TÌM HIỂU VỀ MẬT RỈ PHỤ PHẨM TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG

77 3K 20
TÌM HIỂU VỀ MẬT RỈ  PHỤ PHẨM TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiều vùng đất đai từ Bắc đến Nam rất thuận tiện cho phát triển trồng mía, nhất là các tỉnh ven biển miền Trung và Đông Nam bộ. Vì thế ngành sản xuất đường mía có tiềm năng rất lớn. Sau năm 1975, sản xuất đường mía được khuyến khích phát triển. Đến năm 1994, cả nước có 150.000 ha trồng mía, sản lượng 6,5 triệu tấn mía, sản xuất được 0,32 triệu tấn đường quy ra đường thô, trong đó 0,11 triệu tấn được sản xuất ở 14 nhà máy đường. Phát triển sản xuất đường mía là một định hướng đúng đắn, quan trọng. Tuy nhiên, sản xuất đường sử dụng một lượng lớn nước và cũng thải ra một lượng không nhỏ nước thải giàu chất hữu cơ dễ chuyển hóa, gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước. Đã có một vài nghiên cứu về xử lý nước thải và tái sử dụng các chất thải của sản xuất đường. Song việc ứng dụng và triển khai rộng rãi một cách có hiệu quả còn nhiều hạn chế. Đặc biệt việc xử lý nước thải còn nhiều bất cập. Nhiều hệ thống xử lý được xây dựng với vốn đầu tư lớn nhưng hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động được gây tốn kém và làm nản lòng các nhà sản xuất. Trong tình hình đó, việc đầu tư nghiên cứu để kế thừa và lựa chọn quy trình công nghệ xử lý khả thi là rất cần thiết.

Bộ Công Thương Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM Viện CN Sinh Học và Thực Phẩm Môn: CNSX Đường – Bánh – Kẹo  BÁO CÁO ĐỀ TÀI GVHD:ThS. Hồ Xuân Hương SVTH: Lê Thị Thùy Trang (Chủ biên) Bùi Thùy Mai Trang Đinh Thị Hiền Trang Đặng Thị Ngọc Vi Trần Thị Thanh Huyền Đậu Huy Thọ Lớp: ĐHTP5LT TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2011 Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiều vùng đất đai từ Bắc đến Nam rất thuận tiện cho phát triển trồng mía, nhất là các tỉnh ven biển miền Trung và Đông Nam bộ. Vì thế ngành sản xuất đường mía có tiềm năng rất lớn. Sau năm 1975, sản xuất đường mía được khuyến khích phát triển. Đến năm 1994, cả nước có 150.000 ha trồng mía, sản lượng 6,5 triệu tấn mía, sản xuất được 0,32 triệu tấn đường quy ra đường thô, trong đó 0,11 triệu tấn được sản xuất ở 14 nhà máy đường. Phát triển sản xuất đường mía là một định hướng đúng đắn, quan trọng. Tuy nhiên, sản xuất đường sử dụng một lượng lớn nước và cũng thải ra một lượng không nhỏ nước thải giàu chất hữu cơ dễ chuyển hóa, gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước. Đã có một vài nghiên cứu về xử lý nước thải và tái sử dụng các chất thải của sản xuất đường. Song việc ứng dụng và triển khai rộng rãi một cách có hiệu quả còn nhiều hạn chế. Đặc biệt việc xử lý nước thải còn nhiều bất cập. Nhiều hệ thống xử lý được xây dựng với vốn đầu tư lớn nhưng hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động được gây tốn kém và làm nản lòng các nhà sản xuất. Trong tình hình đó, việc đầu tư nghiên cứu để kế thừa và lựa chọn quy trình công nghệ xử lý khả thi là rất cần thiết. Bảng: Thành phần hóa học của chất thải rắn từ sản xuất đường % Khối lượng Mật rỉ Bùn lọc Bã mía Nước 26 Nước 75 Nước 50,0 Đường 51 Sáp, chất béo 3,5 Zenlulo 22,5 Chất khử 3 Xơ 7,5 Pentoza 16,0 Hợp chất nitơ 4,5 Đường 4,0 Lignin 9,0 Acid hữu cơ 5,6 Protein 3,0 Sáp, Protein 1,5 Tro 10,6 Tro 7,0 Tro 1,0 Chất màu 0,5 Như vậy ta thấy nếu công suất thực ép 7,2 triệu tấn ở 40 nhà máy đường tổng lượng mật rỉ thu được khoảng 324.000 tấn. Như vậy, việc xử lý rỉ đường và sử dụng rỉ đường phế phụ phẩm là cần thiết cho các nhà máy sản xuất đường. Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH 1.1. SƠ LƯỢC VỀ MẬT RỈ Mật rỉ là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường, sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường mà từ đó đường không còn có thể kết tinh một cách kinh tế nữa bởi các công nghệ thông thường. Số lượng và chất lượng của mật rỉ phụ thuộc vào giống mía, điều kiện trồng trọt, hoàn cảnh địa lý và trình độ kỹ thuật chế biến của nhà máy đường. Khoảng 75% tổng mật rỉ thế giới được sản xuất từ mía (Saccharum officinarum) và đa phần còn lại có từ củ cải đường (Beta vulgaris). Mía được trồng ở các nước nhiệt đới (châu Á và Nam Mỹ), còn củ cải đường có nguồn gốc ở các vùng ôn đới (Châu Âu và Bắc Mỹ). Thành phần chính của mật rỉ là đường, chủ yếu là sucroza với một ít glucoza và fructoza. Sản lượng mật rỉ bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất. Cứ khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3 - 4 tấn mật rỉ được sản xuất. 1.1.1. Thành phần mật rỉ Rỉ đường chiếm từ 3 – 3,5% trọng lượng mía đường ép. Thông thường 10 triệu tấn mía cho ra 250.000 tấn rỉ đường. Ngoài việc có hàm lượng đường saccharose cao, rỉ đường còn chứa một lượng đáng kể nitrogen, vitamin, các muối vi lượng. Thành phần rỉ đường phụ thuộc vào giống mía, điều kiện trồng trọt, phương pháp sản xuất đường, điều kiện vận chuyển bảo quản rỉ đường. Thông thường rỉ đường có tới 80 - 85% chất khô, trong đó chủ yếu là đường saccharose 46 - 54% (C 12 ), đường khử 15 - 20% (glucose và fructose), rafinose 1- 2%, N tổng 0,45 - 2,88% và chất khoáng 3 - 4%. Các chất hữu cơ có trong rỉ đường là các acid, rượu, acid amin, purine và các vitamin. Bảng 1.1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rỉ đường GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương Trang 1 Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH  Đường Đường nghịch đảo của mật rỉ bắt nguồn từ mía và từ sự thuỷ phân saccharoza trong quá trình chế biến đường. Tốc độ phân giải tăng lên theo chiều tăng của nhiệt độ và độ giảm hay tăng của pH tuỳ theo thuỷ phân bằng acid hay kiềm. Sự phân giải saccharoza thành glucoza và fructoza vừa là sự mất mát saccharoza vừa là sự yếu kém về chất lượng bởi vì glucoza và fructoza sẽ biến thành acid hữu cơ và hợp chất GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương Trang 2 Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH màu dưới điều kiện thích hợp. Trong môi trường kiềm, fructoza có thể biến thành acid lactic, fufurol, oxymetyl, trioxyglutaric, trioxybutyric, axetic, formic và CO 2 . Đường nghịch đảo còn tác dụng với acid amin, peptit bậc thấp của dung dịch đường để tạo nên hợp chất màu. Tốc độ tạo melanoidin phụ thuộc và pH mật rỉ rất thấp ở pH = 4,9 và mật rỉ rất cao ở pH = 9. Trong mật rỉ còn có trisaccharit hay polysaccharit. Trisacarit gồm 1 mol glucoza và 2 mol fructoza. Polysaccharit gồm dextran và levan. Những loại đường này không có trong nước mía và được các vi sinh vật tạo nên trong quá trình chế biến đường.  Nước Nước trong mật rỉ gồm phần lớn ở trạng thái tự do và một số ít ở trạng thái liên kết dưới dạng hydrat.  Các chất phi đường Các chất phi đường gồm có các chất hữu cơ và vô cơ. Các chất hữu cơ chứa nitơ của mật rỉ mía chủ yếu là các acid amin cùng với một lượng rất nhỏ protein và sản phẩm phân giải của nó. Các acid amin từ nước mía dễ dàng đi vào mật rỉ vì phần lớn chúng rất dễ hòa tan trong nước trừ tiroxin và xistin. Nitơ tổng số trong mật rỉ mía của Mỹ xê dịch trong khoảng 0,4 ÷1,5% trung bình là 0,7% trọng lượng của mật rỉ. Theo Matubara và cộng sự, mật rỉ mía có tất cả các acid amin như trong mật rỉ củ cải. Trong quá trình chế biến, lượng đáng kể glutamin và acid glutamic bị biến thành pyrolidoncacbonic. Nếu thủy phân bằng acid hoặc kiềm mạnh thì acid pyrolidoncacbonic sẽ biến trở lại thành L-AG. Hợp chất phi đường không chứa Nitơ bao gồm pectin, araban, galactan hoặc các sản phẩm thuỷ phân của chúng là arabinoza và galactoza, chất nhầy, chất màu và chất thơm. Pectin bị kết tủa trong quá trình chế biến đường nhưng các chất vừa nói không kết tủa và gần như toàn vẹn đi vào mật rỉ (1,22 ÷1,56%). Các chất màu của mật rỉ bao gồm các chất caramen, melanoit, melanin và phức phenol- Fe +2 . Cường độ màu tăng 3 lần khi nhiệt độ tăng thêm 10 O C. Độ màu tăng có nguồn gốc sâu xa từ sự biến đổi của saccharoza. Có thể chia các hợp chất màu thành nhiều nhóm:  Chất caramen Xuất hiện nhờ quá trình nhiệt phân saccharoza kèm theo loại trừ nước và không chứa một chút Nitơ nào. Khi pH không đổi, tốc độ tạo chất caramen tỷ lệ thuận với nhiệt độ phản ứng.  Phức chất polyphenol-Fe +2 Là Fe +2 -brenzcatechin có màu vàng xanh không thể loại hết ở giai đoạn làm sạch nước mía và đi vào mật rỉ.  Melanodin GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương Trang 3 Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH Đây là sản phẩm ngưng tụ của đường khử và acid amin mà chủ yếu là acid aspartic. Sản phẩm ngưng tụ quen biết nhất là acid fuscazinic đóng vai trò quan trọng làm tăng độ màu của mật rỉ.  Melanin Được hình thành nhờ phản ứng oxy hoá khử các acid amin thơm nhờ xúc tác của enzim polyphenol oxydaza khi có mặt của O 2 và Cu +2 . Các acid amin thơm thường bị oxy hoá là tiroxin và brenzcatechin. Các melanin thường bị loại hết ở giai đoan làm sạch nước đường nên chỉ tìm thấy lượng rất nhỏ trong mật rỉ.  Humin Được trùng hợp từ 66 ÷ 68 các đơn vị cấu tạo của acid amin. Từ đó phân tích ra được khoảng 52÷53 gốc acid aspartic, 5 gốc acid amino - β - butyric, 2 gốc acid glutamic, 2 gốc β -amino propionic và 1 gốc acid p - butyric, 2 gốc acid - p - amino - izovaleric. Ngoài ra mật rỉ còn chứa hợp chất màu nâu có công thức cấu tạo C 17-18 H 26-27 O 10 N.  Chất keo Có trong mật rỉ chủ yếu là pectin, chất sáp và chất nhầy. Các chất này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của vi sinh vật tạo thành màng bao bọc quanh tế bào ngăn cản quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các sản phẩm trao đổi chất của tế bào ra ngoài môi trường. Ngoài ra các chất keo là nguyên nhân chính tạo ra một lượng bọt lớn trong môi trường cấy vi sinh vật, giảm hiệu suất sử dụng thiết bị. Bảng 1.2: Thành phần tro so với chất khô của mật rỉ mía và mật rỉ củ cải (%) Thành phần Mật rỉ củ cải đường Mật rỉ mía K 2 O 3,9 3,5 CaO 0,26 1,5 SiO 2 0,10 0,5 P 2 O 5 0,06 0,2 MgO 0,16 0,1 Na 2 O 1,30 - Al 2 O 3 0,07 0,2 Fe 2 O 3 0,02 - Dư lượng CO 2 3,50 - Dư lượng SO 2 0,55 1,6 Cl - 1,60 0,4 Tổng số 11,52 8,0 Các chất phi đường vô cơ chủ yếu là các loại muối tìm thấy trong thành phần tro của rỉ đường. Độ tro của rỉ đường mía thấp hơn độ tro của rỉ đường củ cải. Muối Kali có nhiều trong rỉ đường tiếp đến là canxi và dư lượng SO 2 . Điều này do muối Kali được dùng để bón cho mía, còn muối canxi và gốc sunfat được thêm vào giai đoạn xử lý nước mía và đường tinh luyện. GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương Trang 4 Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH 1.1.2. Thành phần các chất sinh trưởng Ngoài các nguyên tố kim loại và á kim kể trên, mật rỉ mía còn chứa nhiều nguyên tố khác với lượng cực kì nhỏ chỉ có thể tính bằng mg/kg mật rỉ như: Fe 115 (mg/kg); Zn 34; Mn 18; Cu 4,9; B 3,0; Co 0,59; Mo 0,2 Mật rỉ mía rất giàu các chất sinh trưởng như acid pantotenic, nicotinic, folic, B1, B2 và đặc biệt là biotin. Bảng 1.3: Thành phần một số chất sinh trưởng của rỉ đường mía Loại chất sinh trưởng Rỉ đường mía Mexico Cuba Mỹ B 1 140.00 - 830.00 B 2 - - 250.00 B 6 700.00 - 650.00 Acid nicotic - - 2.10 Acid pantotenic 12.00 - 2.14 Acid folic - - 3.80 Biotin 65.00 10.80 120.00 1.1.3. Vi sinh vật trong mật rỉ Có rất nhiều vi sinh vật trong rỉ đường mía. Đa số chúng có từ nguyên liệu, một số nhỏ từ không khí, nước, đất vào dịch đường. Loại nào chịu được tác dụng nhiệt hay tác dụng của hoá chất thì tồn tại. Có thể phân chúng thành 3 loại: vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. Trong đó loại đầu là nguy hiểm hơn cả vì nó gồm nhiều giống có khả năng sinh bào tử. Người ta chia mật rỉ làm 3 loại tùy theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm. Bảng 1.4: Phân loại mật rỉ theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm Loại rỉ đường Số lượng vi sinh vật trong 1 gam mật rỉ Đánh giá và xử lý I 100.000 Rất tốt, không cần xử lý II 100.000 ÷ 1.000.000 Trung bình, cần thanh trùng III 1.000.000 ÷ 5.000.000 Nhiễm nặng, cần xử lý nghiêm ngặt bằng hòa chất và tác dụng nhiệt 1.1.4. Lực đệm của mật rỉ mía Lực đệm là loại lực có sức tự ngăn cản sự biến đổi phản ứng của mật rỉ khi bổ sung kiềm hoặc acid. Mật rỉ mía có tính đệm đặc trưng. Bình thường pH của mật rỉ mía nằm trong khoảng 5,3 ÷ 6,0. Trong quá trình bảo quản pH có thể bị giảm do hoạt động của vi sinh vật tạp nhiễm tạo ra các acid hữu cơ. Khi thêm HCl hay H 2 SO 4 vào mật rỉ, acid sẽ tác dụng với các muối kiềm của các acid hữu cơ làm xuất hiện các muối vô cơ (KCl, NaCl hay K 2 SO 4 , Na 2 SO 4 ) và các acid hữu cơ tự do. GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương Trang 5 Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH Qua đó pH của mật rỉ bị thay đổi rất ít khi tiếp tục thêm acid HCl hay H 2 SO 4 . Lực đệm của rỉ đường biểu hiện mạnh nhất ở pH = 3,0 ÷ 5,0; trung bình ở pH = 5,0 ÷ 6,0; rất ít ở pH = 6,0 ÷ 7,07. 1.1.5. Một số phương pháp xử lý mật rỉ mía Có nhiều phương pháp xử lý mật rỉ nhằm loại các hợp chất có hại như CO 2 , chất keo, chất màu, acid hữu cơ dễ bay hơi và vi sinh vật tạp nhiễm. Yoshii và cộng sự đã nghiên cứu cố định invertaza để thuỷ phân saccharoza . Điều kiện tối ưu cho phản ứng là pH = 5,5 và nhiệt độ 50 0 C. Các tác giả đã dùng chất mang Na-alginat cố định enzim invertaza của nấm men và thủy phân saccharoza theo phương pháp liên tục trong thiết bị có cánh khuấy và khẳng định 95% saccharoza của mật rỉ mía nồng độ 55% đã được chuyển hoá thành glucoza và fructoza ở 50 0 C trong 7 giờ. 1.2. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT RỈ ĐƯỜNG Rỉ đường là một phụ phẩm của ngành công nghiệp sản xuất đường. Do vậy để tìm hiểu phương pháp sản xuất rỉ đường ta đi tìm hiểu về quy trình sản xuất đường. Quá trình sản xuất đường gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Lấy nước mía, làm sạch dung dịch nước mía, kết tinh tinh thể saccharose và xử lý thành đường thành phẩm. Trong đó làm sạch nước mía là khâu quan trọng quyết định chất lượng đường thành phẩm. Dựa vào đó có thể phân loại các phương pháp sản xuất đường: Sản xuất theo phương pháp vôi, phương pháp SO 2 hoặc phương pháp CO 2 . 1.2.1. Quy trình sản xuất 1.2.1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương Trang 6 Mía Ép mía Xử lý sơ bộ Nước mía hỗn hợp Bã mía Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH 1.2.1.2. Thuyết minh quy trình Mía cây sau khi thu hoạch được tập trung ở bãi mía. Thời gian để ở bãi nhiều nhất là 2-3 ngày để tránh tổn thất đường cho mía, tốt nhất là được ép ngay. Mía cây từ bãi mía được cẩu lên bục xã mía. Từ bục xã mía được chuyển xuống băng tải mía, qua máy san bằng đi GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương Trang 7 Ra vôi sơ bộ (pH=6.8-7.0) Đun nóng lần 1 (60-70 0 ) Thông SO 2 lần 1(pH=3.4-3.8) Trung hoà (pH= 7.3-7.5) Đun nóng lần 2 (100-104 0 C) SO 2 Ca(OH) 2 Lắng Nước bùn Nước mía trong Nước lọc trong Bùn Đun nóng lần 3 (110-120 0 C) Cô đặc Thông SO 2 lần 2 (pH = 6.2-6.6) SO 2 Lọc kiểm tra Mật chè tinh Nấu đường Ly tâm Rỉ đường Sấy Lọc ép Đóng bao Đường thành phẩm Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH vào máy băm mía và đi vào máy đánh tơi. Mía sau khi qua hai máy băm mía và máy đánh tơi độ xé tơi của mía có thể đạt 80-85%. Mía tiếp tục qua máy san bằng, máy khử sắt rồi đi vào hệ máy ép. Nước mía đi ra từ hệ máy ép được gọi là nước hỗn hợp và chuyển sang bộ phận lọc cảm, vụn mía. Nước mía hỗn hợp qua cân nước mía được ra vôi sơ bộ đến pH = 6.8 - 7.0 có thể bổ sung một lượng P 2 O 5 hàm lượng từ 250 - 300ppm để nâng cao hiệu quả làm sạch. Sau đó nước mía đi gia nhiệt đến nhiệt độ 60-70 0 C, đi xông SO 2 và trung hoà đến pH = 7.3 - 7.5. Việc xông SO 2 và trung hoà được thực hiện trong thiết bị phản ứng, trong thiết bị có 1 hoặc nhiều miệng phun. Nước mía sau khi đi qua miệng phun sẽ tạo áp suất chân không để SO 2 được hấp thụ vào nước mía. Sau đó, nước mía được gia nhiệt lần thứ 2 đến nhiệt độ từ 100- 104 0 C và đi vào thiết bị lắng. Nước mía sau khi lắng được gọi là nước mía trong hoặc chè vàng, còn nước bồn đưa đi lọc chân không hoặc lọc ép được nước lọc trong hỗn hợp với nước mía trong. Nước mía trong đi gia nhiệt lần thứ 3 đến nhiệt độ 110-120 0 C và vào hệ thống bốc hơi. Nước mía bốc hơi có nồng độ chất rắn hoà tan 60-65 0 Bx gọi là mật chè thô. Mật chè thô đi qua hệ thống xử lý lắng nồi để loại các tạp chất lơ lửng sau đó đi xông SO 2 để tẩy màu và được mật chè tinh. Mật chè tinh đưa đi nấu đường và thực hiện chế độ nấu với 3 loại đường non A, B,C. Đường non A sau khi trợ tinh, phân mật được đường A là đường thành phẩm và mật nguyên A còn gọi là mật A 1 và mật rữa đường gọi là mật loãng A 2 . Mật A 2 dùng nấu đường non A hoặc cùng mật chè nấu giống với đường non B và C. Mật A 1 dùng nấu đường non B. Đường non B qua trợ tinh, phân mật được đường B và mật B. Đường B hỗn hợp với mật chè hoặc nước nóng tạo đường hồ làm giống nấu đường non A, còn mật B dung để nấu đường non C. Đường C hoà tan nấu lại đường non A và mật rỉ (mật cuối) hay là rỉ đường mà chúng ta đang tìm hiểu. Sơ đồ nấu đường 3 hệ: GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương Trang 8 [...].. .Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH Mật chè Đường non A Đường A Mật A2 Đường non B Mật A1 Đường B Đường non C Mật B Đường C Mật rỉ Đường hồ Hoà tan lại Đường A sau khi ly tâm được đưa đi sấy khô trong thiết bị sấy đứng hoặc sấy ngang, sấy sàng rung Sau sấy thu được đường thành phẩm Một phần đường non C không thể kết tinh ta thu được phụ phẩm là rỉ đường 1.3 CÔNG NGHỆ LÀM TRONG. .. xuất mì chính là rỉ đường khoảng 4 tấn rỉ đường cho 1 tấn mì chính, do vậy lượng rỉ đường cần cho việc phát triển ngành công nghiệp này là vô cùng lớn GVHD: ThS Hồ Xuân Hương Trang 11 Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH Hiện nay đường sản xuất trên thế giới đang ở tình trạng tồn đọng và bị ép giá Tuy nhiên, tiềm năng về mặt năng lượng và các sản phẩm phụ của ngành mía đường đang mở... mía để làm đường sinh ra 250.000 tấn mật rỉ Hằng năm, nhà máy đường Sông con sản xuất từ 19.000 đến 20.000 tấn đường và từ 7.600 đến 8.000 tấn mật rỉ, Nhà máy đường liên doanh sản xuất ra từ 110.000 đến 120.000 tấn đường và từ 44.000 đến 48.000 tấn mật rỉ, là nguyên liệu chính để sản xuất cồn Lượng mật rỉ trong nước làm ra tương ứng với 40-50% sản lượng đường, nhưng nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp... đây ngành sản xuất đường mía sẽ trở nên một ngành công nghệ sinh học ít gây ô nhiễm và có năng lực sản xuất lớn 2.1 ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT CỒN Cồn là một sản phẩm vô cùng quan trọng trong công nghệ lên men rỉ đường Cồn được sử dụng trong y tế để sát trùng, sử dụng trong công nghệ nhẹ như một hoá chất hoặc dung môi Ngoài ra còn được sử dụng thử nghiệm như một nhiên liệu 2.1.1 Quy trình sản xuất GVHD:... rất tốn kém và triệt để cũng là khó khăn cho nhà sản xuất Về giá, giá thành sản xuất cồn tại các nhà máy sản xuất đường cũng thường xuyên biến động phụ thuộc vào giá mật rỉ cà chi phí nhiên vật liệu Tuy nhiên, nếu sản xuất cồn tinh luyện giá thành bình quân khoảng 6.000 đ/lít và cồn GVHD: ThS Hồ Xuân Hương Trang 14 Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH thô khoảng 3.500 đ/lít Có năm... enzyme có trong tế bào thịt chuyển hóa glycozen thành acid lactic Trong công nghiệp acid lactic được sản xuất bằng con đường lên men lactic GVHD: ThS Hồ Xuân Hương Trang 26 Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH Acid lactic có vị chua dịu nên được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, ứng dụng trong lên men rau quả và bảo quản rau quả 2.5.2 Sản xuất acid citric Nguyên liệu chính để sản xuất. .. Lượng rỉ đường của Nhà máy đường Cam Ranh và Ninh Hòa tập trung bán cho Nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, do chi phí vận chuyển bằng đường bộ khá cao nên giá rỉ đường ở khu vực phía Nam là 500 đồng/kg nhưng tại Khánh Hòa giá chỉ 380 đồng/kg , ngoài ra trong năm 2003 Nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan đã nhập 2 tàu rỉ đường của các nước GVHD: ThS Hồ Xuân Hương Trang 10 Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong. .. phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH trong khu vực, với hình thức vận chuyển bằng đường thủy Hàng năm công ty Vedan cần tới 500000 tấn rỉ đường để sản xuất 1.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại thế giới Ngành công nghiệp sản xuất đường càng phát triển thì lượng rỉ đường thải ra càng nhiều Lượng rỉ đường thải bỏ hằng năm trên toàn cầu vào khoảng 30 triệu tấn Tuy nhiên hầu hết các công ty đều không... đường đã thu hoạch được khoảng 38 triệu tấn mía Như vậy lượng rỉ đường sản xuất ra là rất lớn Các nhà máy đường vẫn tiếp tục ưu tiên cho việc tận dụng rỉ đường để sản xuất ethanol, với khoảng 60% sản lượng mía thu hoạch đã dùng để sản xuất nhiên liệu ethanol, thay vì đường Sản lượng mì chính toàn cầu sản xuất theo phương pháp lên men dự tính khoảng 1,25 triệu tấn/năm Nguyên liệu chính dùng để sản xuất. .. Trang 20 Tìm hiểu về mật rỉ - phụ phẩm trong CNSX đường Nhóm SVTH Tàng trữ để nấu 2.3.2 Thuyết mình quy trình Đóng chai  Chuẩn bị nguyên liệu Để sản xuất Rum quan trọng nhất là tỷ lệ đường so với tro của rỉ đường Theo tính toán tỷ lệ tốt nhất là lường đường : tro là 6.5 : 1 Rỉ đường được pha loãng đến nồng độ 55% chất khô, thanh trùng đến 800C, thêm amon sunfat cùng bã rượu và đưa hàm lượng đường lên

Ngày đăng: 14/11/2014, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan