rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì

34 225 0
rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang trở mình mạnh mẽ với xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác kinh tế sâu, rộng. Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều không thể đứng ngoài tiến trình hội nhập và phát triển nhanh chóng đó. Việt Nam cũng hòa mình vào tiến trình hội nhập ấy với công cụ và chất xúc tác không thể thiếu là thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, thương mại quốc tế càng phát triển thì nguy cơ rủi ro trong thanh toán quốc tế ngày càng cao. Vai trò của các ngân hàng thương mại là không thể thiếu trong việc giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong và ngoài nước tiến hành kinh doanh nhanh chóng, trôi chảy và hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. Và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu, ít rủi ro, được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất, chiếm hơn 70% trong các phương thức thanh toán. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn non trẻ và ít kinh nghiệm nên đang phải đối mặt với những khó khăn tiềm ẩn do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại. Thiệt hại mà nó đem lại cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua lên tới con số đáng kể,ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng và làm đau đầu nhiều chuyên gia kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế là vấn đề không thể thiếu và trở thành mối quan tâm cấp bách, thường xuyên của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Với ý nghĩa quan trọng đó, em mong muốn được tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn về công tác thanh toán quốc tế mà cụ thể là rủi ro đối với các ngân hàng thương mại. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh trì”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 1 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Trì trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên vẫn có những khó khăn và hạn chế nhất định. Vì vậy chuyên đề này sẽ hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, phân tích thực trạng rủi ro và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và những rủi ro trong phương thức này trên cơ sở lý luận và thực tiễn tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp có giá trị thực tiễn. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Chuyên đề sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê, tổng hợp, so sánh, phỏng vấn và khảo sát thực tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì để minh họa, phân tích. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ và rủi ro trong thanh toán Tín dụng chứng từ. Chương 2: Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức Tín dụng chứng từ. Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 2 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng trở nên khăng khít hơn bao gồm tổng thể của nhiều lĩnh vực. Trong đó quan hệ kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất và là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Thanh toán quốc tế (TTQT) trở thành mắt xích không thể thiếu trong dây truyền hoạt động ngoại thương. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ thanh toán quốc tế nhưng nói một cách chung nhất, thì: “TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ, phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức kinh tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức khác nhau”. Từ khái niệm trên ta thấy, các quan hệ TTQT được chia làm hai lĩnh vực: thanh toán trong ngoại thương (gọi theo cách cũ là thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương ( tức thanh toán phi mậu dịch). - Thanh toán trong ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) và cung ứng các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. - Thanh toán phi ngoại thương: là việc thực hiện thanh toán liên quan đến hàng hóa XNK và cung ứng lao vụ cho nước ngoài, tức là thanh toán không mang tính thương mại. Đó là thanh toán cho những chi phí liên Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 3 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng quan đến hoạt động ngoại giao, chuyển giao công nghệ, hợp tác kỹ thuật Về cơ bản, TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế, nó là khâu cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức và cá nhân của các quốc gia khác nhau. Vì vậy, TTQT sẽ tác động thúc đẩy hoạt động ngoại thương của một nước nếu nó được tổ chức tốt, thực hiện nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và chính xác. Điều này đòi hỏi phải có một ngân hàng trung gian có kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ, có khả năng làm cho việc thanh toán diễn ra an toàn và hiệu quả. Khác với thanh toán nội địa, TTQT thường gắn với việc trao đổi đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác. Nội tệ là phương tiện thanh toán theo luật định trong phạm vi một nước và nó chỉ vượt qua giới hạn của nó trong TTQT nếu như các bên liên quan trong hợp đồng mua bán có thỏa thuận cụ thể. Do vậy khi ký kết hợp đồng các bên thường thống nhất về đồng tiền được sử dụng trong giao dịch. Đồng tiền sử dụng trong TTQT có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu, cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Tuy nhiên, đồng tiền được sử dụng trong TTQT thường là các đồng tiền có khả năng chuyển đổi tự do như: USD, GBP, JPY, EUR. Hiện nay, việc chi trả trong TTQT được thực hiện chủ yếu thông qua điện tín, bưu điện, mạng SWIFT, hoặc qua ủy nhiện thu, ủy nhiệm chi giữa các ngân hàng. 1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế Kinh tế càng phát triển thì vai trò của TTQT càng được phát huy. TTQT là một khâu quan trọng, là một mắt xích không thể thiếu trong dây truyền hoạt động ngoại thương. Nó góp phần rất lớn trong việc giải quyết mối quan hệ hàng hóa, tiền tệ quốc tế, tạo ra sự liên tục trong quá trính sản xuất và lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. TTQT là chiếc cầu nối thanh toán giữa các quốc gia, nó thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài, mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 4 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng tài chính từ bên ngoài Do đó, việc mở rộng và hoàn thiện hoạt động TTQT là một đòi hỏi khách quan trong bối cảnh các quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu. 1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu TTQT là chiếc cầu nối để các doanh nghiêp XNK có điều kiện tham gia vào hoạt động ngoại thương. TTQT tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp thực hiện thanh toán nhanh chóng, rút ngắn vòng quay của vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, làm tăng doanh thu và lợi nhuận của các bên tham gia. TTQT được thực hiện nhanh chóng, trôi chảy, chính xác và hiệu quả thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ ngày một mở rộng và phát triển hơn. 1.1.2.3 Đối với các ngân hàng thương mại Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, hoạt động TTQT càng phổ biến và đem lại nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng thương mại (NHTM). So với các sản phẩm ngân hàng truyền thống thì TTQT tạo ra thu nhập và tương đối ít rủi ro hơn. TTQT trở thành dịch vụ thu hút đông đảo khách hàng, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, khẳng định thương hiệu của ngân hàng trong giới kinh doanh, nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. TTQT là cơ sở để ngân hàng tăng quy mô vốn hoạt động của mình. Do đặc thù của hoạt động TTQT, ngân hàng không chỉ có mối quan hệ với khách hàng mà còn quan hệ với mạng lưới ngân hàng đại lý trên thế giới. Vì vậy, ngân hàng có cơ hội và điều kiện hợp tác với khách hàng ở nước ngoài. Sự hợp tác và tương trợ này giúp ngân hàng tạo dựng hình ảnh, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, là cơ sở vững chắc để từng bước hòa nhập với hệ thống ngân hàng thế giới. 1.1.2.4 Đối với phương diện quản lý Nhà nước Hoạt động TTQT tạo ra nguồn ngoại tệ dồi dào. Thông qua việc quản lý hoạt động TTQT, Nhà nước có thể quản lý được luồng ngoại tệ ra – vào đất nước, làm cơ sở cho việc đề ra chính sách tài khóa của đất nước. Nhà nước có thể quản lý được hoạt động XNK thông qua việc kiểm soát hoạt động TTQT, Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 5 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng qua đó đề ra các chính sách ngoại thương phù hợp thu được hiệu quả cao nhất. TTQT là công cụ để Nhà nước quản lý vĩ mô, điều hành các khoản vay nợ nước ngoài, thấy được mục đích của các bên tham gia, tránh đựoc các mưu đồ chính trị – xã hội thông qua hoạt động thương mại quốc tế. Thông qua việc giám sát thực hiện hoạt động TTQT Nhà nước có cơ sở để điều chỉnh những điểm hạn chế do hệ thống luật lệ, các chính sách liên quan đến TTQT đem lại. Giúp TTQT hoạt động một cách trôi chảy, dỡ bỏ bớt một số rào cản ảnh hưởng tới hoạt động TTQT nhằm thúc đẩy ngoại thương phát triển. 1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện TTQT. Thông qua phương thức thanh toán (PTTT) người bán và người mua biết cách thức để nhận tiền và trả tiền, giao hàng và nhận hàng. Có rất nhiều phương thức TTQT khác nhau, mỗi phương thức có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Người bán và người mua sẽ thỏa thuận để đi đến phương thức thanh toán thuận lợi và thỏa đáng nhất. Các phương thức TTQT thường được sử dụng là: 1.1.3.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) * Định nghĩa: Thanh toán chuyển tiền là một phương thức thanh toán, trong đó người trả tiền yêu cầu ngân hàng(NH) chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi tại một địa điểm nhất định. * Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền: - Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): Là người yêu cầu NH chuyển tiền cho người thụ hưởng - Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người nhận tiền được chuyển tới thông qua NH - Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Là NH phục vụ người chuyển tiền - Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là NH trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng * Các hình thức chuyển tiền chủ yếu: Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer-T/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của NH chuyển tiền được gửi tới NH thanh toán thông qua fax, lelex hoặc qua mạng liên lạc viễn thông SWIFT. - Chuyển tiền bằng thư (Mail Tranfer-M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của NH chuyển tiền được gửi tới NH thanh toán thông qua thư. 1.1.3.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection) * Khái niệm: Thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà nguời bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua, trên cơ sở hối phiếu do người bàn lập ra. * Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu: - Người xuất khẩu (Drawer): Là người ký phát hối phiếu, người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu - NH chuyển chứng từ (Remtting Bank): Là NH mà người xuất khẩu ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu - NH thu hộ (Collecting Bank): Là bất cứ NH nào không phải NH chuyển chứng từ, liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu - NH xuất trình (Presenting Bank): Là NH thu hộ, NH xuất trình chứng từ cho người trả tiền - Nhà nhập khẩu: Là người trả tiền * Các hình thức nhờ thu chủ yếu: - Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): Là phương thức thanh toán trong đó người bán gửi hàng và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho người mua, sau đó gửi yêu cầu đòi tiền qua NH phục vụ mình để NH thu hộ số tiền trên hối phiếu. - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi hoàn thành việc giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (gồm chứng từ hàng hóa và hối phiếu), nhờ NH thu hộ số tiền trên tờ hối phiếu đó, với điều kiện người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 7 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng trả tiền thì NH mới trao chứng từ để người nhập khẩu đi nhận hàng. Có 3 loại nhờ thu kèm chứng từ: nhờ thu trả tiền đổi lấy chứng từ (Documents Against Paymen-D/P), nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents Against Acceptance-D/A), nhờ thu trao chứng từ khi thực hiện các điều kiện khác (Documents Against other Terms and Conditions-D/TC). 1.1.3.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phổ biến nhất, sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau. 1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.1 Khái niệm và qui trình thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.1.1 Khái niệm * Khái niệm: Tín dụng chứng từ(TDCT) là phương thức thanh toán trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cấu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát khi người này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. * Các chủ thể tham gia: - Người xin mở thư tín dụng (Applicant for L/C): là người mua hay người nhập khẩu - Người thụ hưởng L/C (Benneficiary): là người được hưởng số tiền thanh toán. Có thể là người xuất khẩu(exporter), người ký phát hối phiếu(drawer), người bán(seller), người thắng thầu(contracter). -NH phát hành (Issuing bank): là NH theo yêu cầu của người mua phát hành một L/C cho người bán hưởng, là NH cấp tín dụng cho người nhập khẩu. - NH thông báo (Advíing bank): là NH được NH phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 8 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - NH xác nhận (Confiming bank): trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của L/C thì một NH có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của NH phát hành. - NH chỉ định (Nominated bank): là NH đựoc NH phát hành ủy nhiệm để khi nhận bộ chứng từ xuất trình phù hợp với quy định của L/C thì: Thanh toán, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn, chiết khấu hối phiếu hoặc bộ chứng từ, chịu trách nhiệm trả chậm giá trị của L/C 1.2.1.2 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ Sơ đồ quy trình thanh toán TDCT: (1) Người nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng thương mại quốc tế làm đơn xin mở L/C gửi đến NH phục vụ mình (2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, NH phát hành gửi thư tín dụng cho người hưởng lợi qua NH thông báo (3) NH thông báo sau khi kiểm tra, xác thực L/C, chuyển thư tín dụng tới nhà xuất khẩu Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 NH thông báo (Advisingbank) Nhà xuất khẩu (Exporter) Nhà nhập khẩu (Importer) NH phát hành (Issuing bank) (8) (10) (7) (2) (1) (5)(6) (4) (3) (9) 9 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng (4) Nhà xuất khẩu nhận và kiểm tra L/C, nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng theo quy định L/C, nếu không sẽ đề nghị NH mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng thương mại quốc tế (5) Người xuất khẩu lập và xuất trình bộ chứng từ qua NH thông báo để đòi tiền (6) NH được chỉ định thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện của L/C (7) NH thanh toán chuyển bộ chứng từ đòi tiền NH phát hành (8) Nh phát hành trả tiền đối với bộ chứng từ hoàn hảo (9) NH phát hành thông báo bộ chứng từ hàng hóa tới người nhập khẩu (10) Người nhập khẩu thanh toán để mhận bộ chứng từ hàng hóa 1.2.2 Thư tín dụng 1.2.2.1 Khái niệm Thư tín dụng(TTD) là một chứng thư, trong đó NH phát hành L/C sẽ cam kết trả tiền cho người hưởng nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C đó. 1.2.2.2 Các lại thư tín dụng chủ yếu - TTD có thể hủy ngang (Revocable L/C): là loại L/C mà NH mở và người nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung bất cứ lúc nào mà không cần thông báo cho người thụ hưởng. Tuy nhiên, chỉ được hủy ngang khi người xuất khẩu chưa giao hàng. Loại TTD này không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu nên hầu như không được sử dụng trong thực tế. - TTD không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C mà sau khi đã mở và nhà xuất khẩu đã chấp nhận thì NH phát hành không được tự ý sửa đổi, bổ sung hoặc hủy trong thời gian hiệu lực của nó trừ khi có thỏa thuận của các bên tham gia. Đây là loại L/C được sử dụng phổ biến nhất. - TTD không thể huy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable): là loại L/C không thể hủy bỏ được một NH khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của NH mở L/C. Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 10 [...]... bên tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế Ngoài ra còn có các rủi ro bất khả kháng như động đất, bão lũ, dịch bệnh, hỏa hoạn Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 18 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THANH TRÌ 2.1 Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Trì 2.1.1 Về... đối trong cơ cấu thanh toán L/C tại chi nhánh Doanh số thanh toán L/C xuất chỉ bằng khoảng từ 2,97%- 32,1% so với doanh số L/C nhập 2.2.2 Thực trạng rủi ro trong phương thức TDCT tại chi nhánh Thanh Trì Thanh toán quốc tế là lĩnh vực mới đối với chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Trì nên hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT cũng được xem là mới đối với chi nhánh Thời gian hoạt động chưa nhiều nên chi nhánh. .. do thanh toán chậm gây mất uy tín cho NH - Rủi ro đạo đức: khi khách hàng bị mất khả năng thanh toán không thể thực hiện chi trả hoặc cố tình không thanh toán cho NH CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 26 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THANH TRÌ 3.1 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh. .. mạnh trong năm 2007 (tăng 28,8% so với năm 2006) Tuy nhiên năm 2007 doanh số bán ngoại tệ lại giảm mạnh tới 87,4% so với năm 2006 Và đến năm 2008 thì doanh số mua, bán ngoại tệ đều giảm mạnh 2.2 Thực trạng rủi ro trong phương thức TDCT tại chi nhánh Thanh Trì 2.2.1 Thực trạng thanh toán L/C tại chi nhánh Tại chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Trì, các số liệu thống kê cho thấy phương thức thanh toán L/C trong. .. thống nhất và hoàn trả liên NH theo L/C (Uniform Rules for bankto bank Reimbursements under Documentary Credit- viết tắt là URR) 1.3 Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 14 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng 1.3.1 Rủi ro về kỹ thuật nghiệp vụ Là những rủi ro hình thành bởi những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thanh toán, đây là rủi ro xảy... khách hàng vay vốn hiện tại 3.2 Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro trong phương thức TDCT đối với NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì 3.2.1 Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ Phạm Thị Lan Hương Líp TTQTB – K8 28 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Hoàn thiện quy trình thanh toán L/C hàng nhập với việc xác định mức ký quỹ hợp lý vừa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. .. của NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì 3.1.1 Mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì NHNo&PTNT thực hiện phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và NH, đang từng bước phấn đấu đến cuối năm 2010 trở thành một tập đoàn tài chính hùng mạnh, có uy tín trong khu vực và trường quốc tế Những định hướng trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh cũng phù hợp với định... 133 1,16 (Nguồn: Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Trì) 452 2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh mới đối với NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì Tuy nhiên trong thời gian qua đã có những thành quả đáng khích lệ * Về hoạt động thanh toán quốc tế: Các hình thức thanh toán quốc tế tại chi nhánh Thanh Trì: - Chuyển tiền... 1.3.1.1 Rủi ro đối với ngân hàng mở L/C NH phát hành là ngân hàng cam kết thanh toán với phương thức trả ngay, hoặc chấp nhận các hối phiếu trả chậm nếu bộ chứng từ do người bán lập thỏa mãn những điều kiện, điều khoản của L/C Chính vì là người đại diện cho người nhập khẩu nên NH phát hành chịu nhiều nguy cơ rủi ro khi phương thức thanh toán TTCT được sử dụng Nguyên nhân đem đến rủi ro có thể là: - Rủi ro. .. đúng mức Chi nhánh cần đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh ngoại hối thông qua việc mở rộng các đại lý thu đổi ngoại tệ, phát triển mạnh thanh toán thẻ, quản lý tốt việc sử dụng ngoại tệ đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 3.2.4 Nâng cao trình độ nghiệp vụ vủa cán bộ TTQT Thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả . thanh toán Tín dụng chứng từ và rủi ro trong thanh toán Tín dụng chứng từ. Chương 2: Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì. Chương. 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THANH TRÌ 2.1 Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Trì 2.1.1. tác thanh toán quốc tế mà cụ thể là rủi ro đối với các ngân hàng thương mại. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan