nghiên cứu tiềm năng và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh thừa thiên huế

96 579 0
nghiên cứu tiềm năng và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian làm luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các Thầy cô, người thân và bạn bè. Trước tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học TS. Lê Năm, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Cho tôi gởi lời cám ơn đến các cán bộ nhân viên các phòng, ban Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh, ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Vườn quốc gia Bạch Mã…đã cung cấp cho tôi những tài liệu, ý kiến quý báu, thông tin bổ ích có liên quan đến đề tài. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của BGH Nhà trường, phòng Sau đại học, khoa Sinh – trường ĐH Khoa học Huế cùng các thầy cô, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 9 năm 2014 Học viên Bùi Thị Lệ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Học viên Bùi Thị Lệ BẢNG VIẾT TẮT BQL : ban quản lý CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật CSHT & CSVCKT : Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật DLST : Du lịch sinh thái HST : Hệ sinh thái KDL : Khu du lịch TNDL : Tài nguyên du lịch TG – CH : Tam Giang – Cầu hai TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VQG : Vườn quốc gia KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Nội dung nghiên cứu 2 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp luận 2     ! "#$%& 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4 ' (#)*+ ' (#,-. ' (###$/ ' (#$0 "' (#1 2' (#34" 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5 6. Cấu trúc của đề tài 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6 1.1. Cơ sở lý thuyết 6 5&6%%72 8*347985:;<= >*347 1.2 Cơ sở thực tiễn 12 84?@ AB+5 A8C84D? CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI 15 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 15 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 15 BE>" FG14" FGH?IJKL M#N#OP#7Q8C84D?= 2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 24 8%R7#14 8%R7#,R2 S#*34:;T8U3?2 2.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 38 V##*34:;T8= F##HRH#U#*34:;T8*H?N##W 2.4. Nhận xét tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 44 8) MXHR" CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 48 3.1. Cơ sở định hướng 48 D+YH#*347#Q8C84D?= S? #7B+5W 3ZYH?IJK.7Q8C84D?" BE.[U7#Z1#U7Q8C84D? " 3.2. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 54 F @$Z0.H##*347#" F @\Y7#"" F @]3?7#"W F @J^_?N$#72 3.3. Giải pháp 63 `#%N3ZY2 `#%$Z+*34 !2 `##:;T871*ZK02 `#%*ZYZ0,12 "`#%#STD8aSTBSM82" KẾT LUẬN 66 KIẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Cơ cấu khách du lịch đến Thừa Thiên Huế 20 Bảng 2.2 Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 23 Bảng 2.3 Thang điểm đánh giá, phân hạng nhóm chỉ tiêu cấp 1 39 Bảng 2.4 Thang điểm đánh giá, phân hạng nhóm chỉ tiêu cấp 2 40 Bảng 2.5 Điểm đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu 41 Bảng 2.6 Kết quả đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của tài nguyên DLST phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 41 Bảng 2.7 Kết quả đánh giá khả năng khai thác tài nguyên DLST phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 43 Bảng 2.8 Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên DLST phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 45 Bảng 3.1 Chỉ tiêu khách du lịch đến Việt Nam từ 2015 đến 2030 51 Bảng 3.2 Chỉ tiêu khách du lịch 53 Bảng 3.3 Chỉ tiêu GDP du lịch và tỷ trọng của du lịch trong GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế 54 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 18 Hình 2.2 Biểu đồ lượt khách du lịch đến Thừa Thiên Huế 19 Hình 2.3 Biểu đồ doanh thu từ hoạt động du lịch 19 Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu khách du lịch đến Thừa Thiên Huế 20 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ, thể hiện qua việc ngành du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, con người có xu hướng gần gũi với thiên nhiên, hài hòa với thiên nhiên hơn. Do đó, du lịch sinh thái (DLST) đang thu hút được đông đảo du khách. DLST như một hiện tượng và xu thế phát triển, bởi đây là loại hình du lịch ngoài những lợi ích về kinh tế như: việc tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm… Mà còn là loại hình du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên (vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN)…), môi trường nhân văn (văn hóa bản địa, lễ hội…), phát triển cộng đồng. Chính vì điều đó, việc nghiên cứu tài nguyên du lịch sinh thái đã và đang được quan tâm rất lớn. Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về DLST nhờ có điều kiện tự nhiên và nhân văn đa dạng. Địa hình của tỉnh phân hoá theo đặc trưng lãnh thổ tạo nên nhiều dạng hấp dẫn, độc đáo. Vùng núi ở phía tây có KBTTN Phong Điền, VQG Bạch Mã; cộng đồng dân tộc ít người với phong tục tập quán, lễ hội phong phú, nhiều di tích lịch sử cách mạng trãi dài theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, tập trung đông dân cư và hệ sinh thái tự nhiên đa dạng như vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG - CH), rừng ngập mặn Rú Chá, suối nước nóng Thanh Tân, Mỹ An, cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá. Đường bờ biển dài 127 km với nhiều bãi tắm đẹp như Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô thu hút đông đảo khách du lịch. Tuy nhiên, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Nên đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế” với mong muốn góp phần vào việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai trên cơ sở khai thác tối ưu, hiệu quả các lợi thế về tiềm năng, đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên DLST phục vụ phát triển du lịch một cách bền vững. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tiềm năng của tài nguyên tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch sinh thái của tỉnh. Đề xuất các định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá những tiềm năng của các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Đánh giá mức độ hấp dẫn của từng điểm du lịch sinh thái trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất các định hướng nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái theo hướng bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các tài nguyên tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tiềm năng và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận 4.1.1. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Tài nguyên du lịch có tính quyết định trong phát triển hệ thống lãnh thổ du lịch. Các yếu tố hình thành, tác động lên tiềm năng du lịch sinh thái Thừa Thiên Huế luôn biến đổi không ngừng theo thời gian, chịu sự tác động của quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu cần đặt đối tượng vào lịch sử của nó để xác định được quy luật phát triển của từng đối tượng nhằm đánh giá được sự phát triển, dự báo tương lai phù hợp với những biến đổi theo quy luật. 2 [...]... quản lý tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế 6 Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý. .. phong phú, chất lượng còn thấp 2.2 Tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1 Tiềm năng du lịch sinh thái tự nhiên Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về cả tài nguyên DLST tự nhiên và tài nguyên DLST nhân văn với nhiều loại hình du lịch như: du lịch lễ hội, du lịch chữa bệnh, nghiên cứu và đặc biệt là DLST… tài nguyên mang tính quốc gia như: VQG Bạch Mã; tài nguyên mang tính địa phương: KBTTN... phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế Tiềm năng và định hướng chủ yếu phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn Thừa Thiên Huế của Nguyễn Quyết Thắng (2004), luận án thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Huế Tất cả các đề tài trên đều được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng về DLST của tỉnh, đề xuất về định hướng và giải phát... 1.1.2 Tài nguyên du lịch (TNDL) 1.1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch Theo luật du lịch Việt Nam (2005): Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch ... nhằm đưa du lịch của tỉnh và DLST phát triển bền vững hơn trong tương lai 15 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1 Vị trí địa lý Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí giao lưu tương đối thuận lợi: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, nơi có cửa khẩu Lao Bảo nối Việt Nam với Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan;... bàn tỉnh xuống còn 8% [7] 2.1.4 Khái quát tình hình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.4.1 Số lượng khách du lịch Trong thời gian những năm gần đây, du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước phát triển đáng kể Thu hút một lượng lớn khách du lịch đến từ trong và ngoài nước đến với Thừa Thiên Huế Dịch vụ, du lịch luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu: 48% trong tổng GDP của tỉnh Lượt khách du lịch. .. 748.089 1.023.502 1.771.588 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu khách du lịch đến Thừa Thiên Huế Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, lượt khách đến Thừa Thiên Huế nhiều nhất là Thái Lan từ năm 2010 là 113.796 lượt tăng lên 130.943 lượt năm 2013 Tiếp theo là khách du lịch đến từ Pháp, Úc, Đức, Mỹ, Anh, Nhật Bản…[xem thêm... am hiểu trong lĩnh vực du lịch 5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Góp phần vào hệ thống hóa những vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Trên cơ sở đặc điểm của điều kiện tự nhiên, vận dụng cơ sở lý luận vào việc phân tích, đánh giá tài nguyên thiên nhiên của tỉnh theo hướng phục vụ phát triển du lịch lãnh thổ theo hướng bền vững Đề xuất... có nhiều đề tài nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tài nguyên phục vụ phát triển DLST của tỉnh như: “Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch dãi ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam” Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Tưởng (1999) “Đánh giá tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Văn Tin (1999) 14 “Báo cáo tổng hợp điều chỉnh... Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, du lịch sinh thái cũng có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội Giá trị của tài nguyên du lịch sinh thái cần phải gắn liền với môi trường trong sạch, lành mạnh Vì vậy khi nghiên cứu đề tài tài cần đứng trên quan điểm môi trường nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái 4.1.5 Quan điểm phát triển bền . sinh thái ở Thừa Thiên Huế chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Nên đề tài: Nghiên cứu tiềm năng và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế với mong. tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các tài nguyên tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tiềm năng và. định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận 4.1.1. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Tài nguyên du

Ngày đăng: 14/11/2014, 19:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguồn: [UBND tỉnh Thừa Thiên Huế]

  • Nguồn: [UBND tỉnh Thừa Thiên Huế]

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan