ÔN TẬP MÔN VĂN TRUNG ĐẠI LỚP 9

26 3.5K 0
ÔN TẬP MÔN VĂN TRUNG ĐẠI LỚP 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Gồm câu hỏi và phân tích Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê Nhất thống chí, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga chương trình ngữ văn 9 ôn thi vào 10 rất chuẩn xác, được trả lời và phân tích một cách tỉ mỉ, đúng đắn, giúp học sinh đạt kết quả cao

Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VĂN TRUYỆN TRUNG ĐẠI Chuyện người con gái Nam Xương 1. Tác giả: Nguyễn Dữ, chưa rõ năm sinh, năm mất, là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Quê ở huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông sống ở thế kỷ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan 1 năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều tri thức đương thời khác. 2. Nguồn gốc, xuất xứ “Chuyện người con gái Nam Xương”: thuộc tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” được viết ở thế kỷ XVI dựa trên chuyện kể dân gian “Vợ chàng Trương” 3. Ý nghĩa nhan đề “Truyền kỳ mạn lục” - Truyền kỳ mạn lục là ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian. - Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sủ của Việt Nam. - Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng cá thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật khác là những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp. 4. Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, đẹp người đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh, con nhà giàu, ít học, có tính đa nghi hay ghen. Gia đình đang êm ấm hạnh phúc thì Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà, sinh con trai, đặt tên là Đản. Nàng chăm sóc mẹ chồng, lo thuốc thang, cầu khấn thần phật khi mẹ chồng ốm, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng mất. Trương Sinh trở về, tin lời con trẻ, nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương không minh oan được bèn trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng không chết vì được các nàng tiên dưới nước cứu. Tình cờ, nàng gặp lại Phan Lang- người cùng làng cũng được cứu sống. Nghe Phan Lang kể chuyện mà Vũ Nương rơm rớm nước mắt muốn trở về dương gian. Về làng, Phan Lang đem kể chuyện với Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan. Vũ Nương trở về lộng lẫy, rực rỡ giữa dòng nói lời tạ từ rồi biến mất. 5. Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: - Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm nàng chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. - Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiêu biết được những điều phức tạp nên đã tin có người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi và không bao giờ bế nó. - Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về một người cha khác (chính là cái bóng) đã nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, ghen tuông, lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi khiến Vũ Nương pải tìm đến cái chết oan ức.  Cái bóng là chi tiết thắt nút, mở nút câu chuyện. Chiếc bóng là vật vô tri nhưng chính nó là nguồn an ủi nỗi niềm xa cha của bé Đản. Nó đã mở ra sự ghen tuông trong lòng Trương sinh, mang lại sự khổ đau vì bị nghi ngờ cho Vũ Nương. Chàng Trương sau này 1 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ của Trương Sinh, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ cái bóng.  Cái bóng làm cho cái chết của Vũ Nương thêm phần oan ức, nó có giá trị tố cáo xã hội phong kiến với chế độ nam quyền đầy bất công với người phụ nữ. 6. Liên kê các yếu tố kì ảo? Nêu ý nghĩa? • Các yếu tố kỳ ảo (cuối truyện): - Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa - Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa được Linh Phi cứu, gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế. - Vũ Nương ở dưới thủy cung, hiện về trong lễ giải oan ở bến Hoàng Gian lung linh, huyền ảo rồi biến mất. • Ý nghĩa - Các yếu tố kỳ ảo đan xen với yếu tố thực về địa danh (bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng), về thời điểm lịch sử (cuối đời Khai Đại nhà Hồ), nhân vật lịch sử (Trần Thiêm Bình), sự kiện lịch sủ (quân Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy trốn ra bể rồi bị đắm thuyền), những chi tiết thực về trang phục của các mĩ nhân (quần áo thướt tha, mái tóc búi xễ), về tình cảnh nhà Vũ Nương không ai chăm sóc sau khi nàng mất (cây cối thành rừng, cỏ gai rợp mắt),…làm cho thế giới kỳ ảo, lung linh, mơ hồ trở nên gần gũi với đời thực, tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng. - Nó như khúc vĩ thanh trong bản nhạc để ngân lên những ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù trải qua bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng được minh oan. - Nhờ đoạn vĩ thanh truyền kì này, tác phẩm vợi đi phần nào âm hưởng bi thương,tạo một kết thúc có hậu, giảm độ căng thẳng, đánh thức trong lòng người đọc những niềm tin, những mong muốn tươi đẹp lạc quan. - Làm cho câu chuyện ly kì, hấp dẫn - Hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương. Mặc dù nàng đã ở thế giới khác nhưng vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát phục hồi danh dự. - Khẳng định tài năng và tấm lòng của Nguyễn Dữ. 7. Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương. Nêu cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. • Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương - Cuộc hôn nhân không bình đẳng - Chiến tranh phong kiến dẫn đến sự xa cách - Trương Sinh đa nghi, ít học, cư xử hồ đồ độc đoán ( là nguyên nhân chính đẩy Vũ Nương đến cái chết. Người chồng đáng trách ấy đã bức tử người vợ thủy chung của mình) - Lời nói ngây thơ của bé Đản - Hạnh phúc gia đình tan vỡ - Xã hội phong kiến, chế độ nam quyền độc đoán - Lời nói dối với mục đích hoàn toàn tốt đẹp của Vũ Nương 2 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại • Cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến Xã hội Việt Nam thế kỉ XVI kéo dài cuộc chiến tranh phe phái, mâu thuẫn đã gây nên bao cảnh mịt mù,đau thương .,các nhà văn nhân đạo đều xót xa , trân trọng và tập trung viết về họ- người phụ nữ . Có rất nhiều tác phẩm được viết về đề tài này như là "Truyện Kiều" của Nguyễn Du hay “ chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Đó đều là những tác phẩm khiến người đọc phải não nùng , búc xúc mỗi khi giở lại. Nguyễn Du đã từng thống thiết kêu lên: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Có lẽ đây là một lời nhận xét rất đúng về thân phận bèo bạt của những người phụ nữ xưa.Trong chuyện “truyền kì mạn lục” “ chuyện người con gái Nam Xương “ của Nguyễn Dữ thì “ Vũ Nương” hiện ra là 1 cô gái đẹp người đẹp nết, có “ tư dung tốt đẹp”. Và quả thật, nàng là người phụ nữ mang những nét đẹp truyền thống của Việt Nam: là người vợ thủy chung, luôn biết chăm lo cho hạnh phúc gia đình, là người mẹ hiền, là con dâu hiếu thảo và vô cùng trọng tình trọng nghĩa.Còn trong "Truyện Kiều", Vương Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, tài năng lý tưởng: đủ cả cầm, kỳ, thi, họa, cô gái trong Bánh trôi nước : được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực, trong sáng : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ mơn mởn sức sống. Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi ba chìm vẫn giữ tấm lòng son. Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộc đời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng. Họ đều là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết, thủy chung son sắt, công dung ngôn hạnh, cần cù, tần tảo, giàu lòng yêu thương, giàu đức hy sinh. Họ chính là nhịp cầu hạnh phúc,ngọn gió mát cho gia đình mỗi ngày hè nóng bức,là ngọn lửa ấm áp trong những ngày đông giá rét. Thế nhưng ba người phụ nữ ấy đều phải chịu bao vất vả, gian truân với cuộc đời, bao nỗi oan khổ vô bờ và cả cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc. Họ không có quyền được hưởng cuộc sống hạnh phúc, luôn sống phụ thuộc vào chồng, vào cha, vào xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán. Họ không làm chủ được cuộc đời của mình. Tục ngữ có câu " Gái có công thì chông chẳng phụ " thế nhưng công lao của Vũ Nương chắng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh.Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người. Không chỉ Vũ Nương, số phận của Thúy Kiều còn lênh đênh hơn nhiều Vũ Nương . Lần này , dưới chế độ đồng tiền hôi tanh đen bạc. Nó đã tạo ra 15 năm đau đớn phiêu bạt của nàng Kiều xinh đẹp . Chỉ vì tiền mà bọn sai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa của gia đình Kiều.Để có tiền cứu cha và em trai của mình , nàng đã quết định bán thân cho Mã Giám Sinh – một tên gian ác buôn thịt bán người. 3 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại Và Kiều bỗng trở thành một món hàng để cho hắn cân đong . đo đếm , cò ke, ngã giá Và từ tay Mà Giám Sinh đểu cáng thì Kiều đã rơi vào tay Tú Bà , mụ chủ nổi tiếng của thanh lâu. Là một người con gái xinh đẹp , tài năng, và đã sinh trưởng trong 1 gia đình trung lưu, lương thiện gia giáo , dòng dõi cao quý, nên Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái lầu xanh. Nàng cay đắng chịu đựng những trận đòn tàn khốc của Tú Bà, nàng đã đi tìm cái chết nhưng không được vì bị Tú bà bắt gặp. Tú Bà đã bày muốn thuê Sở khanh lừa nàng , buộc nàng trở thành 1 cô gái lầu xanh thực thụ. Thế là nàng đau đớn, cay đắng cam chịu số phận dấn thân vào cuộc sống ô nhục .Đau đớn thay !! Từ một cô gái trong trắng , đức hạnh, nàng đã trở thành 1 món đồ chơi thú vị cho bọn khách chơi. Số phận trái ngang của Kiều không chỉ dừng lại ở đây mà số phận của nàng còn lênh đênh , bèo dạt , mây trôi và lưu lạc 15 năm trời , đã chịu bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu. Trong bài “Bánh trôi nước”, người phụ nữ sống với thân phận “Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Chỉ bằng mấy câu thơ ngắn ngủi nhưng Hồ Xuân Hương đã viết đủ để người đọc hình dung ra số phận oan nghiệt của người phụ nữ lúc bấy giờ, cuộc sống lênh đênh, bấp bênh, phụ thuộc, không có quyền tự quyết định cuộc đời của mình. Mặc dù phải trải qua bao khó khăn, tủi nhục nhưng “mà em vẫn giữ tấm lòng son”, cả người phụ nữ trong “Bánh trôi nước”, Thúy Kiều hay Vũ Nương đều có khát vọng vươn lên, khát vọng sống yên bình và cố gắng hết sức trong cuộc sống khắc nghiệt. Bi kịch của họ là là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được bệnh vực, chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý. vì thế em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay: xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ đã thật sự làm chủ đời mình, làm chủ quê hương đất nước mình. 8. Câu chuyện kết thúc có hậu nhưng có làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện không? Tại sao Câu chuyện kết thúc có hậu nhưng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện vì sự trở về và những lời thoại của Vũ Nương chỉ là ảo ảnh. Nó là dịu bớt nỗi đau, an ủi cho những người bạc phận nhưng thực sự người chết không thể sống lại. Nàng và chồng con vẫn chia lìa âm dương đôi ngả. Hạnh phúc thực sự của gia đình không còn có thể làm lại được. Và chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình: sống day dứt, dằn vặt, cô độc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo này. Và điều đó một lần nữa khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. 9. Nhân vật Vũ Nương : đẹp người, đẹp nết nhưng phải chịu nỗi oan khuất vô bờ vì chồng đa nghi thô bạo Vũ Nương vốn là một người vợ hiền, người mẹ yêu con và con dâu hiếu thảo, đẹp người đẹp cả nết đáng lẽ phải được sống hạnh phúc,yên ấm bên chồng con nhưng nàng lại phải chịu nỗi oan vô bờ vì có một người chồng đa nghi thô bạo. Nếu Vũ Nương là nhân vật có nhiều nét đẹp thì Trương Sinh là một hình ảnh của con người mang nhiều tính xấu. Ngay vào 4 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại đầu câu chuyện, nhà văn đã kể: “Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”… “ Tuy là con hào phú nhưng không có học”. Nhân vật hiện lên với nét phác thảo như thế cũng đủ bộc lộ tính cách con người. Sau ba năm ở quân ngũ trở về, tính cách của Trương Sinh bộc lộ rõ dần. Vừa về tới nhà biết mẹ đã qua đời, Trương Sinh mang tâm trạng nặng nề. Chàng nói “mẹ đã qua đời, con vừa học nói… Cha về, bà mát, lòng cha buồn khổ lắm rồi.” Nỗi lòng ấy của Trương Sinh đáng được thông cảm. Nếu là người giàu tình thương, biết thương mẹ, thương con, hẳn chàng cũng biết thương vợ và cảm thông những nỗi vất vả của vợ trong ba năm mình xa nhà. Nhưng éo le thay, chàng phải đối mặt với sự việc không bình thường. Đó là câu chuyện của hai cha con khi viếng mộ bà mẹ. Lời của đứa trẻ lên ba hồn nhiên, ngây thơ đã kích động tính đa nghi, thói ghen tuông trong lòng Trương Sinh. Lời nói được tách làm hai phần nêu nhưng thông tin mập mờ, đáng suy nghĩ. “Thế ra ông cũng là cha tôi ư?”. Thoạt đầu đứa trẻ ngạc nhiên thấy mình có hai người cha, một người cha cũ và một người cha mới. Sau đó đứa trẻ kể về người cha mà nó từng biết. Đó là một người “chỉ nín thin thít…một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, không bao giờ bế Đản cả.” Chao ôi, toàn là những dữ liệu đáng ngờ! Tuy chỉ là lời thỏ thẻ của đứa trẻ lên ba nhưng nó rất chân thật. Tục ngữ cổ xưa từng đúc rút kinh nghiệm “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.” Thế là vốn sẵn tính đa nghi hay ghen, lại đang trong tâm trạng buồn khổ, Trương Sinh đã “đinh ninh là vợ hư”. Chàng “đinh ninh” nghĩa là đã khẳng định điều mình nghe được là chính xác, khẳng định rằng vợ mình không chung thủy, đã phản bội mình. Đó là cách suy nghĩ vội vàng, một chiều của con người vốn độc đoán. Từ sự suy nghĩ ấy, Trương Sinh đã xử sự hồ đồ. Chàng không bình tĩnh để phán đoán, phân tích lời đứa con nói, cũng không thẳng thắn, hỏi han, hoặc chất vấn, thậm chí có thể theo dõi hành động, thái độ của vợ…. Trái lại, chàng đã không chịu nghe nhưng lời phân trần của vợ, không tin cả nhưng người họ hàng bênh vực cho nàng, cũng không để cho vợ có cơ hội giã bày, giảng giải, minh oan. Nút của câu chuyện mỗi lúc thêm căng thẳng. Đỉnh điểm là thái độ và hành động của Trương Sinh. Chàng trở thành kẻ vũ phu, thô bạo “mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi”. Thế là bi kịch xảy ra. Vũ Nương bị đẩy đến cái chết oan nghiệt. Trong nguyên nhân của cái chết ấy có bàn tay của Trương SInh. Chàng chính là người đã bức tử người vợ đáng yêu, đáng quý của mình. Chỉ đến khi còn lại hai cha con vò võ một mình, đối mặt với cái bóng của chính mình- cái bóng oan khiên, chàng mới thấu tỏ nỗi oan tình của vợ. Hạnh phúc đã tan vỡ. Lỗi lầm của chàng không sao sửa nổi. Như vậy, nhân vật Trương Sinh tiêu biểu cho những người đàn ông nặng tư tưởng phụ quyền trong xã hội phong kiến xưa, cũng là biểu tượng cho tất cả những ai trong cõi đời này mang thói ghen tuông vô cớ, sống không có niềm tin, lại vũ phu, tàn nhẫn. Nhân vật có ý nghĩa phê phán nghiêm khắc xã hội đồng thời cảnh tỉnh con người trong cuộc sống xưa cũng như ngày nay. 10.( tự thêm) Phân tích nhân vật Vũ Nương Nguyễn Dữ là một nhà văn lỗi lạc ở thế kỉ XVI, học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông học rộng tài cao nhưng sống trong thời kỳ xã hội phong kiến có nhiều rối ren, đen tối nên ngòi bút của ông hướng về hiện thực: những người phụ nữ với số phận bất hạnh, truân truyên. Ông đã để lại cho đời sự nghiệp văn chương đồ sộ. Tiêu biểu là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tác phẩm này nằm trong tập “truyền kỳ mạn lục” được viết dựa trên lịch sử, dã sử, truyện dân gian. Qua tác phẩm ấy, Nguyễn Dữ đã ca ngợi vẻ đẹp trong tính cách cảu Vũ Nương. Vũ Nương là người con gái thùy mị, nết ta, tư dung tốt đẹp. 5 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại Trước hết, ta thấy Vũ Nương là một người vợ thủy chung. Khi mới về nhà chồng, nàng đã thấu hiểu rõ Trương Sinh có tính đa nghi, hay ghen, đối với vợ phòng ngừa quá sức nên nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, cư xử dịu dàng, đúng mực để cuộc sống vợ chồng chưa từng xảy ra thất hòa. Nàng vốn tính thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp nhưng không được sống cảnh hạnh phúc gia đình yên ấm lâu dài. Nước nhà có biến, vợ chồng nàng phải tạm xa nhau. Khi tiễn chồng đi lính, nàng rót chén rượu đầy, nói những lời ngọt ngào nồng đượm một tình yêu chung thủy. Vũ Nương không trông mong vinh hiển mà chỉ cần chồng được bình yên trở về: “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.” Như vậy, điều mơ ước lớn lao nhất của Vũ Nương không phải là danh vọng mà là một cuộc sống gia đình yên ấm. Biết Trương Sinh phải dấn thân nơi trận mạc,nàng xót thương, lo lắng, cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao, hiểm nguy mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Mà thế trẻ che chưa có, mùa dưa thì đã chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băng khoăn, mẹ hiền lo lắng.”Còn phận người vợ ở nhà, Vũ Nương bày tỏ nỗi khắc khoải, nhớ nhung da diết bằng những lời nói ân tình, nghe mà không khỏi xúc động: “Nhìn trăng soi thành đường cũ, sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù có thư tín nghìn hàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Trong khi chồng đi lính, nàng nhớ chồng da diết, nỗi buồn thương nhớ chồng khắc khoải triền miên theo thời gian. Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, thương và đau buồn cho chính mình phải cô đơn vò võ. Mỗi khi thấy “bướm lượn đầy vườn”- cảnh mùa xuân vui tươi hay “mây che kín núi”- cảnh mùa đông ảm đạm thì “nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Nàng luôn thấy hình bóng chồng bên mình như hình với bóng, vì vậy đã chỉ bóng mình trên tường bảo con đó là cha nó. Nhờ chi tiết cái bóng, ta còn cảm nhận được Vũ Nương là người phụ nữ khao khát hạnh phúc gia đình.Nàng luôn thủy chung, luôn thương nhớ chồng. Sự thủy chung ấy còn được biểu hiện rõ rệt khi bị nghi oan. Nàng nhẫn nhục, cố gắng hàn gắn tình cảm vợ chồng đang có nguy cơ tan vỡ. Nàng nói về thân phận mình “vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”. Nàng nói về tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt của mình: “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”, phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, hạ mình, cầu xin chồng đừng nghi oan “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Không chỉ vậy, nàng còn nói lên nỗi đau đớn, thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị “mắc nhiếc và đánh đuổi đi”, không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có “họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho”. Hạnh phúc gia đình “Thú vui nghi gia nghi thất”, niềm tự hào khao khát cả đời nàng đã tan vỡ, tình yêu không còn “bình rơi tram gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió…”, cả nỗi đau chờ chồng đến hóa đá trước đây cũng không còn có thể làm lại được nữa “đâu có thể còn lên núi Vọng Phu kia nữa.” Khi sống ở dưới thủy cung, Vũ Nương vẫn nặng tình với quê hương, với chồng con. Vậy nên khi nghe Phan Lang kể chuyện về chồng con, nàng rơm rớm nước mắt muốn được trở về gia đình. Trong lúc chồng đi vắng, phẩm chất hiếu thảo với mẹ chồng đã được bộc lộ ở Vũ Nương. Nàng thay chồng chăm lo săn sóc mẹ chồng chu đáo. Khi mẹ đau yếu, nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật va lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Tình yêu thương chân 6 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại thành và việc làm nhân hậu ấy của Vũ Nương đã kiến mẹ chồng vô cùng mến thương, cảm động, Trước khi qua đời, cụ đã trăng trối lại với nàng rằng: “Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào không thể về đền ơn con được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ…” Những lời nói chân tình của bà mẹ chồng đã chứng minh tình nghĩa mẹ chồng- nàng dâu của Vũ Nương tốt đẹp biết bao, vượt lên trên thói đời. Câu nói: “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” là lời đánh giá khách quan nhân cách và công lao của Vũ Nương với gia đình chồng, đã khẳng định tấm lòng hiếu thảo hết mức của nàng. Lời trăng trối ấy như tạc vào không gian, thời gian, dương gian hình ảnh một nàng dâu hiếu thảo. Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con vô bờ. Trong lúc chàng Trương bận dẹp giặc ngoài biên ải, Vũ Nương một mình lo toan mọi việc. Nàng một mình sinh con, nuôi con, dạy dỗ, chăm sóc, yêu thương con. Đối với đứa con nhỏ, nàng là sự kết hợp cao quý giữa nghĩa mẹ, tình cha. Vũ Nương vì thương đứa con nhỏ ngây thơ, tội nghiệp, thiếu vắng người cha nên hàng đêm nàng chỉ bóng mình trên tường để dỗ dành con đó là cha Đản. Có thể nói, trong ba tư cách: một người vợ, một người con, một người mẹ , Vũ Nương đã nêu cao phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, giàu tình thương, thủy chung, vô cùng nhân hậu, đáng được ngợi ca, đáng được đền ơn đáp nghĩa. Nhưng con người đức hạnh ấy lại phải chịu nỗi oan tày đình. Cũng từ đó, ta thấy được Vũ Nương là người phụ nữ trọng nhân phẩm và tình nghĩa. Thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã đến độ không thể hàn gắn nổi, nàng “tắm gội chay sạch, chạy ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng: “kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”. Nàng đã hiểu được thân phận thân phận của mình là “kẻ bạc mệnh” có “duyên phận hẩm hiu”, song nàng vẫn khát khao được sống hạnh phúc với chồng con, mong được minh oan cho tấm lòng thủy chung của mình. Lời than như một lời thề nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và sự trong sạch của mình. Lời than, lời thề nguyền ấy thật thống thiết ai oán. Tìm đến cái chết là giải pháp tiêu cực nhưng dường như đây là cách duy nhất để giải thoát cho Vũ Nương khỏi cuộc đời đầy rẫy bất công. Nàng đã mất tất cả, bị dồn nén đến đường cùng bắt buộc nàng phải tìm đến cái chết sau mọi cố gắng không thành. Hành động tự trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng là có sự chỉ đạo của lý trí. Đây không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận như trong truyện cổ tích “vợ chàng Trương”. Với nàng, danh dự còn lớn hơn cả mạng sống. Cái chết của nàng không chỉ giúp bảo toàn danh dự mà còn phê phán người chồng cả ghen, thiếu niềm tin trong quan hệ vợ chồng. Đó cũng là một hành động bế tắc, đau khổ của một kiếp người đơn độc theo cách ứng xử của người xưa.Còn ngày nay, nếu ai đó bị rơi vào hoàn cảnh éo le tương tự, chắc sẽ không như Vũ Nương, tìm đến cái chết tuyệt vọng mà sẽ bình tĩnh, kiên trì tìm mọi cách bằng lời nói, bằng việc làm cụ thể,… để tự bảo vệ, minh oan cho mình, chống lại tất cả nhưng gì bất công, phi lý, độc đoán, nhẫn tâm,… Dù sao thì Vũ Nương người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến ấy cũng rất đáng thương, đáng trọng. Với nàng, không còn con 7 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại đường nào khác. Nàng đã hành động quyết liệt nhất sau bao đắng cay, bao nhiều giãi bày, đấu tranh và van nài. Nàng coi trọng nhân phẩm nhưng cũng rất coi trọng tình nghĩa. Mặc dù Trương Sinh có lỗi với nàng, nhưng khi gặp lại, Vũ Nương không hề oán giận mà còn cảm ơn chàng. Dù nhớ về quê hương nhưng nàng vẫn quyết giữ lời hứa với Linh Phi, ở lại thủy cung với Linh Phi suốt đời. Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thỏa, một dạ thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Một con người như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng. 11. (Tự thêm) Giá trị của “Chuyện người con gái Nam Xương”  Giá trị nội dung • Giá trị hiện thực: - Câu chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền chà đạp lên số phận người phụ nữ - Câu chuyện phản ánh chế độ phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến cuộc sống của người dân rơi vào bế tắc - Câu chuyện phản ánh số phận con người trong xã hội phong kiến, đặc biệt là số phận người phụ nữ. • Giá trị nhân đạo: - Câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, điển hình là Vũ Nương - Câu chuyện thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ, phản ánh ước mơ và khát vọng về cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho họ. - Câu chuyện lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến bất công  Giá trị nghệ thuật - tình tiết hấp dẫn,có thắt nút, mở nút - sử dụng yếu tố truyền kì để làm nổi bật giá trị tác phẩm. cách kể chuyện xen yếu tố truyền kì và yếu tố thực làm tăng sức thuyết phục cho câu chuyện\ - Lời trần thuật khách quan - Lời thoại hợp lý, góp phần thể hiện tính cách nhân vật Hoàng Lê nhất thống chí 1. Tác giả Ngô gia văn phái: Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (Nay thuộc Hà Nội), trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753-1788) viết 7 hồi đầu và Ngô Thì Du (1772-1840) viết 7 hồi sau, làm quan dưới triều nhà Nguyễn. 2. Ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí: ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. 3. Tóm tắt: Quân Thanh kéo vào Thăng Long, quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở chỉ huy rút quân về núi Tam Điệp. Quang Trung lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, tự đốc xuất đại binh nhằm ngày 25 tháng chạp năm 1788 tiến ra Bắc để diệt Thanh. Dọc đường vua tuyển 8 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại thêm binh lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân làm các đạo chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào 30 tháng chạp và hẹn mồng 7 tháng giêng mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu, thắng đến đấy khiến quân Thanh đại bại. Ngày 3 Tết, quân Tây Sơn chiếm đồn Hạ Hội, Mùng 5 Tết chiếm đồn Ngọc Hồi ròi tiến thẳng vào Thăng Long. Tướng Thanh là Tôn Sĩnh Nghị vội vã tháo chạy về nước, Lê Chiêu Thống và gia quyến chạy trốn theo. 4. Hình ảnh Quang Trung a. Hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đầu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. N Nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn ông không hề nao núng, “định thân chinh cầm quân đi ngay” Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. b.Trí tuệ sáng suốt nhạy bén: - Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An khẳng định chủ quyền dân tộc ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái với đạo trời của giặc “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”; nêu bật dã tâm của giặc “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải”; nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa; kêu gọi quân lính “đồng tân hiệp lực”; ra kỉ luật nghiêm … Lời phủ dụ có thể xem như bài hịch ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng người yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc. - Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân “đều mang gươm trên lưng chịu tội”. Người chủ tướng không phải không hiểu tội danh lớn nhất trong binh pháp phải xử lý thế nào. Đúng ra thì “quân thua chém tướng”, đó là luật. Nhưng không có luật lệ nào trái được nhân tâm. Lòng Sở, Lân không phải thế, hơn nữa đó là mưu lược cảu Ngô Thì Nhậm. Lẽ ra bị trừng phạt nhưng rồi cuối cùng lại được ngợi khen. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc,… Cách hiểu người và dùng người đến mức tri kỉ, tri âm như thế không phải người cầm quan nào cũng có được. c. Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: Đối với Nguyễn Huệ trước một trận chiến dường như không cân sức , kẻ thù đông hơn gấp bội , ông dám hẹn ước với các tướng sĩ của mình “đến ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng.” Điều đó thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược của Nguyễn Huệ. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại được tấc đất nào, vậy mà mà Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “ phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng nước “lớn gấp 10 lần nước mình” để có thể dẹp chuyện binh đao, cho nước nhà yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng. 9 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại d. Tài dùng binh như thần(kì tài về quân sự): cuộc hành binh thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất binh ở phú xuân ( Huế), gần một tuần lễ sau đã ra đến Tam Điệp cách Huế 500 km. Vậy mà đến đêm 30 tháng chạp lập tức lên đường , tiến quân ra Thăng Long. Tất cả đều đi bộ. Quang Trung sử dụng biện pháp cáng võng, cứ hai người khiêng thì một người được năm nghỉ, luân phiên nhau đi suốt ngày đêm, vừa hành quân vừa đánh giặc. Quang Trung hoạch định là mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức hai ngày. Hành quân xa và đầy gian khổ như vậy nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề đó là do tài chỉ huy của người câm quân: hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu.Họ vừa đi vừa đánh. Thế mà đêm 30 tháng Chạp Mậu Thân (1788) còn ở Tam Điệp, mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dạu (1789) đã tới Hà Hồi, vượt qua hai con sông Gián Khẩu và Thanh Quyết, hơn một trăm cây số, mà họ chỉ hành quân trong ba ngày. Giữ nguyên tốc độ ấy, mờ sáng ngày mồng 5, đại quân đã dến đồn Ngọc Hồi, vượt qa cả sự kháng cự của đồn này dưới chỉ huy của thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống. Cùng ngày hôm ấy, đại quân đã tiến đến Thăng Long. Điều đó có thực mà như không có thực, đúng như lời dặn cảu vua Quang Trung: “Các ngươi hay nhớ đấy, đừng cho là ta nói khoác.”. Hình như trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc Việt Nam có hai câu nói gần giống nhau khi nhận định về sự thắng bại, hơn thua. Ấy là câu trả lời vua Trần của Trần Hưng Đạo “năm nay thế trận giặc nhàn” và lời dặn trên đây của Nguyễn Huệ. Cùng với cuộc hành quân thần tốc có một không hai trong lịch sủ chiến tranh, cách đánh của vua Quang Trung biến hóa như thần, không một thứ sách vở nào có được. Đó là cách đánh bao vây, chia cắt địch, tạo yếu tố bất ngờ. Đối phương rơi vào một thế cờ bày sẵn không kịp trở tay. Tới sông Thanh Quyết, toán quân do thám của quân Thanh bỏ chạy, Quang Trung truy đuổi tới cùng để chuẩn bị cho những trận đánh lớn tiếp theo. Tôn SĨ Nghị không thể chủ động đề phòng. Đảm bảo được yếu tố bất ngờ tức là đảm bảo được một nửa thắng lợi. Do vậy ở đồn Hà Hồi, mãi tới khi Quang Trung bắc loa truyền gọi, quân lính trong đồn lúc ấy mới biết. Vì bị động, bị bất ngờ nên “ai nấy đều rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khi giới đều bị quân Nam lấy hết.”Nói cho cùng, thắng bại trong chiến tranh phụ thuộc vào hai yếu tố: thế và lực. Lực liên quan đến đến và thế đại quân Tây Sơn có thể tạo ra lực. Quang Trung đã tận dụng và phát huy hai yếu tố trung tâm then chốt ấy. Bất ngờ là một khía cạnh của thế. Ở đây còn có sự bất ngờ về thời gian và địa điểm tấn công. Còn có sự bất ngờ về cách đánh. Vì vậy đồn Hà Hồi đánh nhanh thắng gọn, dễ dàng. Không cần bắn một mũi tên mà kẻ thù tự đem mình chịu trói. Cái đó còn nhờ vào mưu. Tới đồn Ngọc Hồi, không thể dùng cách đánh ở Hà Hồi được nữa. Để phản công địch, Quang Trung đã dùng rơm và ván, nghĩa là những thứ đơn giản, mộc mạc mà thật sáng tạo tài tình để chắn. Diệu kế ấy làm cho các mũi tên giặc bắn ra chẳng trúng người nào cả. Quân giặc phun hỏa mù thì lại bị gió hất ngược lại, khiến cho quân chúng rối loạn, thành “gậy ông đập lưng ông”. Điều Nguyễn Trãi tổng kết trong “Bình Ngô đại cáo” “Đánh một trận sạch không kình ngạc- đánh hai trận tan tác chim muông” đã được Quang Trung kế thừa ở thời đại ông. Để đạt tới tính triệt để, tính tuyệt đối, vừa tiêu diệt toàn bộ lực lượng của đối phương vừa bẻ gãy hoàn toàn ý chí của chúng, Quang Trung đã phối hợp tấn công thế gọng kìm. Giữ cho mình cái thế và lực ấy, đại binh của Tây Sơn kéo thẳng vào Thăng Long. Điều thú vị là các trận đánh của Quang Trung 10 [...]... – 9A- Văn trung đại Nguyễn Du có ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục với tổng số 243 bài Về chữ Nôm ngoài Truyện Kiều còn có Văn Chiêu hồn 2 Viết đoạn văn thuyết minh Truyện Kiều Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam, được sáng tác vào đầu thế kỉ XIX."Truyện Kiều" có nguồn gốc cốt truyện từ một tác phẩm văn. .. những trí thức yêu nước, có lương tâm, có tài năng, tôn trọng sự thực lịch sử và có ý thức dân tộc Họ không thể bỏ qua sự thực là vua Lê Chiêu Thống hèn nhát, cõng rắn về cắn gà nhà, cũng không thể phủ nhận sự tài giỏi và chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung Chiến công ấy là niềm tự hào của cả dân tộc, trong đó có họ 12 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại 8 Giá trị của “Hoàng Lê nhất thống chí” (Tự thêm)...Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại ngày một quy mô rông lớn hơn như bão xoáy tăng dần cường độ, vượt qua mọi cánh cửa vòng ngaoif tiến vào đại bản doanh mà tuyệt nhiên không gặp một vật cản nào đáng kể Những vật cản ấy dù là Sầm Nghi Đống, Tôn Sĩ Nghị, dù là ở bất cứ chỗ nào, giặc đều rơi vào một tình thế không mấy khác nhau: sợ hãi, cuống cuồng, bất lực e Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến... Chị em sắm sửa bộ hành chơ xuân” Đọc qua, tưởng như hai câu thơ kể việc, vì yếu tố này không phải là không có: hành trang, phương tiện đi đường, có chị có em Nhưng không phải Việc chuẩn bị tất nhiên không thể 22 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại không làm, nhưng đó là những chất liệu sinh hoạt đời thường chứ không phải chất liệu của thơ Điều đáng kể nhất là niềm vui tíu tít, rộn ràng, một hạnh phúc... cảm thông cho hành động của 15 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại chàng Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp, và ở đoạn sau, từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vấn vương Đáng quý hơn nữa là sự hào hiệp, trọng nghĩa cứu người nhưng không vụ lợi, không cần... nghẽn không chảy được nữa”, “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành sông” Cả đội binh hùng tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai người nấy chạy “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi” Chi tiết “sợ mất mật”, “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp” cắm đầu nằm hướng Bắc mà chạy là một chi tiết có thực và rất nhỏ 11 Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại nhưng... “khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, khi vào đến thành Thăng Long áo bào đỏ của ông sạm đen khói súng Bức tượng đài Quang Trung có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà cứ sừng sững hiện lên dưới bầu trời trong veo còn sặc mùi thuộc đạn của kinh thành Trong khải hoàn môn của người thắng cuộc, vua Quang Trung là biểu tượng đầy ý nghĩa... đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự; hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì... Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại Sáu câu thơ đầu đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã cho ta thấy hình ảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” Hai chữ “khóa xuân” cho ta thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi nên sự rợn ngợp của không gian “Bốn... 1888), quê ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh) Năm 21 tuổi ông thi đỗ tú tài (1843), 6 năm sau, ông bị mù (18 49) Ông có nghị lực sống và cống hiến cho đời Ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân Ở cương vị nào ông cũng làm việc hết mình và nêu một tấm gương sáng cho đời Ông có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm Khi thực dân Pháp xâm . Vũ Quỳnh Mai – 9A- Văn trung đại ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VĂN TRUYỆN TRUNG ĐẠI Chuyện người con gái Nam Xương 1. Tác giả: Nguyễn Dữ, chưa rõ năm. “gậy ông đập lưng ông”. Điều Nguyễn Trãi tổng kết trong “Bình Ngô đại cáo” “Đánh một trận sạch không kình ngạc- đánh hai trận tan tác chim muông” đã được Quang Trung kế thừa ở thời đại ông. Để. – 9A- Văn trung đại Nguyễn Du có ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục với tổng số 243 bài. Về chữ Nôm ngoài Truyện Kiều còn có Văn Chiêu hồn. 2. Viết đoạn văn thuyết

Ngày đăng: 14/11/2014, 17:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan