sử dụng mô hình chuỗi thời gian phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hồng hà

75 618 0
sử dụng mô hình chuỗi thời gian phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hồng hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TOÁN KINH TẾ o0o CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: SỬ DỤNG MÔ HÌNH CHUỖI THỜI GIAN PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ Giáo viên hướng dẫn : THS. HOÀNG BÍCH PHƯƠNG : TS. NGUYỄN THỊ MINH Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ TRANG MSSV : CQ483035 Líp : TOÁN KINH TẾ 48 Hà Nội - 2010 Nguyễn Thị Trang Lớp: Toán Kinh tế 48 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Nguyễn Thị Trang Lớp: Toán Kinh tế 48 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Nguyễn Thị Trang Lớp: Toán Kinh tế 48 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, vốn là nhân tố quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng trưởng kinh tế, để thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần đến một lượng vốn lớn. Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách trong cuộc sống hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta. Đương nhiên để duy trì những thành quả đã đạt được của nền kinh tế nhờ mấy năm đổi mới vừa qua, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, tránh cho đất nước rơi vào tình trạng “tụt hậu” so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tìm mọi cách khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước từ bản thân nhân dân và việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó cú tại các cơ sở quốc doanh, nguồn vốn nước ngoài từ ODA, NGO và từ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Tuy nhiên cần thấy rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu, được xem là quyết định cho sự phát triển bền vững và độc lập của nền kinh tế. Và để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển Nhà nước đề ra chính sách tăng cường huy động vốn thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại, phát triển đa dạng hóa các công cụ huy động vốn, vì vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ quan trọng đối với bản thân ngân hàng mà còn đối với cả thị trường vốn của đất nước. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động chính của ngân hàng là hoạt động tín dụng, tức là cho vay vốn để thu lợi nhuận, vì thế đây là một hoạt động vô cùng quan trọng của ngân hàng, quyết định đến sự tồn tại và hiệu quả của ngân hàng. Để cho vay được thì ngân hàng cần có một lượng vốn lớn. Ngoài nguồn vốn tự có, ngân hàng cần phải huy động từ các nguồn khác nhau thì mới có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng. Phân tích nguồn vốn huy động của ngân hàng là cần thiết, trên cơ sở đó có thể đưa ra các giải pháp để thu hút nguồn vốn từ khách hàng. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải làm gì để nguồn vốn huy động từ khách hàng tăng lên để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình một cách dễ dàng mà không gặp khó khăn, vướng mắc về vốn. Điều này dẫn đến phải xem xét những yếu tố nào tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng, yếu tố nào quan trọng nhất, tác động mạnh nhất đến nguồn vốn huy động của ngân hàng từ đó đưa ra được phương pháp thu hút nguồn vốn từ khách hàng, dự báo được nguồn vốn trong những kỳ tiếp theo xây dựng kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới. Nguyễn Thị Trang Lớp: Toán Kinh tế 48 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Từ những lý do trên mà em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Sử dụng mô hình chuỗi thời gian phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà ”. Khóa luận của em gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn và công tác huy động vốn của ngân hàng. Chương 2: Cơ sở lý thuyết của mô hình. Chương 3: Phân tích chuỗi vốn huy động bằng một số mô hình kinh tế lượng. Nguyễn Thị Trang Lớp: Toán Kinh tế 48 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM ) 1.1 Khái niệm NHTM Trong các tổ chức tài chính và các ngân hàng trung gian thì hệ thống các NHTM chiếm một vị trí quan trọng về cả quy mô tài sản cũng như về các thành phần nghiệp vụ. Hoạt động của NHTM bao gồm 3 lĩnh vực: nghiệp vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ, vật quý giỏ…). Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều tổ chức tài chính đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng như: các công ty kinh doanh chứng khoán, các công ty môi giới chứng khoán, quỹ hỗ trợ, các công ty bảo hiểm hàng đầu. Và ngược lại ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ liên quan đến một số lĩnh vực như bất động sản, môi giới chứng khoán, tham gia các hoạt động bảo hiểm và thực hiện nhiều dịch vụ khác. Do vậy để đưa ra định nghĩa chính xác về NHTM không phải là điều dễ dàng. Ở mỗi nước có một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại. Theo WB định nghĩa: NHTM là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn gọn ( tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm). Ở Mỹ: ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vị tài chính. Ở Pháp: ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kớ thỏc hay hình thức khỏc cỏc số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Từ các đĩnh nghĩa trên có thể rút ra: Như vậy ngân hàng là một trong những định chế tài chính, mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, với Nguyễn Thị Trang Lớp: Toán Kinh tế 48 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thoanh toán cũng như nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 1.2 Vai trò, chức năng NHTM Tại Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vỡ nú đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Hệ thống ngân hàng thương mại VN đã chính thức ra đời từ 1990 và đến nay đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhỏnh…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh. Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm 2006 ước tăng khoảng 24%, cao hơn mức 19% năm 2005. a. Vai trò NHTM • Vai trò thực thi chính sách tiền tệ: Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về NHTU, còn để thực thi chính sách đó phải sử dụng các công cụ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng… Các NHTM là chủ thể chịu tác động trực tiếp của các chính sách đó và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các chính sách tiền tệ đến các khu vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế. Ngược lại, thông qua các NHTM và các định chế tài chính trung gian khác, mọi tình hình của nền kinh tế như: sản lượng, nhu cầu tiền mặt, lãi suất, tỷ giỏ… sẽ được phản hồi về NHTU để Chính phủ và NHTU có chính sách điều tiết thích hợp. Với các chính sách của NHTU, việc các NHTM thu hút hay bơm tiền vào lưu thông một cách hợp lý sẽ đảm bảo cho nền kinh tế thường xuyên có một khối lượng tiền mặt cần thiết và cân đối, phục vụ cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế phát triển bình thường. Như vậy với vai trò là người thực thi chính sách tiền tệ, điều tiết kinh tế vi mô thông qua các nghiệp vụ tín dụng, tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt, các dịch vụ tài chính trung gian… các NHTM đã xâm nhập vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi chủ thể trong nền kinh tế, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển, đồng thời bản thân các ngân hàng cũng phát triển hơn. • Góp phần điều tiết vĩ mô thông qua chức năng tạo tiền của NHTU: Nguyễn Thị Trang Lớp: Toán Kinh tế 48 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp NHTU thể hiện chức năng điều tiết vĩ mô thông qua việc tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và soạn thảo chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là loại công cụ của chính sách can thiệp bằng kinh tế, dựa trên bản thân cơ chế thị trường và các quy luật vận động của nó. Nhưng NHTU không trực tiếp giao dịch với công chúng, do đó phải dựa vào thông tin phản hồi từ các định chế tài chính trong đó có NHTM để làm căn cứ soạn thảo chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ được thiết kế bởi NHTU nhưng nó lại được thực thi trong mọi ngúc nghỏch của nền kinh tế thông qua hoạt động của các ngân hàng trung gian và các định chế tài chớnh.Vỡ vậy chỉ có hoạt động của các NHTM và các định chế tài chính thì chính sách tiền tệ mới được thực hiện trong nền kinh tế của toàn xã hội. Cùng với các cơ quan khác, Ngân hàng luôn được dử dụng như một công cụ quan trọng để Nhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn như khi Nhà nước muốn phát triển một ngành hay một vùng kinh tế nào đó, cùng với việc sử dụng các công cụ khác để khuyến khích, các NHTM luôn được sử dụng bằng cách Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NHTM thực hiện chính sách ưu đãi trong đầu tư sử dụng vốn như: giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, giảm điều kiện vay vốn hoặc thông qua hệ thống NHTM Nhà nước cấp ưu đãi cho các lĩnh vực nhất định. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức, Nhà nước thông qua NHTU thực thi chính sách tiền tệ như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm khả năng tạo tiền, từ đó giảm khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế để kinh tế phát triển ổn định, vững chắc. b. Chức năng NHTM • Chức năng trung gian tài chính: Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nên nguồn vốn cho vay; mặt khác trên cơ sở số vốn đã huy động được, NHTM cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiờu dựng… của các chủ thể kinh tế, góp phần điều hòa vốn và đảm bảo sự liên tục của guồng máy kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Nói cách khác, nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng là đi vay để cho vay – đú chớnh là vai trò trung gian của NHTM. Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin nhiêu chiều, hoạt động ngày càng phong phú, có sự chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực, NHTM đã thực sự giải quyết được những hạn chế của thị trường tài chính trực tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường. • Chức năng cung tiền: Nguyễn Thị Trang Lớp: Toán Kinh tế 48 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chức năng này được thể hiện thông qua quá trình ngân hàng cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động đầu tư của NHTM, trong mối quan hệ với NHTU, đặc biệt là trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia do tín dụng ngân hàng thực hiện vai trò của nó như là một kênh dẫn để thông qua đó tiền cung ứng được tăng lên hay giảm xuống phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Muốn phát huy được chức năng cung tiền, một ngân hàng đơn độc khó có khả năng cung tiền, hoặc việc cung tiền diễn ra ở một NHTM chỉ là tạm thời trong một lúc nào đó. Một dây chuyền hoàn chỉnh của quá trình cung tiền phải gắn với một hệ thống NHTM cùng với sự trợ lực của NHTU. NHTU sẽ bằng cách sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để gia tăng hay khống chế khả năng cung tiền của các NHTM theo ý đồ của mình để đạt được hiệu quả mà mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra. • Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán Chức năng này là sự kế thừa và phát triển chức năng ngân hàng là thủ quỹ của các doanh nghiệp, tức là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Khi thực hiện chức năng này, các NHTM cung cấp cho khách hàng của mình nhiều phương tiện thanh toán phong phú như: séc chuyển tiền, séc chuyển khoản, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi… Sự xuất hiện các phương tiện thanh toán này giúp cho các khách hàng của ngân hàng không phải tới tận nơi chi trả cho nhau bằng tiền mặt rất tốn kém mà chỉ cần ra lệnh cho ngân hàng thông qua các phương tiện thanh toán. Do đó đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. • Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác Ngoài các dịch vụ truyền thống là huy động và cho vay, NHTM ngày nay còn cung cấp một danh mục dịch vụ khá đa dạng và phong phú: dịch vụ thanh toán, dịch vụ môi giới, tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, dịch vụ ủy thác, dịch vụ bảo quản an toàn các tài sản có, dịch vụ kinh doanh ngoại hối… Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, các loại dịch vụ ngân hàng cũng phát triển và mang nhiều tiện ích cho khách hàng. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của một NHTM. Bởi lẽ ngày nay trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, việc đưa ra các dịch vụ mới làm tăng tiện ích cho khách hàng là một yếu tố để cạnh tranh. Chính vì vậy mà các ngân hàng hiện nay rất tích cực đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ tin học, khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình. Nếu các NHTM có thể đáp ứng tốt nhu Nguyễn Thị Trang Lớp: Toán Kinh tế 48 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cầu của khách hàng về dịch vụ, tạo được uy tín với khách hàng thỡ đõy cũng là một biện pháp, yếu tố để tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng. 2. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH- QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định. Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Nguyễn Thị Trang Lớp: Toán Kinh tế 48 10 [...]... quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với ngân hàng thì ngân hàng sẽ có chính sách phù hợp về thời hạn và lãi suất… 3.3.1.4 Các hình thức, sản phẩm huy động vốn của ngân hàng và dịch vụ do ngân hàng cung ứng Đây cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng Tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà áp dụng các hình thức huy động khác nhau,... được Vì vậy, ta cần mô hình húa cỏc yếu tố đó và chỉ đưa vào mô hình yếu tố nào tác động nhiều nhất và rõ rệt nhất đến nguồn vốn huy động Việc đưa một số yếu tố cần thiết vào mô hình không có nghĩa là ta xem xét các yếu tố khác không có tác động đến nguồn vốn huy động mà ta giữ nguyên các yếu tố đó và coi như yếu tố đó là không đổi Tác động của các yếu tố đó được thể hiện gộp trong hệ số chặn (ký hiệu... phân tích chuỗi nguồn vốn huy động của một ngân hàng Chuỗi nguồn vốn huy động này ngoài việc biến động phụ thuộc vào chính bản thân sự vận động của nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác Vì vậy, trong phần này cần nêu qua về lý thuyết mô hình hồi quy Đây là mô hình sẽ sử dụng nhiều ở chương 3 để phân tích chuỗi nguồn vốn huy động Nguyễn Thị Trang 23 Lớp: Toán Kinh tế 48 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. .. thế và tính mùa vụ ra khỏi chuỗi vì khi cú cỏc yếu tố này trong chuỗi thì có thể các yếu tố này sẽ làm lu mờ đi tác động của các yếu tố mà ta cần phân tích tác động của chúng đến nguồn vốn huy động Phương pháp Holt – Winters cho phép san chuỗi có cả yếu tố xu thế và yếu tố thời vụ Từ đây việc phân tích chuỗi nguồn vốn huy động được chính xác hơn Dự báo chuỗi thời gian có yếu tố xu thế: Phần xu thế ở thời. .. trong phân tích phải xem xét lần lượt tính xu thế, tính mùa vụ và tính dừng của chuỗi nguồn vốn huy động, sau đó xây dựng những mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của các yếu tố khác đến chuỗi này - Mô hình VAR: Var là mô hình động của một số biến thời gian Mô hình về cấu trúc gồm nhiều phương trình (vector) và gồm các trễ của các biến số Chúng ta xem xét hai chuỗi thời gian Y 1, Y2, mô hình Var của. .. để ngân hàng hoạt động Không những thế nguồn vốn huy động còn thể hiện khả năng tài chính, tính thanh khoản, khả năng cho vay và huy động của một ngân hàng Nói chung nú cú vai trò hết sức quan trọng trong hiệu quả hoạt động của ngân hàng Chính vì thế mà việc phân tích sự biến động của chuỗi nguồn vốn huy động, đánh giá dự đoán trong các giai đoạn tiếp theo và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy. ..Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huy n, thị xã có 475 chi nhánh Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp. .. huy động vốn là việc làm cần thiết đối với tất cả các ngân hàng thương mại 1 NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Nguồn vốn huy động của ngân hàng dùng để phân tích là một chuỗi số liệu theo thời gian vì vậy sẽ có những thay đổi do các yếu tố ngẫu nhiên không giải thích được như: thói quen của khách hàng, độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng, những thay đổi mang tính chu kỳ… Điều này làm cho việc phân tích nguồn. .. tích nguồn vốn huy động trở nên khó khăn và có thể không phân tích được Vì vậy, chuỗi số liệu theo thời gian cần được xem xét để có thể loại khỏi chuỗi những yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến việc giải thích chuỗi 1.1 Phân tích nguồn vốn huy động theo các thống kê đặc trưng Sử dụng bộ số liệu nguồn vốn của ngân hàng NNo & PTNT chi nhánh Hồng Hà từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009, bộ số liệu này . đề tài “ Sử dụng mô hình chuỗi thời gian phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà ”. Khóa luận của em gồm. về ngân hàng thương mại, ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn và công tác huy động vốn của ngân hàng. Chương 2: Cơ sở lý thuyết của mô hình. Chương 3: Phân tích chuỗi vốn huy động. đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Ngày đăng: 13/11/2014, 22:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan