truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học

199 1.3K 16
truyện ngắn sơn nam và bình nguyên lộc từ góc nhìn văn hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Marxim Gorki, văn hào người Nga, từng nói: “Người nghệ sĩ thật sự vĩ đại trước hết phải là người nghệ sĩ của một dân tộc, một quê hương cụ thể”. Trong lịch sử văn học thế giới và văn học Việt Nam, có rất nhiều nhà văn nổi tiếng nhờ biết phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Nhiều nhà văn Nam Bộ đã ghi tên tuổi mình vào lịch sử văn học Việt Nam nhờ biết khai thác bản sắc độc đáo của văn hóa vùng miền, trong đó, nổi tiếng hơn cả trong thế kỷ trước là Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc. Giá trị tác phẩm của hai nhà văn này được nhiều người nhận định trước hết là ở chỗ gắn bó sâu sắc với vùng đất quê hương qua việc phản ánh chân thực hình ảnh thiên nhiên và con người vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc là hai nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ sau 1945, sau thời đại của những nhà văn như Hồ Biểu Chánh, Phi Vân Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, một người ở miền tận cùng của đất nước mênh mang sông rạch, một người thì ở vùng đất rừng khô cằn, buồn tẻ. Sơn Nam viết về miền Tây Nam Bộ, Bình Nguyên Lộc viết về miền Đông Nam Bộ, tác phẩm của hai nhà văn này đã đưa người đọc trở về với thời những lưu dân Việt đi mở đất phương Nam, phản ánh thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi đây với những nét độc đáo của riêng vùng đất Nam Bộ. Trong lối cảm, cách nghĩ và nhất là văn phong của hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc cũng mang đậm chất Nam Bộ. Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, ghi nhận những cống hiến thầm lặng của họ trong việc thể hiện hình ảnh đất và người phương Nam, vì thế, có ý nghĩa góp phần trong việc nghiên cứu những thành tựu của văn học Nam Bộ trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Lâu nay, đã có khá nhiều bài viết, luận văn viết về Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc nhưng chưa có công trình nào chuyên sâu về thể loại truyện ngắn của hai ông trong quan hệ với đề tài văn hóa Nam Bộ. Mặt khác, nhiều công trình chỉ mới nghiên cứu tổng quát các nhà văn Nam Bộ nói chung hoặc riêng lẻ về nhà văn Sơn Nam hay Bình Nguyên Lộc chứ chưa nghiên cứu hai nhà văn này trong thế liên hợp đối sánh. Việc nghiên cứu 2 chung cả Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc không chỉ nhằm làm sáng tỏ những điểm tương đồng giữa họ về sự phản ánh văn hóa Nam Bộ mà còn cho thấy phong cách riêng của mỗi nhà văn trong nội dung cũng như hình thức thể hiện văn hóa miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Tiến trình khẩn hoang vùng đất phương Nam góp phần mở ra vận hội mới cho dân tộc. Những lưu dân thời mở cõi đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu để biến đất hoang thành ruộng đồng phì nhiêu, rồi chính họ lại tiếp tục dấn thân trong những cuộc kháng chiến trường kỳ chống ngoại xâm, gìn giữ nền độc lập của Tổ quốc, để đất nước được hòa bình, thống nhất, vững vàng đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hôm nay. Do đó, việc nghiên cứu truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc không chỉ có ý nghĩa về mặt văn chương mà còn cả về mặt văn hóa nữa. Tác phẩm của hai nhà văn này được dạy ở cấp phổ thông trung học, đại học và được đông đảo độc giả trong và ngoài nước yêu mến, chắc chắn sẽ góp phần giới thiệu văn hóa Nam Bộ như một phần quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn văn hoá học. 2. Lịch sử vấn đề Trước và sau năm 1975, chủ yếu là ở miền Nam, các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo đã viết rất nhiều về cuộc đời và tác phẩm của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc. Tuy nhiên, phần lớn những bài viết đó chỉ mới ở dạng thẩm bình, cảm nhận chứ chưa nghiên cứu một cách có hệ thống về tác phẩm của hai nhà văn nói chung, truyện ngắn của họ nói riêng. 2.1. Lịch sử nghiên cứu về Sơn Nam Trước năm 1975, việc tìm hiểu Sơn Nam chủ yếu mang tính chất giới thiệu chung, đáng kể nhất là nhận xét của nhà báo Nguiễn Ngu Í và nhà phê bình Tạ Tỵ. Nguiễn Ngu Í trong Sống và viết với… khẳng định vị trí của nhà văn Sơn Nam: “Sự nghiệp văn chương của anh cũng khá vững và có những nét độc đáo. Bây giờ, hễ nói đến miền Nam thì người ta nhớ ngay đến Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam. Còn với anh em văn nhân toàn quốc, anh cũng “có hạng” [96, tr.206]. 3 Khi nghiên cứu Sơn Nam, nhiều người chú trọng tới giá trị nội dung trong tác phẩm của ông, nhất là hình ảnh thiên nhiên và con người. Trong Mười khuôn mặt văn nghệ, Tạ Tỵ đã nói về Sơn Nam như sau: “Càng đọc anh, chúng ta càng nhận thấy rõ rằng thân phận con người Việt Nam được phản ánh qua những khung cảnh khắc khổ của thiên nhiên, của xã hội, cái thiên nhiên và xã hội dưới thời nô lệ như a tòng với nhau để đè nén con người.” [249, tr.244]. Sau 1975, tác phẩm của nhà văn Sơn Nam được đưa vào giảng dạy ở bậc trung học phổ thông với truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh hạ. Trên lĩnh vực xuất bản, có nhiều bài viết giới thiệu về Sơn Nam, như lời “Tựa” của nhà thơ Viễn Phương viết cho tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, ông viết: “Đọc Hương rừng Cà Mau, đồng bào hiểu thêm được về thiên nhiên, về lịch sử, về đời sống, về con người của vùng đất xa xôi, huyền bí này. Bàng bạc trong những trang sách này là một tình yêu quê hương đậm đà, đằm thắm.” [352, tr.2]. Hoàng Phủ Ngọc Tường trong “Lời giới thiệu” tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, tái bản năm 1998, thì cho rằng: “Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam là một quyển cảo thơm viết về những mảnh đời thường của đất, của nước, của rừng, ruộng và của những số phận con người tưởng chừng rất tầm thường nhưng dưới ngòi bút Sơn Nam đã vụt hiện thành những điểm sáng, lấp lánh trên bức tranh sơn thuỷ của miền cực Nam Tổ quốc.” [372, tr.4]. Trong “Lời giới thiệu” quyển Hồi ký của Sơn Nam, nhà xuất bản Trẻ đã khẳng định: “Gần 60 năm cầm bút, trải qua bao thăng trầm vất vả, ông đã có một số lượng tác phẩm thật đồ sộ: gần 300 truyện ngắn, hàng chục tập sách biên khảo về người và đất Nam Bộ. Ông thật xứng đáng với danh hiệu cao quý mà bạn đọc xa gần phong tặng: nhà Nam Bộ học.” [363, tr.3]. Lê Minh Đức trong “Lời giới thiệu” tập 26 truyện ngắn của Sơn Nam, cho rằng: “Những cuốn sách và những bài báo của Sơn Nam đã giúp người ta đi trở lại những ngày đầu khai phá tìm hiểu những điều kiện thiên nhiên và xã hội của cuộc sống trong vùng, có khi cách nay nhiều thế kỷ, về cách thức làm ăn và sinh sống của con người những thời kỳ ấy.” [323, tr.3]. 4 Trong “Lời giới thiệu” cuốn Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa & Văn minh miệt vườn của nhà văn Sơn Nam, có đoạn viết: “Nói đến tác phẩm Sơn Nam là nói đến chủ đề Nam kỳ Lục tỉnh, về đất, về người, về lịch sử khẩn hoang và phát triển của Nam Bộ.” [356, tr.4]. Trong phần “Lời giới thiệu” của tập truyện ngắn Hai cõi U Minh, có đoạn viết: “Truyện của Sơn Nam biểu lộ xu hướng đi sâu viết về người nông dân Nam Bộ, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ, từ Hà Tiên tới mũi Cà Mau, tức là miền đất được khai phá sau cùng.” [344, tr.5]. Trong “Lời giới thiệu” của cuốn Lịch sử khẩn hoang miền Nam, có đoạn viết: “Ngay từ những năm trước giải phóng, khi đất nước còn chia cắt, nhà văn Sơn Nam, bằng kinh nghiệm sống, với ưu thế tìm tòi, chắt lọc trong vốn tư liệu quý và trong cái cô đơn tìm lối dẫn về cội nguồn, về quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của lưu dân Việt trên vùng đất mới phía Nam ngót ba thế kỷ qua.” [339, tr.4]. Trong bài “Sơn Nam, nhà văn của vùng đất mới Nam Bộ”, Nguyễn Trọng Tín nhận xét: “Nhà văn Sơn Nam là một trong hai người còn lại hiểu biết nhiều về Nam Bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà văn Nam Bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu về văn hoá Nam Bộ. Đặc biệt, ông là người hiểu biết quá trình hình thành dải đất Nam Bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó, ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông.” 1 Còn trong bài viết “Những trang hồi ức về văn hoá của Sơn Nam”, Nguyễn Trung Quốc có nhận xét: “Sơn Nam có vốn sống thật phong phú, có thể gọi ông là nhà Nam Bộ học. Khi nhắc tới vùng đất ấy, ngòi bút Sơn Nam sinh động hẳn. Hồi ký của ông cung cấp cho người đọc nhiều tư liệu quý về vùng đất trù phú về lúa, cây trái, phong phú về văn hóa dân gian.” 2 1 Nguyễn Trọng Tín –“Sơn Nam, nhà văn của vùng đất mới Nam Bộ” ( http://thoangsaigon.com/2010/05/s%C6%A1n-nam-nha-van-c%E1%BB) 2 Nguyễn Trung Quốc - Những trang hồi ức về văn hoá của Sơn Nam (quechoa.info/) 5 Nguyễn Mạnh Trinh trong “Sơn Nam, ông già Ba Tri của đồng bằng Nam Bộ” đã khẳng định: “Sinh hoạt một thuở của những người di dân Nam Bộ được sống lại trong Hương Rừng Cà Mau.” 1 Trong “Sơn Nam, nhà văn, nhà Nam Bộ học (Phỏng vấn người Sài Gòn)”, Phan Hoàng đã viết: “Tất cả đã tạo nên tên tuổi Sơn Nam, nhà văn, nhà Nam Bộ học mà sự nghiệp gắn liền với vùng đất mới, trù phú và đầy hào khí. Với ông, đi và viết như một nhu cầu sinh tồn. Cho đến thời điểm bước vào kỷ niệm 300 Sài Gòn, Sơn Nam đã có trong tay mấy mươi tác phẩm giá trị về văn minh miệt vườn, về những người đi khai phá vùng đất mới và sáng tạo ra nền văn hoá truyền thống” [88, tr.59]. Huỳnh Công Tín trong bài viết “Nhà văn Sơn Nam - nhà Nam Bộ học” cho rằng: “Ông còn làm sống lại quá khứ miền Nam, không chỉ hiện nay mà cả vài trăm năm về trước, từ chuyện khẩn hoang miền Nam, chuyện thời Đàng Cựu, đến lai lịch của từng vùng đất cụ thể: Sài Gòn, Gia Định, An Giang, Hà Tiên, Cần Thơ, Hậu Giang, Long Hồ, Vĩnh Long ” [237, tr.175]. Trần Hữu Dũng trong bài “Sơn Nam - Mấy độ qua đường phố, nghiêng mình nhớ đất quê” xác quyết: “Ông viết nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, khảo cứu phong tục tập quán, hồi ký… nhưng tất cả đều xoay quanh cái trọng tâm muôn thuở – miệt vườn, châu thổ sông Cửu Long.” [414, tr.8]. Nhà văn Trần Mạnh Hảo trong bài “Sơn Nam - Dề lục bình Nam Bộ” có viết: “Sơn Nam là một nhà Nam Bộ học, một cuốn từ điển của thời đầu mở đất Đồng Nai. Ông tiếp tục truyền thống văn chương của những Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ…” 2 Võ Phiến trong bộ Hai mươi năm văn học miền Nam (1994) có đánh giá về Sơn Nam: “Sự nghiệp văn chương của Sơn Nam được gầy dựng nên do chính cái ngộ ấy. Bởi 1 Nguyễn Mạnh Trinh - Sơn Nam, ông già “ba tri"của đồng bằng Nam Bộ. ( Nguyenmanhtrinh.blogspot.com/”) 2 Trần Mạnh Hảo - Sơn Nam - Dề lục bình Nam Bộ. (http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=16585) 6 ông là người Nam, ông không để ý đó thôi. Ông đã phát huy cá tính miền Nam một cách tài tình mà không hay. Tài tình mà vô tình.” [171, tr.154]. Trong công trình Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (1998), ở tập 2, Sơn Nam được nhắc đến với tư cách như là một trong những nhà văn tiêu biểu có những đóng góp lớn cho văn học Nam Bộ giai đoạn 1954-1975. [65, tr.168]. Trong tác phẩm Nhìn lại một chặng đường văn học (2000), một công trình nghiên cứu về văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975, nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá nhận xét: “Đất nước, lịch sử và con người Nam Bộ đã được Sơn Nam say sưa phản ánh trong tập truyện Hương rừng Cà Mau” và: “Tác giả đã không tách những nỗ lực chinh phục thiên nhiên của người dân miền Nam khỏi tinh thần chiến đấu anh dũng để bảo vệ quê hương đất nước của họ.” [197, tr.72]. Lê Phương Chi trong Tâm tình văn nghệ sĩ, cho rằng: “Ông đã làm sống lại hào khí miền Tây Nam Bộ, thời Tổ tiên ta di dân lập ấp, và ông dựng lại những cảnh tượng bi hùng của ông cha ta trong công cuộc khai hoang tranh đấu giành sự sinh tồn với thiên nhiên, giành từng tấc đất ngọn rau để giành đất, lấn biển mở rộng bờ cõi.” [28, tr.132]. Trong Tự điển Văn học (2004), ở mục từ “Sơn Nam”, Trần Hữu Tá nhận xét: “Con người và vùng đất nê địa Cà Mau cứ hiện lên trên từng trang viết của ông, cuốn hút, say người. Ông kể lại một cách sinh động cảnh nhân dân dũng cảm trừ rắn, bắt cá sấu, chống trả quyết liệt và chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt. Trong gian khổ, tinh thần những người tay lấm chân bùn ấy vẫn bình thản, hồn nhiên.” [199, tr.1566]. Bùi Đức Tịnh trong quyển Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam (2005), nhận định: “Trong các truyện của Sơn Nam nổi bật trên bức tranh làng mạc quê hương là những người nông dân đôn hậu, chất phác, dũng cảm, đã đem tất cả sức sống khai phá và giữ gìn từng tấc đất cho gia đình và Tổ quốc.” [239, tr.564]. Nguyễn Thị Thanh Xuân trong Tiếng vọng những mùa qua, viết về Sơn Nam như sau: “Phạm Anh Tài, ngay từ “Tây đầu đỏ” và “Bên rừng cù lao Dung” đã thể hiện những nét riêng trong cách dẫn truyện cũng như lối xây dựng nhân vật và tài tả cảnh. Đó là cách dẫn truyện tự nhiên và rất có duyên, không hề lộ ra sự sắp xếp; đó là sự khắc 7 hoạ người nông dân Nam Bộ rất đậm đà bản sắc từ ngoại hình đến ngôn ngữ; đó là sự am hiểu và quan sát tỉ mỉ về đất miền Nam.” [265, tr.233]. Hoài Anh, trên Tạp chí Văn hoá, số 7, trong bài “Sơn Nam, người đánh đàn độc huyền kể chuyện Nam Bộ”, có nhận xét: “Anh Sơn Nam là một con người Nam Bộ chân chất, thẳng thắn, một nhà văn, nhà văn hoá của Nam Bộ mà những trang viết cũng giản dị, đầy ắp chất sống, thấu đáo nhân tình như chính lời nói hằng ngày của anh.” [6, tr.25]. Văn Giá trong sách Bình văn (Trần Hòa Bình, Lê Duy, Văn Giá), ở bài “Chủ nhân của rừng tràm” đã nhìn nhận Sơn Nam là nhà văn sáng tác bằng tâm hồn và vốn kiến thức sành sỏi về “tính nết, thổ ngơi, sản vật, lịch sử và địa bàn cư trú của nhân dân vùng Đất Mũi.” [21, tr.148]. Gần đây, có một số luận văn nghiên cứu về Sơn Nam, như: Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 – 1975 của Lê Thị Thùy Trang (luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) [245], Văn hoá và con người Nam Bộ trong truyện của Sơn Nam của Đinh Thị Thanh Thuỷ (luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh) [233]… Khi nhà văn Sơn Nam qua đời, có rất nhiều bài viết đăng trên các báo ghi lại cuộc đời và những quan hệ, những kỷ niệm giữa nhà văn với bạn bè, đồng nghiệp, ngợi ca tác phẩm của ông. Các bài viết trên đã tái hiện rất rõ chân dung nhà văn: hồn hậu, giản dị, thanh bần, chân tình và lạc quan. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc Bình Nguyên Lộc là nhà văn sáng tác rất sớm, từ những năm bốn mươi của thế kỷ trước. Ở miền Nam trước năm 1975, tác phẩm của Bình Nguyên Lộc được trích giảng trong các sách Giảng văn ở bậc trung học phổ thông. Trên các báo và tạp chí thời gian này có một số bài phỏng vấn, bài điểm sách, bài nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc của Nguyễn Ngu Í [96, tr.217] ghi nhận Bình Nguyên Lộc sáng tác về quê hương như để trả món nợ với vùng đất Đồng Nai; Nguyễn Hiến Lê viết bài “Điểm sách” của Bình Nguyên Lộc trên tạp chí Bách Khoa số 61, năm 1967 [113, tr.73-78]; Cô Phương Thảo (Vũ Hạnh) trên tạp chí Bách Khoa số 82, năm 1968 có 8 bài phê bình tác phẩm Ký thác của Bình Nguyên Lộc, khẳng định tình yêu quê hương và sắc thái địa phương trong tác phẩm [73]; Bàng Bá Lân trong Văn thi sĩ hiện đại (1968) cho rằng: “Bình Nguyên Lộc chính là sự tiếp nối Hồ Biểu Chánh về thể loại tiểu thuyết của miền Nam ở thế kỷ trước” [109]; Lê Phương Chi phỏng vấn Bình Nguyên Lộc (1972) nhiều vấn đề chung quanh cuộc đời nhà văn, trong đó có quan niệm về văn chương, cách viết truyện của Bình Nguyên Lộc [28]; Nguyễn Nam Anh có bài phỏng vấn “Nhà văn Bình Nguyên Lộc” đăng trên Giai phẩm Văn số 199 ra ngày 01-4-1972, trong đó khẳng định Hương gió Đồng Nai, tác phẩm đầu tay, đã được nhà văn viết với cả tấm lòng yêu thương quê hương [8]; tạp chí Thời tập số 25 ra ngày 10-10-1974 có dành riêng số đặc biệt về Bình Nguyên Lộc. Trong số này có nhiều bài viết rất có giá trị như các bài của Trần Văn Nam, Cao Huy Khanh v.v [150]; [101]. Sau năm 1975, có một số bài viết về Bình Nguyên Lộc như của các tác giả Viễn Phương, Trang Thế Hy, Thanh Việt Thanh, Nguyễn Mẫn… Nhà thơ Viễn Phương đã gợi lại những kỷ niệm về Bình Nguyên Lộc qua bài “Thương một nhành mai” [178]; Trang Thế Hy ghi lại những kỷ niệm với Bình Nguyên Lộc và khẳng định đây là con người rất gắn bó với xứ sở quê hương (Văn nghệ Tp. HCM, số Xuân 2005); Thanh Việt Thanh đã khẳng định truyện ngắn là thể loại sở trường và thành công nhất của Bình Nguyên Lộc [203, tr.9]; Nguyễn Mẫn thì cho rằng Bình Nguyên Lộc là nhà văn của tình yêu: tình yêu quê hương, tình yêu nam nữ và tình yêu con người [134, tr.16]. Trong Nhìn lại một chặng đường văn học, Trần Hữu Tá khi viết về văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975, có nhắc đến Bình Nguyên Lộc. [197, tr.23]. Năm 2002, tác phẩm của Bình Nguyên Lộc được in lại trong Tuyển tập Bình Nguyên Lộc do Nguyễn Q. Thắng tuyển chọn và giới thiệu [433]. Tiếp theo, Nguyễn Q. Thắng còn giới thiệu cuộc đời và tác phẩm của Bình Nguyên Lộc trong Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, tập 2 [212] và trong “Bình Nguyên Lộc với Hương gió Đồng Nai” (2010) [215]. Trong Từ điển văn học (Bộ mới), tại mục từ “Bình Nguyên Lộc”, T.Khuê có giới thiệu sơ lược cuộc đời và nêu giá trị một số tác phẩm của Bình Nguyên Lộc như Nhốt gió, Rừng mắm, Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc… rồi nhận 9 định: “Trước Bình Nguyên Lộc, dường như chưa có một nhà văn Việt Nam nào viết về sự khai phá đất hoang của dân tộc Việt, về đất và nước một cách bát ngát và sâu xa đến thế.” [199, tr.133]. Năm 2004, Nguyễn Lương Hải Khôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc, bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã chỉ ra những nét riêng trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn thi pháp. Năm 2005, người viết luận án này cũng đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ với đề tài Văn hoá và con người Nam Bộ trong tác phẩm Bình Nguyên Lộc tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, có thể thấy, đa số các bài viết, các công trình thường nhận xét khái quát về cuộc đời, nội dung tác phẩm của Sơn Nam, của Bình Nguyên Lộc chứ hầu như chưa có bài viết hay công trình nào tìm hiểu thấu đáo về văn hoá và con người Nam Bộ trong truyện ngắn của hai ông. Từ đó, có thể nói, đề tài luận án là mới mẻ, là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn văn hoá học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là đặc điểm, giá trị của truyện ngắn của hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc về phương diện thể hiện văn hóa Nam Bộ; phân tích, lý giải, đánh giá những đặc điểm, giá trị ấy trong bối cảnh miền Nam vào những năm đầu của thế kỷ trước. Phạm vi khảo sát của luận án này là toàn bộ truyện ngắn đã được công bố và hiện còn giữ được của hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc. Dĩ nhiên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi tập trung vào những tác phẩm thể hiện rõ những yếu tố văn hóa Nam Bộ, cụ thể là những tác phẩm viết về con người và thiên nhiên miền Tây và miền Đông Nam Bộ. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau: 10 - Hướng tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa học: Đây là hướng tiếp cận trong những năm gần đây được một số nhà nghiên cứu, phê bình Việt Nam và nước ngoài vận dụng với ý thức tự giác và cố gắng thử nghiệm một số phương pháp, thao tác mới. Nghiên cứu truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ hướng tiếp cận này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần khẳng định vị trí, giá trị tác phẩm của hai nhà văn từ một phương diện mới, góc độ xem xét mới có tính liên ngành. - Phương pháp thi pháp học: Luận án tìm hiểu, khảo sát thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, qua đó, làm nổi bật không chỉ hiện thực được phản ánh mà cả quan niệm về con người và cuộc đời của hai nhà văn nói trên. - Phương pháp hệ thống: Truyện ngắn của hai nhà văn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc được xem xét như một hệ thống các yếu tố nội dung và nghệ thuật, trong quan hệ tác giả - tác phẩm - thực tại - độc giả; và đến lượt nó, hệ thống văn chương này lại trở thành một yếu tố trong văn hóa vùng, văn hóa dân tộc như những hệ thống lớn hơn, bao trùm. - Phương pháp so sánh: Để làm nổi bật đặc trưng văn hoá vùng cũng như phong cách tác giả trong nội dung cũng như hình thức nghệ thuật thể hiện của truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, luận án áp dụng phương pháp so sánh: so sánh Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc; so sánh Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc như những nhà văn của Nam Bộ với một số nhà văn tiêu biểu gắn bó cùng đề tài văn hoá Bắc Bộ hay văn hóa Trung Bộ. - Phương pháp lịch sử - xã hội: Đặt văn học trong mối tương quan với các yếu tố xã hội và lịch sử, từ đó phân tích truyện ngắn Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc trong quan hệ với văn hóa Nam Bộ. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Vận dụng hướng tiếp cận văn hoá học - văn học trong nghiên cứu truyện ngắn của Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, luận án có đóng góp về văn học sử cũng như về lý luận, về phương pháp nghiên cứu. 5.2. Qua phân tích nội dung và hình thức thể hiện không gian văn hoá, thời gian văn hoá, tính cách văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam và Bình Nguyên [...]... Ba chương tiếp theo (Chương 2: Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc với không gian văn hóa Nam Bộ”, Chương 3: Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc với thời gian văn hóa Nam Bộ”, Chương 4: “Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc ”) tìm hiểu sự thể hiện ba chiều kích cơ bản của văn hóa Nam Bộ (không gian văn hóa, thời gian văn hóa, chủ thể văn hóa) trong thế giới nghệ thuật... Đình Sử (Chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học Trung Quốc), Nguyễn Văn Dân (Tiếp cận văn học bằng văn hóa học) , Đỗ Lai Thúy (Mối quan hệ văn hóa - văn học) , Trần Lê Bảo (Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học) , Lê Nguyên Cẩn (Tính văn hóa của tác phẩm văn học) , Huỳnh Như Phương (Văn học và văn hóa truyền thống), Đỗ Thị Minh Thúy (Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học) , Nguyễn Văn Hiệu (Mối quan... hỏi và sự tiến bộ của con người Từ đó cho thấy văn học và văn hóa có mối quan hệ tương tác nhiều chiều Văn học như một bộ phận trong văn hóa tinh thần của một nền văn hóa Văn học phản ánh văn hóa Văn học chịu sự chi phối và ảnh hưởng của văn hóa, đồng thời văn học cũng tác động trở lại đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa Văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết, nên việc tìm hiểu văn học. .. nghệ thuật và nhân vật) của các truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc 12 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Quan hệ văn học - văn hóa và hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa học Trước hết, về văn học, hiện nay, có nhiều định nghĩa về văn học Một cách vắn tắt, có thể xem văn học là một loại hình nghệ thuật, dùng ngôn từ làm phương tiện xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện... nghiên cứu văn học và văn hóa học) , Cao Kim Lan (Văn học và ngữ cảnh văn hóa) … Trong bài “Chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học Trung Quốc”, Trần Đình Sử đã từ kinh nghiệm nước ngoài nhận diện “những hướng nghiên cứu (văn học) mới trong tầm nhìn văn hóa với ba định hướng chủ yếu: (1) nghiên cứu thi pháp văn hóa; (2) nghiên cứu văn học trong quan hệ với các truyền thống văn hóa, văn học trong... diện văn hóa Nam Bộ đã được Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc lựa chọn phản ánh (2) lý giải nội dung, nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm của họ bằng những yếu tố văn hóa Nam Bộ 17 1.1.2 Văn hóa vùng và vùng văn hóa Nam Bộ Xin được bắt đầu bằng khái niệm văn hóa vùng Trong công trình Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, Ngô Đức Thịnh đã định nghĩa: Văn hóa vùng là một thực thể văn hoá, hình thành và. .. hoạt, năng động, hiện đại hóa mạnh nhất nước Những đóng góp của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc đối với văn học Nam Bộ nói riêng, văn học Việt Nam nói chung chính là sự thể hiện một cách nghệ thuật những đặc trưng văn hóa vùng qua không gian, thời gian và chủ thể văn hóa 1.2 Nhà văn Sơn Nam với văn hóa Nam Bộ 1.2.1 Cuộc đời của Sơn Nam Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài (theo khai sinh là Phạm Minh Tày,...11 Lộc, luận án làm rõ những đặc điểm và những đóng góp của hai nhà văn đối với văn học, văn hoá Nam Bộ nói riêng; văn học, văn hóa Việt Nam nói chung 6 Kết cấu luận án Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận án chia thành bốn chương: Chương 1: “Những vấn đề chung”, trình bày cơ sở lý luận của đề tài và khái quát về truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc trong mối quan hệ với văn hóa Nam Bộ Ba... giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Trần Đình Hượu đã chọn Nho giáo để tìm hiểu một số vấn đề của văn học trung đại Trần Ngọc Vương tiếp tục bằng các công trình: Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Văn học Việt Nam, dòng riêng giữa nguồn chung, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá…, nhiều tác phẩm văn học trung đại như Truyện Kiều, Bình Ngô đại cáo… đã được Trần Nho Thìn tiếp cận từ góc. .. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Sơn Nam đã tạo sự ngưỡng mộ cho đông đảo bạn đọc và các nhà văn trẻ, ông xứng đáng là một danh nhân văn hóa của Việt Nam 1.3 Nhà văn Bình Nguyên Lộc với văn hóa Nam Bộ 1.3.1 Cuộc đời Bình Nguyên Lộc Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 07-3-1914, tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hoà (nay là thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương); . quát về truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc trong mối quan hệ với văn hóa Nam Bộ. Ba chương tiếp theo (Chương 2: Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc với không gian văn hóa Nam Bộ”,. thể hiện của truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, luận án áp dụng phương pháp so sánh: so sánh Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc; so sánh Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc như những nhà văn của Nam Bộ với. văn hóa Nam Bộ”, Chương 3: Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc với thời gian văn hóa Nam Bộ”, Chương 4: “Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc ”) tìm hiểu sự thể hiện

Ngày đăng: 13/11/2014, 05:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan