người phụ nữ trong văn hóa hồi giáo qua kinh qur'an và văn học ả rập

314 1.2K 6
người phụ nữ trong văn hóa hồi giáo qua kinh qur'an và văn học ả rập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO QUA KINH QUR’AN VÀ VĂN HỌC Ả RẬP Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62.31.70.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHAN THỊ THU HIỀN 2. TS. PHÚ VĂN HẲN PHẢN BIỆN 1: PGS.TS. NGUYỄN TRI NGUYÊN PHẢN BIỆN 2: PGS.TS. HUỲNH QUỐC THẮNG PHẢN BIỆN 3: TS. BÁ TRUNG PHỤ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: 1. GS. NGUYỄN TẤN ĐẮC 2. PGS.TS. THÀNH PHẦN 3. PGS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo qua kinh Qur’an và văn học Ả Rập này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác. Tác giả luận án Lê Thị Ngọc Điệp 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 MỤC LỤC 3 BẢNG TRA CÁC THUẬT NGỮ HỒI GIÁO SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 6 BẢNG TRA CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH MINH HỌA SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 8 DẪN NHẬP 9 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 9 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 9 3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 20 4. KHUNG LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU 21 5. KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 25 6. KẾT CẤU VÀ QUY CÁCH TRÌNH BÀY LUẬN ÁN 26 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28 1.1. Cơ sở lý luận 28 1.1.1. Giới và nghiên cứu giới trong văn hóa 28 1.1.2. Tôn giáo và nghiên cứu tôn giáo trong văn hóa 41 1.1.3. Quan hệ giới và tôn giáo trong văn hóa 50 1.2. Người phụ nữ trong hệ tọa độ văn hóa Hồi giáo Ả Rập 52 1.2.1. Không gian văn hóa 52 1.2.2. Chủ thể văn hóa 57 1.2.3. Thời gian văn hóa 60 1.2.4. Cốt lõi văn hóa 65 Tiểu kết chương 1 68 CHƯƠNG 2 : NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO Ả RẬP QUA KINH QUR’AN 69 4 2.1. Kinh Qur’an và sự phản ánh thực tại văn hóa, tinh thần văn hóa Ả Rập 69 2.1.1. Kinh Qur’an như một điển chế tôn giáo, chính trị, luật pháp, luân lý Hồi giáo 69 2.1.2. Kinh Qur’an trong sự áp dụng thực tế 70 2.2. Người phụ nữ trong những quan hệ gia đình qua kinh Qur’an 71 2.2.1. Quan hệ cha mẹ - con cái 72 2.2.2. Quan hệ vợ - chồng 81 2.3. Người phụ nữ trong những quan hệ xã hội qua kinh Qur’an 106 2.3.1. Tôn giáo, tín ngưỡng 107 2.3.2. Giáo dục 111 2.3.3. Kinh tế 118 2.3.4. Chính trị 125 Tiểu kết chương 2 134 CHƯƠNG 3 : NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO QUA VĂN HỌC Ả RẬP 136 3.1. Quan hệ văn học - văn hóa và hướng nghiên cứu văn hóa - văn học 136 3.2. Người phụ nữ trong văn học dân gian Ả Rập qua Ngàn lẻ một đêm 137 3.2.1. Ngàn lẻ một đêm và sự phản ánh thực tại văn hóa, tinh thần văn hóa Ả Rập 137 3.2.2. Ngoại hình và tính cách của các nhân vật nữ trong Ngàn lẻ một đêm 141 3.2.3. Số phận và khát vọng của các nhân vật nữ trong Ngàn lẻ một đêm 150 3.3. Người phụ nữ trong văn học hiện đại Ả Rập 158 3.3.1. Văn học hiện đại với những biến chuyển từ truyền thống đến hiện đại của văn hoá Hồi giáo Ả Rập 158 3.3.2. Số phận của các nhân vật nữ trong văn học hiện đại Ả Rập 159 5 3.3.3. Tính cách, khát vọng và nỗ lực vươn lên của các nhân vật nữ trong văn học hiện đại Ả Rập 178 3.3.4. Cái nhìn của các nhà văn nữ trong văn học hiện đại Ả Rập 183 Tiểu kết chương 3 185 KẾT LUẬN 186 TÀI LIỆU THAM KHẢO 191 TƯ LIỆU KHẢO SÁT 204 PHỤ LỤC 205 6 BẢNG TRA CÁC THUẬT NGỮ HỒI GIÁO SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN TT Thuật ngữ sử dụng trong luận án Nghĩa tiếng Việt 1. Allah Đấng Tối cao, Đấng Tạo hóa, Thượng đế duy nhất của người Hồi giáo 2. Caliph Người kế vị Mohammed, người đại diện vừa là vua, vừa là giáo chủ Hồi giáo 3. Hadith Hadith trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “lời nói”. Hadith là sử ký viết lại cuộc sống liên quan đến việc hành đạo của Mohammed 4. Hajj Hành hương 5. Hijab Khăn trùm kín đầu và cổ 6. Islam/ Hồi giáo Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là tuân phục. Ở Việt Nam Islam được gọi là đạo Hồi, hoặc Hồi giáo do gắn với bộ tộc người Hồi Hột ở Trung Quốc. Tên gọi Hồi giáo phổ biến ở Trung Quốc và những nước chịu ảnh hưởng Trung Quốc 7. Idjimá Thuộc luật Hồi giáo, ra đời trên cơ sở sự thống nhất về quan điểm pháp luật của các học giả pháp lý đạo Hồi 8. Qur’an Qur’an trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “đọc”. Là thành tố đầu tiên mang tính chất chủ đạo của luật pháp, nguồn luật cao nhất của Luật Hồi giáo, được coi là những lời của Đấng Allah tiết lộ cho Mohammed (570-632) 9. Qiyás Là án lệ được tuyên bởi thẩm phán cấp cao. Các thẩm phán của các nước theo Luật Hồi giáo có thể sử dụng tiền lệ pháp đó để giải 7 quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó không được đề cập trong kinh Qu’ran, kinh Sunnah và Idjmá 10. Mohammed Nhà Tiên tri cuối cùng của Allah 11. Muslim Tín đồ theo đạo Hồi 12. Rabb Trong kinh Qu’ran, Rabb là một trong những tên thông thường của Đấng tối cao Allah 13. Sahadah Tuyên xưng đức tin 14. Salât Cầu nguyện 15. Sawm Nhịn ăn 16. Shariah Luật Hồi giáo, dựa trên nền tảng là kinh Qur’an, kinh Sunnah (Hadiths, Idjmá và Qiyás) 17. Sunnah Sunnah có nghĩa là con đường, là lối sống, là cách hành xử của Mohammed. Kinh Sunnah chứa đựng những lời dạy bảo của tiên tri Mohammed và những giai thoại, những câu chuyện về Nhà tiên tri và các tín đồ của mình đã sống một cuộc sống phù hợp với trật tự tôn giáo được quy định trong kinh Qu’ran 18. Surah Chương trong kinh Qur’an 19. Umma Cộng đồng các tín đồ Hồi giáo trên thế giới 20. Zakat Thuế thiện nguyện 8 BẢNG TRA CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH MINH HỌA SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN STT Nội dung hình minh họa Trang Chương 1 H.1.1 Bản đồ hành trình biển của người Ả Rập 55 H.1.2 Bản đồ phân bố địa hình Ả Rập 57 H.1.3 Bản đồ các quốc gia thuộc bán đảo Ả Rập 59 H.1.4 Bản đồ mở rộng đế quốc Ả Rập từ Đông sang Tây 63 H.1.5 Tấm thảm cầu nguyện, ở giữa tấm thảm có la bàn chỉ về hướng Mecca 65 H.1.6 Cầu nguyện tại giáo đường 66 H.1.7 Hành hương đến Thánh địa Mecca 67 H.1.8 Hành hương đến Medina, nơi chôn cất Nhà Tiên tri Mohammed 67 Chương 2 H.2.1 Hijab nguyên mẫu cực đoan 83 H.2.2 Minh hoạ trong tác phẩm Vườn hương – được xem là Kamasutra của Ả Rập 93 9 DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, khám phá thế giới là động lực thúc đẩy xã hội loài người ngày càng phát triển, sự phát triển của văn hóa cũng không nằm ngoài quy luật này. Chúng ta đang bước vào đầu thế kỷ XXI, thế kỷ chứng kiến sự toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến xu hướng phát triển của đa văn hóa và hội nhập văn hóa, vì vậy, việc tìm hiểu văn hóa của các dân tộc trên thế giới cũng ngày càng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Cùng với Phật giáo và Kitô giáo, Hồi giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới với rất nhiều tín đồ, nhưng nghiên cứu văn hóa Hồi giáo ở Việt Nam vẫn còn là những điều mới mẻ. Hiện tại, ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Vấn đề về phụ nữ Hồi giáo trên thế giới hiện nay đang là một vấn đề khá nhạy cảm và gây ra những cuộc tranh luận chưa có hồi kết giữa các trường phái có quan điểm đối lập nhau. Do đó, việc đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ, vì quyền bình đẳng giữa nam và nữ là vấn đề chính trị - xã hội vô cùng bức thiết. Nghiên cứu người phụ nữ trong thế giới Hồi giáo Ả Rập từ trước đến nay chưa được giới khoa học trong nước quan tâm, thêm vào đó các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu từ góc độ xã hội học, sử học, dân tộc học, tôn giáo học, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu ở góc độ văn hóa học. Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề về Người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo qua kinh Qur’an và văn học Ả Rập từ hướng tiếp cận văn hóa học, một đề tài nghiên cứu hầu như rất mới ở Việt Nam. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trong phạm vi tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh mà người viết bao quát được, chúng tôi tiến hành phân chia tài liệu tham khảo thành bốn mảng nội dung chính gồm: (1) Các công trình nghiên cứu về văn hóa Hồi giáo; (2) Các công trình nghiên 10 cứu về nữ quyền Hồi giáo; (3) Các công trình nghiên cứu về kinh Qur’an và người phụ nữ Hồi giáo qua kinh Qur’an; (3) Các công trình nghiên cứu người phụ nữ Hồi giáo qua văn học Ả Rập. (1) Các công trình nghiên cứu về văn hóa Hồi giáo Ở Việt Nam cho đến nay đã có các tài liệu, công trình liên quan đến đề tài như Bán đảo Ả Rập của Nguyễn Hiến Lê (1994), Islam Hồi giáo của nhóm tác giả Nguyễn Đức, Thế Trường, Lê Yên (2002), Đạo Hồi và thế giới Ả Rập của Nguyễn Thọ Nhân (2004), Thế giới Hồi giáo xưa và nay của Charlie Nguyễn (2004), Tôn giáo phương Đông: Quá khứ và hiện tại của Đỗ Minh Hợp chủ biên (2006), Tôn giáo lý luận xưa và nay của Đỗ Minh Hợp cùng nhóm tác giả (2005), v.v… Ở các nước phương Tây có các công trình sau : History of the Arabs (Lịch sử dân tộc Ả Rập) của Hitti Philip (1961), Lịch sử văn minh Ả Rập của Will Durant (1975), Tìm hiểu các nền văn minh thế giới của Fernand Braudel (1992), Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây của Lewis Bernard (1995), Question de Geopolitique (Các vấn đề địa chính trị) của Yves Lacoste (1998), Hồi giáo của Van Baaren (2002), v.v Các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu về (1) lịch sử Hồi giáo, sự ra đời, sự hình thành và phát triển đế quốc Hồi giáo; và (2) văn hóa và văn minh Ả Rập – Hồi giáo. Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu sử dụng làm cơ sở cho các nội dung liên quan đến lịch sử và văn hóa Hồi giáo – bối cảnh lịch sử - xã hội cho vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu này ít nhiều cũng có giới thiệu khái quát các vấn đề liên quan đến phụ nữ Hồi giáo. Vì vậy, những kiến thức thu được cũng làm nền tảng cho sự phân tích của chúng tôi về đối tượng khảo sát của đề tài - người phụ nữ Hồi giáo Ả Rập. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu tổng quan về văn hóa Hồi giáo, nhưng các tác giả cũng đã đề cập phân tích khá sâu vai trò, vị trí người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo. Trong nước, có bài viết “Thử tìm hiểu một vài nét đặc trưng cơ bản của đạo Hồi” của Lương Thị Thoa (2001), tác giả bàn về những đặc trưng cơ bản của đạo [...]... so sánh trong – so sánh giữa phụ nữ trong xã hội Tiền Hồi giáo và Hồi giáo Ả Rập, so sánh giữa phụ nữ trong xã hội Ả Rập truyền thống và hiện đại (khi chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây); vừa so sánh ngoài – so sánh giữa phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo với phụ nữ trong văn hóa Phật giáo và Ki tô giáo Từ sự so sánh này có thể làm nổi bật đặc trưng của người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả Rập (4) Nguồn... nhìn văn hóa học, mục đích của luận án là nghiên cứu người phụ nữ Hồi giáo qua các nguồn tư liệu kinh Qur’an và văn học Ả Rập để tập trung làm rõ vai trò, vị trí người phụ nữ trong gia đình và xã hội; nhận diện thực trạng về người phụ nữ Hồi giáo, tìm hiểu những nguyên nhân văn hóa đã ảnh hưởng hoặc tác động đến đời sống của người phụ nữ Hồi giáo Ả Rập (2) Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là người. .. nghiên cứu của đề tài chính là người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả Rập Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về vị trí, vai trò người phụ nữ Hồi giáo Ả Rập trong văn hóa tổ chức xã hội qua các thể chế gia đình, xã hội, và sự thể hiện hình ảnh người phụ nữ qua văn học (3) Về tên gọi Hồi giáo, chúng tôi giải thích rõ hơn tại sao trong luận án chúng tôi sử dụng tên gọi Hồi giáo mà không sử dụng Islam là tên... về người phụ nữ Hồi giáo Ả Rập (2) Nghiên cứu, tìm hiểu vai trò, vị trí người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả Rập, đặc biệt vai trò người phụ nữ được thể hiện trong đời sống gia đình, trong văn hóa tổ chức xã hội qua các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục… Qua đó, đề tài xác định rõ hơn vai trò, vị trí của người phụ nữ trong những lĩnh vực này, nhằm mục đích hiểu rõ hơn những đóng góp của người phụ. .. của người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo Ả Rập (3) Từ kết quả nghiên cứu về người phụ nữ Hồi giáo Ả Rập, đề tài có thể nhận định, đánh giá những vấn đề liên quan đến giới và trào lưu nữ quyền, nhất là trong bối cảnh giao lưu văn hóa hiện nay (4) Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn hóa Hồi giáo Ả Rập 26 6 KẾT CẤU VÀ QUY CÁCH TRÌNH... các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của văn hóa học tôn giáo và giới trong văn hóa học làm nền tảng chính và sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các ngành liên quan, như lịch sử, nhân học, xã hội học, sinh học, văn học, tâm lý học v.v… để phát hiện và giải thích những vấn đề về nữ giới trong văn hóa Hồi giáo Ả Rập - Phương pháp nghiên cứu văn bản: Trong quá trình nghiên cứu kết hợp các thao... kinh Qur'an, vì vậy việc lý giải lại kinh Qur'an là có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì những điều răn dạy của kinh Qur'an đã cung cấp cho các tín đồ Hồi giáo hình tượng mẫu mực về người phụ nữ và người đàn ông trong xã hội là như nhau, không có sự phân biệt đối xử 17 (4) Các công trình nghiên cứu về người phụ nữ Hồi giáo qua văn học Ả Rập a Những công trình nghiên cứu về Ngàn lẻ một đêm và người phụ. .. nhà văn nữ Ả Rập xuất sắc trong hai thế kỷ XIX và XX Tài liệu nghiên cứu về người phụ nữ trong văn học hiện đại chưa có công trình chuyên sâu nào cả ở trong nước và nước ngoài Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể thấy những công trình, những bài viết liên quan đến phụ nữ Hồi giáo Ả Rập trên thế giới là khá phong phú, song tài liệu xuất bản ở Việt Nam không nhiều Ở Việt Nam, vấn đề người phụ nữ Hồi. .. các kết quả nghiên cứu của các tác giả Đông phương học người Nga cũng như các tác giả người Pháp, người Indonesia v.v… do hạn chế về trình độ ngoại ngữ Nguồn tư liệu khảo sát của luận án bao gồm: (a) Kinh Qur’an, bộ kinh của tôn giáo đồng thời là điển chế chính trị, luật pháp, đạo đức chính thống, cơ bản, quan trọng nhất trong văn hóa Hồi giáo Nghiên cứu người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả Rập, xem... Chương 2 khảo sát người phụ nữ qua kinh Qur’an, chính là cuộc sống thực tại của người phụ nữ được qui định bởi pháp luật, tôn giáo, chính trị, đạo đức Trong chương này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu, phân tích về vai trò, vị trí người phụ nữ Hồi giáo Ả Rập trong những quan hệ gia đình và xã hội trên hai bình diện (1) quan hệ gia đình (vai trò, vị trí người phụ nữ trong các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, . cứu giới trong văn hóa 28 1.1.2. Tôn giáo và nghiên cứu tôn giáo trong văn hóa 41 1.1.3. Quan hệ giới và tôn giáo trong văn hóa 50 1.2. Người phụ nữ trong hệ tọa độ văn hóa Hồi giáo Ả Rập 52. hệ văn học - văn hóa và hướng nghiên cứu văn hóa - văn học 136 3.2. Người phụ nữ trong văn học dân gian Ả Rập qua Ngàn lẻ một đêm 137 3.2.1. Ngàn lẻ một đêm và sự phản ánh thực tại văn hóa, . cứu về nữ quyền Hồi giáo; (3) Các công trình nghiên cứu về kinh Qur’an và người phụ nữ Hồi giáo qua kinh Qur’an; (3) Các công trình nghiên cứu người phụ nữ Hồi giáo qua văn học Ả Rập. (1)

Ngày đăng: 13/11/2014, 06:28

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

    • 1.1. Cơ sở lý luận

    • 1.2. Người phụ nữ trong hệ tọa độ văn hóa Hồi giáo Ả Rập

    • CHƯƠNG 2. NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO Ả RẬP QUA KINH QUR'AN

      • 2.1. Kinh Qur'an và sự phản ánh thực tại văn hóa, tinh thần văn hóa Ả Rập

      • 2.2. Người phụ nữ trong những quan hệ gia đình qua kinh Qur'an

      • 2.3. Người phụ nữ trong những quan hệ xã hội qua kinh Qur'an

      • CHƯƠNG 3. NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO QUA VĂN HỌC Ả RẬP

        • 3.1. Quan hệ văn học - văn hóa và hướng nghiên cứu văn hóa - văn học

        • 3.2. Người phụ nữ trong văn học dân gian Ả Rập qua ngàn lẻ một đêm

        • 3.3. Người phụ nữ trong văn học hiện đại Ả Rập

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan