giám sát hoạt động và đánh giá hiệu quả của chế phẩm trợ sinh từ streptomyces sp. a1 đến chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm tại phú lộc - thừa thiên huế

101 861 0
giám sát hoạt động và đánh giá hiệu quả của chế phẩm trợ sinh từ streptomyces sp. a1 đến chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm tại phú lộc - thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Tỉnh Thừa Thiên Huế (TT Huế), với 126 km đường bờ biển, có diện tích vùng đầm phá chiếm 34 % diện tích toàn tỉnh. Trong đó, hệ Tam Giang - Cầu Hai với diện tích 22,000 ha được xem là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á [22]. Hệ sinh thái nước mặn, nước lợ đặc thù ở đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh TT Huế đặc biệt là nghề nuôi tôm. Tuy nhiên từ năm 2002 đến nay, việc phát triển các đầm, hồ, ao nuôi tôm một cách ồ ạt, tùy tiện, không theo quy hoạch và thiếu khoa học đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dịch bệnh tôm thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và gây suy thoái hệ sinh thái vùng đầm phá. Hậu quả là chính nghề nuôi tôm làm cho nhiều gia đình lao đao, nhiều hộ tái nghèo, làm tăng số hộ nghèo trên toàn tỉnh [19]. Với thực tế đó, việc sử dụng các chế phẩm trợ sinh ngày càng trở nên phổ biến trong nuôi tôm không chỉ nhằm mục đích phòng bệnh và cải thiện dinh dưỡng mà còn vì nhu cầu ngày càng cao về nuôi tôm thân thiện với môi trường. Ở Châu Á đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các probiotic trong nuôi tôm. Theo Maeda và Nagami (1989), việc sử dụng các loại vi khuẩn trợ sinh không những đã ức chế được sự phát triển của Vibrio spp., giúp duy trì môi trường ao nuôi tôm tốt hơn, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của ấu trùng tôm [72]. Ở Trung Quốc, nghiên cứu men vi sinh trong nuôi thủy sản được tập trung vào vi khuẩn quang hợp. Qiao Zhenguo và cs. (1992) nghiên cứu 3 chủng vi khuẩn quang hợp sử dụng cho nuôi tôm thẻ Trung Quốc (Penaeus chinensis) dùng cải thiện chất lượng môi trường nước [88]. Cui Jingjin và cs. (1997) đã báo cáo về việc sử dụng các vi khuẩn quang hợp Rhodomonas sp trong sản xuất tôm giống Penaeus chinensis. Các kết quả đạt được cho thấy chất lượng nước trong ao nuôi được bổ sung vi khuẩn đã được cải thiện đáng kể, ô nhiễm trên vỏ của ấu trùng đã được giảm xuống, thời gian biến thái của ấu trùng là một ngày hoặc thậm chí sớm hơn [46]. Theo Graslund và cs. (2003) thì 86 % người nuôi tôm ở Thái Lan sử dụng probiotic để cải thiện chất lượng nước và bùn đáy ao nuôi [39]. 1 Ở nước ta, đa số các chế phẩm được sử dụng có nguồn gốc nhập ngoại và phần lớn các chế phẩm này chưa được công bố về xuất xứ nguồn gốc. Vì vậy, chúng có thể là nguy cơ lan truyền các vi sinh vật (VSV) độc hại, VSV biến đổi gen làm mất an toàn sinh học. Ngoài ra, các tác động có lợi của việc sử dụng các chế phẩm trong nuôi tôm vẫn còn gây tranh cãi bởi hiệu quả là chưa rõ ràng. Vì vậy việc tạo ra các chế phẩm sinh học bản địa là việc làm cấp thiết. Trên thực tế chúng tôi đã phân lập được một chủng xạ khuẩn bản địa, Streptomyces sp. A1, với các đặc tính trợ sinh được mong muốn từ trầm tích ao nuôi tôm ở tỉnh TT Huế [81]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặt vấn đề “Giám sát hoạt động và đánh giá hiệu quả của chế phẩm trợ sinh từ Streptomyces sp. A1 đến chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm tại Phú Lộc - Thừa Thiên Huế” nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc sử dụng chế phẩm trợ sinh từ các vi sinh vật bản địa, góp phần nâng cao năng suất, hạn chế sử dụng kháng sinh và hóa chất trong ao nuôi tôm, tạo ra các sản phẩm tôm “sạch” bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng đến một sự phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh TT Huế.  Mục đích nghiên cứu • Giám sát được hoạt động và đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm trợ sinh từ Streptomyces sp. A1 đến chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm tại Phú Lộc - TT Huế. • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học sẵn có tại địa phương với hiệu quả cao trong việc khống chế dịch bệnh trên tôm, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững nghề NTTS của tỉnh TT Huế nói riêng và cả nước nói chung.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu - Chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. A1 có khả năng trợ sinh trong nuôi tôm được nhóm chúng tôi phân lập và đặc tính hóa trước đây [81]. Mẫu hiện đang được lưu giữ ở trạng thái đông khô tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học - Khoa Sinh học - Trường Đại học Khoa học Huế. - Mẫu nước và mẫu trầm tích các ao nuôi tôm ở Phú Lộc - TTHuế. 2 • Phạm vi nghiên cứu - Các ao nuôi tôm ở Phú Lộc- tỉnh TT Huế.  Phương pháp nghiên cứu • Nhân sinh khối chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. A1 trên máy lắc (Jeiotech SI-600R, Korea) và nhân giống cấp 2 trong hệ lên men 10 L (Infors Labfors HT, Switzerland) • Các thông số chất lượng nước như nhiệt độ, độ dẫn điện, độ đục, độ mặn, pH, DO và TDS được đo tại hiện trường bằng máy đo HORIBA U-52 (Mỹ). • Tổng chất rắn (TSS) được xác định theo phương pháp khối lượng. • BOD 5 được xác định bằng đo DO trước và sau khi ủ 5 ngày ở 20 ± 1 o C. • COD được xác định theo phương pháp hồi lưu kín-đo quang. • Phosphate (PO 4 ) 3- ; nitrite (NO 2 - ) được xác định theo phương pháp đo quang • Nitrate (NO 3 _ ) được xác định theo phương pháp khử bằng cadmium (Cd) và đo quang. • Ammonium (NH 4 /NH 3 ) được xác định theo phương pháp đo quang sử dụng thuốc thử OPP. • Tổng Coliform được xác định bằng kỹ thuật nhiều ống MPN. • Giám sát hoạt động của chế phẩm bằng kỹ thuật đếm trên đĩa và DGGE. • Xác định mật độ sống của Streptomyces sp. A1 bằng phương pháp đếm trên môi trường SCA. • Kiểm tra hoạt tính đối kháng với Vibrio harveyi V7 của chế phẩm từ Streptomyces sp. A1 bằng phương pháp thạch đĩa 2 lớp.  Ý nghĩa khoa học của đề tài • Sản xuất một chế phẩm trợ sinh cho nuôi tôm từ một chủng xạ khuẩn bản địa, Streptomyces sp. A1, được phân lập ngay tại ao nuôi tôm ở tỉnh TT Huế với những đặc tính trợ sinh mong muốn. • Giám sát hoạt động của chế phẩm trợ sinh khi được sử dụng vào môi trường ao nuôi tôm bằng cả hai phương pháp: truyền thống và phân tử. • Làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu liên quan. 3  Ý nghĩa thực tiễn của đề tài • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất chế phẩm sinh học tại địa phương nhằm khống chế dịch bệnh trên tôm, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững nghề NTTS của tỉnh TT Huế nói riêng và cả nước nói chung.  Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu và 3 chương Chương 1: Giới thiệu khái quát về tình hình nuôi tôm và dịch bệnh ở Việt Nam và các vùng nuôi tôm ven đầm phá của tỉnh TT Huế, đồng thời đề cập đến probiotic và tình hình nghiên cứu, ứng dụng probiotic trong nuôi tôm. Chương 2: Nêu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Chương 3: Trình bày những kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu trong đó có sự so sánh với các công trình nghiên cứu liên quan khác, đồng thời nêu lên các kết luận rút ra từ những kết quả đã đạt được và kiến nghị cho hướng phát triển của đề tài. 4 Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ NUÔI TÔM Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ VÙNG VEN ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NÓI RIÊNG 1.1.1. Tổng quan về nuôi tôm ở Việt Nam Nghề nuôi tôm Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tôm thương phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước [6]. Sự bùng nổ của nghề nuôi tôm thương phẩm được đánh dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09, cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp, đất hoang hoá sang NTTS. Chỉ trong vòng một năm sau đó, đã có 235,000 ha gồm 232,000 ha ruộng lúa, 1,900 ha ruộng muối và 1,200 ha diện tích đất hoang hoá ngập mặn được chuyển đổi thành ao nuôi tôm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, ngành tôm nuôi đã phát triển rất mạnh trong giai đoạn từ năm 2000 cho đến nay. Diện tích mặt nước nuôi tôm nước mặn, lợ năm 2005 đã đạt đến 616,9 ngàn ha, tăng 1,9 lần so với năm 2000 [15]. Phần lớn diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), rải rác dọc các cửa sông, kênh, rạch ven biển miền Trung, đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình ở miền Bắc [6]. Song song với việc mở rộng diện tích, sản lượng tôm nuôi cũng tăng mạnh từ những năm 90 và đặc biệt là từ sau năm 2000 (Bảng 1.1), Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước có sản lượng tôm nuôi cao nhất trên thế giới. Các loài tôm nuôi chính ở Việt Nam gồm tôm sú (Penaeus monodon), tôm he mùa (Penaeus merguiensis), tôm nương (P. orientalis), tôm đất/rảo (Metapenaeus ensis), trong đó tôm sú là loài nuôi chủ đạo, đóng góp sản lượng cao nhất (Bảng 1.2 và 1.3). Bảng 1.1. Sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam (Nguồn: Báo cáo của Bộ Thuỷ sản từ 1990-2003) Khu vực 1986 1990 1995 1999 2000 2001 2002 Miền Bắc 127 1,114 1,897 2,693 2,114 4,382 9,215 Bắc Trung bộ 0 168 888 1,351 1,713 3,552 6,387 Nam Trung bộ 495 589 4,135 6,993 17,153 23,727 20,890 Đông Nam bộ 242 542 1,570 3,652 990 3,153 4,359 Tây Nam bộ 14,741 30,333 47,121 44,307 81,875 127,899 153,122 Cộng 15,605 32,746 55,593 58,996 103,845 162,713 193,973 Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam 2009 (Nguồn: NN&PTNT, 2009) 5 Tôm sú Tôm thẻ chân trắng Tôm khác Sản lượng Diện tích (ha) 598,679 18,628 12,136 629,443 Sản lượng (tấn) 236,492 84,320 66,729 387,541 Bảng 1.3. Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo vùng ở Việt Nam (Nguồn: NN&PTNT, 2009) Khu vực Tôm sú Tôm thẻ chân trắng Sản lượng Miền Bắc 3,427 6,058 11,308 Miền Trung 9,321 63,554 77,785 Miền Nam 223,745 14,708 298,448 Tổng 236,493 84,320 387,541 Nuôi tôm ở Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Trong thập kỷ qua, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam bình quân đạt 20 %/năm [24], và giá trị xuất khẩu tôm thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Năm 2002, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt hơn 2 tỷ USD trong đó xuất khẩu tôm đông lạnh chiếm 47 %, đứng thứ 2 sau xuất khẩu dầu khí. Năm 2004, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỷ USD chiếm 8,9 % tổng giá trị xuất khẩu cả nước, trong đó tôm đông lạnh chiếm 53 % tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản [6]. Trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 191,553 tấn tôm, thu về hơn 1,6 tỷ USD, làm cho tôm trở thành mặt hàng thủy sản có giá trị xuất khẩu nhất của Việt Nam. Đến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,1 tỷ USD, trong đó mặt hàng tôm chiếm 39 % [110]. Tuy vậy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành. Đó là các tác động kinh tế, xã hội, môi trường của ngành nuôi tôm và gần đây là các vấn đề về rào cản chất lượng sản phẩm và tranh chấp thương mại giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu. Nuôi tôm ở Việt Nam chủ yếu vẫn do các nông hộ thực hiện ở quy mô sản xuất nhỏ. Chuỗi thị trường từ khâu sản xuất đến khâu chế biến và tiêu thụ chưa được thiết lập chặt chẽ, làm cho nghề nuôi tôm mang tính nhỏ lẻ và manh mún, kém hiệu quả, rủi ro cao, chất lượng không ổn định dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh với các nước khác 6 trong khu vực. Hơn nữa, việc chuyển đổi quá nhanh một diện tích lớn ruộng lúa, ruộng muối năng suất thấp và đất hoang hoá ven biển sang nuôi tôm kéo theo một loạt các vấn đề bất cập về cung ứng vốn đầu tư, giống, kỹ thuật công nghệ, quản lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm đã và đang đặt ra những vấn đề môi trường bức xúc trước mắt và lâu dài như suy thoái rừng ngập mặn, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường và sự phát triển của dịch bệnh [6]; [17]; [28]. Theo ước tính của Bộ Thuỷ sản (1996), nạn dịch bệnh tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong các năm 1994-1995 đã ảnh hướng tới 85,000 ha và gây thiệt hại 294 tỷ đồng. Và trong các năm 2001, 2002 dịch bệnh tôm tiếp tục đe doạ và gây ảnh hưởng lớn ở khu vực ĐBSCL. Năm 2003, cả nước có 546,757 ha nuôi tôm nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích có tôm nuôi bị bệnh và chết là 30,083 ha. Riêng các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang có tới 29,200 ha tôm nuôi bị chết nhiều, chiếm 97,06 % diện tích có tôm bị chết trong cả nước. Năm 2008, dịch bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh trọng điểm nuôi tôm như Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh. Diện tích bị dịch bệnh ở các tỉnh vùng Bắc Bộ ước tính khoảng 18 nghìn ha [6]. Trong năm 2011, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết ngành nuôi tôm ở các tỉnh ĐBSCL đã mất trắng khoảng 60,000 ha vì dịch bệnh. Bước sang vụ nuôi tôm mới, nhưng chỉ trong 2 tháng đầu năm 2012, đã có một số vùng nuôi tôm bị chết với tỷ lệ 30-70 % diện tích. Và tính đến hết tháng 6/2012, cả nước đã thả giống gần 615 nghìn ha tôm, tuy nhiên, đến nay gần 40 nghìn ha tôm đã chết, chủ yếu là tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh. Các tỉnh thiệt hại lớn là Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An, các tỉnh Nam Trung Bộ…[111]. Hạn chế lớn nhất về công nghệ là ngành nuôi tôm ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung chưa chủ động được khâu sản xuất giống, chưa cung cấp đủ giống, con giống chất lượng thấp và chưa kiểm soát được dịch bệnh trong sản xuất và lưu thông giống, nuôi với mật độ cao, không tuân theo lịch thời vụ, không tuân theo quy trình kỹ thuật, nguồn nước bơm vào một số nơi bị ô nhiễm. Một số bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm là bệnh vi rút đốm trắng-WSSV, bệnh đầu vàng-YHD, bệnh Parvovirus ở gan tụy tôm-HPV, bệnh do Penaeus Monodon Baculovirus- 7 MBV, bệnh do ký sinh trùng, do môi trường và dinh dưỡng, bệnh do vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn dạng sợi, bệnh do nấm…[29]. 1.1.2. Tổng quan về nuôi tôm vùng ven đầm phá tỉnh TT Huế TT Huế có hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á, nằm trải dài trên 70 km thuộc địa bàn của 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc và Phú Vang) với diện tích mặt nước khoảng 22,600 ha, có nguồn lợi thủy sản dồi dào và đa dạng sinh học cao [2]. Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai nhận nước ngọt từ hầu hết các sông lớn trong khu vực (sông Hương, Bồ, Ô Lâu, Đại Giang và Truồi), đồng thời thông với biển qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Khu vực đầm phá chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hòa dòng chảy, ngăn chặn sự xâm nhập mặn, ngoài ra nó còn được khai thác phục vụ giao thông thủy, đánh bắt và NTTS. Nhìn chung, môi trường nước lợ của đầm phá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân bố và phát triển đa dạng của các sinh vật thủy sinh, mang lại một nguồn lợi thủy sản đáng kể cho cộng đồng 300.000 cư dân sinh sống ven bờ [62]. Từ năm 1994, tỉnh TT Huế đã xác định NTTS như một ngành kinh tế mũi nhọn của vùng [83]. Phát triển NTTS, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm đã mang lại diện mạo mới cho vùng đầm phá. Từ các cơ chế, chính sách thông thoáng của Nhà nước và chính quyền địa phương, người dân TT Huế đã phát triển NTTS một cách ồ ạt trên các vùng đất ven đầm phá, diện tích nuôi tôm tăng đột biến từ 1,800 ha năm 1999 lên đến 3,200 ha năm 2001 (Sở Thủy sản TT Huế, 2002). Diện tích NTTS của tỉnh hiện nay là 5,800 ha, trong đó diện tích ao nuôi tôm nước lợ và nước mặn là 3,900 ha, nuôi tôm nước ngọt là 1,900 ha, diện tích nuôi trong năm 2011 ước tính đạt 5,910 ha [111]. Về sản lượng tôm, năm 2007 ước tính đạt 7,800 tấn trong đó tôm sú đạt 3,360 tấn. Ngành thuỷ sản đóng vai trò kinh tế-xã hội quan trọng đối với tỉnh TT Huế với tổng doanh thu xuất khẩu năm 2005 lên đến 6 triệu USD, chiếm 0,23 % của tổng kim ngạch toàn quốc (2,65 tỉ USD). Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá chưa hợp lý và sự phát triển NTTS thiếu quy hoạch đã làm môi trường nước bị ô nhiễm, tôm bị dịch bệnh, nuôi tôm bị mất mùa, thua lỗ trong những năm gần đây. Tình hình dịch bệnh trên tôm 8 diễn ra và lây lan trên diện rộng làm ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội và ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đầm phá (Bảng 1.4). Theo Báo cáo của Sở Thủy sản TT Huế năm 2007, ước tính có 1.052,98 ha ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh (chiếm 36,91%), năm 2010, 889,7 ha ao nuôi tôm đã mất trắng do dịch bệnh. Từ chỗ xuất khẩu thủy sản đạt 27 triệu USD vào năm 2002 thì đến năm 2003 chỉ còn 5 triệu USD, năm 2004 còn 3 triệu USD [112]. Mãi đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh mới tăng lên được 6,3 triệu USD và chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch toàn tỉnh [22]; [34]. Bảng 1.4. Diện tích nuôi tôm đến năm 2007 ở các huyện thuộc tỉnh TT Huế Tên huyện Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) Tổng Cao triều Hạ triều Chắn sáo Phú Lộc 1010,000 325,650 684,350 0,000 299,420 Phú Vang 1908,270 765,510 662,560 480,300 410,530 Quảng Điền 695,050 30,700 656,350 7,000 414,050 Hương Trà 287,600 27,700 259,900 0,000 190,000 Phong Điền 19,600 0,000 19,600 0,000 0,000 Tổng cộng 3920,520 1149,460 2282,760 487,300 519,590 Trong số những dịch bệnh thủy sản thì bệnh do vi khuẩn gây nên chiếm một tỷ lệ lớn. Sự phát triển nhanh chóng của các vi khuẩn gây bệnh cơ hội là nguyên nhân chủ yếu của tỷ lệ tử vong cao ở tôm trong môi trường nước ao nuôi giàu chất hữu cơ. Trong đó, Vibrio spp. mà phổ biến là Vibrio alginolyticus, V. anguillarum, V. harveyi và V. parahaemolyticus được xem là nhân tố chính [29]; [50]; [61]. Thông thường, việc bổ sung các loại thuốc kháng sinh và hóa chất với nồng độ hợp lý vẫn là giải pháp được chọn lựa cho mục đích kiểm soát dịch bệnh do Vibrio spp. trong nuôi tôm. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh và hóa chất không đúng quy cách và liều lượng thường mang lại hiệu quả thấp. Ngoài ra phương pháp này cũng có một số nhược điểm như tạo ra các dòng vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh rất nguy hiểm có thể gây suy thoái môi trường [38]; [68]; [86]; [92]; [98], và sự tồn dư các loại kháng sinh cũng như hóa chất trong động vật thủy sản, làm giảm đáng kể sức cạnh tranh về mặt kinh tế đối với các sản phẩm xuất khẩu. Vì vậy, việc tạo ra các chế phẩm sinh học từ các vi sinh vật bản địa phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, độ an toàn sinh học cao và giá thành rẻ thật sự 9 là một vấn đề cấp thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 1.2. PROBIOTIC VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PROBIOTIC TRONG NUÔI TÔM 1.2.1. Khái niệm về probiotic Probiotic theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “dành cho cuộc sống” và đã có nhiều định nghĩa cho thuật ngữ này từ các tác giả khác nhau. Lily và Stillwell (1965) đã dùng thuật ngữ này để mô tả những chất được tiết ra bởi một loại vi sinh vật (VSV) nào đó mà có thể kích thích sự phát triển của sinh vật khác [69]. Parker (1974) lại cho rằng probiotic là những vi sinh vật (VSV) như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào thực phẩm giúp cân bằng quần thể VSV trong ruột của sinh vật chủ [85]. Theo Fuller (1989), probiotic là những VSV được sử dụng làm thức ăn bổ sung gây ra những ảnh hưởng hữu ích lên vật chủ bằng cách ổn định hệ VSV đường ruột [55]. Năm 1992, Havenaar đã mở rộng định nghĩa về probiotic: Probiotic được định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các VSV sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của VSV bản địa. Trên cơ sở những nghiên cứu gần đây, Salminen và cs. (1999) cho rằng probiotic là các chế phẩm hay các thành phần có nguồn gốc từ tế bào VSV có tác động có lợi lên vật chủ [90]. Theo tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc/Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO, 2001): “Probiotic là các VSV sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể vật chủ” [51]. Một cách tổng quát, theo Phạm Thị Tuyết Ngân (2007): “Probiotic là hỗn hợp bổ sung mang bản chất của các VSV sống tác động có lợi đối với vật chủ nhờ cải thiện hệ vi sinh liên kết với vật chủ hoặc sống tự do trong môi trường, nó giúp cải thiện việc sử dụng thức ăn hoặc tăng cường giá trị dinh dưỡng của thức ăn, ngoài ra probiotic còn giúp tăng khả năng đề kháng của vật chủ đối với mầm bệnh hoặc nhờ vào sự cải thiện chất lượng của môi trường sống” [18]. Thông thường, các chủng VSV có thể sử dụng làm probiotic đã được phân lập từ VSV bản địa và ngoại sinh của các loài động vật thủy sản. Các loại vi khuẩn Gram (-), kỵ khí tùy nghi như Vibrio và Pseudomonas tạo thành hệ VSV bản địa chiếm ưu thế của một loạt các loài cá biển. Ngược với các loài cá nước mặn, hệ VSV bản địa của các loài cá nước ngọt có xu hướng bao gồm các loài thuộc giống 10 [...]... Wang và cs (2005) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm trợ sinh thương mại đến chất lượng nước trong các ao nuôi tôm và kết quả đã cho thấy rằng các chế phẩm có thể làm giảm đáng kể nồng độ nitrogen và phosphorus trong nước ao nuôi so với đối chứng [101] Yanbo Wang và cs (2006) đã khảo sát tác dụng của các chế phẩm trợ sinh đến trầm tích của ao nuôi tôm trong suốt 117 ngày của quá trình nuôi Kết quả. .. lượng nước trong các ao nuôi tôm nhiệt đới Việc bổ sung các sản phẩm VSV thương mại vào các ao nuôi tôm đã không mang lại kết quả trong việc cải thiện đáng kể chất lượng nước so với đối chứng Tuy nhiên, chất lượng nước là khá tốt hơn trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi và sản xuất tôm cao hơn ở một số ao đã chỉ ra rằng một số sản phẩm VSV có tiềm năng để tăng cường môi trường ao nuôi và sản lượng tôm. .. Kết quả đã cho thấy các chế phẩm này đã đóng một vai trò quan trọng trong tỉ lệ sống sót, phát triển và kháng bệnh của tôm bằng cách bảo đảm các thông số chất lượng nước tốt trong suốt thời gian nuôi [71] Xu-xia Zhou và cs (2009) đã nghiên cứu tác dụng của chế phẩm trợ sinh đến ấu trùng tôm dựa trên chất lượng nước, tỷ lệ sống sót và hoạt động enzyme tiêu hóa Kết quả cho thấy việc bổ sung chế phẩm trợ. .. sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm còn rất hạn chế Chỉ có 10 loại chế phẩm sinh học được sử dụng, trong đó có tới 90% chế phẩm có nguồn gốc nước ngoài Hiện nay, chế phẩm sinh học Bokashi trầu của Trường Đại học Nông Lâm Huế đã được người dân nuôi tôm địa phương xác nhận có hiệu quả bước đầu Nhưng các VSV được sử dụng có nguồn gốc từ chế phẩm EM của Nhật Bản Đa phần các loại chế phẩm sinh học... Kết quả đã cho thấy chế phẩm trợ sinh có thể làm giảm sự tích lũy các chất dinh dưỡng (nitrogen, 16 phosphate và lưu huỳnh) và cải thiện thành phần của các quần thể vi khuẩn trong trầm tích ao nuôi, và do đó, cung cấp một môi trường trầm tích tốt cho việc nuôi tôm [104] Lakshmanan R và P Soundarapandian (2008) đã đánh giá hiệu quả của các chế phẩm sinh học thương mại đến việc nuôi tôm sú Penaeus monodon... dữ liệu về thông số chất lượng nước đã được thu thập và phân tích để thấy được sự khác biệt giữa các giá trị “trước” và “sau” trong mỗi ao trong mỗi ứng dụng hơn là thấy được một phân tích tổng thể giữa các ao được xử lý và ao đối chứng [87] Sonnenholzer và Boyd (2000) đã đánh giá tác động của chế phẩm trợ sinh đến tỷ lệ phân hủy chất hữu cơ ở đáy ao sau khi thu hoạch và chất lượng nước thải ra nhằm... thả vào các ao nuôi diện tích 1000 m 2 với mật độ thả nuôi là 30 con/m2 Tôm được cho ăn thức ăn thương mại với khối lượng bằng 1% trọng lượng cơ thể, chia làm ba lần mỗi ngày Các ao nuôi không có sự trao đổi nước liên tục với bên ngoài mà chỉ thêm nước vào khi mực nước trong ao hạ thấp Ở ao thí nghiệm (TN), chế phẩm trợ sinh từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp A1 được bổ sung trực tiếp vào nước nuôi. .. pH nước ổn định, màu nước trong ao xanh, tôm sú không nhiễm bệnh, năng suất thu hoạch tôm tăng” Ở Sóc Trăng, mô hình nuôi tôm sú bằng chế phẩm vi sinh ES-01 và BS-01 của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sinh học phục vụ NTTS đã góp phần đưa năng suất tôm nuôi nhiều trang trại đạt tới 12 tấn/ha/vụ Nhiều hộ nuôi tôm có xử lý chế phẩm vi sinh cho thấy môi trường nước luôn ổn định, tôm phát triển nhanh... dụng nhiều chế phẩm vi sinh và nhiều nơi đã làm quen với việc sử dụng các chế phẩm vi sinh này và có kết quả khá tốt Tuy nhiên, cần có một sự đánh giá toàn diện về hiệu quả kinh tế và phương pháp sử dụng Đặng Thị Hoàng Oanh và cs (2000) đã nghiên cứu tác dụng của men vi sinh Bio-dream lên các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh với liều lượng 1g/m3 (theo hướng dẫn của nhà... ở Quảng An, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế [9] Cũng theo hướng đó, Ngo Thi Tuong Chau và cs (2010a và 2010b) đã phân lập và đặc tính hóa vi khuẩn thuộc giống Vibrio phân lập từ tôm bệnh trong các ao nuôi của tỉnh TT Huế [80]; [81]; [82] 1.3 XẠ KHUẨN VÀ KHẢ NĂNG TRỢ SINH TRONG NUÔI TÔM 1.3.1 Giới thiệu chung về xạ khuẩn 1.3.1.1 Phân bố của xạ khuẩn trong tự nhiên Sự tồn tại của xạ khuẩn được thừa nhận và . quả của chế phẩm trợ sinh từ Streptomyces sp. A1 đến chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm tại Phú Lộc - Thừa Thiên Huế nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc sử dụng chế phẩm trợ sinh. nuôi trồng thủy sản của tỉnh TT Huế.  Mục đích nghiên cứu • Giám sát được hoạt động và đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm trợ sinh từ Streptomyces sp. A1 đến chất lượng môi trường. Streptomyces sp. A1, được phân lập ngay tại ao nuôi tôm ở tỉnh TT Huế với những đặc tính trợ sinh mong muốn. • Giám sát hoạt động của chế phẩm trợ sinh khi được sử dụng vào môi trường ao nuôi tôm bằng

Ngày đăng: 13/11/2014, 11:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 103 CFU/100mL

  • MỞ ĐẦU

    • - Chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. A1 có khả năng trợ sinh trong nuôi tôm được nhóm chúng tôi phân lập và đặc tính hóa trước đây [81]. Mẫu hiện đang được lưu giữ ở trạng thái đông khô tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học - Khoa Sinh học - Trường Đại học Khoa học Huế.

    • Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • 1.1.1. Tổng quan về nuôi tôm ở Việt Nam

      • 1.1.2. Tổng quan về nuôi tôm vùng ven đầm phá tỉnh TT Huế

      • 1.2.1. Khái niệm về probiotic

      • 1.2.2. Cơ chế tác động của probiotic trong NTTS

      • 1.2.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng probiotic trong nuôi tôm

      • 1.3.1. Giới thiệu chung về xạ khuẩn

      • 1.3.2. Xạ khuẩn thuộc giống Streptomyces

      • 1.3.3. Xạ khuẩn và khả năng sản sinh các hợp chất thứ cấp

      • 1.3.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng xạ khuẩn trong nuôi tôm

      • 1.4.1. Nguyên tắc

      • 1.4.2. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật DGGE

      • 1.4.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật DGGE

      • Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • - Chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. A1 có khả năng trợ sinh trong nuôi tôm được được nhóm chúng tôi phân lập và đặc tính hóa trước đây [81]. Mẫu hiện đang được lưu giữ ở trạng thái đông khô tại phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ Sinh học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế.

        • 2.2.1. Nhân sinh khối chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. A1

        • 2.2.2. Bố trí thí nghiệm

        • 2.2.3. Thu mẫu và xử lý mẫu

        • 2.2.4. Phân tích chất lượng nước môi trường ao nuôi tôm

        • 2.2.5. Giám sát hoạt động của chế phẩm trợ sinh từ Streptomyces sp. A1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan