Bài giảng đăng ký và thống kê đất đai

120 2.1K 6
Bài giảng đăng ký và thống kê đất đai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đ Đ Đ Ạ Ạ Ạ I I I H H H Ọ Ọ Ọ C C C N N N Ô Ô Ô N N N G G G L L L Â Â Â M M M T T T P P P . . . H H H Ồ Ồ Ồ C C C H H H Í Í Í M M M I I I N N N H H H KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BĐS ĐĂNG KÝ VÀ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI Tài liệu lưu hành nội bộ TP.HCM, 09/2006 Mục lục Trang ii MỤC LỤC Trang Lời nói đầu PHẦN MỘT: ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI 1 Chương 1: Khái quát chung về đăng ký đất đai 1 1.1 - Khái niệm, vai trò, đặc điểm của đăng ký đất đai 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2 Vị trí, vai trò của đăng ký đất đai 2 1.1.3 Đặc điểm của đăng ký đất đai 5 1.2 - Lịch sử đăng ký đất ở Việt Nam 7 1.2.1 Sơ lược về lịch sử đăng ký đất đai ở Việt Nam trước năm 1945 7 1.2.2 Công tác đăng ký đất đai ở các tỉnh phía Nam dưới thời Mỹ - Ngụy 10 1.2.3 Công tác đăng ký đất dưới chế độ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 11 Chương 2: Đăng ký đất đai ban đầu, cấp GCNQSDĐ 16 2.1 - Những quy định chung 16 2.1.1 Yêu cầu chung của công tác đăng ký đất đai 16 2.1.2 Đối tượng kê khai đăng ký đất đai 16 2.1.3 Điều kiện cấp GCN lần đầu cho hộ, cá nhân đang sử dụng đất (Điều 50/LĐĐ, Điều 48/NĐ) 19 2.1.4 Cấp GCN cho cộng đồng dân cư đang sử dụng 20 2.1.5 Cấp GCN cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng 20 2.1.6 Cấp GCN thuộc phạm vi QH chuyển mục đích khác ( Điều 28,50//LĐĐ; 48/NĐ) 21 2.1.7 Cấp GCN trong hành lang an toàn công trình (Điều 50,51/LĐĐ; Điều 92/NĐ) 21 2.1.8 Các trường hợp không cấp GCN (khoản 2 Điều 41/NĐ) 22 2.1.9 Trường hợp thửa đất ở gắn liền với vườn, ao 22 2.2 - Nội dung đăng ký quyền sử dụng đất 23 2.2.1 Yêu cầu nội dung đăng ký quyền sử dụng đất 23 2.2.2 Xác định nội dung đăng ký quyền sử dụng đất 28 2.3 - Thủ tục đăng ký đất đai ban đầu 33 Mục lục Trang iii 2.3.1 Đăng ký đất ban đầu cho các đối tượng sử dụng đất đã hoàn thành các thủ tục về giao đất, cho thuê đất 33 2.3.2 Đăng ký đất ban đầu cho các đối tượng đang sử dụng đất 33 2.3.3 Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất (Điều 139 – NĐ 181) 38 2.3.4 Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận quyền sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại điểm k và điểm l khoản 1 Điều 99 của NĐ 181 (Điều 139 – NĐ 181) 38 2.3.5 Đăng ký cấp GCNQSDĐ đối với xây dựng nhà chung cư, nhà tập thể 39 2.4 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 40 2.4.1 Mẫu GCNQSDĐ 40 2.4.2 Quy định chung của việc viết GCNQSDĐ 40 2.4.3 Viết GCNQSDĐ 42 Chương 3: Đăng ký biến động đất đai, hồ sơ địa chính 57 3.1 – Các hình thức biến động phải làm thủ tục đăng ký biến động 57 3.2 - Điều kiện, trình tự thủ tục chuyển quyền sư dụng đất 57 3.2.1 Chuyển đổi quyền sử dụng đất (Điều 147 - NĐ 181) 57 3.2.2 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Điều 148 - NĐ 181) 58 3.2.3 Thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất (Điều 151 - NĐ 181) 59 3.2.4 Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (Điều 153, 154 - NĐ 181) 60 3.2.5 Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất (Điều 149,150 - NĐ 181) 60 3.2.6 Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (Điều 155,156 – NĐ 181) . 61 3.3 – Các dạng biến động khác 63 3.3.1 Chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 133,134 - NĐ 181) 63 3.3.2 Đăng ký biến động về sử dụng đất do đổi tên, giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính (Điều 143 - NĐ 181) 64 3.3.3 Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 144 - NĐ 181) 65 3.3.4 Tách thửa hoặc hợp thửa (Điều 145 - NĐ 181) 66 3.4 - Hồ sơ địa chính 68 3.4.1 Quy định chung 68 Mục lục Trang iv 3.4.2 Lập hồ sơ địa chính 68 3.4.3 Chỉnh lý hồ sơ địa chính 74 3.4.4 Quản lý hồ sơ địa chính 77 3.4.5 Lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính dạng số 79 PHẦN HAI: THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI 82 Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê 82 4.1 – Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê 82 4.1.1 Khái niệm 82 4.1.2 Đối tượng nghiên cứu 82 4.1.3 Nhiệm vụ của thống kê 82 4.2 - Điều tra thống kê 83 4.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của điều tra thống kê 83 4.2.2 Phân loại điều tra thống kê 83 4.3 - Tổng hợp thống kê 86 4.3.1 Khái niệm 86 4.3.2 Phân tổ thống kê 86 4.3.3 Bảng thống kê 86 Chương 5: Thống kê đất đai 87 5.1 - Một số vấn đề chung về thống kê đất đai 87 5.1.1 Vai trò và đặc điểm của đất đai 87 5.1.2 Yêu cầu, đặc điểm và các hình thức thống kê đất đai 88 5.1.3 Đối tượng và nhiệm vụ của thống kê đất đai 90 5.2 – Phương pháp thống kê đất đai 92 5.2.1 Phương pháp thống kê trực tiếp 92 5.2.2 Phương pháp thống kê gián tiếp 94 5.3 - Chỉ tiêu thống kê đất đai 95 5.3.1 Diện tích đất tự nhiên 95 5.3.2 Chỉ tiêu thống kê theo mục đích sử dụng 95 5.3.3 Chỉ tiêu theo đối tượng sử dụng, quản lý đất 106 5.4 – Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai 108 5.4.1 Đơn vị thống kê đất đai 108 5.4.2 Thời điểm và thời hạn báo cáo thống kê 109 Chương 6: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 111 Mục lục Trang v 6.1 - Khái niệm 111 6.2 - Mục đích, yêu cầu 111 6.2.1 Mục đích 111 6.2.2 Yêu cầu 111 6.3 - Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất 112 6.3.1 Bản đồ nền và tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 112 6.3.2 Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất 113 6.4 - Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 114 6.4.1 Giới thiệu chung 114 6.4.2 Phương pháp đo vẽ trực tiếp (đo mới) 115 6.4.3 Phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh viễn thám 115 6.4.4 Phương pháp đo vẽ chỉnh lý tài liệu bản đồ hiện có 115 6.4.5 Phương pháp ứng dụng công nghệ bản đồ số 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Đình Bắc – Trương Cam Bảo (dịch).1999. Địa chính Pháp, Nhà xuất bản thế giới. 2. Quách Dương (biên soạn).2006. Hỏi đáp Luật Nhà ở 2005, Nhà xuất bản Lao động. 3. Đỗ Đức Đôi.2001.Giáo trình Đăng ký thống kê đất đai 4. Nguyễn Trần Quế - Vũ Mạnh Hà.1999. Giáo trình Thống kê kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Lê Đình Thắng.2005. Giáo trình Đăng ký và thống kê đất đai, Nhà xuất bản Hà Nội. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2004. Tài liệu hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, Nhà xuất bản Bản đồ 7. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.2004. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai. 8. Nhà xuất bản bản đồ.2004. Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 9. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.2004. Luật đất đai. 10. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.2006. Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai. 11. Tổng cục Địa chính.2000. Giáo trình đăng ký đất, Chương trình Việt Nam - Thụy Điển. Lời nói đầu Trang i LỜI NÓI ĐẦU Đăng ký - thống kê đất đai là một trong những nội dung hết sức quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đăng ký đất đai tuy chỉ là một thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm thiết lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp, nhưng có liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về cơ sở pháp lý và những quan hệ xã hội bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, vì vậy được mọi người rất quan tâm. Làm tốt công tác đăng ký - thống kê đất đai sẽ giúp cho Nhà nước có cơ sở quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai một cách đầy đủ và hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Thực tế đó làm cho quá trình sử dụng cũng như quan hệ đất đai có nhiều biến động, vì vậy vấn đề đăng ký và thống kê đất đai trở nên bức xúc và phức tạp. Luật đất đai 2003 và các văn bản pháp luật khác có liên quan ở nước ta là cơ sở cho việc đăng ký - thống kê đất đai được thuận lợi. Tuy nhiên trong thực tế, trong nhiều trường hợp, vấn đề đăng ký đất đai, đặc biệt là vấn đề lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, trong đó có nguyên nhân không tuân thủ những nghiệp vụ quy định của Nhà nước, không nắm vững pháp luật, nghiệp vụ, trình độ cán bộ địa chính chưa bắt kịp với đòi hỏi của thực tế. Nhằm đáp ứng kịp thời việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên và những người quan tâm, chúng tôi tiến hành biên soạn bài giảng “Đăng ký - Thống kê đất đai " . Ngoài lời nói đầu và hệ thống các biểu mẫu về đăng ký - thống kê đất đai theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước, tập bài giảng này bao gồm hai phần chính với 06 chương : - Phần một: Đăng ký đất đai, với 03 chương - Phần hai: Thống kê đất đai, vơi 03 chương Do thời gian và trình độ còn hạn chế, cuốn sách vì thế không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn độc đồng nghiệp. Phần I: Đăng ký đất đai Chương 1: Khái quát chung về đăng ký đất đai Trang 1 PHẦN I ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI 1.1 - KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI 1.1.1 Khái niệm Trong thực tế đời sống xã hội có nhiều công việc phải đăng ký như khi phát sinh các sự việc sinh, tử, kết hôn, giám hộ, nuôi con nuôi (đăng ký hộ tịch) hoặc phát sinh nhu cầu sở hữu hoặc sử dụng tài sản (đăng ký sở hữu, sử dụng nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền, ); khi phát sinh các nhu cầu khác : đăng ký lao động, du lịch, mua bán tài sản, đăng ký nghĩa vụ quân sự, ), song cũng có nhiều việc đăng ký theo tự nguyện của người có nhu cầu. Đăng ký thường được hiểu là công việc của một cơ quan Nhà nước hoặc một tổ chức, cá nhân nào đó thực hiện việc ghi nhận hay xác nhận về một sự việc hay một tài sản nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người được đăng ký cũng như tổ chức cá nhân đứng ra thực hiện việc đăng ký. Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với các đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất, bởi nó thực hiện đăng ký đối với đất đai - một loại tài sản đặc biệt có giá trị và gắn bó mật thiết với mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong quá trình sản xuất và đời sống. Theo điều 33 của Luật Đất đai và điều 696 của bộ Luật dân sự, việc đăng ký đất được thực hiện với toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước (gồm cả đất chưa giao quyền sử dụng) và là yêu cầu bắt buộc mọi đối tượng sử dụng đất phải thực hiện trong mọi trường hợp: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nước giao đất cho thuê đất sử dụng, được Nhà nước cho phép thay đổi mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung chuyển quyền sử dụng đất đã đăng ký khác. Việc đăng ký đất thực chất là quá trình thực hiện các công việc nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ cho toàn bộ đất đai trong phạm vi hành chính từng xã, phường, thị trấn trong cả nước và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người sử dụng đất đủ điều kiện, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo đúng pháp luật. Phần I: Đăng ký đất đai Chương 1: Khái quát chung về đăng ký đất đai Trang 2 Tóm lại, đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Tuy nhiên, đăng ký đất không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận ban đầu. Quá trình vận động, phát triển của đời sống, kinh tế, xã hội tất yếu dẫn tới sự biến động đất đai ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như : giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, Vì vậy, đăng ký đất đai phải thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc để đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng, kịp thời hiện trạng sử dụng đất và đảm bảo cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình theo pháp luật. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký đất trong từng thời kỳ, đăng ký đất được chia thành hai giai đoạn : Giai đoạn 1 : đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. Giai đoạn 2 : đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký đất ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. 1.1.2 Vị trí, vai trò của đăng ký đất đai a. Đăng ký đất là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Người sử dụng đất được hưởng quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ trong việc thực hiện các nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích chung của toàn xã hội trong sử dụng đất. Thông qua việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký đất đai quy định trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà Phần I: Đăng ký đất đai Chương 1: Khái quát chung về đăng ký đất đai Trang 3 nước về quản lý đất đai và người sử dụng đất trong việc chấp hành pháp luật đất đai. Hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cung cấp thông tin đầy đủ nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền của người sử dụng đất được bảo vệ khi bị tranh chấp, xâm phạm; cũng như xác định các nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ theo pháp luật, như nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, nghĩa vụ bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả, b. Đăng ký đất đai là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ; đảm bảo cho đất đai sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi lãnh thổ của các cấp hành chính. Vì vậy, Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai thì trước hết phải nắm chắc các thông tin theo yêu cầu của quản lý đất. Theo hệ thống chính sách đất đai hiện nay và chiến lược phát triển ngành địa chính, các thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý nhà nước về đất đai gồm có: - Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất, các thông tin cần biết gồm : tên chủ sử dụng, vị trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và cơ sở pháp lý. - Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần biết gồm : vị trí, hình thể, diện tích, loại đất (thảm thực vật hoặc trạng thái tự nhiên bề mặt đất). Tất cả các thông tin trên phải được thể hiện chi tiết tới từng thửa đất. Đây là đơn vị nhỏ nhất chứa đựng các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý của đất theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. Với những yêu cầu về thông tin đất đai đó qua việc thực hiện đăng ký đất đai, thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết tới từng thửa đất trên cơ sở thực hiện đồng bộ các nội dung : đo đạc lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, phân hạng và định giá đất, Nhà nước mới thực sự quản lý được tình hình đất đai trong toàn bộ phạm vi lãnh thổ hành chính các cấp và thực hiện quản lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật. c. Đăng ký đất là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý nhà nước về đất đai [...]... đất đai b Đăng ký đất đai thực hiện với một đối tượng đặc biệt là đất đai Khác với công việc đăng ký khác, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, người được đăng ký đất chỉ có quyền sử dụng, đồng thời phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc sử dụng đất được giao, do đó, đăng ký đất đai đối với người sử dụng đất chỉ là đăng ký quyền sử dụng đất đai Theo pháp luật đất. .. cho công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất và thu hồi đất, công tác phận hạng và định giá đất, công tác thống kê đất đai Thông qua đăng ký đất đai, chất lượng tài liệu đo đạc sẽ được nâng cao do những sai sót tồn tại được người sử dụng phát hiện và được chỉnh lý hoàn thiện Kết quả đo đạc và thống kê đất đai được pháp lý hóa gắn... trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng sau ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/07/2004 thì diện tích đất ở được xác định tại các khoản 3, 4 và 5 điều 87 của Luật đất đai Chương 2: Đăng ký đất đai ban đầu, cấp GCNQSDĐ Phần I: Đăng ký đất đai Trang 23 2.2 - NỘI DUNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 2.2.1 Yêu cầu nội dung đăng ký quyền sử dụng đất Nội dung đăng ký quyền sử dụng đất gồm các thông... dụng đất - Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/204 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính Chương 1: Khái quát chung về đăng ký đất đai Trang 16 Phần I: Đăng ký đất đai Chương 2 ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI BAN ĐẦU, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT... người sử dụng đất khi đăng ký; - Công tác phân hạng và định giá đất : kết quả phân hạng và định giá đất là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đất trước và sau khi đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đồng thời là cơ sở để xác định trách nhiệm của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng; Chương 1: Khái quát chung về đăng ký đất đai Phần I: Đăng ký đất đai Trang 5... quyền của người sử dụng đất 1.1.3 Đặc điểm của đăng ký đất đai a Đăng ký đất đai là một nội dung mang tính đặc thù của quản lý nhà nước về đất đai, tính đặc thù thể hiện ở các mặt : Một là, đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với mọi người sử dụng đất nhằm thiết lập mối quan hệ ràng buộc về pháp lý giữa Nhà nước và những người sử dụng đất cùng thi hành Luật Đất đai Mặc dù mọi quốc gia,... Việc tổ chức đăng ký đất đai theo phạm vi từng xã sẽ đảm bảo : Chương 1: Khái quát chung về đăng ký đất đai Phần I: Đăng ký đất đai Trang 7 - Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng đất thực hiện đăng ký đất đai đầy đủ, thể hiện đúng bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa : “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” - Phát huy vai trò và sự hiểu biết về lịch sử, thực trạng tình hình sử dụng đất ở địa phương... sử dụng hợp pháp của người kê khai đăng ký gần như không được thực hiện Vì vậy, hệ thống sổ sách đăng ký đất đai thiết lập ở giai đoạn này vẫn chỉ mang tính chất điều tra, phản ánh nguyên hiện trạng sử dụng đất Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được thực hiện c Từ khi có luật đất đai năm 1988 đến nay Kế thừa và phát huy kết quả điều tra đo đạc và đăng ký đất đai theo Chỉ thị 299/TTg (năm... trên thế giới, có những hình thức sở hữu đất đai khác nhau, nhưng đều quy định bắt buộc người có đất sử dụng phải đăng ký để chịu sự quản lý thống nhất của Nhà nước theo pháp luật Hai là, đăng ký đất là công việc của cả bộ máy nhà nước ở các cấp, do hệ thống tổ chức ngành địa chính trực tiếp thực hiện Chương 1: Khái quát chung về đăng ký đất đai Phần I: Đăng ký đất đai Trang 6 Chỉ có ngành Địa chính với... Đối tượng kê khai đăng ký đất đai a - Người sử dụng đất phải thực hiện kê khai đăng ký - Nguyên tắc chung: + Là người sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất; + Là người sử dụng đất có quan hệ trực tiếp với Nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật - Người sử dụng đất chịu trách nhiệm ĐK (theo Điều 9 và 107/LĐĐ) . Đăng ký đất đai Chương 1: Khái quát chung về đăng ký đất đai Trang 1 PHẦN I ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI 1.1 - KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐĂNG. hình thức thống kê đất đai 88 5.1.3 Đối tượng và nhiệm vụ của thống kê đất đai 90 5.2 – Phương pháp thống kê đất đai 92 5.2.1 Phương pháp thống kê trực tiếp 92 5.2.2 Phương pháp thống kê gián. tổ thống kê 86 4.3.3 Bảng thống kê 86 Chương 5: Thống kê đất đai 87 5.1 - Một số vấn đề chung về thống kê đất đai 87 5.1.1 Vai trò và đặc điểm của đất đai 87 5.1.2 Yêu cầu, đặc điểm và các

Ngày đăng: 13/11/2014, 12:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan