thực trạng đô la hóa hiện nay ở việt nam và các giải pháp của nhà nước nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đô la hóa với nền kinh tế

69 931 4
thực trạng đô la hóa hiện nay ở việt nam và các giải pháp của nhà nước nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đô la hóa với nền kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA HIỆN NAY Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ LA HÓA VỚI NỀN KINH TẾ SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ THỊ PHƢƠNG DUNG MÃ SINH VIÊN : A14893 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA HIỆN NAY Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ LA HÓA VỚI NỀN KINH TẾ Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Lê Thị Phƣơng Dung Mã sinh viên : A14893 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Chu Thị Thu Thủy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Vì giới hạn kiến thức và khả năng lập luận của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong sự thông cảm cũng như mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và Công ty để đề tài của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014 Sinh viên Lê Thị Phƣơng Dung LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Lê Thị Phƣơng Dung MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ LA HÓA VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ LA HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 1 1.1. Khái niệm, phân loại và tiêu chí đo lƣờng Đô la hóa 1 1.1.1. Khái niêm Đô la hóa 1 1.1.2. Nguồn gốc của Đô la hóa 2 1.1.3. Phân loại Đô la hóa 3 1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá tình trạng Đô la hóa 5 1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Đô la hóa 7 1.2.1. Mức độ phát triển của nền kinh tế và tâm lý người dân 7 1.2.2. Hệ thống ngân hàng 8 1.2.3. Chính sách tiền tệ 9 1.2.4. Khả năng chuyển đổi đồng nội tệ của quốc gia 10 1.3. Những ảnh hƣởng của hiện tƣợng Đô la hóa tới nền kinh tế 10 1.3.1. Ảnh hưởng tích cực của Đô la hóa 10 1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của Đô la hóa 12 1.4. Thực trạng Đô la hoá trên thế giới 14 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM 17 2.1. Tình hình kinh tế Việt Nam và quá trình xâm nhập của đồng Đô la vào nƣớc ta. 17 2.1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam 17 2.1.2. Những con đường đồng Đô la xâm nhập vào Việt Nam. 17 2.2. Đô la hóa tại Việt Nam qua các giai đoạn theo mốc thời gian 23 2.2.1. Giai đoạn trước khi tiến hành mở cửa (trước năm 1988) 23 2.2.2. Giai đoạn từ sau khi tiến hành mở cửa đến khủng hoảng tài chính khu vực (từ 1988 đến 1997) 24 2.2.3. Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính khu vực đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (từ 1998 đến 2007) 25 2.2.4. Thực trạng Đô la hóa ở Việt Nam 30 2.2.5. Biểu hiện Đô la hóa ở Việt Nam 32 2.2.6. Nguyên nhân của hiện tượng Đô la hóa tại Việt nam 38 2.3. Ảnh hƣởng của tình trạng Đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam 44 2.3.1. Tác động tích cực 44 2.3.2. Những tác động tiêu cực của Đô la hoá: 46 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 52 3.1. Tình hình thực tế và các biện pháp của chính phủ với tình trạng Đô la hóa nền kinh tế Việt Nam 52 3.1.1. Tình hình thực tế của nước ta hiện nay 52 3.1.2. Các biện pháp chính phủ Việt Nam áp dụng để giảm tình trạng Đô la hóa tại nước ta trong giai đoạn qua. 53 3.2. Một số kiến nghị để giải quyết tình trạng Đô la hóa ở Việt Nam 54 3.2.1. Một số kiến nghị để tận dụng tác động tích cực của tình trạng Đô la hóa ở Việt Nam 54 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của tình trạng Đô la hóa 55 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ ADP Ngân hàng phát triển Châu Á NH Ngân hàng NHNN NHTM Ngân hàng nhà nước Ngân hang thương mại TCTD Tổ chức tín dụng VND Việt Nam đồng USD Đồng Đô la mỹ WB Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Giá trị tổng kim ngạch của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2013 . 19 Biểu đồ 2.2: Tình hình sử đầu tư vốn FDI vào 20 Biểu đồ 2.3: Lượng kiều hối về Việt Nam qua các năm 22 Biểu đồ 2.4: Lượng kiều hối về Việt Nam qua các năm 23 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện lượng tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng qua các năm (1995 – 2012) 33 Biểu đồ 2.6: FCD/M2 của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2013 35 Biểu đồ 2.7: So sánh tỷ lệ FCD/M2 giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn Q1/2002 –Q1/2010 37 Biểu đồ 2.8: Biểu đồ thể hiện chỉ số CPI của Việt Nam qua các năm (1993 – 2013) 39 Biểu đồ 2.9: Biểu đồ thể hiện lượng kiều hối về Việt Nam qua các năm (1991 – 2010) 42 Biểu đồ 2.10: Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch tới Việt Nam qua các năm (1995 – 2010) 42 Bảng 2.1: Bảng thống kê lượng kiều hối gửi về Việt Nam qua các năm 21 Bảng 2.2: Số liệu thống kê tỷ lệ FCD/M2 giai đoạn 1995 đến 1997 25 Bảng 2.3: Số liệu thống kê tỷ lệ FCD/M2 giai đoạn 1998 đến 2001 26 Bảng 2.4: Số liệu thống kê tỷ lệ FCD/M2 giai đoạn 1998 đến 2001 27 Bảng 2.5: Số liệu thống kê tỷ lệ FCD/M2 giai đoạn 1998 đến 2001 28 Bảng 2.6: Chỉ số FCD/M2 từ năm 1995 đến 2012 30 Bảng 2.7: Thống kê CPI của Việt Nam qua các năm 1993 đến 2013 40 Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1995 đến nay 43 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện tượng Đô la hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là Đô la Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Cho nên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hóa là "Đô la hóa". Để có một cách đánh giá tổng quát hơn về tình trạng Đô la hoá, cũng như tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng Đô la hoá ở Việt Nam là vấn đề cần thiết và cấp bách, đó là lý do em chọn đề tài: “THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA HIỆN NAY Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ LA HÓA VỚI NỀN KINH TẾ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài Trong đề tài này, em sẽ đề cập đến chủ yếu là các tác động của vấn đề Đô la hóa tại Việt Nam, bên cạnh đó là các biện pháp mà ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng Bộ Tài Chính đưa ra nhằm tránh các ảnh hưởng tiêu cực của Đô la hóa với nền kinh tế, cùng các phân tích nhận định cá nhân về vấn đề này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, em chỉ nghiên cứu nền kinh tế bị Đô la hóa bằng đồng USD mà cụ thể là nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ sau cải cách kinh tế đến nay. Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Lý luận chung về thực trạng Đô la hóa và ảnh hƣởng của nó đối với nền kinh tế. Phần 2: Thực trạng Đô la hóa tại Việt Nam và những ảnh hƣởng của nó. Phần 3: Giải pháp khắc phục ảnh hƣởng tiêu cực của hiện tƣợng Đô la hóa tới nền kinh tế Việt Nam. 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ LA HÓA VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ LA HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 1.1. Khái niệm, phân loại và tiêu chí đo lƣờng Đô la hóa 1.1.1. Khái niêm Đô la hóa Đô la hoá có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ hoặc một số chức năng tiền tệ, nền kinh tế đó bị coi là Đô la hoá toàn bộ hoặc một phần. (Nguồn: wikipedia.org) Theo Quyết định 98/2007/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề Án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng Đô la hoá trong nền kinh tế ban hành ngày 04/07/2007 có đưa ra khái niệm: khi ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong một quốc gia để thay thế một hay nhiều chức năng của nội tệ thì nền kinh tế đó gọi là bị Đô la hoá. Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng Đô la hoá cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ. Theo đánh giá của IMF năm 1998 trường hợp Đô la hoá cao có 19 nước, trường hợp Đô la hoá cao vừa phải với tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 khoảng 16,4% có 35 nước, trong số đó có Việt Nam. Đô la hoá được phân ra làm 3 loại: Đô la hoá không chính thức (unofficial Dollarization), Đô la hoá bán chính thức (semiofficial dollarization), và Đô la hoá chính thức (official dollarization). - Đô la hoá không chính thức là trường hợp đồng Đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Đô la hoá không chính thức có thể bao gồm các loại sau: • Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài. • Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài. • Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước. • Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi. - Đô la hoá bán chính thức là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, và thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày. Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ. - Đô la hoá chính thức (hay còn gọi là Đô la hoá hoàn toàn) xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành.Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân, mà còn hợp pháp 2 trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là những đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường các nước chỉ áp dụng Đô la hoá chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế. Đô la hoá chính thức không có nghĩa là chỉ có một hoặc hai đồng ngoại tệ được lưu hành hợp pháp.Tuy nhiên, các nước Đô la hoá chính thức thường chỉ chọn một đồng ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp. Theo nghiên cứu của Hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ, hiện tại người nước ngoài nắm giữ từ 55% đến 70% tổng số Đô la Mỹ đang lưu hành trên thế giới. 1.1.2. Nguồn gốc của Đô la hóa Đô la hoá là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển. Một là, Đô la hoá thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, sức mua của đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín. Song song với chức năng làm phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanh toán hay làm thước đo giá trị. Tình trạng Đô la hoá bao gồm cả ba chức năng thuộc tính của tiền tệ, đó là: • Chức năng làm phương tiện thước đo giá trị. • Chức năng làm phương tiện cất giữ. • Chức năng làm phương tiện thanh toán. Thứ hai, hiện tượng Đô la hoá bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là Đô la Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Nói cách khác, Đô la Mỹ là một loại tiền mạnh, ổn định, được tự do chuyển đổi đã được lứu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đã dần thay thế vàng, thực hiện vai trò tiền tệ thế giới. Ngoài đồng Đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của các quốc gia khác cũng được quốc tế hoá như: bảng Anh, mác Đức, yên Nhật, Franc Thuỵ Sỹ, euro của EU nhưng vị thế của các đồng tiền này trong giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có Đô la Mỹ là chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới). Cho nên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hoá là "Đô la hoá". Thứ ba, trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước, nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực hiện một số chức năng của tiền tệ. Đô la hoá ở đây có khi là nhu cầu, trở thành thói quen thông lệ ở các nước. [...]... nơi và trở thành phổ biến, không thể thiếu (hoặc cấm đoán được) cùng với quá trình toàn cầu hóa 16 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam và quá trình xâm nhập của đồng Đô la vào nƣớc ta 2.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới, một công cuộc đổi mới kinh tế chính trị tự thân đánh dấu quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa. .. yếu của Đô la hoá hoàn toàn là loại trừ rủi ro của việc phá giá tiền tệ đột ngột và phá giá mạnh 1.1.4 Chỉ tiêu đánh giá tình trạng Đô la hóa Để đánh giá được các tác động của Đô la hóa xem trường hợp nào là tự nhiên, trường hợp nào đáng báo động, trường hợp nào có lợi, trường hợp nào có hại, chúng ta phải lượng hóa được mức độ Đô la hóa của nền kinh tế Về mặt định tính, mức độ Đô la hóa thể hiện ở cả... nhau, Đô la Mỹ đã và đang thâm nhập sâu vào Việt Nam, cả trong hoạt động kinh tế lẫn đời sống dân cư Điều này là một lẽ tất nhiên trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng và Đô la Mỹ lại là đồng tiền chủ đạo của nền kinh tế thế giới 2.2 Đô la hóa tại Việt Nam qua các giai đoạn theo mốc thời gian 2.2.1 Giai đoạn trước khi tiến hành mở cửa (trước năm 1988) Việt Nam thực hiện cơ chế quản... lưu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đã dần thay thế vàng, thực hiện vai trò tiền tệ thế giới Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế kinh tế thị trường mở cửa, quá trình quốc tế hoá, giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nên kinh tế và tiền tệ của mỗi nước, nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan... gia vào nền kinh tế Việt Nam dưới dạng những khoản viện trợ của Chính phủ Mỹ cho chính quyền miền Nam Việt Nam Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc chiến tranh lạnh khiến thế giới chia thành hai cực, nửa này đóng cửa với nửa kia; vì vậy, ở Việt Nam, đồng Đô la Mỹ không còn đóng một vai trò đáng kể 17 Từ sau Đại hội Đảng 6 năm 1986, Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa nền kinh tế, đồng Đô la. .. chuyển đổi hoàn toàn ở những nước mà tiền tệ chưa có khả năng chuyển đổi 1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của Đô la hóa Khi bị Đô la hóa, nền kinh tế trong nước phụ thuộc rất lớn vào đồng Đô la, đặc biệt là hệ thống tài chính.Sự ổn định của hê thống tài chính cột chặt vào đồng Đô la Điều này dẫn tới, một cuộc khủng hoảng kinh tế bên ngoài có thể ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống tài chính của nước có hệ thống tài... tình trạng Đô la hoá Mục đích đầu tiên của các NHTM thực hiện các hoạt động Eurobankings chính là lợi ích „siêu ngạch‟ và tránh sự kiểm soát của NHNN Nhưng khi các nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện thì nền kinh tế đã đứng trước khả năng bị Đô la hoá (Dollarization), nhất là khi đồng bản tệ không được tin tưởng và ưa chuộng do những khó khăn về tăng trưởng kinh tế và sự... của Pháp và đồng Pezota của Tây Ban Nha Hầu hết các nước Đô la hoá chính thức, các đối tác tư nhân được phép kí hợp đồng bằng bất cứ loại tiền nào mà họ cùng đồng ý Theo IMF, hiện nay có khoảng 14 nước được xếp là các nước Đô la hoá chính thức; ví dụ như Palama, Ecuador Trên thực tế, những nước này chỉ áp dụng Đô la hoá hoàn toàn sau khi thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế. .. dẫn so với ngoại tệ và cất trữ ngoại tệ sẽ xảy ra với lý do khó có thể mua lại trong tương lại do cung ngoại tệ chưa đáp ứng cầu ngoại tệ và kết quả là đồng ngoại tệ sẽ lấn át đồng bản tệ trong chức năng cất trữ và hiện tượng Đô la hóa sẽ tồn tại như một hiện tượng kinh tế khách quan 1.3 Những ảnh hƣởng của hiện tƣợng Đô la hóa tới nền kinh tế 1.3.1 Ảnh hưởng tích cực của Đô la hóa Thứ nhất, tạo một... mại và đầu tư giũa các nước làm cho các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng hơn khi đầu tư vào nước đó + Chi phí kinh doanh của các ngân hàng: 11 Các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ vì thế mà giảm đưọc chi phí kinh doanh việc tồn tại của hai đồng tiền buộc các ngân hàng phải tiến hành danh mục đầu tư tách biệt giữa nội tệ và ngoại tệ Thứ tư, thúc đẩy thương mại và đầu tư Các nước thực hiện Đô la hóa . cần thiết và cấp bách, đó là lý do em chọn đề tài: “THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA HIỆN NAY Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ LA HÓA VỚI NỀN KINH TẾ” làm đề. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA HIỆN NAY Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƢỚC NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ LA HÓA VỚI NỀN KINH TẾ . trạng Đô la hóa ở Việt Nam 30 2.2.5. Biểu hiện Đô la hóa ở Việt Nam 32 2.2.6. Nguyên nhân của hiện tượng Đô la hóa tại Việt nam 38 2.3. Ảnh hƣởng của tình trạng Đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam

Ngày đăng: 13/11/2014, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan