất lượng. * Nghiệp vụ thuê tàu. - Doanh nghiệp thường kí hợp đồng theo điều kiện: CIF Cảng Hải Phòng nên việc thuê tàu thường giao cho bên bán trực tiếp làm. - Nếu doanh nghiệp mua hàng theo điều kiện FOB thì thường liên lạc với đại lí hãng tàu thuê, tàu chuyến để chở hàng về đến cảng hải phòng. *Nghiệp vụ bảo hiểm. - Doanh nghiệp mua bảo hiểm hàng hóa từ cảng xếp đến cảng dỡ. Tuy nhiên, hàng quá khổ quá tải có giá trị kinh tế lớn công ty mua bảo hiểm đến tận chân công trình. Lớp: KTNT A K10 10 [...]... hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu nguyên liệu ,vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu Theo Điều 30, 32,35,42 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan,thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể như sau: - Điều 30: Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để... vật tư nhập khẩu; trong đó: c.1) Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu Nguyên liệu, vật tư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng c.2) Mã số H.S là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành Lớp: KTNT A K10 13 c.3) Mã nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập. .. một thương vụ nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp Xét nhu cầu hoạt động sản xuất (Bước 1) Lên kế hoạch mua vật tư (Bước 2) Ký kết hợp đồng (Bước 3) Thông quan hàng hoá đưa về kho công ty (Bước 5) Tiến hành thủ tục cần thiết (Bước 4) Bước 1: Xét các nhu cầu vật tư cho mọi hoạt động sản xuất của công ty Bước 2: Lên kế hoạch mua vật tư - Căn cứ vào tình hình sản xuất , lên kế hoạch mua vật tư - Tham khảo... chế sản phẩm xuất khẩu; 6 Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài - Điều 32: Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư 1 Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục Hải quan (nơi doanh nghiệp thấy thuận tiện... hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài; 4 Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu; 5 Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành,... vật tư, mã số H.S, mã nguyên liệu, vật tư, loại nguyên liệu chính đăng ký trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến khi thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu 3 Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này - Điều 35: Thanh khoản tờ khai nhập khẩu. .. lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của doanh nghiệp đầu tư trong nước khi thanh lý được áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TTBTM... quan sẽ trực tiếp đến đối chi u rồi quyết định - Các giấy tờ liên quan (Ví dụ về các chứng từ được đính kèm ở cuối bài ) Lớp: KTNT A K10 17 Bước 5: Thông quan hàng hóa đưa về kho công ty *Quy trình xuất nhập kho: - Các loại vật tư do phòng vật tư đặt hàng được nhà cung ứng chuyển đến,KCS có trách nhiệm kiểm tra về chất lượng và thu kho có trách nhiệm kiểm tra về số lượng - Vật tư sau khi kiểm tra đạt... Điều 18 Thông tư này - Điều 42: Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư Lớp: KTNT A K10 15 1 Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu hướng dẫn tại Thông tư này 2 Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện,... 2 Thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu a) Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu 06/DMNVL-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) b) Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên thuộc Bảng đăng ký c) Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các nội dung . ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ - Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng. 2.1. Giới thiệu chung về trung tâm - Tên chi nhánh: Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng. thuộc 4 Chương 2: Tìm hiểu về công tác nhập khẩu của trung tâm cung ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ - Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng 5 2.1. Giới thiệu chung về trung tâm 5 2.1.1 KTNT A K10 1 Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng. 1.1. Giới thiệu về tổng công ty: Tên tổng công ty: Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng Trụ sở: Số 3 Phan

Ngày đăng: 15/11/2014, 09:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan