Quan trắc và phân tích môi trường

10 774 2
Quan trắc và phân tích môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giảng viên: Biện Văn Tranh - Trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh Phát hành bởi: Sinh Viên Môi Trường Online – wWw.SvMoiTruong.Com Huỳnh Mai Anh Kiệt – HuynhMaiAnhKiet@Gmail.Com – 0905.567.654 – wWw.AnhKiet.Biz Trang: 1 II. KHÁI NIỆM VỀ QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 1. Định nghĩa, mục ti êu và yêu cầu của quan trắc và phân tích môi trường 1.1. Định nghĩa: (được nêu trong điều 3, chương 1, Luật BVMT 2005) 1.2. Mục tiêu Quan tr ắc môi trường để làm gì?  Mô tả hiện trạng môi trường Tình huống: cho bảng số liệu về lắng đọng acid trong năm 2003 và 2004 2.2 HNO 3 Đơn vị: ppb Năm 2003 2004 Tháng Trung bình Max Min Trung bình Max Min 1 1 1.7 0.5 0.3 0.9 N.D. 2 0.3 0.4 0.2 0.2 0.6 N.D. 3 0.5 0.8 0.3 0.2 0.4 N.D. 4 0.6 0.7 0.4 0.3 0.6 0.1 5 0.7 1 0.4 0.5 0.6 0.4 6 0.9 1.3 0.4 0.5 0.9 0.6 7 0.4 0.4 0.3 1 2.1 0.2 8 0.7 0.9 0.6 1.7 2.7 0.6 9 0.8 1.2 0.3 2.2 3.7 0.1 10 0.8 1 0.3 4.3 6.1 N.D. 11 1.1 1.4 0.9 4.4 5.9 2.9 12 1 1.3 0.7 4.8 7.6 2 Từ bảng số liệu trên chúng ta rút ra được điều gì? Có ph ải một trong các mục tiêu của monitoring môi trường là:  Xác định xu hướng thay đổi chất lượng môi trường và đánh giá tác động của các nguồn đến chất lượng môi trường (tình hình xâm nhập mặn, mưa acid, tro núi lửa…)  Đánh giá tác động môi trường do con người gây ra Giảng viên: Biện Văn Tranh - Trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh Phát hành bởi: Sinh Viên Môi Trường Online – wWw.SvMoiTruong.Com Huỳnh Mai Anh Kiệt – HuynhMaiAnhKiet@Gmail.Com – 0905.567.654 – wWw.AnhKiet.Biz Trang: 2 Trước khi xây dựng hay thực hiện một dự án nào đó chúng ta có cần giám sát chất lượng môi trường ở nơi đó không? Giả sử, muốn xây dựng một nhà máy xử lý nước mặt để cấp cho sinh hoạt mà chúng ta đặt nhà máy tại quận bình thạnh để lấy nước sông thị nghè được không?==> tất nhiên là không được rồi Vậy thì ngoài các mục tiêu trên, quan trắc môi trường còn có mục tiêu nào nữa?  Đánh giá sự phù hợp của chất lượng môi trường đối với mục đích sử dụng (Ví dụ chọn địa điểm xây dựng nhà máy, kho tàng, khu du lịch, cấp nước, nuôi trồng thủy sản…)  Đánh giá hiệu quả của các chương trình dự án phát triển, tính đến các chi phí do suy thoái môi trường v à sự cạn kiệt tài nguyên (khai thác mỏ, xây dựng nhà máy thủy điện…) Tại sao phải sửa đổi Luật BVMT 1993? Cơ sở nào để xây dựng Luật BVMT 2005?  Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường (cung cấp thông tin phản hồi để làm cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý môi trường v à các hậu quả dài hạn do sự can thiệp của quản lý kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm trong giao thông…)  Thu thập dữ liệu phục vụ ra quyết định, các chính sách về phát triển, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và tiết kiệm Tình huống: Nồng độ CO2 trong khí quyển hiện cao nhất trong 800.000 năm qua Di ện tích rừng ngày càng giảm sút…  Thu thập dữ liệu dùng cho mô hình hóa, dự báo, chỉ ra các áp lực đối với môi trường , dự báo tai biến môi trường Trong công tác quản lý, khi thi hành các biện pháp xử phạt đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường thì lấy cái gì để làm cơ sở? Có phải dựa vào số liệu quan trắc, đo đạt được phải không? Vây thì mục tiêu tiếp theo của quan trắc môi trường là gì?  Thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định luật pháp về BVMT (theo dõi nước thải, khí thải, chất thải rắn của các nhà máy, bệnh viện…)  Xác định đúng các nguồn gây ô nhiễm trong từng sự cố môi trường, để hỗ trợ cho việc giải quyết pháp lý và khắc phục hậu quả. Chú thích: Tai biến môi trường là quá trình gây ra mất ổn định trong hệ thống môi trường Ví dụ như thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính… Đó là một quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường gồm 3 giai đoạn: Giảng viên: Biện Văn Tranh - Trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh Phát hành bởi: Sinh Viên Môi Trường Online – wWw.SvMoiTruong.Com Huỳnh Mai Anh Kiệt – HuynhMaiAnhKiet@Gmail.Com – 0905.567.654 – wWw.AnhKiet.Biz Trang: 3  Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ thống, nhưng chưa phát triển gây mất ổn định.  Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường.  Giai đoạn sự cố môi trường: Quá trình vượt qua ngưỡng an toàn, gây thiệt hại cho con người về sức khoẻ, tính mạng, tài sản, Những sự cố gây thiệt hại lớn được gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm hoạ môi trường. 1.3. Yêu cầu 1.3.1. Yêu cầu chung  Quan trắc phải bao quát được không gian (phạm vi) và thời gian diễn biến bằng số lượng tối thiểu các trạm và thông số môi trường.  Quan trắc phải tập trung vào những vấn đề quan trọng của quốc gia, vùng lãnh th ổ và các đối tượng chủ yếu 1.3.2. Yêu cầu khoa học về số liệu quan trắc  Độ chính xác của số liệu  Tính đồng nhất của số liệu cần thiết để so sánh các số liệu, nghiên cứu sự biến đổi theo không gian và thời gian của một yếu tố môi trường nào đó  Tính tương quan của số liệu (loại bỏ các trạm thừa, bổ sung các trạm thiếu và m ạng lưới)  Gắng kết số liệu với nguồn biến đổi hoặc cơ chế biến đổi trong môi trường  Theo dõi liên tục theo thời gian các biến đổi môi trường bằng chuỗi số liệu  Tính hoàn chỉnh đồng bộ của chuỗi số liệu  Tính đặc trưng của số liệu 1.4. Xác định đối tượng quan trắc Từ các mục tiêu đã nêu trên, hãy cho biết đối tượng nào chúng ta cần quan trắc? Để mô tả được hiện trạng môi trường chúng ta cần quan trắc cái gì?  Chất lượng các thành phần môi trường: đất, nước, không khí  Biến đổi môi trường quy mô toàn cầu hoặc từng khu vực Muốn thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định luật pháp về BVMT (theo d õi nước thải, khí thải, chất thải rắn của các nhà máy, b ệnh viện…) hay xác định đúng các nguồn gây ô nhiễm trong từng sự cố môi trường, để hỗ trợ cho việc giải quyết pháp lý v à khắc phục hậu quả thì chúng ta ph ải cần quan trắc đối tượng nào? Có phải chúng ta quan trắc nông độ các chất như CO, SO2, NH3, chì, bụi, DO, BOD…Vậy gọi chung là gì?  Nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường  Mức độ phát thải c các nguồn ô nhiễm khu vực… Giảng viên: Biện Văn Tranh - Trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh Phát hành bởi: Sinh Viên Môi Trường Online – wWw.SvMoiTruong.Com Huỳnh Mai Anh Kiệt – HuynhMaiAnhKiet@Gmail.Com – 0905.567.654 – wWw.AnhKiet.Biz Trang: 4 III. NỘI DUNG, QUY MÔ VÀ PHÂN LOẠI QUAN TRẮC IV. KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC V. PHÁP LUẬT VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Trong chương 10 Luật BVMT 2005, có nêu rõ về vấn đề quan trắc môi trường cụ thể như sau: Chương X QUAN TRẮC VÀ THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG Điều 94. Quan trắc môi trường 1. Hiện trạng môi trường và các tác động đối với môi trường được theo dõi thông qua các chương trình quan trắc môi trường sau đây: a) Quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia; b) Quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; c) Quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; d) Quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. 2. Trách nhiệm quan trắc môi trường được quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia; b) B ộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ng ành, lĩnh vực do mình quản lý; c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường theo phạm vi địa phương; d) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của m ình. Điều 95. Hệ thống quan trắc môi trường 1. Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm: a) Các trạm lấy mẫu, đo đạc phục vụ hoạt động quan trắc môi trường; b) Các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích mẫu, quản lý và xử lý số liệu quan trắc môi trường. 2. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, bảo đảm y êu cầu quan trắc nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường. 3. Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chuyên môn và trang thiết bị kỹ thuật được tham gia hoạt động quan trắc môi trường. Điều 96. Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường Giảng viên: Biện Văn Tranh - Trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh Phát hành bởi: Sinh Viên Môi Trường Online – wWw.SvMoiTruong.Com Huỳnh Mai Anh Kiệt – HuynhMaiAnhKiet@Gmail.Com – 0905.567.654 – wWw.AnhKiet.Biz Trang: 5 1. Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường bao gồm các nội dung sau: a) Điều tra, nghi ên cứu xác định đối tượng quan trắc và dữ liệu cần thu thập phục vụ mục đích bảo vệ môi trường; b) Xác định mật độ, quy mô, tính năng của hệ thống các trạm lấy mẫu quan trắc môi trường; c) Bố trí hệ thống thiết bị sử dụng trong quan trắc môi trường; d) Xác định tiến độ v à nguồn lực thực hiện; đ) Đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường. 2. Trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường được quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia tr ình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và qu ản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường; b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh lập quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt; c) Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung tổ chức xây dựng và quản lý mạng lưới quan trắc môi trường trong phạm vi quản lý. Điều 97. Chương trình quan trắc môi trường 1. Chương trình quan trắc môi trường bao gồm chương trình quan trắc hiện trạng môi trường và chương tr ình quan trắc tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Chương trình quan trắc môi trường phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ. 2. Chương tr ình quan trắc hiện trạng môi trường bao gồm các hoạt động sau đây: a) Định kỳ lấy mẫu phân tích v à dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí; b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên; c) Theo dõi di ễn biến chất lượng, số lượng, thành phần, trạng thái các hệ sinh thái, loài sinh v ật và nguồn gen. 3. Chương tr ình quan trắc tác động môi trường bao gồm các hoạt động sau đây: a) Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động xấu lên môi trường; b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn, khí thải, nước thải; c) Phát hiện, đánh giá các tác động xuyên biên giới đến môi trường trong nước. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương tr ình quan trắc môi trường. Giảng viên: Biện Văn Tranh - Trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh Phát hành bởi: Sinh Viên Môi Trường Online – wWw.SvMoiTruong.Com Huỳnh Mai Anh Kiệt – HuynhMaiAnhKiet@Gmail.Com – 0905.567.654 – wWw.AnhKiet.Biz Trang: 6 CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 2.1. Lựa chọn địa điểm quan trắc 2.2. Lựa chọn thông số quan trắc Như chúng ta đã biết, các đối tượng quan trắc là những thành phần, yếu tố môi trường được cấu th ành rất phức tạp. Vì vậy, việc lựa chọn các thông số đúng đắn và phù h ợp cho từng đối tượng quan trắc sao cho nó có thể là chỉ thị cho hình thái nghiên c ứu của đối tượng là một tiên đề đảm bảo tính hiệu quả của công tác quan trắc môi trường bởi vì: + Đánh giá đúng mục tiêu quan trắc hoặc nghiên cứu + Đánh giá đúng mức độ ô nhiễm hoặc hiện trạng nơi quan trắc + Tiết kiệm nhân lực, thời gian, chi phí. Muốn đạt được điều đó, quá trình nghiên cứu, xem xét lựa chọn các thông số quan trắc cần theo một số nguyên tắc sau:  Bám sát mục tiêu của việc quan trắc  Tùy thuộc vào đối tượng, đặc tính và môi trường quan trắc  Dựa trên các kiến thức hoặc cơ sở nền dữ liệu môi trường trước đó  Khả thi về kỹ thuật và chi phí (khả thi về phân tích, tức là chúng ta lấy mẫu về liệu các chi tiêu đó PTN chúng ta có phân tích được không?)  Phù hợp với quỹ thời gian  Khả năng ứng dụng phổ biến của số liệu Các thông số lựa chọn quan trắc được phân loại theo nhóm:  Thông số căn bản + Đối với không khí: nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió… + Đối với nước sông: tốc độ d òng chảy, lưu lượng, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang…  Thông số lý hóa + Đối với không khí: bụi, CO, SO 2 , NO x , HC, NH 3 , chì, tiếng ồn… + Đối với nước (nước mưa, nước mặt, nước ngầm): pH, EC, DO, SS, Cl, Na, K, Mg, Ca, NO 2 - … + Đối với đất: pH, P 2 O 5 , K 2 O, Cu, Mn, Zn, Cr, dầu mỡ… + Quan trắc phóng xạ môi trường như: tổng hoạt độ beta, tổng hoạt độ anfa, các đồng vị phóng xạ tự nhiên như 7 Be, 137 Cr, 238 U…  Thông số sinh học + E.Coli, tổng Cliform, tảo, động vật phiêu sinh… Giảng viên: Biện Văn Tranh - Trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh Phát hành bởi: Sinh Viên Môi Trường Online – wWw.SvMoiTruong.Com Huỳnh Mai Anh Kiệt – HuynhMaiAnhKiet@Gmail.Com – 0905.567.654 – wWw.AnhKiet.Biz Trang: 7 Các chỉ tiêu quan trắc cụ thể Đối tượng quan trắc Thông số quan trắc Môi trường không khí B ụi lơ lửng, khí SO 2 , CO, NO 2 , hơi axit, chì Nước mưa pH, độ dẫn điện (EC), NO 2 - , SO 4 2- , NO 3 - , Cl - , NH 4 - , Na + , Ca 2+ , Mg 2+ , K + , PO 4 3- , (thông số khí hậu như: tốc độ và hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển ) Tiếng ồn giao thông M ức ồn trung bình tương đương và cực đại của tiếng ồn (đếm số lượng xe chạy trên đường phố, phân loại th ành 4 loại xe (taxi và xe ca nhỏ, xe khách, xe vận tải, xe moto)) Môi trường nước mặt lục địa Nhiệt độ, pH, hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục, độ dẫn điện, tổng độ khoáng hóa, DO, BOD 5 , COD, NH 4 + , PO 4 3- , NO 2 - , NO 3 - , Cl - , tổng sắt, tổng coliform, thuốc trừ sâu, một số kim loại nặng Môi trường nước biển ven bờ Dòng chảy, nhiệt độ, độ muối, pH, độ đục, DO, BOD 5 , COD, NH 4 + , PO 4 3- , NO 2 - , NO 3 - , SiO 3 2- , CN - , độ phóng xạ, Coliform, sinh vật phù du, tảo độc, sinh vật đáy, dầu trong nước, một số kim loại nặng trong nước và trầm tích, thuốc trừ sâu trong nước và trong tr ầm tích. (các thông số khí tượng biển: nhiệt độ, độ ẩm, gió; theo dõi hiện trạng vùng bờ khu vực quan trắc như: bồi xói, thay đổi của hệ sinh thái, rừng ngập mặn, san hô, đầm phá, thảm cỏ biển) Môi trường biển xa bờ Nhiệt độ, độ muối, độ dẫn điện, pH, độ đục, NH 4 + , PO 4 3- , NO 2 - , NO 3 - , SiO 3 2 , CN - , độ phóng xạ, sinh vật phù du, dầu trong nước, kim loại nặng trong nước (các thông số khí tượng biển như: nhiệt độ, độ ẩm, gió) Quan trắc hoạt độ phóng xạ Các đồng vị phóng xạ trong không khí, nước, đất, sinh vật chỉ thị Môi trường đất pH H20 , pH KCl , hữu cơ tổng số, %N, %, %K 2 O, NH 4 + , NO 2 - , NO 3 - , P 2 O 5 dễ tiêu, K 2 O dễ tiêu, CEC, %BS, Ca 2+ , Mg 2+ , K + , Fe 3+ , Al 3+ , 4 ch ỉ tiêu kim loại nặng: Cu, Cd, Pb, Hg, 8 chỉ tiêu thuốc trừ sâu, tổng các loại VSV, VSV có hại Môi trường lao động v à nh ững tác động đến sức khỏe và môi trường Ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, tiếng ồn, các thông số vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, độ chiếu sáng), chất lượng nước thải (pH, độ đục, cặn lơ lửng, OD, BOD, COD và các thông số ô nhiễm đặc trưng), chất lượng nước sinh hoạt (giếng khoan, giếng ngầm ) Khám b ệnh nghề nghiệp và đánh giá rối loạn chức năng tâm lý, Giảng viên: Biện Văn Tranh - Trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh Phát hành bởi: Sinh Viên Môi Trường Online – wWw.SvMoiTruong.Com Huỳnh Mai Anh Kiệt – HuynhMaiAnhKiet@Gmail.Com – 0905.567.654 – wWw.AnhKiet.Biz Trang: 8 điều tra sức khỏe cộng đồng. Rác thải Tổng lượng rác thải trong ngày của mỗi thành phố, tổng lượng rác thải thu gom được, tổng lượng phân tơi, tổng lượng rác thải độc hại. ở các th ành phố lớn tiến hành phân tích thêm rác thải theo tỷ lệ phần trăm trọng lượng các thành phần cơ bản trong rác thải: giấy vụ, chất hữu cơ, chất dẻo, kim loại, thủy tinh, đất cát, độ ẩm, độ tro, các chất khác. 2.3. Kế hoạch thời gian và tần suất quan trắc đối với các thành phần môi tr ường 2.3.1. Tần suất và thời gian quan trắc Tùy theo từng đối tượng môi trường cần quan trắc và phân tích mà có những quy định cụ thể về kế hoạch thời gian v à tần suất quan trắc do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quyết định.  Nếu tần suất 1 tháng 1 lần thì đối với mỗi địa điểm quan trắc cần đo vào 1- 2 xác định trong mỗi tháng;  Nếu 2 tháng đo một lần thì đối với mỗi địa điểm quan trắc cần đo vào 1 – 2 ngày xác định trong các tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11 hàng năm.  Nếu quan trắc quý thì đối với mỗi địa điểm quan trắc cần đo vào 1 – 2 ngày xác định trong các tháng 2, 5, 8, 11 hàng năm.  Trên đất liền quan trắc vào những ngày không mưa, nếu các ngày xác định trên bị mưa thì sẽ tiến hành quan trắc vào các ngày tiếp theo (sau ngày mưa tối thiểu là một ngày)  ở vùng cửa sông, ven biển thời gian lấy mẫu (ngày giờ) cần phải lưu ý đến sự dao động mực nước do thủy triều.  Quan trắc phân tích phóng xạ, ảnh hưởng đối với khu vực cần lấy mẫu và phân tích theo các ch ỉ tiêu đặc trưng.  Riêng trạm theo dõi mưa acid thì lấy mẫu và phân tích nước mưa theo yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ được giao. Tần số thu mẫu hàng năm ở các trạm giám sát chất lượng nước theo yêu cầu của GEMS như sau Loại trạm Sông (lần/năm) Hồ (lần /năm) Nước ngầm (lần/năm) Trạm cơ sở 4 ÷ 12 4 2 ÷ 4 Trạm tác động Giảng viên: Biện Văn Tranh - Trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh Phát hành bởi: Sinh Viên Môi Trường Online – wWw.SvMoiTruong.Com Huỳnh Mai Anh Kiệt – HuynhMaiAnhKiet@Gmail.Com – 0905.567.654 – wWw.AnhKiet.Biz Trang: 9 - Nước uống - Nước thủy lợi - Nước thủy sản - Tác động đa dạng 12 ÷ 24 12 12 12 6 ÷ 12 2 6 2 ÷ 6 4 ÷ 12 4 - 4 Trạm xu hướng 12 ÷ 24 2 ÷ 6 4 2.3.2. Tần suất lấy mẫu trong ngày đối với mỗi điểm quan trắc Tương tự như thời gian và tần suất quan trắc, số lần lấy mẫu trong ngày cũng được quy định cho từng đối tượng môi trường không khí, đất, nước mặt, nước ngầm khác nhau Ví dụ:  Số lần lấy mẫu nước mặt ở đất liền là 2 lần: sáng từ 8 ÷ 12 giờ, chiều từ 14 ÷ 17 giờ.  Lấy mẫu nước mặt ở vùng cửa sông ven biển là 2 lần: vào lúc nước lớn và nước ròng trong kỳ nước cường.  Số lần lấy mẫu môi trường không khí, cùng với quan trắc khí tượng, trong một ngày đêm là 12 lần, cách 2 giờ đo một lần.  Số lần đo tiếng ồn và đếm xe trong ngày là 16 lần, từ 6 giờ sáng đến 22 giờ, mỗi giờ đo một lần, mỗi lần lấy 3 số đo, mỗi lần đo kéo dài 10 phút.  Số lần lấy mẫu rác đối với điểm quan trắc tối thiểu là một lần vào buổi sáng sau khi phần lớn rác thải đô thi đã được thu gom tập kết về bãi.  Với mẫu đất, vì lý do biến đổi rất ít trong ngày nên ở mỗi vị trí (điểm) chỉ cần lấy 1 lần.  Số lần lấy mẫu trầm tích biển là 1 lần vào lúc nước ròng trong ngày. 2.4. Lựa chọn thiết bị lấy mẫu và thiết bị đo 2.4.1. Thiết bị lấy mẫu  Các thiết bị lấy mẫu khí  Các thiết bị lấy mẫu nước  Thiết bị lấy mẫu đất và chất rắn 2.4.2. Thiết bị đo vi khí hậu Giảng viên: Biện Văn Tranh - Trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường Tp.Hồ Chí Minh Phát hành bởi: Sinh Viên Môi Trường Online – wWw.SvMoiTruong.Com Huỳnh Mai Anh Kiệt – HuynhMaiAnhKiet@Gmail.Com – 0905.567.654 – wWw.AnhKiet.Biz Trang: 10 2.4.3. Thiết bị đo nhanh tại hiện trường Sinh Viên Môi Trường Online . sau: Chương X QUAN TRẮC VÀ THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG Điều 94. Quan trắc môi trường 1. Hiện trạng môi trường và các tác động đối với môi trường được theo dõi thông qua các chương trình quan trắc môi trường. VỀ QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 1. Định nghĩa, mục ti êu và yêu cầu của quan trắc và phân tích môi trường 1.1. Định nghĩa: (được nêu trong điều 3, chương 1, Luật BVMT 2005) 1.2. Mục tiêu Quan. dựng và quản lý mạng lưới quan trắc môi trường trong phạm vi quản lý. Điều 97. Chương trình quan trắc môi trường 1. Chương trình quan trắc môi trường bao gồm chương trình quan trắc hiện trạng môi

Ngày đăng: 14/11/2014, 17:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan