Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh THPT

21 695 1
Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I – MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài người.” ( V. I . Lênin ) Biết một ngoại ngữ là đã có trong tay thêm được một công cụ giao tiếp mới ngoài tiếng mẹ đẻ . Ngay từ khi mới bắt đầu học ngoại ngữ , tôi đã được các thầy cô giáo dạy : “ Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”, điều này cho hiện tại và tương lai vẫn luôn còn nguyên giá trị. Giờ đây tôi lại đem câu nói này cùng những kiến thức tôi đã học được truyền thụ lại cho lớp học sinh của mình. Tuy nhiên , dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng ở Việt Nam trong những năm gần đây , và thời gian qua đã gặp phải một số vấn đề cần phải có những biện pháp khắc phục . Nhất là giai đoạn này chúng ta đang áp dụng dạy bộ SGK mới, cả học sinh và giáo viên đang gặp không ít khó khăn trong việc học và giảng dạy, hơn nữa học sinh của tôi lại là vùng nông thôn còn rất nhiều khó khăn và sự tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh của các em còn hạn chế . Vì vậy, khi dạy theo phân bố của SGK mới , theo từng kỹ năng chúng tôi lại càng gặp khó khăn . Là một giáo viên Tiếng Anh tôi muốn đem chút đóng góp trong việc khắc phục những khó khăn mà các giáo viên dạy như tôi gặp phải . Và nhất là có thể giúp các em học sinh khi tốt nghiệp THPT có một lượng kiến thức cơ bản làm nền tảng cho quá trình học của các em ở bậc cao hơn. Từ những thực tế nêu trên có thể khẳng định rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh là thực sự cần thiết , và làm thế nào để đạt được kết quả khả quan hơn ? . Đổi mới phương pháp dạy học là một việc bức thiết hiện nay.Đối với chương trình SGK môn tiếng Anh ở trường PTTH việc đổi mới phương pháp dạy học càng quan trọng hơn. Mục đích đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình giảng dạy môn ngoại ngữ. Đặc biệt tiếng Anh là một trong những yêu cầu cấp bách đối với người giáo viên là phương pháp rèn kỹ năng cho học sinh. Vì học Tiếng Anh được chia ra bốn kỹ năng riêng biệt ( nghe, nói ,đọc, viết), nhưng bốn kỹ năng này lại có liên quan mật thiết và bổ trợ cho nhau trong quá trình học. Trong thực tế rèn kỹ năng trong Tiếng Anh cho học sinh thật sự gặp khó khăn nhất là đối với kỹ năng Nghe (listening), đa số học đều gặp khó khăn trong học kỹ năng này, các em gặp rất nhiều vấn đề như : nghe không được từ, không nhận biết được từ ( vì vốn từ nghèo) , nên các em đều sợ tiết học nghe . Vậy làm thế nào để giúp các em cảm thấy đơn giản, thiết thực mà vẫn bảo đảm tính khoa học và lượng kiến thức theo yêu cầu , nhưng vẫn phát triển được khả năng của học sinh. Tôi đã mạnh dạn đi sâu vào vấn đề “Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh THPT “ II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1 Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nghe hiểu là một trong bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết mà học sinh cần được rèn luyện theo phương pháp giao tiếp.Nghe được coi là một kỹ năng tiếp thụ, song nghe thường khó hơn đọc,viết, nói, vì ngôn bản cảm thụ qua nghe là lời nói nên có những đặc điểm rất khác với văn viết. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông các tiết dạy nghe vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi đa phần các giáo viên hoặc là chưa hiểu rõ bản chất của việc dạy kỹ năng nghe hoặc là chưa làm chủ được các thủ thuật dạy nghe. Hơn nữa, so với sách giáo khoa cũ về phần này thì sách giáo khoa mới có nhiều thay đổi. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “ Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh THPT ” với mục đích tìm ra phương pháp dạy nghe hiệu quả nhất cho bản thân và gây hứng thú cho học sinh. Kết quả cho thấy sự chuyển biến đáng kể trong việc hình thành và phát triển kỹ năng nghe cho học sinh, đồng thời cải thiện rõ rệt không khí học tập và thái độ của học sinh trong giờ nghe. Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy thực nghiệm, tôi xin trình bày dưới dạng một sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Các bài Nghe- trong chương trình Tiếng Anh lớp 10 :11; 12 bậc THPT. - Phạm vi áp dụng và địa bàn nghiên cứu: Học sinh các khối lớp : 10; 11; 12 - Trường THPT Triệu Sơn IV – Triệu Sơn- Thanh Hoá nơi tôi hiện đang giảng dạy. Học sinh của trường chúng tôi đều là con em nông thôn nên điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn, môi trường giao tiếp Tiếng Anh còn hạn chế, nên ít có cơ hội luyện nghe , vì thế phát âm Tiếng Anh thật sự là một vấn đề lớn đối với học sinh. Bên cạnh đó các em còn chưa chăm học, không chịu học từ vựng, luyện âm hạn chế, sự linh hoạt, sáng tạo chưa cao, tài liệu thiếu, các phương tiện hỗ trợ( đài, phòng nghe )thiếu. Trong khi đó Tiếng anh là môn học về ngôn ngữ, khối lượng kiến thức SGK nhiều, thời gian học và thực hành lại quá ít, học ngôn ngữ phải thực hành nhiều, nhưng điều kiện thực hành thì rất hạn chế, vì còn học chung, chưa có phòng thực hành, còn nếu thực hành trong lớp lại ồn và ảnh hưởng đến lớp bên cạnh, việc nghe tiếp nhận thông tin của các em là cả một vấn đề, nên trong quá trình nghe các em không kiểm soát được thông tin . Lời nói của người bản xứ nhanh, không quen .Trong bài nghe có nhiều từ mới, trọng âm từ, câu, ngữ điệu thì rất khác nhau, vậy nên học rất khó tiếp nhận thông tin để có thể hiểu được nội dung bài học. Việc học Tiếng Anh trong các trường THPT có nhiều thay đổi về nội dung và phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bộ SGK mới. Đó là tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ 2 vào trong giao tiếp chứ không phải chỉ cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý như trước đây nữa. Với quan điểm này, các bước dạy trên lớp cũng được thay đổi và phát triển đa dạng.Giáo viên cần hiểu chính xác các nguyên tắc của phương pháp và các thủ thuật, hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp để có thể áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của mình để có được kết quả cao nhất. * * * Phần II – NỘI DUNG I. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Nhiệm vụ nghiên cứu. Trước hết đề tài này sẽ đưa ra những nhận thức đúng đắn về dạy kỹ năng nghe cho học sinh THPT, đồng thời nêu ra được tiến trình dạy bài nghe, các thủ thuật và hoạt động cho các bước dạy học trong bài nghe nói chung. Sau đó chọn ra một hệ thống các bài nghe đa dạng, chi tiết, đại diện cho các dạng bài cơ bản, đưa ra những phương pháp dạy tương ứng, phù hợp với dạng bài và với mọi đối tượng học sinh từ trung bình đến khá giỏi để giúp các em nắm được nội dung bài một cách chủ động, sáng tạo và áp dụng bài nghe vào thực tế cuộc sống. Phần cuối là việc áp dụng các bài tập nghe hiểu vào việc kiểm tra đánh giá. 2. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về phương pháp dạy nghe. - Nghiên cứu những dạng bài trong SGK phù hợp với từng phương pháp. - Áp dụng vào thực tế giảng dạy. - Tham khảo từ các lớp bồi dưỡng chuyên đề, đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm. II. NỘI DUNG. 1. Mục đích, ý nghĩa của việc dạy nghe. Mục đích của việc dạy học là giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe. Nghe là một hoạt động ngôn ngữ phức tạp nhất, nó hợp nhất những yếu tố hợp thành của sự tiếp thu các nhận thức và kiến thức ngôn ngữ. Nghe là kỹ năng tổng hợp của các kỹ năng nói, đọc ,viết. Nghe hiểu là một trong những mục đích chính trong dạy ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp, vì nghe, hiểu thì mới có thể bổ trợ cho các kỹ năng còn lại trong khi học, hoặc khi giao tiếp thực tế. 3 Trong khi nói và khi viết, các ý có thể bị lặp lại, dùng từ thừa, từ đệm, nói láy, nói tắt hoặc nói không trôi chảy Khi đọc có thể đọc đi , đọc lại nhiều lần, nhưng khi nghe ta chỉ nghe một lần. Với đặc điểm khác nhau như vậy , khi dạy nghe giáo viên ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho dạy kỹ năng nghe tiếp thu, còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động dạy nghe cho học sinh. Cần phải xác định rõ là nghe bằng tiếng mẹ đẻ dễ hơn nghe bằng tiếng nước ngoài vì học sinh không gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài. Còn khi nghe bằng tiếng nước ngoài nhất định học sinh sẽ gặp phải những từ và cấu trúc ngữ pháp mới. Nghe và hiểu bằng tiếng Anh lại còn khó hơn nhiều do sự khác nhau về văn hoá , giữa chữ viết và cách phát âm của tiếng Việt và tiếng Anh, cách sắp xếp từ trong câu . Dó đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức các hoạt động cho học sinh tiến hành có thể nghe hiểu. Mục đích của việc dạy nghe hiểu là giúp học sinh nắm được những thông tin chính, cần thiết . Vì vậy cần luyện cho học sinh có khả năng nghe một cách bao quát cả câu, thậm chí nhiều câu chứ không phải nghe từng chữ cái hay từng từ. Nghe hiểu còn rèn cho học sinh năng lực hoạt động trí tuệ để có cơ sở tiếp thu dễ dàng các môn học khác, mở rộng khả năng ứng dụng vào thực tế, giúp các em có ý thực tự giác cao, tư duy tốt mọi vấn đề một cách chủ động, đặc biệt là trong hoạt động nghiên cứu, khám phá, hoặc giao tiếp ngoài xã hội. Nghe bao gồm có hai cấp độ: 1.1 Cấp độ 1: (Nhận biết ) Nhận biết các âm thanh, từ, nhóm từ trong mối quan hệ cấu trúc. Chỉ khi khả năng này trở thành tự động hoá, người nghe mới có thể tái tạo, đáp lại những gì nghe được trong chuỗi âm thanh đó. 1.2 Cấp độ 2: ( Chọn lựa ) Người nghe rút ra được những thành tố quan trọng, hữu ích để hiểu được người nói. Lúc đầu nghe câu, lời nói ngắn, đơn giản, sau nghe câu, bài, văn bản dài hơn. 2. Yêu cầu của hệ thống thủ thuật dạy học vào từng tiết dạy nghe . - Hệ thống bài tập áp dụng trong bài nghe hiểu đưa ra phải: + Đầy đủ, hợp lý, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với từng phương pháp cụ thể, với mọi đối tượng học sinh, làm cho học sinh nắm vững bản chất kiến thức vừa học đồng thời rèn luyện cho các em khả năng độc lập suy nghĩ, tư duy, sáng tạo cao. + Đầy đủ về nội dung, loại hình để có thể áp dụng những phương pháp giảng dạy khác nhau với những dạng bài khác nhau. + Đảm bảo tính mục đích của việc dạy và học, củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản để dẫn học sinh vận dụng tốt vào thực tế. + Đảm bảo tính chính xác về kiến thức ngữ pháp. + Đảm bảo sự cân đối về thời gian. 3. Các hoạt động nghe gồm: 4 3.1 Nghe trong cuộc sống hàng ngày : có hai cách + Nghe không tập trung: nghe mang tính giải trí như : đài , TV… + Nghe tập trung : nghe có chủ ý, muốn có thông tin cần thiết nào đấy mình cần như : nghe tin tức, nghe chỉ dẫn, nghe bài giảng .v.v… 3.2 . Nghe trong môi trường học tiếng: nghe tập trung +Nghe ý chính + Nghe tìm thông tin cần thiết + Nghe khẳng định những phỏng đoán + Nghe để thực hiện nhiệm vụ giao tiếp + Nghe chi tiết 4 . Tiến hành các thủ thuật dạy nghe . 4.1 . Xây dựng lòng tin (Confidence building ) 4.2 . Nhận diện trọng âm ( Sentence stress reception ) 4.3 .Giải quyết chủ đề (Topic interpretation ) 4.4 . Nghe hiểu ý chính ( Listening for gist ) 4.5 . Nhận diện chi tiết (Recognising details ) 4.6. Nghe nắm bắt thông tin cần thiết ( Listening for wanted information ) 4.7.Chép chính tả ( Dictations) 4.8. Sơ đồ chuỗi sự kiện ( Sequencing chart ) 4.9. Ngữ pháp chính tả ( Dictogloss ) 4. 10. Nghe –ghi ( Listening and note-taking ) 5. Tổ chức các hoạt động nghe khác nhau: 5.1. Giúp học nghe có hiệu quả Trong thực tế nghe là một kỹ năng khó đối với người học Tiếng Anh nói chung và đối học sinh phổ thông nói riêng.Để khắc phục khó khăn trong khi nghe, giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật sau đây : + Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe, giải thích các khái niệm mới hoặc khó đối với học sinh khi thấy cần thiết. + Giới thiệu qua tranh ảnh, bằng cách đưa câu hỏi có liên quan đến nội dung cho học sinh đoán trước nội dung bài nghe . + Trong khi nghe đưa ra một số câu hỏi hướng dẫn . + Chia quá trình nghe thành từng bước :+ Nghe lần đầu : nghe ý chính , đại ý. + Nghe lần hai : nghe chi tiết hơn v.v + Nếu bài nghe dài, chia bài thành từng phần ngắn, có yêu cầu cụ thể cho từng phần để học sinh dễ nghe hơn và không nản. 5.2 . Dự đoán điều sắp nghe ( Predicting ) Một trong những điều cần thiết khi nghe là kỹ năng dự đoán tình huống sắp nghe. Khi nghe giáo viên cho học sinh đoán điều gì sắp xảy theo tình huông hoặc ngữ cảnh nhất định nào đó. Có thể tiến hành hoạt động này đối với các bài là một đoạn hội thoại hay một câu truyện. 5.3 . Nghe để khẳng định phỏng đoán của mình về nội dung bài nghe: 5 Trước khi giáo viên khai thác những gì mà học sinh đã biết về nội dung, vấn đề sẽ nghe. Sau đó nghe và liên hệ với kiến thức mình đã biết trong nội dung bài nghe. 5.4. Nghe lấy thông tin cần thiết Khi tiến hành bài nghe có hiệu quả, giáo viên phải soạn ra yêu cầu, nhiệm vụ, tập trung vào nội dung trọng tâm, quan trọng để việc nghe có mục đích cụ thể. ( Tuỳ vào từng dạng bài nghe cụ thể ). 5. 5. Nghe để nắm bắt ý chính ( Listening for main ideas ) Có những bài, tiết nghe học sinh nghe để hiểu ý chính, khái quát mà không cần nghe chi tiết. 5.6. Nghe để thực hiện những giao tiếp tiếp theo: 6 . Tiến trình của một bài dạy nghe hiểu. Khi tiến hành một bài dạy nghe hiểu giáo viên phải tiến hành theo 3 bước: *) Bước 1: Before- Listening (Trước khi nghe ) Ở giai đoạn này giáo viên cần áp dụng một số thủ thuật dạy học giúp học sinh suy nghĩ, thảo luận, khám phá về chủ đề mình sắp sửa nghe, làm sao lôi cuốn được sự hứng thú của học sinh, tạo ra nhu cầu muốn nghe cho các em. Thiết lập ngữ cảnh ( Set up the context ): yêu cầu học sinh quan sát tranh, ảnh, gợi ý bằng cách đưa ra câu hỏi có liên quan đến nội dung bài nghe cho học sinh đoán về chủ đề mình sắp nghe. Dạy hoặc giải thích cho nghĩa từ vựng (Pre, teach): Chỉ cần dạy những từ chủ động (active) khoảng từ 3-5 từ mỗi bài hoặc từ phần Listen and repeat. Những từ mới còn lại để các em tự đoán nghĩa trong quá trình nghe hoặc bỏ qua. Giáo viên cũng nên giải quyết khó khăn về phát âm, kiến thức văn hoá cần thiết để học sinh có thể nắm bắt. Cuối cùng giáo viên cần cho học sinh biết các em được nghe bao nhiêu lần ( thường nghe từ 2-3 lần ). Tiếp theo chúng ta có thể áp dụng 1 trong 3 thủ thuật sau vào giai đoạn trước khi nghe. 1. Ordering Statements/Pictures: Thông thường cho những bài nghe có nội dung như một câu chuyện hoặc về một quá trình . Dùng bảng phụ hoặc máy chiếu giới thiệu đến học sinh một số (5 - 7) câu văn hoặc bức tranh về nội dung bài nghe, yêu cầu các em sắp xếp lại theo trình tự như dự đoán của chúng về nội dung câu chuyện hay quá trình đó. 2. True/False Statements Predictions: Dùng cho những bài nghe là 1 đoạn văn, 1 bài khoá hay đoạn hội thoại. Cũng sử dụng bảng phụ hoặc máy chiếu đưa ra một số câu nhận định, yêu cầu học sinh dự đoán đúng sai dựa vào kiến thức sẵn có. 3. Open Predictions: Dùng cho những đoạn trích ngắn có tính chất liệt kê, miêu tả. Có thể dùng câu điền với các chỗ trống (gap) là các số liệu hoặc tính chất, đặc điểm… Có thể là các bảng biểu với các cột số liệu, thông tin còn thiếu. 6 Yêu cầu học sinh dự đoán các số liệu, thông tin đó. Có thể dùng Networks/Brainstorm thay thế. 4. Ngoài ra có thể dùng thủ thuật Pre - Questions bằng cách đưa ra một số câu hỏi gợi ý về chủ đề sắp nghe để học sinh suy nghĩ và dự đoán về nội dung bài hoặc yêu cầu học sinh tự đặt một số câu hỏi mà các em hy vọng bài nghe sẽ trả lời. *) Bước 2: While - Listening (Trong khi nghe ) Đây là khâu quan trọng yêu cầu học sinh phải hiểu được nội dung chính của bài thông qua việc tiến hành một số bài tập cơ bản. Khi học sinh tiến hành bài tập ở phần Before- listening xong, giáo viên yêu cầu học sinh mở sách đọc các bài tập để kiểm tra thông tin dự đoán của mình là đúng hay sai, thừa hay thiếu để sửa chữa qua đó các em cũng đã phần nào hiểu được nội dung chính của bài nghe (Checking). Tiếp theo học sinh cần làm thêm một trong những bài tập sau để khắc sâu kiến thức: 1.Gap-Filling : Nghe từ trong bài điền vào chỗ trống 2. Comprehension questions: Nghe và trả lời hệ thống câu hỏi. 3. Multiple Choice: Nghe và lựa chọn đáp áp đúng. 4 . Identifying specific information : Nhận biết thông tin 5. True/ False questions : Chọn câu trả lời đúng sai 6. Listening and numbering pictures : Nghe và sắp xếp các bức tranh . 7. Completing a dialogue : Hoàn thành đoạn hội thoại. Hoàn thành các bài tập trên là học sinh đã hiểu cụ thể, chi tiết bài nghe, bước tiếp theo sẽ giúp các em có cơ sở phát triển tư duy và tái hiện nội dung bài nghe. *) Bước 3: After – Listening ( Sau khi nghe ) Đây là khâu cuối cùng của bài học, học sinh phải làm thêm một số dạng bài tập nữa để củng cố kiến thức và mở rộng khả năng tư duy của mình. 1. Gap - Filling: Dùng từ trong bài điền vào chỗ trống. 2. Survey: Hỏi đáp về vấn đề trong bài nghe trong thực tế lớp học hoặc ngoài cuộc sống. 3. Trasformation Writing: Dựa vào các thông tin trong bài viết về một vấn đề tương tự. 4. Recall/Retell: Nói lại, kể lại nội dung bài nghe. Với bất cứ dạng bài tập nào, ở bước nào, khi đưa ra giáo viên phải tiến hành theo quy tắc sau: + Set the scene: Đưa ra tình huống bài nghe. + Give time for students to do: Cho học sinh thời gian (1 - 10 phút) để làm bài tập. + Collect information from Ss./ Get feed back from Ss: Lấy thông tin phản hồi từ học sinh. + Check and correct: Kiểm tra thông tin và sửa chữa. Trong quá trình tiến hành các bài tập có thể lồng vào các trò chơi như: Lucky Number, Simon Say, Guessing Game ,Introductions , Right-Left, 7 Information v.v… để tăng tính sôi nổi của các hoạt động và gây hứng thú cho học sinh khi học nghe. Ưu điểm của dạy nghe theo phương pháp ba bước là giúp cho học sinh có thể đạt kết quả học tập một cách toàn diện và theo một trình tự lôgíc: Đi từ biết - hiểu - áp dụng - phân tích - tổng hợp - đánh giá. 7. Những dạng bài nghe hiểu và phương pháp dạy tương ứng. Dạng 1: Đối với những bài nghe hiểu là một đoạn văn ngắn, hoặc hội thoại. UNIT 12 : MUSIC . C - Listen ( Period 76 – SGK 10 – page 127-128 ) *) Bước 1: Before - Listening 1. Pre - teach: Sweet and gentle : ngọt ngào và nhẹ nhàng (Translation). Rousing : sôi nổi (Translation). Lyrical : trữ tình (Translation) Solemn : nghiêm trang , trang trọng (Translation). - Trong phần dạy từ vựng, tôi đã áp dụng thủ thuật dạy từ vựng và dùng thủ thuật "Rub out and Remember" để kiểm tra. 2. True/False Statements: (Poster/Máy chiếu). 1. Van Cao was a musician. 2. Truong Ca Song Lo, Lang Toi, Suoi Mo were written by Van Cao. 3. Van Cao’s music is very sweet and gentle. 4. Van Cao who wrote “ Tien Quan Ca “. 5. Ha Noi Mua Thu was written by Van Cao. Set the scene : Đây là đoạn hội thoại nói về nhạc sĩ Văn Cao. - Give instructions: Bây giờ các em nhìn vào những câu trên bảng, hãy đọc và đoán xem câu nào đúng, câu nào sai và điền T (nếu đúng) và F (nếu sai) vào cột "I guess" trong bảng sau: N o I guess I listen 1 Ex: T 2 3 4 5 - Give time for students to predict: Các em có 3 phút để đoán và ghi vào bảng. - Check: (?) How many statements are there ? 8 (?) Are they all true or false ? (?) What are you going to do now ? (?) Where will you write in ? - Collect information from students: Hỏi kết quả dự đoán của một em học sinh và ghi vào cột "I guess" trên bảng. *) Bước 2: While - Listening 1. Checking Predictions. - Ask students to check their predictions: Bằng cách, yêu cầu học sinh mở SGK trang 127 và quan sát bức tranh . - Ask to share with their partners: Sau khi xem tranh yêu cầu học sinh so sánh kết quả với bạn bên cạnh. - Get feedback and correct: Sau khi học sinh so sánh kết quả với bạn xong, gọi từng em đọc đáp án của mình, rồi cùng cả lớp kiểm tra so với nội dung bài học đã đúng chưa. Và giáo viên bật băng cho học sinh nghe qua lần thứ nhất. * Keys: 1 - T 2 - T 3 - T 4 – T 5-F 2. True/False Statements: (Poster/Máy chiếu) Task 1 : ( SGK- page 128 ) - Ask students to listen to do task 2: Yêu cầu học sinh mở SGK – Page 128 đọc các câu bài tập 1 . Học sinh làm việc cá nhân. Sau khi học sinh đọc xong yêu cầu , và các câu trong bài tập. - Ask students to listen to do task 1 ( Bật băng cho học sinh nghe 2 lần ) Get feedback and correct: Sau khi học sinh so sánh kết quả với bạn xong, gọi từng em đọc đáp án của mình, rồi cùng cả lớp kiểm tra so với nội dung bài học đã đúng chưa. Yêu cầu các em nghe lại từng phần , có thể tua lại câu cần xác nhận với thông tin bài tập. * Keys: 1-F 2-F 3-T 4- F 5-F 3. Comprehension - Questions: - Sử dụng 3 câu hỏi (1-3) SGK – P. 128. - Run through: Yêu cầu các em đọc các câu hỏi một lượt giáo viên giải thích nếu cần. - Give instructions: Bật băng yêu cầu học sinh nghe lại bài và thảo luận câu trả lời cho các câu hỏi trên trong nhóm và ghi ra giấy. - Get feedback from students: Sau khi các em đã có câu trả lời yêu cầu 1 cặp học sinh đại diện cho nhóm mình hỏi và trả lời từng câu hỏi. - Check and correct: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra câu trả lời so với nội dung bài nghe, nếu sai yêu cầu nhóm khác sửa lại.( Cho học sinh nghe lại toàn bài – nếu cần thiết ) . Như vậy đến lúc này học sinh đã hiểu được chi tiết nội dung đoạn hội thoại Tôi chuyển sang bước tiếp theo. *) Bước 3: After - Listening Survey 9 - Yêu cầu các em thảo luận về ý kiến của Quang Hưng về nhạc của Văn Cao, sau đó đưa ra ý kiến của chính mình về nhạc của ông. - Sử dụng thông tin trong phần vừa nghe. - Giáo viên đi quanh lớp giám sát và giúp đỡ các em khi cần thiết. - Cuối cùng có thể gọi một đến hai em đưa ra phần suy nghĩ của mình. Dạng 2: Đối với những bài nghe hiểu có nội dung là một câu chuyện hay về một quá trình. UNIT 6: AN EXCURSION C- Listen and then do the tasks in the book ( English 10- Period 34 th – page 67, 68 ). *) Bước 1: Before - Listening. 1. Pre - teach: ( Listen and repeat ) Glorious ( adj ) : đẹp trời (Translation). Spacious ( adj ) : rộng (Translation). Destination ( n ) : điểm đến (Translasion ) Botanical Garden : vườn bách thảo (picture). Left-overs ( n ) : thức ăn thừa (picture). - Sau khi áp dụng thủ thuật dạy từ vựng tôi dùng "labling pictures" để kiểm tra từ vựng. 2. Ordering Pictures (Bảng phụ/Máy chiếu). - Set the scene: Đây là câu chuyện kể lại chuyến đi dã ngoại ở vườn bách thảo của một nhóm học sinh . - Give instructions: Cho các em một số bức tranh sau đó cho các em đoán tiến trình của câu chuyện xảy ra theo các bức tranh qua việc thảo luận theo cặp . 10 [...]... : multiple-choice Task 1 : ( SGK – trang 105 ) - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập, giáo viên giải thích từ hoặc câu khó ( key words ) nếu thấy cần thiết Sau đó đưa ra cho học sinh được nghe mấy lần (2 lần ) Bật băng cho học sinh nghe và lựa chọn câu trả lời - Get feed back : Yêu cầu học sinh đọc to câu trả lời của mình, gọi học sinh khác so sánh câu trả lời với bạn _ Giáo viên sửa cho đáp án... through: Cùng học sinh đọc lướt qua một lượt câu từ 1-5 trong SGK - Give instructions: Yêu cầu học sinh nghe lại lần 3 ( giáo viên bật băng , có cho nghe lại các câu có từ cần điền ) - Give time to practise: cho học sinh thời gian ghi lại ra giấy và so sánh kết quả với bạn - Get feedback and correet: Gọi học sinh đọc đáp án của mình, kiểm tra và sửa bài bằng cách bật băng cho các em nghe những câu... the school gate 4 a short tour 5 playing some more 3 Comprehension Questions Task 3 ( SGK 10- page 68) - Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi trong SGK 1 what was the weather like that day ? 2 ? - Bật băng cho học sinh nghe lại toàn bộ bài nghe , yêu cầu ghi lại câu trả lời - Get feed back: Yêu cầu 1- 3 học sinh trình bày phần trả lời của mình đã nghe được hoặc gọi đại diện 1-2 học sinh. .. danced… - Có thể cho học nghe lại nếu thấy cần thiết *) Bước 3: After – Listening Trasformation writing - Yêu cầu học sinh dựa vào bài mình vừa nghe, lên kế hoạch cho một chuyến dã ngoại vào cuối tuần của lớp mình - Cho các em thảo luận theo nhóm, sau đó yêu cầu 1-2 đại diện của 2 nhóm trình bày lại kế hoạch nhóm mình đưa ra - Sau bài học học sinh biết thêm về cách đặt kế hoạch cho một chuyến đi dã... dung câu chuyện Giáo viên thông báo, cho học sinh nghe lần thứ hai để kiểm tra ( và đây là task 1 – SGK 10- page 68 ) - Cho các em thời gian thảo luận sau khi nghe lần 2 rồi so sánh kết quả với bạn cùng cặp - Gọi từng học sinh đọc to kết quả của mình lên, cùng cả lớp kiểm tra so với nội dung bài nghe, nếu sai, yêu cầu học sinh khác sửa lại Cuối cùng giáo viên cho đáp án ( nếu cần thiết ) Task 1 (... chứng tỏ được hiệu quả của phương pháp dạy nghe hiểu này - Kết quả chung: * Học sinh đã hình thành được các kỹ năng kỹ sảo làm bài tập đối với tất cả các dạng bài tập áp dụng trong quá trình nghe * Chấm dứt tình trạng sợ tiết học nghe, hoặc chỉ mình giáo viên làm việc * Học sinh làm việc tự giác, nhiệt tình và hoàn toàn chủ động, có sự chuẩn bị trước tiết học, có sự tư duy, sáng tạo.Dẫn đến kết quả... questions Thường cho nghe một đoạn văn và cho 3-5 câu hỏi Học sinh nghe và trả lời các câu hỏi 16 Ngoài ra còn có các dạng bài như ; Nghe và viết thông tin, số liệu vào bảng… Dù là sử dụng loại hình bài tập nào vào việc kiểm tra đánh giá cũng phải đảm bảo mức độ từ dễ đến khó, phù hợp với mọi đối tượng học sinh, phù hợp với lượng thời gian cho phép III.KẾT QUẢ THỰC HIỆN Trong năm học 2011-2012 và 2012-2013... predict: Cho học sinh dự đoán trong 1 - 3 phút - Collect information from students: Gọi 2-3 học sinh đọc to phần dự đoán của mình trước lớp, sau đó so sánh phần dự đoán của các em xem có điểm giống và khác nhau không , và giáo viên giới thiệu bài hoặc bật băng cho các em nghe qua một lần *) Bước 2: While Reading 1 Checking Predictions - Yêu cầu học sinh mở sách, quan sát , đọc yêu cầu bài tập trong bài nghe. .. Giáo dục quy định 8 Áp dụng các bài tập nghe hiểu vào kiểm tra đánh giá Theo quy định của chương trình SGK mới thì bài kiểm tra định kỳ (Từ một tiết trở lên) phải đảm bảo kiểm tra đủ các kỹ năng và kỹ năng nghe chiếm tối thiểu 25% dung lượng bài kiểm tra Do đó ít nhiều phải có một bài nghe hiểu trong mỗi bài kiểm tra Vì học sinh đã làm quen với các dạng bài tập nghe hiểu nên các bài tập trong bài kiểm... phương pháp dạy học Ra đề dạy bài nghe hiểu cho học sinh phổ thông từ trước đến nay vẫn có sự tranh cãi Bản thân tôi sau khi nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về phương pháp dạy nghe hiểu và tiến hành dạy thực nghiệm trong 2 năm học đã thu được những kết quả đáng kể Tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và mạnh dạn trình bày sáng kiến với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ, . vào vấn đề Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh THPT “ II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1 Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nghe hiểu là một trong bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết mà học sinh cần được. đổi. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “ Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh THPT ” với mục đích tìm ra phương pháp dạy nghe hiệu quả nhất cho bản thân và gây hứng thú cho học sinh. . Kết quả cho thấy sự chuyển biến đáng kể trong việc hình thành và phát triển kỹ năng nghe cho học sinh, đồng thời cải thiện rõ rệt không khí học tập và thái độ của học sinh trong giờ nghe. Sau

Ngày đăng: 14/11/2014, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan