sử dụng phương trình ion thu gọn khi giải bài tập hóa học

12 1.3K 0
sử dụng phương trình ion thu gọn khi giải bài tập hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỬ DỤNG PHƯƠNG TRÌNH ION THU GỌN KHI GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thực tế giảng dạy bộ môn Hóa học ở TTGDTX ,tôi nhận thấy học sinh ở GDTX các em học rất yếu, do việc tuyển sinh vào, trường không được tuyển chọn.Khả năng tiếp thu bài cũng như sự tư duy của các em rất hạn chế.Khi vào trường kiến thức ở lớp dưới hầu như các em không còn nhớ gì,đặc biệt môn Hóa học.Vì vậy việc giải bài tập Hóa học của các em gặp rất nhiều khó khăn.Thông qua các bài dạy,tôi đã cố gắng củng cố, hệ thống hóa lại các kiến thức hóa học cơ bản để giúp các em rèn luyện kỹ năng tư duy và vận dụng kiến thức để giải các bài tập hóa học thông thường,nhưng chất lượng vẫn còn thấp. Trong quá trình học nhiều em chưa hiểu bản chất của phương trình hóa học. không biết phương pháp giải bài tập Hóa Học. Một số em có hứng thú học bộ môn nhưng vẫn rất lúng túng khi giải bài tập,nhiều bài toán rất đơn giản mà các em giải mất quá nhiều thời gian ,nhưng kết quả lại không đúng.Đó là do các em không nắm được phương pháp giải.Một bài toán hóa học không phải chỉ viết đầy đủ các PTHH theo đề bài cho là giải được kết quả, mà còn phải hiểu rõ bản chất của phản ứng qua phương trình ion thu gọn.Thí dụ các phản ứng giữa hỗn hợp các dung dịch bazơ vói dung dịch axit đều có chung một phương trình ion thu gọn là : H + + OH ─ → H 2 O Vì vậy việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài toán hóa học có ý nghĩa rất quan trọng.Đặc biệt hiểu rõ bản chất của phương trình ion thu gọn trong các trường hợp nhiều phản ứng xảy ra cùng bản chất là rất cần thiết.Việc sử dụng phương trình ion thu gọn để giải bài toán Hóa học là một trong những phương pháp giải nhanh khi làm bài tập trắc nghiệm.Để giúp học sinh giải bài toán hóa học có hiệu quả cao nắm được bản chất và cách giải bài toán theo phương pháp thích hợp, tôi chọn đề tài: Sử dụng phương trình ion thu gọn khi giải bài tập hóa học II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1. Về kiến thức và kỹ năng - HS nắm chắc cách viết phương trình ion thu gọn - Từ phương trình ion thu gọn,hiểu bản chất phản ứng hóa học - Biết vận dụng phương trình ion thu gọn để giải bài toán hóa học phù hợp 2. Yêu cầu của đề tài Học sinh biết cách sử dụng phương trình ion thu gọn để giải nhanh bài toán hóa học III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đề tài được thực hiện trên cơ sở bản thân đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Hóa học ở trung tâm GDTX và qua các đợt học chuyên đề trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp.Trong quá trình thực hiện tôi đã vận dụng nhiều hình thức khác nhau như: trò chuyện cùng học sinh,kèm cặp gần gũi bảo ban các em, ra bài tập cho các em làm, kiểm tra đánh giá kết quả làm bài của các em. Ngoài ra,bản thân còn kết hợp nghiên cứu tài liệu, các đề thi ĐH- CĐ ở các năm trước,xem các thông tin hỗ trợ kiến thức. B. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Phương trình ion là phần rất quan trọng trong bộ môn Hóa học,đặc biệt dùng phương trình ion thu gọn để giải nhanh và chính xác bài toán trắc nghiệm hóa học.Các dạng toán nên áp dụng phương trình ion là: Những bài toán có nhiều phản ứng xảy ra cùng bản chất như: -Phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi,… - Kim loại với hỗn hợp axit HCl,dd H 2 SO 4 hoặc hỗn hợp axit HNO 3 +H 2 SO 4 - Nhiều bazơ với Al, Al 3* ,H * - Oxit axit với hỗn hợp bazơ -Kim loại với dd (NO 3 ─ + H + ) II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Giải bài toán hóa học là cơ sở rèn luyện trí thông minh của học sinh, giáo dục cho học sinh tinh thần kiên trì,bền bỉ khắc phục khó khăn củng cố và mở rộng kiến thức. Trong quá trình giải các bài toán,học sinh phải phân tích, tổng hợp, kiến lập mối quan hệ giữa các hiện tượng hóa học, giữa các đại lượng đo lường giữa lý thuyết với thực hành, kiến lập giữa các môn có liên quan: toán,lý,hóa, Có nhiều kiểu,nhiều loại bài tập mỗi kiểu,mỗi loại có cách giải khác nhau.Để học sinh biết vận dụng phương trình ion thu gọn giải nhanh bài toán hóa học , cần có các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các kiến thức hóa học cơ bản cho học sinh theo yêu cầu của chương trình dạy. Học sinh học qua từng phần, từng chương của chương trình nắm vững cách viết PTHH,từ đó viết phương trình ion thu gọn,hiểu bản chất của phương trình: nhiều phương trình phân tử có thể có cùng phương trình ion thu gọn . Tiếp theo GV hướng dẫn HS làm một số bài tập mẫu cụ thể: Dạng 1: Bài toán hỗn hợp dung dịch nhiều bazơ tác dụng với axit: -Phương pháp: sử dụng phương trình ion thu gọn: H + + OH ─ → H 2 O Tính số mol H + hoặc số mol OH ─ Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ hòa tan hết vào nước được dd Y và 0,12 mol H 2 . Tính thể tích dd H 2 SO 4 0.5M cần trung hòa hết dd Y là: 2 A.120ml B.60ml C.180ml D.240ml Hướng dẫn Cần phân tích cho HS thấy được kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ đều tan hết vào nước được dd Y là dd bazơ, ta gọi M là kim loại tương đương của các kim loại trên và m là hóa trị tương ứng của M, ta có: M + m H 2 O → M(OH) m + 2 m H 2 (1) Từ (1) suy ra n OH─ = 2n H2 = 0,24 mol 2M(OH) m + m H 2 SO 4 → M 2 (SO 4 ) m +m H 2 O (2) Từ (2) ta có phương trình ion thu gọn là: H + + OH ─ → H 2 O (3) Từ (3) ⇒ n H+ = n OH─ = 0,24 mol Số mol H 2 SO 4 = 2 1 n H+ = 0,12 mol Vậy thể tích dd H 2 SO 4 cần dùng là : 5,0 12,0 = 0,24 (lit) hay 240 ml Chọn đáp án D Qua bài giải này phân tích cho HS thấy phản ứng (2) là phản ứng trung hòa , trong trường hợp này ta chỉ cần hiểu rõ bản chất của phản ứng,thực chất là sự tác dụng của H + với OH ─ tạo ra H 2 O.Với bài toán này,nếu các em cứ viết đầy đủ các PTHH theo đề bài ra mà không vận dụng phương trình ion thu gọn thì sẽ không thể giải ra kết quả. Ví dụ 2: Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH) 2 có nồng độ tương ướng là 0.2M và 0,1M.Dung dịch Y chứa hỗn hợp H 2 SO 4 và HCl có nồng độ lần lượt là 0,25M và 0,75M.Thể tích dd X cần để trung hòa vừa đủ 40ml dd Y là: A. 0,063 lít B. O,125 lít C. 0,15 lít D. 0,25 lít Với bài toán này nếu các em viết đày đủ 4 PTHH , rồi lập hệ và giải như bài toán hỗn hợp khác sẽ rất phức tạp và không cho kết quả đúng. GV phân tích cho các em thấy rằng đây là bài toán hỗn hợp các axit tác dụng với hỗn hợp các bazơ ,thì PT ion thu gọn là gì? GV gợi ý cho các em và hướng dẫn các em làm bài. Hướng dẫn: Gọi V là thể tích dd X cần dùng,từ đó suy ra số mol OH - phải dùng để trung hòa 40ml dd Y là: n OH─ = n KOH + 2n Ba(OH)2 = 0,2V + 2. 0,1V =0,4V (mol) n H+ = 2n H2SO4 + n HCl = 2. 0,25.0,04 + 0,75. 0,04 = 0,05 (mol) PT ion thu gọn của các phản ứng là: H + + OH ─ → H 2 O 0,05 o,4V Suy ra 0,05 = 0,4V ⇒ V = 0,125(lit) ⇒ Chọn đáp án B. 3 Ví dụ 3: Trộn 100 ml dd KOH có pH = 12 với 100 ml dd HCl 0,012M. pH của dd sau khi pha trộn là: A. pH = 3 B. pH = 4 C. pH = 8 D. pH = 11 Hướng dẫn: Theo bài cho pH = 12 ⇒ [ ] −OH = 10 -2 M ⇒ n OH─ = 0,1. 10 ─2 = 10 ─3 mol n H+ = 0,1 . 0,012 = 0,0012 mol Phản ứng có PT ion thu gọn sau: H + + OH ─ → H 2 O 0,0012 0,001 ⇒ n H+ dư = 0,0012 ─ 0,001 = 0,0002 (mol) Thể tích dd sau khi trộn = 100ml +100ml = 200ml hay 0,2 lít Vây [ ] +H = 2,0 0002,0 = 0,001 hay 10 ─3 ⇒ pH = 3 . Chọn đáp án A Ví du 4 : Câu 1-Mã đề 596-Đề ĐH-CĐ- Khối A- Năm 2010 Dung dịch X có chứa 0,07 mol Na + ; 0,02 mol SO 4 2─ và x mol OH ─ . Dung dịch Y có chứa ClO 4 ─ ; NO 3 ─ và y molH + ,tổng số mol ClO 4 ─ và NO 3 ─ là 0,04 . Trộn X và Y được 100 ml dd Z , dd Z có pH ( bỏ qua sự điện li của nước) là: A. 1 B. 2 C. 12 D. 13 Hướng dẫn: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: Tổng điện tích dương = tổng điện tích âm, ta có: Trong dd X: 0,07 = 0,02 . 2 + x ⇒ x = 0,03 (mol) Trong dd Y : ⇒ y = 0,04 (mol) Theo bài ra,ta có PT ion : H + + OH ─ → H 2 O 0,03 0,03 (mol) ⇒ n H+ dư = 0,04 ─ 0,03 = 0,01 (mol) ⇒ [ ] +H = 1,0 01,0 =0,1M = 10 ─1 M ⇒ pH = 1. Đáp án A Ví dụ 5: Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp A gồm H 2 SO 4 0,015M; HCl 0,03 M; HNO 3 0,04 M.Thể tích dung dịch NaOH 0.2 M cần để trung hòa hết 200 ml dung dịch A là: A. 0,02 lit B. 0,1 lít C. 0,15 lít D. 0,25 lít Hướng dẫn: Theo đề bài,ta có: n H2SO4 = 0,0015 mol; n HCl = 0,003 mol ; n HNO3 = 0,004 mol ∑n H+ = 2 . 0,0015 + 0,003 + 0,004 = 0,01 (mol) ⇒ n H+ trong 200ml dung dịch là: 0,02 mol 4 Phương trình ion thu gọn : H + + OH ─ → H 2 O 0,02 → 0,02 (mol) ⇒ V = 2,0 02,0 = 0,1 (lit). Chọn đáp án B Dạng 2: Kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp axit HCl, H 2 SO 4 Phương pháp: sử dung phương trình ion thu gọn có dạng: M + n H + → M n+ + 2 n H 2 Ví dụ 1: Cho m gam hỗn hợp Mg,Al vào 250ml dd X chứa chứa hỗn hợp HCl 1M và H 2 SO 4 0,5 M thu được 5,32 lít H 2 (đktc) và dd Y ( coi thể tích dd không đổi). Dung dịch Y có pH là: A. 1 B.6 C. 7 D. 2 ( Trích đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ – Khối A- 2007-Câu 40-Mã 182) Hướng dẫn Theo đề cho: n HCl = 0,25 mol ; n H2SO4 = 0,125 mol ⇒ n H+ = n HCl + 2n H2SO4 = 0,25 + 2. 0,125 = 0,5 (mol) n H2(tạo thành) = 4,22 32,5 = 0,2375 mol PT ion của các phản ứng: Mg + 2H + → Mg 2+ + H 2 Al + 3 H + → Al 3+ + 2 3 H 2 Theo phản ứng : n H+ dư = 0,5 – 2. 0,2375 = 0,025 (mol) ⇒ [ ] +H = 25,0 025,0 = 0,1M ⇒ pH =1. Chọn đáp án A Dạng 3: Kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp( HNO 3 ,H 2 SO 4 đặc) Phương pháp: sử dụng các phương trình ion thu gọn dạng: 3 M + 4n H + + n NO 3 ─ → 3 M n+ + n NO + 2n H 2 O (1) M + 2n H + + n NO 3 ─ → M n+ + n NO 2 + n H 2 O (2) 2M + 4n H + + n SO 4 2─ → 2M n+ + n SO 2 + 2n H 2 O (3) Ví dụ 1:Hòa tan 0,1 mol Cu trong 120 ml dd X gồm HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,5M .Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là: A. 1,344 lít B. 1,49 lít C. 0,672 lít D. 1,12 lít Hướng dẫn: Theo bài cho: dd X có: số mol HNO 3 = 0,12 mol; số mol H 2 SO 4 = 0,06 mol ⇒ Tổng n H+ = 0,12 +2 . 0,06 = 0,24 mol ; n NO3─ = 0,12 mol 5 Phương trình ion thu gọn: 3 Cu + 8 H + + 2 NO 3 ─ → 3 Cu 2+ + 2 NO ↑ + 4 H 2 O Ban đầu: 0,1 0,24 0,12 (mol) Phản ứng: 0,09 ← 0,24 → 0,06 → 0,06 (mol) Sau p/ứng: 0,01(dư) 0 0,06(dư) 0,06 (mol) Như vậy sau khi kết thúc phản ứng thu được thể tích NO là: V = 0,06 . 22,4 = 1,344 lít. Đáp án A Ví dụ 2: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg Phản ứng với dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO 3 và H 2 SO 4 (đặc nóng) thu được 0,1mol mỗi khí SO 2 ;NO ; NO 2 .Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng muối khan thu được là: A. 31,5 gam B. 37,7 gam C. 47,3 gam D. 34,9 gam Hướng dẫn: Theo bài cho,ta có phương trình phản ứng tổng quát dạng ion sau: 3 M + 4n H + + n NO 3 ─ → 3 M n+ + n NO + 2n H 2 O (1) M + 2n H + + n NO 3 ─ → M n+ + n NO 2 + n H 2 O (2) 2M + 4n H + + n SO 4 2─ → 2M n+ + n SO 2 + 2n H 2 O (3) Từ (1);(2);(3) ta có: Số mol NO 3 ─ tạo muối = 3 số mol NO + số mol NO 2 = 3 . 0,1 + 0,1 = 0,4 (mol) Số mol SO 4 2─ tạo muối = số mol SO 2 = 0,1 mol → m muối = m kim loại + m NO3─ + m SO4 2─ = 12,9 = 0,4 . 62 + 0,1 . 96 = 47.3 (gam). Đáp án C Dạng 4: Bài toán tạo thành chất kết tủa Ví dụ 1 : Dung dịch A gồm 5 ion: Mg 2+ ,Ca 2+ ,Ba 2+ .0,1 mol Cl ─ và 0,2 mol NO 3 ─ . Thêm từ từ dung dịch K 2 CO 3 1M vào dung dịch A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch K 2 CO 3 cho vào là: A. 300ml B. 250ml C. 200ml D. 150ml Hướng dẫn: Gọi ion đại diện Mg 2+ , Ca 2+ ,Ba 2+ là M 2+ : x mol Theo bảo toàn điện tích: 2.x = 0,1 + 0,2 = 0,3 ⇒ x =0,15( mol) Phương trình ion thu gọn: CO 3 2─ + M 2+ → MCO 3 0,15 ← 0,15mol Số mol K 2 CO 3 = số mol CO 3 2─ = 0,15 mol ⇒ V dd K 2 CO 3 = 1 15,0 =0,15(lit) hay 150ml. Đáp án D Ví dụ 2: Hòa tan hết hỗn hợp gồm 1 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ trong nước được dd A và có 1,12 lít khí H 2 bay ra(đktc) .Cho dd chứa 0,03 mol AlCl 3 vào dung dich A khối lượng kết tủa thu được là: 6 A. 0,78 gam B.1,56 gam C. 0,81 gam D. 2,34 gam Hướng dẫn: Phản ứng của kim loại kiềm và kiềm thổ với nước: M + n H 2 O → M(OH) n + 2 n H 2 Từ phương trình ta có: n OH─ = 2n H2 = 2. 4,22 12,1 = 0,1 mol Dung dịch A tác dụng với 0,03 mol AlCl 3 : Al 3+ + 3OH ─ → Al(OH) 3 ↓ Ban đầu 0,03 0,1 Phản ứng 0,03 0,09 0,03 (mol) ⇒ n OH─(dư) = 0,01 (mol) Tiếp tục hòa tan kêt tủa theo phương trình: Al(OH) 3 + OH ─ → AlO 2 ─ + 2 H 2 O 0,01 ← 0,01 (mol) ⇒ số mol Al(OH) 3 kết tủa còn: 0,03 ─ 0,01 = 0,02 (mol) Vậy khối kết tủa thu được là: 0,02 . 78 = 1,56 (gam). Đáp án B Dạng 5: Oxit axit tác dụng với dung dịch hỗn hợp các bazơ Phương pháp: sử dụng phương trình ion thu gọn dạng: CO 2 + OH ─ → HCO 3 ─ (1) CO 2 + 2OH → CO 2 2─ + H 2 O (2) Ví dụ 1 : Cho 56ml CO 2 (đktc) hấp thụ hết vào 1 lit dd chứa NaOH 0,02M và Ba(OH) 2 0,02M .Khối lượng kết tủa thu được là: A. 0,0432g B. 0,4925g C. 0,2145g D. 0,0871g Hướng dẫn: Theo bài ra,ta có: n CO2 = 22400 56 = 0,0025 mol n OH─ = n NaOH + n Ba(OH)2 = 0,02 + 2. 0,02 = 0.06 mol số mol CO 2 : số mol OH ─ = 0,0025 : 0,06 = 0,041666 < 0,5 ⇒ phản ứng chỉ tạo muối trung hòa PT ion: CO 2 + Ba 2+ + 2OH ─ → BaCO 3 + H 2 O 0,0025 0,02 0,0025 Vậy khối lượng kết tủa thu được là : 7 0,0025 . 197 = 0,4925 (gam) . Đáp án B Ví dụ 2: Cho 2,688 lít CO 2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 2000 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và Ca(OH) 2 0,01M Tổng khối lượng các muối thu được là: A. 12,6g B. 0,2g C. 10,6g D. 13,4g Hướng dẫn: Theo đề bài,ta có: n CO2 = 4,22 688,2 = 0,12 (mol) n OH─ = n NaOH + n Ca(OH)2 = 2 . 0,1 = 2. 2 .0,01 = 0,24 (mol) ⇒ số mol OH ─ : số mol CO 2 = 0,24 : 0,12 =2 ⇒ p/ứng tạo muối trung hòa và vừa đủ Phương trình ion thu gọn: CO 2 + 2OH ─ → CO 3 2─ +H 2 O 0,12 0,24 0,12 (mol) ⇒ m muối = m Na+ +m Ca2+ + mCO 3 2─ = 0,2 . 23 + 2. 0,01. 40 + 0,12 . 60 = 12,6 (gam). Đáp án D Các dạng khác Ví dụ : Câu 46- Mã đề 596- Đề ĐH-CĐ- Khối A- Năm 2010 Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa Na 2 CO 3 0,2M và NaHCO 3 0,2M. Sau phản ứng thu được số mol CO 2 là : A. 0,030 B. 0,010 C. 0,020 D. 0,015 Hướng dẫn: Theo đề bài: n HCl = 0,3 . 1 = 0,03 (mol) ⇒ n H+ = 0,03 mol n Na2CO3 = 0,1 . 0,2 = 0,02 (mol) ⇒ số mol CO 3 2─ = 0,02 mol n NaHCO3 = 0,1 . 0,2 = 0,02 (mol) ⇒ số mol HCO 3 ─ = 0,02 mol Phương trinh: H + + CO 3 2─ → HCO 3 ─ (1) Ban đâu 0,03 0,02 (mol) Phản ứng 0,02 ← 0,02 (mol) Sau p/ứng 0,01 0 Tiếp tục có phản ứng: H + + HCO 3 ─ → CO 2 + H 2 O (2) 0,01 mol → 0,01 mol Như vậy sau phản ứng thu được số mol CO 2 là : 0,010 mol . Đáp án B Kết luận: Qua các ví dụ và các bài tập cụ thể,GV củng cố các kiến thức cho HS . Cho HS nhận xét cách giải của từng bài tập , từ đó phân loại được các bài tập,biết chọn dạng bài tập để giải cho phù hợp và nhanh hơn, chính xác hơn.GV cho HS biết rằng không phải bài tập nào cũng có thể giải được bằng phương pháp này mà tùy yêu cầu của đề bài cho mà lựa chọn phương pháp giải nhanh nhất Khi sử dụng phương trình ion thu gọn cần lưu ý: 8 - Chất điện li mạnh được viết dưới dạng ion như: Axit mạnh, bazơ mạnh, hầu hết các muối - Các chất không điện li hoặc các chất điện li yếu viết dưới dạng phân tử như: Axit yếu,bazơ yếu - Trong bài toán có nhiều phản ứng xảy ra cùng bản chất như phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi, … , không nhất thiết phải viết tất cả các phương trình phân tử ,ta nên viết phương trình ion thu gọn để mô tả bản chất phản ứng, đồng thời giúp ta giải nhanh gọn hơn, Giai đoạn 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà Thông qua giờ luyện tập,ôn tập tôi luôn giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học, phân biệt các khái niệm, các loại phản ứng hóa học,cách viết phương trình hóa học dạng phân tử, dạng ion.,và ôn tập một cách tổng quát toàn diện tất cả các kiến thức.Tuy nhiên, thời gian thực học ở trên lớp còn rất hạn chế., vì thế tôi đã hướng dẫn các em nhận biết các dạng bài tập hóa học,từ đó cho các em tự làm bài tập ở nhà một cách tự giác, đây là việc làm rất quan trọng giúp các em tự khai thác các kiến thức đã học, nhớ và vận dụng thành thạo khi làm bài thi.Sau đây là một số bài tập áp dụng: Bài tập 1: (Câu 18-Mã đề 231- Cao đẳng-Khối A- 2997) Cho một mẩu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H 2 (đktc).Thể tích dd H 2 SO 4 2M cần dùng để trung hòa dd X là: A. 150ml B. 75ml C. 60ml D. 30ml Bài tập 2 : Trộn 100ml dd gồm (Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400ml dd gồm ( H 2 SO 4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là: A. 7 B. 6 C. 1 D. 2 Trích đề ĐH-CĐ –Khói B- năm 2007) Bài tập 3: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp Na 2 CO 3 và KHCO 3 vào dung dịch HCl . Dẫn khí thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thì lượng kết tủa tạo ra là: A. 0,1 gam B. 1,0 gam C. 10,0 gam D. 100,0gam Bài tập 4:Thêm từ từ 400 gam dung dịch H 2 SO 4 49% vào nước và điều chỉnh lượng nước để thu được đúng 2 lit dung dịch A .Thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần thêm vào 0,5 lít dung dịch A để thu được dung dịch có pH =1 là: A. 0,5 lit B. 1 lít C. 1,5 lít D. 2 lít Bài tập 5 : (Câu 40-Mã đề 285- TS ĐH-CĐ- Khối B- 2007) Thực hiện 2 thí nghiêm : 1. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO 3 1M thoát ra V 1 lít NO. 2. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,5M thoát ra V 2 lít NO. 9 Biết NO là sản phẩm khử duy nhất,các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V 1 và V 2 là : A. V 2 = V 1 B. V 2 =2,5 V 1 C. V 2 = 2 V 1 D. V 2 = 1,5 V 1 Bài tập 6 : Cho 6,0 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch A gồm HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,5M thu được V lít khí NO (ở đktc) . Xác định V : A, 1,344 lit B. 0,672 lít C. 0,0672 lít D. 0,448 lít Bài tập 7: Số gam kết tủa trắng sẽ xuất hiện khi đun nóng một dung dịch có chứa : 0,1 mol Ca 2+ , 05 mol Na + , 0,1 mol Ca 2+ ,0,3 mol Cl ─ , 0,6 mol HCO 3 ─ là: A. 10 g B. 8,4g C. 18,4g D. 55,2g Bài tập 8 :Dung dịch X gồmn hỗn hợp NaOH ,2M và Ca(OH) 2 0,1M . Sục 7,84 lít khí CO 2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là : A. 15 gam B. 5 gam C. 10 gam D. 0 gam Bài tập 9: Hòa tan hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B trong dung dịch HNO3 loãng .Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y ( gồm 0,1 mol NO; 0,15 mol NO 2 và 0,05 mol N 2 O) . Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH 4 NO 3 . Số mol HNO 3 đã phản ứng là: A. 0,75 mol B. 0,9 mol C. 1,05 mol D. 1,2 mol Bài tập 10: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H 2 (đktc) . Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần đẻ trung hòa hết một phần ba dung dịch A là: A. 100 ml B. 200 ml C. 300 ml D. 600 ml Giai đoạn 3: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Trong quá trình giảng dạy,tôi đã giành khá nhiều thời gian để kiểm tra kết quả học tập và làm bài tập của các em, bằng cách chấm,trả bài kiểm tra và chữa kịp thời,đồng thời thường xuyên chấm vở bài tập ở nhà của các em.Thực tế cho thấy nhiều học sinh tuy sự tiếp thu còn hạn chế,song các em đã bước đầu có hứng thú học bộ môn, chịu khó học hỏi và làm bài tập dầy đủ ,biết cách trình bày và làm nhiều bài tập có kết quả tương đối tốt.Một số em đã hiểu bài,nhưng trình bày còn vụng về,luộm thuộm,vẫn còn viết sai phương tình hóa học,chưa nắm vững bản chất phản ứng hóa học.Sau đó, tôi đã chỉ ra chỗ sai và chữa cho học sinh,đánh giá đúng 10 [...]... của học sinh,khích lệ đông viên những học sinh có nhiều cố gắng,nhắc nhở,phê bình những học sinh học đối phó,chưa thật chịu khó làm bài Kết quả: Nhiều học sinh lúc đầu chưa được hướng dẫn ,các em đọc các đề bài tập cứ ngỡ đề bài sai, thiếu dự kiện Sau khi được học phương pháp giải các em đã hiểu và biết làm bài nhanh,không cần phải trình bày dài dòng, mà chỉ cần hiểu phương trình ion thu gọn là giải. .. Năm học Số học sinh Đạt yêu cầu Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 2010-2011 52 22 42,30% 30 57,70% 2011-2012 49 29 59,18% 20 40,82% 2012-2013 42 28 66,67% 14 33,33% Nhận xét: năm học 2010-2011 đề tài chưa được áp dụng nên số học sinh biết giải các bài tập hóa học theo phương pháp này còn thấp.Từ năm 2011-2012 đến nay đề tài đang được áp dụng nên số học sinh biết giải bài tập hóa học theo phương trình. .. trình ion thu gọn ngày càng được tăng lên rõ rệt C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Đề tài này đã giúp các em hiểu sâu hơn về bản chất của phản ứng hóa học, từ đó có hứng thú,chủ động hơn trong hoạt động tìm kiếm hướng giải cho các bài tập hóa học. Tuy nhiên,trong quá trình giảng dạy giáo viên cần thường xuyên tạo mọi cơ hội giúp học sinh tự học, tự bổ sung hoàn chỉnh các kiến thức hóa học một cách hệ thống.Từ chỗ học. .. hoàn chỉnh các kiến thức hóa học một cách hệ thống.Từ chỗ học sinh còn lúng túng chưa biết tìm hướng giải cho các bài tập, dần dần các em sẽ giải được một cách thành thạo, từ đó các em sẽ có những sáng kiến giải bài tập nhanh hơn Do năng lực có hạn , thời gian thực nghiệm chưa nhiều, vấn đề mà tôi trình bày trong sáng kiến này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý phê bình của các bạn . hóa học - Biết vận dụng phương trình ion thu gọn để giải bài toán hóa học phù hợp 2. Yêu cầu của đề tài Học sinh biết cách sử dụng phương trình ion thu gọn để giải nhanh bài toán hóa học III. PHƯƠNG. ion thu gọn khi giải bài tập hóa học II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1. Về kiến thức và kỹ năng - HS nắm chắc cách viết phương trình ion thu gọn - Từ phương trình ion thu gọn, hiểu bản chất phản ứng hóa. Trong quá trình học nhiều em chưa hiểu bản chất của phương trình hóa học. không biết phương pháp giải bài tập Hóa Học. Một số em có hứng thú học bộ môn nhưng vẫn rất lúng túng khi giải bài tập, nhiều

Ngày đăng: 14/11/2014, 23:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan