tóm tắt luận án rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học sinh học 11 trung hoc pho thong

28 461 0
tóm tắt luận án rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học sinh học 11 trung hoc pho thong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ============o0o============ TRẦN SỸ LUẬN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn sinh học Mã số: 62 14 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội, năm 2013 2 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm, Trường Đại học Vinh Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Phúc Chỉnh, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: TS. Vũ Đức Lưu, Viện KHGD Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng 10 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án này tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3 1 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Để thích ứng với xã hội hiện đại, mỗi người cần phải học không chỉ trong thời gian ở nhà trường mà học tiếp cả cuộc đời. Điều này đòi hỏi, dạy học ngày nay phải dạy cách học, kỹ năng (KN) học, đặc biệt là KN tự học (TH) để hình thành và phát triển năng lực TH cho học sinh (HS). Học không chỉ là tri thức mà học cả cách tìm ra tri thức và những KNTH cần thiết để TH một cách hiệu quả. Theo cách hiểu này, kiến thức chưa phải là đích cuối cùng của dạy học, mà qua kiến thức phải thức đẩy động cơ, hình thành phương pháp, KNTH hay năng lực TH mới là đích cuối cùng. 2. Trong thực tiễn, đa số HS đạt được KNTH Sinh hoc 11 (SH11) còn ở mức thấp; động cơ, hứng thú với môn học chưa cao; thời lượng dành cho TH SH11 còn ít; phần lớn giáo viên (GV) chưa xác định được hệ thống các KN cơ bản, cần có để học SH11 và biện pháp hình thành; GV vẫn nặng về dạy kiến thức mà từ kiến thức chưa hình thành KNTH cho HS. 3. Để đạt mục tiêu hình thành kiến thức sinh học cấp cơ thể một cách hệ thống, HS phải sáp nhập kiến thức mới thu nhận về từng hoạt động sinh lý với nhau và với vốn kiến thức đã có. Học theo con đường lô gic như vậy, rất phù hợp với học tập theo quan điểm lý thuyết kiến tạo (xây dựng kiến thức). Đây là điều kiện thuận lợi để rèn luyện KNTH cho HS. 4. Vấn đề TH đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, tuy nhiêu nghiên cứu về KNTH trong SH11 thì chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Rèn luyện cho học sinh KNTH trong dạy học SH11” làm đề tài nghiên cứu. II. MỤC TIÊU Xác định được hệ thống các KN cơ bản, cần có để TH SH11; xây dựng và sử dụng được biện pháp rèn luyện các KN đó một cách hợp lý, nhằm nâng cao KNTH cho HS trong dạy học SH11. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Hệ thống các KNTH SH11 và biện pháp hình thành. 2. Khách thể Quá trình dạy học SH11. 2 IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác định được hệ thống các KN cơ bản, cần có để TH SH11; xây dựng và sử dụng được biện pháp rèn luyện các KN đó một cách hợp lý, sẽ nâng cao KNTH cho HS trong dạy học SH11. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan các nghiên cứu về TH và KNTH. 2. Xây dựng cơ sở xác định KNTH SH11 và biện pháp hình thành. 3. Đánh giá thực trạng KNTH SH11 của HS và biện pháp rèn luyện KNTH SH11 cho HS trong dạy học SH11 của GV. 4. Phân tích, xác định đặc điểm, lôgic nội dung SH11 làm cơ sở xác định các KN cần có để TH SH11 và biện pháp hình thành. 5. Xác định hệ thống KNTH SH11 cần rèn luyện, các thao tác (TT) thực hiện KN và yêu cầu cần đạt đối với mỗi KN. 6. Xây dựng và sử dụng quy trình rèn luyện KNTH SH11 trong hình thức bài lên lớp. 7. Thực nghiệm sư phạm (TNSP) kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2. Phương pháp điều tra 3. Phương pháp TNSP 4. Phương pháp xử lý kết quả TNSP VII. GIỚI HẠN CỦA LUẬN ÁN Hệ thống các KNTH cơ bản, cần có để TH SH11 và biện pháp hình thành trong hình thức bài lên lớp. VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xác định KNTH SH11 và biện pháp hình thành. 2. Xác định được hệ thống KN cơ bản, cần có để TH SH11, cách thực hiện từng KN (trình tự TT của KN) và yêu cầu cần đạt đối với mỗi KN. 3. Xây dựng được quy trình rèn luyện KNTH SH11 và các biện pháp cụ thể trong từng bước để rèn luyện KNTH SH11 cho HS trong hình thức bài lên lớp. 4. Xác định được cách thức đánh giá KNTH (quy trình, tiêu chí đánh giá từng KNTH SH11) và vận dụng để đánh giá mức độ đạt được KNTH SH11 của HS qua rèn luyện. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ TỰ HỌC VÀ KỸ NĂNG TƯ HỌC 1.1.1. Tự học Vấn đề TH đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó đặc biệt phải kể đến các nghiên cứu về cơ chế học tập (lý thuyết về học). Tuy câu trả lời về cơ chế học vẫn chưa được thỏa đáng, nhưng những lý thuyết này đã tạo nên những điểm tựa cho các quan điểm, xu hướng dạy học qua các thời đại. Cùng với các nghiên cứu về cơ chế học, có nhiều nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực dạy học cụ thể: xây dựng giải pháp, quy trình, biện pháp,…đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện lý luận về TH và nâng cao hiệu quả TH. Tuy nhiên, nghiên cứu về TH theo hướng hình thành và phát triển KN trong dạy học SH11 thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống 1.1.2. Kỹ năng tự học KNTH được các tác giả xem như là điều kiện để thực hiện quá trình học tập đạt hiệu quả. Có nhiều nghiên cứu về KN và KNTH theo nhiều hướng khác nhau: KN làm việc với sách giáo khoa (SGK), KN thảo luận nhóm, kỹ năng học tập,… Tuy nhiên, trong lĩnh vực sinh học còn ít các nghiên cứu về KN, đặc biệt KNTH SH11 thì chưa có nghiên cứu nào ở mức luận án tiến sỹ. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KNTH VÀ RÈN LUYỆN KNTH 1.2.1. Quan niệm về học Đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về học, sự khác nhau đó là do quan điểm, cách tiếp cận. Có hai cách tiếp cận chính: Cách thứ nhất, xem học là sự ghi nhớ, ghi chép, lặp lại, tích lũy số lượng thông tin và sử dụng khi cần. Cách tiếp cận này, chỉ phản ánh được mức độ thấp của quá trình học tập. Cách tiếp cận thứ 2, xem học là sự phân tích, tổng hợp, làm thay đổi nhận thức, thông hiểu thực tiễn, biến đổi con người, Cách tiếp cận này, đi vào chiều sâu, bản chất; xem học là sự tích cực, tự lực, chủ động ở người học hay được hiểu là TH. Tiếp thu các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Học là một quá trình tự biến đổi mình bằng cách tác động vào thế giới mà nhân loại đã khám phá, tái tạo lại thành tài sản riêng của người học là phù hợp với quan điểm hiện nay. 4 1.2.2. Lý thuyết kiến tạo Đến nay, có nhiều lý thuyết khác nhau về học, trong luận án này, chúng tôi sử dụng lý thuyết kiến tạo làm nền tảng lý luận cho việc xác định KNTH SH 11 và biện pháp hình thành. Tư tưởng của lý thuyết này là đặt vai trò, vị trí của người học lên hàng đầu:“Mỗi cá nhân tự xây dựng tri thức cho riêng mình, không đơn thuần chỉ là tiếp nhận tri thức ở người khác”. Trong quá trình học tập, người học phải thực hiện theo cơ chế: “đồng hóa”, “điều ứng”, “biến đổi”, “cân bằng cấu trúc nhận thức”, “thích nghi” với môi trường. Vận dụng quan điểm lý thuyết kiến tạo, chúng tôi cho rằng, để đạt được mục tiêu học tập, HS phải sáp nhập kiến thức mới thu nhận vào hệ thống kiến thức đã có. Quá trình đó, có thể minh họa bằng sơ đồ (sơ đồ 1.1). Sơ đồ 1.1. Quá trình sáp nhập kiến thức mới thu nhận vào vốn kiến thức đã có theo tư tưởng lý thuyết kiến tạo. Từ quan điểm lý thuyết kiến tạo, chúng tôi rút ra một số luận điểm làm cơ sở cho việc xác định KNTH SH11 và biện pháp rèn luyện: Học tập của HS là một quá trình, dưới sự hướng dẫn của GV, HS tích cực, tự lực, chủ động chuyển hóa kiến thức từ chương trình đào tạo thành kiến thức riêng của cá nhân. Để thực hiện được điều này, HS phải thu nhận kiến thức mới, sáp nhập với kiến thức đã có, cấu trúc lại hệ thống kiến thức, cải tạo kiến thức cũ, tạo ra hệ thống kiến thức mới, rồi vận dụng kiến thức đó vào những tình huống khác nhau. Trong quá trình kiến tạo có thể xuất hiện những mâu thuẫn, khi đó phải xác định sự tương thích giữa kiến thức mới thu nhận với kiến thức đã có theo ánh sáng của kiến thức mới. Giải quyết mâu thuẫn này là tìm ra những điểm tương thích theo những quan điểm phù hợp gọi là “điều ứng”, nghĩa là điều chỉnh lại để kiến thức mới và cũ hợp nhất tạo thành một thể thống nhất. Sau khi thu nhận và sáp nhập cần phải “xã hội hóa” sản phẩm mới học bằng cách HS diễn đạt lại kết quả nhận Vốn kiến thức đã có Kiến thức mới thu nhận Điều chỉnh và sáp nhập lại Phù hợp Sáp nhập Tri thức mới Không phù hợp Đồng hóa 5 thức của mình, sau đó bạn bè, thầy/cô góp ý, nhận xét, chỉnh sửa giúp mỗi HS nhận thức đúng về ND học và điều chỉnh cách học sao cho phù hợp. 1.2.3. Tự học 1.2.3.1. Quan niệm về tự học Theo quan điểm hiện nay, bản chất của học là TH, nghĩa là chủ thể tác động vào ND học một cách tích cực, tự lực để đạt được mục tiêu học tập. Quá trình hình thành kiến thức, KN, thái độ chủ yếu là do HS tự lực thực hiện, còn môi trường học chỉ đóng vai trò trợ giúp. Học chỉ có hiệu quả khi người học ý thức được việc học là cho mình, từ đó có động cơ, ý chí và quyết tâm để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong học tập. Chúng tôi cho rằng: TH là một quá trình chủ thể nhận thức tác động một cách tích cực, tự lực và chủ động vào thế giới mà nhân loại đã khám phá, chuyển hóa chúng thành tài sản riêng, làm cho bản thân phát triển. Như vậy, TH là mức độ cao của học, là sự tích cực, tự lực của người học, quá trình này mang sắc thái cá nhân. Tuy nhiên, với HS phổ thông để việc TH đạt hiệu quả cần thiết phải có sự hướng dẫn, trợ giúp của GV. 1.2.3.2. Các hình thức tự học Hình thức TH rất đa dạng. Có có thể khái quát thành sơ đồ: Sơ đồ 1.2. Quá trình đạt được mục tiêu học tập theo con đường TH Theo hướng nghiên cứu, chúng tôi chọn hình thức TH trong bài lên lớp có hướng dẫn của GV để tổ chức rèn luyện KNTH cho HS. 1.2.3.3. Các giai đoạn của quá trình tự học Dựa vào quan điểm chu trình học, quan điểm lý thuyết kiến tạo biện chứng, chúng tôi cho rằng quá trình TH gồm các giai đoạn (sơ đồ 1.3). Từ sơ đồ 1.3 cho thấy, quá trình TH một chủ đề cần trải qua: - Giai đoạn I - Tự nghiên cứu: + Bước 1 - Xác định ND theo định hướng của chủ đề, là khâu đầu tiên của quá trình học một chủ đề, nhằm nhận ra chủ đề và các ND thuộc chủ đề. + Bước 2 - Xác định bản chất của ND trong chủ đề, nhằm xác định trong các kiến thức cần thu nhận, kiến thức nào là chủ yếu, cốt lõi Mục tiêu GD TH theo HD Mục tiêu học tập Các nhà KH, SP Kinh nghiệm xã hội ND dạy học Trong nhà trường Tổ chức HDTH TH qua tài liệu HDTH Qua thực tế TH theo SGK 6 + Bước 3 - Xác định quan hệ giữa kiến thức mới thu nhận với nhau và với kiến thức đã có, nhằm chỉ ra dạng quan hệ giữa các kiến thức, liên kết các kiến thức. + Bước 4 - Xác định vị trí của kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có, nhằm đưa kiến thức mới vào vị trí (tọa độ) phù hợp trong hệ thống. - Giai đoạn II - Tự thể hiện và hợp tác: + Bước 5 - Diễn đạt kiến thức, nhằm bộc lộ sản phẩm mới kiến tạo, làm cơ sở cho việc thảo luận, chỉnh sửa. Có nhiều cách diễn đạt: lập dàn ý, lập bảng hệ thống, lập sơ đồ hệ thống,… + Bước 6 - Thảo luận, nhằm bàn luận, soi xét lại sản phẩm mới học. - Giai đoạn III - Tự điều chỉnh: + Bước 7 - Tự điều chỉnh, nhằm bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện kiến thức, KN và rút kinh nghiệm về cách học. - Giai đoạn IV - Vận dụng kiến thức Bước 8 - Vận dụng kiến thức, nhằm nhận ra giá trị của từng kiến thức và sử dụng được nó vào những tình huống khác nhau. Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn của quá trình TH một chủ đề Tóm lại, quá trình TH một chủ đề được diễn ra theo 4 giai đoạn: tự nghiên cứu, hợp tác, tự điều chỉnh và vận dụng. 1.2.4. Quan niệm về kỹ năng và kỹ năng tự học 1.2.4.1. Kỹ năng Có nhiều quan điểm khác nhau về KN, theo hướng nghiên cứu của luận án, chúng tôi hiểu rằng: KN là khả năng của con người thực hiện một cách có hiêụ quả một hành động nào đó để đạt được mục đích xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định. Cấu trúc của KN, hầu hết các tác giả xác định gồm ba yếu tố: - Một là, mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện; Chủ thể thay đổi Tự thể hiện (diễn đạt) Tự điều chỉnh Đối tượng học (ND) Xác định ND học Xác định bản chất ND Xác định quan hệ giữa kiến thức mới thu nhận với kến thức đã có Xác định vị trí ND mới thu nhận trong hệ thống kiến thức đã có Sáp nhập Tư duy Thu nhận Chủ thể học Vận dụng 7 - Hai là, tri thức về phương thức (cách thức) thực hiện các TT hành động và tri thức về đối tượng hành động; - Ba là, hệ thống các TT hành động và phương tiện tương ứng. Như vậy, KN chứa đựng trong đó cả mục đích hành động, tri thức hành động và TT hành động. Tùy theo từng loại KN mà các thành phần trên tham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau. 1.2.4.2. Kỹ năng tự học Từ quan niệm về TH (mục 1.2.3.1), quan niệm về KN (mục 1.2.4.1), chúng tôi cho rằng: KNTH là khả năng của người học tự vận dụng một cách tích cực, tự lực, chủ động những tri thức đã có để thực hiện hành động học tập, bằng cách lựa chọn và triển khai được các TT tác động vào ND học nhằm đạt được mục tiêu học tập. Một người được xem là có KNTH khi đứng trước một ND/nhiệm vụ học tập, người đó phải: xác định được mục tiêu học tập, lựa chọn được KN phù hợp để triển khai quá trình học tập, có tri thức để thực hiện đúng và đạt yêu cầu của KN và đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu học tập. 1.2.5. Rèn luyện kỹ năng tự học TH là HS phải tự động thực hiện được hành động học tập. Nghĩa là, trước một ND/nhiệm vụ học tập HS phải tự lực xác định được cách thức (trình tự các TT của KN) tác động vào ND/nhiệm vụ học tập và có tri thức để thực hiện đúng từng TT của KN. Để thực hiện được điều này, GV phải giúp HS xác định được những KN cần có và các TT tương ứng để HS có thể tự triển khai được quá trình học tập trên ND/nhiệm vụ đó. Như vậy, thực chất rèn luyện KNTH là tổ chức, hướng dẫn HS xác định KN và triển khai được các TT của KN trên ND/nhiệm vụ học tập. Giúp HS nhận ra KN cần có và các yếu tố cấu thành KN, trong đó TT thực hiện hành động học tập dựa trên tri thức đã có để đạt được mục tiêu là yếu tố cơ bản cần tập trung rèn luyện. Tóm lại, lý luận trên là cơ sở lý thuyết quan trọng để xác định hệ thống các KN cơ bản cần có và biện pháp hình thành trong dạy học SH11. 1.3. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC SH 11 Trong khuôn khổ khảo sát cho thấy, mức độ đạt được KNTH của HS còn thấp. Nguyên nhân chính là do, động cơ, ý thức TH đối với SH11 của HS còn thấp, GV chưa xác định được các KN cơ bản, cần có để TH SH11 và biện pháp hình thành. Vì vậy, rèn luyện KNTH SH11 cho HS hiện nay phải được bắt đầu từ mức KNTH của HS còn thấp hoặc chưa có, đặc biệt các KN sáp nhập, diễn đạt, chỉnh sửa và vận dụng; đối với GV cần phải tập huấn để nâng cao nhận thức về KN, KNTH và biện pháp rèn luyện KNTH. [...]... TỰ HỌC SINH HỌC 11 2.3.1 Nguyên tắc rèn luyện kỹ năng tự học Sinh học 11 2.3.1.1 Bám sát mục tiêu, chuẩn kiến thức, KN 2.3.1.2 Rèn luyện KNTH SH11 trong quá trình hình thành kiến thức SH11 2.3.1.3 Rèn luyện KNTH SH11 phải nâng dần mức độ phối hợp giữa các KN 2.3.1.4 Rèn luyện KNTH SH11 trong sự hình thành và phát triển năng lực TH 2.3.2 Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học Sinh học 11 Biện pháp rèn luyện. .. thức đã có trong quá trình học tập Sinh học 11 theo quan điểm lý thuyết kiến tạo”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11 năm 2012, tr 97-99 9 Trần Sỹ Luận, Lê Tiến Vinh (2 011) , “Biện pháp hình thành KNTH trong dạy học Sinh học 11- THPT”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về dạy học sinh học, tr 447- 456 10 Trần Sỹ Luận (2 011) , “Thực trạng rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học Sinh học 11 ở một số giáo viên THPT... Sỹ Luận, Lê Tiến Vinh (2 011) , Rèn luyện cho học sinh kỹ năng xác định dấu hiệu bản chất và định nghĩa khái niệm trong dạy học Sinh học 11 , Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt cuối năm 2 011, tr 75-77 3 Trần Sỹ Luận (2012), “Khai thác kiến thức sinh lý từ hình trong sách giáo khoa Sinh học 11 , Tạp chí thiết bị Giáo dục, số 82, tr 29-32 4 Trần Sỹ Luận (2012), “Hướng dẫn sinh viên tự học học phần Lý luận dạy. .. Khoa học nghiên cứu sinh, Trường ĐHSP Hà Nội lần thứ 2, tr 126-134 7 Trần Sỹ Luận (2012), “Phát triển năng lực học tập của học sinh trong dạy học Sinh học 11 THPT”, Kỷ yếu Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam, Hội thảo khoa học Quốc gia lần thứ nhất, tr 855-862 8 Trần Sỹ Luận (2012), Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sáp nhập kiến thức mới vào hệ thống kiến thức đã có trong. .. rèn luyện KNTH trong hình thức bài lên lớp, hy vọng rằng sẽ có những nghiên cứu về rèn luyện KNTH trong các hình thức khác 2.3 Cần có nghiên cứu về KNTH trong mối tương quan với động cơ học, cách học nhằm xây dựng các biện pháp phát triển năng lực TH trong dạy học Sinh học 25 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1 Trần Sỹ Luận (2010), “Một số kết quả tìm hiểu về kỹ năng tự học môn sinh học của học sinh lớp 11. ..8 Chương 2 RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 11 2.1.1 Quan điểm xây dựng chương trình SH11 Nghiên cứu thế giới sống là nghiên cứu về tổ chức sống, hoạt động sống cùng điều kiện tồn tại, phát triển cũng như những ứng dụng của nó trong cuộc sống Tổ chức sống bao gồm các cấp độ từ nhỏ đến lớn, trong mỗi cấp độ sống có... “Hướng dẫn sinh viên tự học học phần Lý luận dạy học sinh học tại trường Đại học Hồng Đức”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 9/2012, tr 108-100 5 Trần Sỹ Luận (2012), Rèn luyện kỹ năng diễn đạt kiến thức hệ thống qua lập sơ đồ trong dạy học Sinh học 11 , Tạp chí thiết bị Giáo dục, số 86, tr 16-19 6 Trần Sỹ Luận (2010), “Hình thành kỹ năng tự học Sinh học 11- THPT của giáo viên ở một số trường THPT tỉnh... có thể rèn luyện được KNTH cho HS nếu xác định được các KN cơ bản, cần có và biện pháp hình thành như giả thuyết đã đặt ra 2 ĐỀ NGHỊ 2.1 Cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng GV cách hướng dẫn TH và rèn luyện KNTH; cần đưa ND rèn luyện KNTH vào học phần PPDH Sinh học trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngành sinh học, nhằm nâng cao năng lực cho GV, góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 2.2... học 11 2.2 KỸ NĂNG TỰ HỌC SINH HỌC 11 Xác định KNTH môn học có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, trong luận án này chúng tôi dựa vào: quan điểm chu trình học 3 thời, quan điểm lý thuyết kiến tạo biện chứng, quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu, đặc điểm ND và lôgic hình thành kiến thức SH11 làm cơ sở chính để xác định KNTH SH11cần rèn luyện Chúng tôi cho rằng, để tự học SH11 cần các KN/nhóm... sinh lý ở TV ở ĐV ứng ở ĐV Tìm ra điểm tương đồng giữa TV và ĐV theo từng hoạt động sinh lý Khái quát thành kiến thức sinh lý cấp cơ thể Xác định bản chất của quá trình sinh lý ở ĐV Xác định quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể ĐV Xác định vị trí của kiến thức mới trong hệ thống Kiến thức hệ thống theo từng hoạt động sinh lý ở ĐV Sơ đồ 2.1 Lô gic hình thành kiến thức Sinh học 11 2.2 KỸ NĂNG . đòi h i, dạy h c ngày nay phải dạy cách h c, kỹ năng (KN) h c, đặc biệt là KN tự h c (TH) để h nh thành và phát triển năng lực TH cho h c sinh (HS). H c không chỉ là tri thức mà h c cả cách. phải tập huấn để nâng cao nhận thức về KN, KNTH và biện pháp rèn luyện KNTH. 8 Chương 2 RÈN LUYỆN CHO H C SINH KỸ NĂNG TỰ H C TRONG DẠY H C SINH H C 11 TRUNG H C PHỔ THÔNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH. ĐẠI H C SƯ PHẠM H NỘI ============o0o============ TRẦN SỸ LUẬN RÈN LUYỆN CHO H C SINH KỸ NĂNG TỰ H C TRONG DẠY H C SINH H C 11 TRUNG H C PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn sinh

Ngày đăng: 13/11/2014, 10:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan