giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường trung học phổ thông quảng xương iv thông qua việc vận dụng tấm gương cách mạng trong giảng dạy bài 14 môn giáo dục công dân lớp 10

22 2.6K 8
giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường trung học phổ thông quảng xương iv thông qua việc vận dụng tấm gương cách mạng trong giảng dạy bài 14 môn giáo dục công dân lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC QUẢNG XƯƠNG 4  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG XƯƠNG 4 THÔNG QUA VIỆC VẬN DỤNG TẤM GƯƠNG CÁCH MẠNG TRONG GIẢNG DẠY BÀI 14 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Người thực hiện: Ngô Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân Thanh Hóa, tháng 5 năm 2013 1 A. LÍ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tư tưởng yêu nước là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua toàn bộ lịch sử của đất nước Việt Nam, là thước đo giá trị tinh thần của từng con người, từng công dân trước cộng đồng. Yêu nước trở thành một lẽ sống, một triết lý xã hội và nhân sinh của con người Việt Nam, nó thấm nhuần trong máu thịt của từng con người hình thành nên truyền thống vẻ vang của dân tộc. Nhờ đó mà từ bao đời nay, từ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đã chiến đấu không tiếc xương máu của mình để đập tan biết bao lũ xâm lăng tàn bạo, giữ vững nền độc lập cho dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Đất nước ta có được độc lập, tự do và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ như ngày hôm nay chính là nhờ sự phát huy tinh thần yêu nước của biết bao tấm gương anh hùng cách mạng đã đổ máu và ngã xuống. Họ là những con người bình thường nhưng với tấm lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc họ đã làm được những việc rất phi thường trong những điều kiện khó khăn hầu như không thể khắc phục được. Sự âm thầm chịu đựng, hy sinh thầm lặng của họ cho Tổ quốc trở thành những hình tượng, những tấm gương cao đẹp cho biết bao thế hệ noi theo. Đó là nguồn sức mạnh tinh thần mà chúng ta cần phải có. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đang diễn ra trong một bối cảnh quốc tế vô cùng phức tạp và đầy thử thách. Trước yêu cầu của lịch sử, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa yêu nước của dân tộc cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Yêu nước phải thống nhất với yêu chủ nghĩa xã hội làm một. Trong công cuộc đổi mới đó, thế hệ trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Họ là lực lượng nòng cốt, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Vì vậy, bồi dưỡng và giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ là một việc làm cần thiết và quan trọng. Thực hiện điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã ra sức giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ này được đặt 2 lên vai của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của môn GDCD. Trong nhiều năm qua, việc giáo lòng yêu nước thông qua giảng dạy môn GDCD thực sự đã được đội ngũ giáo viên dạy GDCD rất chú trọng. Song trong quá trình giảng dạy và dự giờ của các đồng nghiệp khi dạy bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD lớp 10, bản thân tôi nhận thấy, đa số các giáo viên khi giảng dạy lòng yêu nước cho học sinh vẫn còn mang tính lý thuyết trong SGK. Điều đó làm cho giờ học khô khan, thiếu đi tính thực tế và thuyết phục. Vì vậy, một câu hỏi đặt ra cho bản thân tôi là làm thế nào để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thực sự có chất lượng và hiệu quả? Và làm thế nào để cho tư tưởng ấy trở thành niềm tin, lí tưởng và hành động cho học sinh? Vì lẽ đó, trong quá trình giảng dạy bài 14 và một số bài học khác trong môn GDCD lớp 10 tôi đã sử dụng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh. Điều đó đã làm cho giờ dạy của cá nhân tôi sinh động hơn, hấp dẫn hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường trung học phổ thông Quảng Xương IV thông qua việc vận dụng tấm gương cách mạng trong giảng dạy bài 14 môn Giáo dục công dân lớp 10” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 3 B. NỘI DUNG I. Tầm quan trọng của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT 1. Vai trò, vị trí của thanh niên học sinh THPT trong sự ngiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Trong thư gửi học sinh năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Học sinh THPT là thời kỳ đầu của lứa tuổi thanh niên, là lớp người trẻ tuổi có hoài bão, ước mơ và rất khát khao với lý tưởng cao đẹp. Đó là lứa tuổi có sức khoẻ và trí lực dồi dào, ham hiểu biết, tự thể nghiệm mình, lứa tuổi có tính nhạy cảm với cái mới và cái đẹp, cái tiến bộ. Họ là lớp người đại biểu cho tương lai của dân tộc. Học sinh THPT là một bộ phận của thanh niên còn đang được giáo dục trong nhà trường, là một bộ phận dân cư trẻ tuổi được xã hội quan tâm, chăm sóc, đào tạo một cách có mục đích, có nội dung, có hệ thống cơ bản để trở thành lực lượng lao động và quản lý xã hội trong tương lai. Các em chính là lực lượng to lớn đóng góp sức lực và trí tuệ cho sự thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thời kỳ đổi mới, thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phụ thuộc rất nhiều vào tầm hiểu biết, khả năng sáng tạo và ý thức bền bĩ phấn đấu của nhân tố con người trên mọi lĩnh vực. Học sinh THPT là những người được đào tạo, chuẩn bị hành trang trở thành những nhà khoa học, nghệ sĩ, sĩ quan, giáo viên, công nhân Các em chính là đội dự bị, là nguồn lực chủ chốt, là một bộ phận đội ngũ trí thức góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tương lai. Sự phát triển lâu dài của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi này. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã nêu “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất 4 nước bước vào thế kỷ XXI có xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thanh niên”. Tóm lại, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên - học sinh THPT là những thế hệ trẻ có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay để có nguồn lực đủ sức nắm vững thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước tiến lên trong thời kỳ mới thì Đảng và toàn dân ta cần phải chăm lo bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ thành những con người vừa hồng vừa chuyên xứng đáng là người làm chủ tương lai của nước nhà. 2. Ý nghĩa của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh niên Từ nhận thức vị trí, vai trò của học sinh, thanh niên ở trên. Một điều dễ nhận thấy rằng, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh niên có ý nghĩa cực kì quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. • Ý nghĩa đầu tiên của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh niên là hình thành ở các em lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về dân tộc. Từ góp phần giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, lập trường cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc với nhân dân. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu và là phẩm chất chủ yếu cơ bản nhất của mội người Việt Nam yêu nước, là những yếu tố vừa phản ánh bản chất, nguồn gốc sức mạnh của quân và dân ta, vừa nói lên mục tiêu, phương hướng, yêu cầu của việc giáo dục lòng yêu nước trong tất cả các giai đoạn phát triển của dân tộc. • Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh niên ngày nay là giúp cho họ có khả năng tự miễn dịch trước tác động của chiến lược “Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc, chiến thắng mọi cám dỗ của tiền tài, vật chất và mặt trái “Cơ chế thị trường”. Đây là cơ sở để cho họ nhận rõ bản 5 chất âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của địch. • Giáo dục chủ nghĩa yêu nước còn là cơ sở quan trọng góp phần xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất cao về tư tưởng, tổ chức và hành động. Vì lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết chiến quyết thắng là cơ sở quan trọng để quy tụ mọi suy nghĩ và hành động, là chất keo kết dính mọi tổ chức, mọi con người cùng đồng tâm hiệp lực, huy động mọi nguồn sức mạnh cả vật chất và tinh thần, cả trí lực và thể lực của quân và dân ta hướng vào một mục đích duy nhất là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Từ đó, giúp cho mọi người tạm gác những tính toán riêng tư để chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn, thử thách. • Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, thanh niên là để cho họ thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước ngay từ ban đầu, để nó là động lực bên trong thôi thúc mọi người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, cần cù chăm chỉ trong học tập, nâng cao trình độ mọi mặt biến tư tưởng nhận thức thành hành động cách mạng, thành ý chí quyết tâm mãnh liệt vững vàng vượt qua mọi thử thách, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. • Giáo dục yêu nước nhằm cho thế hệ trẻ để họ thấy được nổi nhục của một dân tộc nghèo nàn, lạc hậu từ đó quyết tâm xây dựng một đất nước giàu mạnh. Như vậy giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thế hệ trẻ có ý nghĩa là nhằm phát huy nội lực, phát huy tối đa nhân tố con người mà trước hết là tiềm năng và nội lực tinh thần tồn tại ở mỗi con người. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước sẽ làm cho thế hệ trẻ luôn ở trong trạng thái hiện hữu của những tiềm năng, những nội lực tinh thần tích cực nhất của dân tộc. Và chính điều này đóng một vai trò quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần của đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 6 II. Sử dụng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu nước cho học trong giảng dạy bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD lớp 10 1. Cơ sở tâm lí của học sinh để vận dụng vấn đề trên Các Mác đã từng nói: Để cho tác động mang lại một kết quả nào đó thì cần phải biết được thứ vật liệu mà ta sẽ tác động vào nó. Ý kiến này của Các Mác đúng đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và vào giáo dục lòng yêu nước cho học sinh nói riêng. Chúng ta biết rằng học sinh THPT là thời kì đầu của tuổi thanh niên, đây là giai đoạn cuối của cả một thời kì bồi dưỡng kiến thức văn hoá chung, đã khiến cho thanh niên phải nghĩ đến tiền đồ của mình, đến việc chuẩn bị bước vào đời. Tuổi thanh niên mới lớn là thời kì dồi dào thể lực và trí lực, là thời kì thích tìm cái mới trong học tập và lao động, lứa tuổi trong sáng, đầy ước mơ, khát vọng, nhiệt tình và giàu lòng quả cảm Vì vậy mà tại Đại hội lần thứ IX -2001 của Đảng ta đã nêu rõ “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây chính là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Mà một trong những yếu tố đầu tiên cần giáo dục đạo đức cho học sinh đó chính là lòng yêu nước. Mục đích của việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh nói riêng và đạo đức nói chung không chỉ cung cấp cho họ những tri thức đạo đức mà quan trọng hơn là hình thành cho họ động cơ và tình cảm đạo đức trong sáng, phải giáo dục cho họ có được niềm tin đối với vấn đề cần được giáo dục. Nhưng cần làm thế nào để biến những tri thức chủ nghĩa yêu nước thành niềm tin và hành vi đạo đức, động cơ ở mỗi học sinh thì chúng ta cần phải có phương pháp tác động vào nó. Và ở lứa tuổi này để cho việc giáo dục lòng yêu nước có hiệu quả thì việc vân dụng hình tượng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu nước 7 cho học sinh là một trong những phương pháp có hiệu quả. Thông qua việc cho học sinh tiếp xúc với người thực, việc thực với chính chủ thể của các hành vi đạo đức có thật sẽ có tác dụng hơn nhiều so với lý thuyết dài dòng, khô khan, cứng nhắc về những điều phải làm và không được làm. Việc thực người thực có khả năng đi thẳng vào niềm tin của mỗi học sinh, của nhóm và tập thể mà học sinh là những thành viên. Những hành vi đó là mẫu mực để học sinh noi theo. Niềm tin vốn là một trong những thành tố tâm lí phức tạp nhất của con người, niềm tin có cội nguồn từ chủ nghĩa yêu nước bao giờ cũng là niềm tin chân chính và dễ biến thành ý chí và hành động ý chí. Niềm tin có cơ sở khoa học là sự phản ánh, sự thừa nhận, chấp nhận tự giác về lẽ phải và chân lý, thừa nhận xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Niềm tin chỉ phụ thuộc về nhân cách khi nhân cách bị thuyết phục là kết quả của trải nghiệm cuộc sống mà trong đó con người luôn so sánh, đối chiếu giữa nhận thức với thực tiễn giữa cái được nghe và được đọc với hiện thực. Do đó, con đường cơ bản để xây dựng niềm tin cho thế hệ trẻ trong việc hình thành niềm tin đối với tinh thần yêu nước, chủ nghĩa yêu nước theo PGS.TS Võ Văn Sen trong bài tham luận của mình có nhận định “Điều quan trọng nhất trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thế hệ trẻ là sự gương mẫu của thế hệ đi trước. Vấn đề này có ý nghĩa hàng đầu.Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng là một gương tiêu biểu trong lịch sử dân tộc ta, đặc biệt là trong thế kỉ XXI này. “Dáng đứng Việt Nam” chính là dáng đứng của anh bộ đội cụ Hồ. Sự hy sinh, khí phách hào hùng của các thế hệ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam chính là tấm gương sáng có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước”. Theo Hồ Chí Minh lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục là một biện pháp có ý nghĩa lớn, thiết thực để giáo dục cho thanh niên vươn tới cái tốt, cái đẹp, cái cao cả. Theo Người, phương pháp này phù hợp với dân tộc, phù hợp với tâm lí thanh niên học sinh vốn coi trọng thực tế: “Một tấm gương sáng còn hơn một trăm bài diễn thuyết”. Nhà giáo dục học nổi tiếng người Nga V.A.Xu-khôm-lin-xki khi 8 giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ nước mình ông cũng đã lấy những hình tượng sáng ngời như V.I.Lênin, A-lech-xan-đrơ, Ma-tơ-rô-xôp làm mẫu mực lí tưởng để giáo dục cho thế hệ trẻ Từ những cơ sở nói trên có thể cho chúng ta khẳng định rằng việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh thông qua việc vận dụng các hình tượng tấm gương cách mạng sẽ mang lại những hiệu quả cao. 2. Thực tế vận dụng tấm gương cách mạng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong giảng dạy bài 14 môn GDCD lớp 10 ở trường THPH Quảng xương 4. Để nắm được thực trạng và ý nghĩa to lớn của việc vân dụng hình tượng tấm gương cách mạng vào giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong giảng dạy môn GDCD, người làm SKKN đã trực tiếp quan sát, tìm hiểu và tiến hành điều tra xã hội học đối với học sinh Trường THPT Quảng xương 4 ở 4 lớp 10I, 10E, 10G, 10M. Qua xử lý số liệu thu được tôi đã thu được kết quả như sau: Thứ nhất là về mức độ nhận thức và hiểu biết của học sinh về hình tượng tấm gương cách mạng. Qua kết quả điều tra cho thấy khi đánh giá mức độ cần thiết của việc hiểu biết về các hình tượng tấm gương cách mạng thì có đến 82,5% học sinh trả lời là rất cần thiết. Điều này cho chúng ta thấy rằng, hầu hết các em học sinh trường THPT Quảng xương 4 đều có được sự nhận thức đúng đắn, đều coi việc hiểu biết các hình tượng tấm gương cách mạng là một điều cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số học sinh đã nhận thức không đúng về vấn đề này có đến 3,5% trả lời không cần thiết, 14% học sinh cảm thấy khó trả lời và đang còn băn khoăn, dao động. Trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường cùng với sự bùng nổ thông tin đang diễn ra phức tạp đã tác động không nhỏ đến đời sống, tình cảm, đạo đức của học sinh thì việc hiểu biết về các hình tượng tấm gương cách mạng luôn là điều cần thiết. Và chúng ta 9 thật mừng khi đứng trước những tác động như vậy nhưng đa số học sinh đã có một nhận thức đúng. Phải chăng các em đã nhận rõ được ý nghĩa, lí tưởng từ các hình tượng tấm gương cách mạng mang lại? Thật đúng vậy khi được đề cập đến hình tượng tấm gương cách mạng trong tâm khảm của các em là ai thì có đến 97% đã xác định đúng đó chính là những người yêu nước, những người đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Tuy nhiên cũng có 3% học sinh chưa rõ các hình tượng tấm gương cách mạng là ai. Khi đánh giá ý nghĩa, tác dụng của việc giáo dục hình tượng tấm gương cách mạng cho học sinh có đến 55% đã nhận rõ sâu sắc, ý nghĩa tinh thần từ việc giáo dục đó. Thông qua hiểu biết các hình tượng tấm gương cách mạng đã giúp cho các em tăng thêm tình yêu quê hương đất nước và nhận thấy bản thân mình cần phải có trách nhiệm phát huy và nối bước tinh thần của thế hệ cha anh trong cộng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Từ thực trạng nêu trên cho chúng ta thấy lớp trẻ ngày nay tuy được sống và lớn lên trong thời kì hoà bình nhưng về cơ bản ý thức của họ đối với dân tộc, với các hình tượng tấm gương cách mạng, với các truyền thống của đất nước vẫn được họ giữ vững. Đa số các em đều nhận thức được lí tưởng trách nhiệm của mình đới với Tổ quốc. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số học sinh đang còn mơ hồ chưa rõ ràng trước lí tưởng của mình. Thực tế đó đặt ra một nhu cầu mà những người làm công tác giáo dục cần phải giải quyết. Thứ hai cách thức tiếp cận của học sinh về các hình tượng tấm gương cách mạng Đứng trước nhận thức và nhu cầu cần thiết của việc hiểu biết các hình tượng tấm gương cách mạng như trên thì học sinh của chúng ta đã có cách thức tiếp cận và mức độ hiểu biết như thế nào? Thật đáng buồn khi hỏi về các em hiểu biết nhiều về nhân vật nào thì có đến 45% trả lời là các ca sĩ, 15,8% là diễn viên điện ảnh, 8,3% là người mẫu thời trang trong khi đó hiểu biết về các tấm gương cách mạng chỉ có 30%, một 10 [...]... đơn giản, mù mờ 3 Sử dụng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu nước cho học trong giảng dạy bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD lớp 10 Mục đích của việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong chương trình giảng dạy GDCD ở trường THPT chủ yếu là nhằm giúp học sinh hiểu được thế nào là lòng yêu nước, những biểu hiện của lòng yêu nước trong giai đoạn hiện... bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” lớp 10 …………………………………………………………… .6 1 Cơ sở tâm lí của học sinh để vận dụng vấn đề trên………………………….6 2 Thực tế vận dụng tấm gương cách mạng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong giảng dạy bài 14 môn GDCD lớp 10 ở trường THPH Qua ng xương 4.……………………………………… ………………………………8 3 Sử dụng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu. .. DUNG…………………………………………………………………3 I Tầm quan trọng của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT……………………………………………………………………… .3 1 Vai trò, vị trí của thanh niên học sinh THPT trong sự ngiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay……………………………………………………………3 2 Ý nghĩa của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thanh niên…………………………………………………………………………… 4 II Sử dụng tấm gương cách mạng để giáo dục lòng yêu nước cho học trong giảng... của việc vận dụng hình tượng tấm gương cách mạng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, đã có một số giáo viên vận dụng vấn đề trên nhưng chưa thật sự chú trọng, nhiệt tình và say mê đến việc tìm kiếm các tài liệu về các hình tượng tấm gương cách mạng để vận dụng vào giảng dạy Nguyên nhân của vấn đề này một mặt là do giáo viên có tâm lý đây là môn học được cho là 11 môn học phụ trong. .. giáo dục nhân cách, năng lực, phẩm chất trí tuệ cho học sinh nói chung và giáo dục lòng yêu nước gắn liền với đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh nói riêng Nhưng trong nhiều năm qua, qua tìm hiểu cho thấy việc vận dụng hình tượng tấm gương cách mạng vào giảng dạy môn GDCD còn chưa hiệu quả, chưa đạt kết quả như mong muốn Đối với giáo viên, họ đều nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng. .. em học sinh thường hiểu biết các ca sĩ, diễn viên nhiều hơn là những tấm gương cách mạng và những anh hùng chiến sĩ Đây là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội đối với thế hệ trẻ của chúng ta Thứ ba thực trạng vận dụng hình tượng tấm gương cách mạng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT trong giảng dạy môn GDCD Điều 23 của luật giáo dục của nước ta đã chỉ rõ “mục tiêu của giáo dục. .. nhiệm của học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 12 Sử dụng hình tượng tấm gương cách mạng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh THPT được khai thác ở những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, giáo dục lòng yêu thương bố mẹ, anh em, gia đình, bà con, đồng bào, nòi giống, dân tộc Để giáo dục nội dung này giáo viên có thể lấy tấm gương Ngô Mây Ngô Mây sinh ra và lớn lên trong một... mạng để giáo dục lòng yêu nước, giáo dục đạo đức cho học sinh còn tẻ nhạt nặng về lý thuyết chưa chú trọng về mặt tình cảm Giáo viên giảng dạy môn GDCD chưa xem đây là việc cần phải làm thường xuyên, có hệ thống nên ít chú trọng đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn và vận dụng hình tượng tấm gương cách mạng một cách có hiệu quả Điều này làm cho học sinh không yêu thích môn học và hiểu biết... tượng tấm gương cách mạng vẫn được giữ nguyên ở học sinh Nhưng sự nhận thức và hiểu biết về các hình tượng tấm gương cách mạng ở các em không sâu sắc, không nhiều - Thứ hai các phương tiện thông tin đại chúng, sách giáo khoa đều có tác dụng tuyên truyền, củng cố các hình tượng tấm gương cách mạng tuy nhiên chưa phổ biến và sâu rộng - Phương pháp giảng dạy, sự vận dụng hình tượng tấm gương cách mạng để giáo. .. tấm gương cách mạng ở địa phương của mình hoặc những tấm gương mà học sinh biết Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức học sinh sưu tầm tranh ảnh về các hình tượng tấm gương cách mạng theo nội dung của bài học, thi kể chuyện về các tấm gương thông qua giờ học hoặc bài thực hành ở tiết ngoại khóa Điều này sẽ giúp giáo viên và học sinh hứng thú và chủ động hơn trong việc tìm hiểu bài học, sự tác động . vận dụng tấm gương cách mạng trong giảng dạy bài 14 môn Giáo dục công dân lớp 10 làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 3 B. NỘI DUNG I. Tầm quan trọng của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước. tôi sinh động hơn, hấp dẫn hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, tôi mạnh dạn cho n đề tài Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường trung học phổ thông Quảng Xương IV thông qua việc vận. tấm gương cách mạng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong giảng dạy bài 14 môn GDCD lớp 10 ở trường THPH Qua ng xương 4. Để nắm được thực trạng và ý nghĩa to lớn của việc vân dụng

Ngày đăng: 15/11/2014, 01:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SL

  • SL

  • SL

  • SL

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan