đề tài ảnh hưởng của phân bón đến môi trường đất

24 5.5K 16
đề tài ảnh hưởng của phân bón đến môi trường đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đề tài ảnh hưởng của phân bón đến môi trường đất

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Đ Ề TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT LỚP: ĐH1QĐ1 Sinh viên thực hiện:Nhóm 7 Hà Nội,tháng 9 năm 2012 Mục lục: 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 STT CÁC THÀNH VIÊN NHIỆM VỤ 1 TÔ NGỌC VŨ Sđ:0946661200 - Phân công công việc cho các thành viên - Tổng hợp tài liệu - Thuyết trình 2 TRẦN THANH TÙNG - Làm slide - Tìm kiếm các t ài liệu tổng quan về phân bón và ô nhiễm môi trường đ ất 3 NGUYỄN NGỌC TRANG - Tìm kiếm tài liệu về tác động tích cực của phân bón 4 ĐÀO DUNG HUYỀN - Tìm kiếm tài liệu về ô nhiễm môi trường đất do ph n hữu cơ 5 NGUYỄN THU PHƯƠNG - In ấn tài liệu - Tìm tài liệu về các giải pháp khắc phục tác hại của phân bón 6 PHẠM THỊ TÌNH - Tìm tài liệu về tác động tiêu cực của phân hoá học 7 NGUYỄN THỊ HUYỀN - In ấn tài liệu - 8 NGUYỄN THUÝ QUỲNH - Tìm tài liệu về:tác động tiêu cực của phân bón đến các sinh vật trong đất 3 \ PHẦN MỞ ĐẦU: Nông nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ việc xuất khẩu.Trong khi đó, diện tích đất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm do dân số gia tăng và cũng vì sự phát triển thành phố, kỹ nghệ và việc sử dụng cho những mục đích phi nông nghiệp. Do đó, người ta cần phải thâm canh mạnh hơn, dẫn tới việc làm xáo trộn dòng năng lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp. Một trong các biện pháp thâm canh được sử dụng nhiều nhất là tăng cường sử dụng các loại phân bón để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở ViệtNam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Trong đó phải kể đến những tác động của phân bón đến hệ sinh thái đất và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm đất do sử dụng phân bón không hợp lý.Vì vậy, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:” ảnh hưởng của phân bón đến môi trường đất” 4 A.TỔNG QUAN CHUNG: 1.Các khái niệm: 1.1. Phân bón : Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao hoặc làm tăng độ phì nhiêu của đất. Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản, phân bón là “ thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Phân bón thường được chia thành phân bón hữu cơ và vô cơ:, Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người hay động vật. Phân hóa học hay phân vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm, phân lân, phân kali,phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng. a b Hình 1: Một số loại phân bón a.phân hoá học 5 b.phân hữu cơ 1.2. Ô nhiễm môi trường đất: “Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm”. Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v ). Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v ). Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr 90 , I 131 , Cs 137 ). 6 2.Hiện trạng sử dụng phân bón tại Việt Nam: Hiện nay, ở các nước phát triển lượng phân bón hóa học sử dụng có xu hướng giảm xuống thay vào đó là các loại phân vi sinh để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thì ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, phân vô cơ vẫn được sử dụng khá nhiều nhờ vào ưu thế về chi phí và những hiệu quả nhanh chóng tác động lên cây trồng. Năm 1997 đã bón 126,1 kg/ha, xấp xỉ mức trung bình của thế giới, nhưng còn thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên ở một số vùng thâm canh tăng vụ cao thì lượng phân bón có thể được sử dụng nhiều hơn.So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là một khoản chi phí tương đối lớn. Nhu cầu phân bón hằng năm của Việt Nam khoảng 7,5 – 8 triệu tấn phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, kế đến là phân urê 2 triệu tấn năm, phân lân 1,3 triệu tấn/năm. 7 Bảng 1.Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở ViệtNam qua các năm (Đơn vị tính: nghìn tấn N, P 2 O 5 , K 2 O) Năm N P 2 O 5 K 2 O NPK N+P 2 O 5 +K 2 O 1985 342,3 91,0 35,9 54,8 469,2 1990 425,4 105,7 29,2 62,3 560,3 1995 831,7 322,0 88,0 116,6 1223,7 2000 1332,0 501,0 450,0 180,0 2283,0 2005 1155,1 554,1 354,4 115,9 2063,6 2007 1357,5 551,2 516,5 179,7 2425,2 Do lượng sử dụng nhiều nên các loại phân chứa các nguyên tố đa lượng chiếm hầu như toàn bộ lượng phân bón sử dụng và cũng được đề cập nhiều nhất khi nói về ngành phân bón. Trong nhóm phân đa lượng , phân đạm có lượng sử dụng cao nhất, kế đến là phân lân cuối cùng là phân kali. Mặc dù xét về mức độ cần thiết, cây trồng cần nhiều kali hơn đạm hay lân nhưng do trong đất đã có tương đối nhiều K hơn N và P nên lượng nhu cầu phân Kali thấp hơn hai loại còn lại. Nếu tính trên mỗi ha: năm 1970 tổng lượng N, P, K đã bón 51,3 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1,0: 0,61: 0,24); bình quân năm từ 1976 - 1980 đã bón 36,5 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1,0: 0,36: 0,15); bình quân từ năm 1981 - 1985 đã bón 62,7 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O=1,0: 0,29: 0,07). So với bình quân thế giới vào thời gian ấy là 95,5 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1,0: 0,8: 0,35) thì mức bón và lượng P, K còn rất thấp. Ở trung du và miền núi lại càng thấp.Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, xu thế sử dụng phân bón cũng có khá nhiều thay đổi. Do yêu cầu cần bổ sung đồng bộ các chất dinh dưỡng cho cây nên người nông dân đã chuyển sang sử dụng phân tổng hợp thay cho phân đơn. Vì vậy, phân NPK, SA, DAP đang có xu hướng sử dụng tăng lên còn phân urê đang có chiều hướng giảm trong cơ cấu phân bón sử dụng của nước ta hằng năm. 8 B. TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT: 1.Tác động tích cực: 1.1. Tác động tích cực của phân vô cơ: - Cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng, năng cao độ phì nhiêu cho đất - Cải tạo đất VD: dùng CaCO 3 để cải tạo đất 9 Tác dụng: + Cải thiện tính chất lý hóa của đất, làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật, nhất là đối với đất chua, mặn, bạc màu + Tăng khả năng đệm của đất chống lại sự axit hóa + Huy động photpho cho đất Kết quả làm tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất 1.2. Tác động tích cực của phân hữu cơ: - Là nguồn hữu cơ tạo mùn cho đất, dự trữ chất dinh dưỡng từ từ cho cây trồng - Hàm lượng mùn trong đất cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất của đất. Mùn tạo thành liên kết mùn-khoáng làm tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất - Ảnh hưởng đến tính chất vật lý: Cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tăng khả năng giữ nước - Ảnh hưởng đến tính chất hóa học + Bổ sung nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất như: Đạm, lân, kali, canxi, magie, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng, vitamin… + Thay đổi pH theo chiều hướng có lợi, tăng độ pH cho đất chua + Tăng phức hữu cơ-vô cơ, làm giảm tính linh động của kim loại nặng trong đất + Trong quá trình phân giải chất hữu cơ tạo ra CO 2 kết hợp với H 2 O tạo ra axit H 2 CO 3 có khả năng hòa tan các chất khó tan thành dễ tan - Ảnh hưởng đến tính chất sinh học + Tăng cường hoạt động vi sinh vật trong đất giúp tăng quá trình xảy ra trong đất như mùn hóa, khoáng hóa, amon hóa, cố định nitơ… + Tăng số lượng vi sinh vật về cả số lượng và thành phần loài, khi chết đi để lại một lượng sinh khối lớn cho đất 1.3. Tác động tích cực của phân vi sinh: - Phân vi sinh chứa các vi khuẩn có khả năng chuyển hoascacs chất dinh dưỡng dạng cố định sang dạng hòa tan như photpho, kali… 10 [...]... trong đất Ở vùng đồng bằng chỉ chú ý bón phân đạm, ít bón phân lân và phân kali Ở Việt Nam, tỉ lệ N : P2O5 : K2O phổ biến là 100 : 29 : 7, trong khi trung bình của thế giới là 100 : 33 : 17 (FAO, 1992) Việc ít bón phân Kali làm giảm khả năng hấp đạm của cây Do đó, tuy lượng phân hóa học được sử dụng ở Việt Nam là rất ít so với trung bình của thế giới nhưng vẫn gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất. .. do sử dụng phân hữu cơ, đáng kể là phân rác và kể cả nguồn nước tưới chưa được kiểm soát đầy đủ - Đã thấy ảnh hưởng của phân hữu cơ đặc biệt là phân bắc và phân chuồng đến sự tích lũy vi khuẩn gây bệnh, trứng và ấu trùng giun sán - Sử dụng mất cân đối giữa phân hoá học, phân hữu cơ đã gây ra một số ảnh hưởng đến tính chất đất như pH đất, trao đổi canxi, hàm lượng keo, tổng số vi sinh vật đất Mặc dù.. .đất khả năng hấp thụ một số kim loại nặng giảm ô nhiễm cho - Tạo ra một nguồn sinh khối lớn cho đất sau khi chết - Có tác động tốt đến tính cht vật lí-hóa-sinh của đất - Thân thiện với môi trường 2 Tác động tiêu cực: Nhìn tổng quát, phân bón thực sự là yếu tố thúc đẩy năng suất, cung cấp tổng lượng lương thực cao ở nước ta hiện nay Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến môi trường chưa... năm gần đây là flo, lượng dư flo trong đất có ảnh hưởng độc đến động vật ăn cỏ Sản xuất và sử dụng phân lân là một nguồn đưa flo vào đất Hàng năm, việc sử dụng phân lân đưa vào trong đất 15-20kg F/ha Ở những vùng đất ô nhiễm nhất hàm lượng flo có thể đạt đến 1000-2000mg/kg đất. Nồng độ florua trong đất cao làm thay đổi các tính chất hóa học của đất Dưới ảnh hưởng của florua, độ axit giảm xuống, lượng... sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ và gây hại cho cây Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường 2.3.2 Ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng chua hóa đất tới cây trồng là việc gia tăng tính độc của các ion Al3+và Fe3+: Không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc đất, làm cho đất trở nên rời rạc, Al 3+có mặt trong đất ở nồng độ cao sẽ gây độc cho cây, ảnh hưởng đến các quá trình... nhiều phân vô cơ, kết hợp với việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo nên một đe dọa nghiêm trọng trong việc giữ phì nhiêu của đất Là do sự tích lũy liên tục các chất tạp (kim loại, á kim) có trong phân hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất Thành phần chất hữu cơ của đất bịgiảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi Phân động vật và thực vật không quay về với đất. .. kết hợp nhằm giảm tối thiểu các ảnh hưởng đó - Sự tích lũy các chất độc hại gây bệnh cho cây trồng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người 2.1 Thoái hóa đất do phân bón: Lạm dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc trừ sâu là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất đai, nhất là đất sản xuất nông nghiệp Theo kết quả điều tra gần đây nhất của Viện Khoa học kỹ thuật nông... tăng lên, thế oxi hóa giảm xuống, xảy ra sự huy động các hợp chất của Fe và Mn Tất cả những điều này ảnh hưởng không tốt đến các chỉ số hoạt tính sinh học của đất. Ngoài flo, clo cũng là một chất cần thiết cho cây trồng Tuy nhiên, nồng độ Cl- quá cao sẽ gây độc cho thực vật và động vật 2.3 Ảnh hưởng của phân bón lên sinh vật đất : 2.3.1 Phân hóa học làm cho cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì... tích lũy trong đất, đặc biệt ở lớp đất gần bề mặt Do vậy, mức độ độc hại về lâu dài phải được chú ý đến Tính độc của kim loại nặng biểu hiện ở chỗ gây nên sự sụt giảm số lượng và sự đa dạng của vi sinh vật đất, ảnh hưởng lên vi sinh vật có lợi cho đất (ví dụ vi sinh vật cải thiện sự hô hấp của đất, phân hủy chất hữu cơ, cố định nitơ…) Kim loại nặng còn có tác dụng gián tiếp làm giảm sự phân hủy thuốc... hóa của cấy, và cuối cùng là ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, tác hại bao gồm: - Gây trở ngại cho sự phân chia và kéo dài tề bào - Gây ức chế enzym làm nhiệm vụ tổng hợp vật chất của vách tế bào - Làm hại cấu trúc màng bán thấm của rễ - Làm giảm tính thẩm thấu của tế bào và qua đó ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein - Làm trở ngại cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng NPK, Ca, Mg của . BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Đ Ề TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT LỚP: ĐH1QĐ1 Sinh. đất và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm đất do sử dụng phân bón không hợp lý.Vì vậy, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ” ảnh hưởng của phân bón đến môi trường đất 4 A.TỔNG QUAN CHUNG: 1.Các. đạm, phân lân, phân kali ,phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng. a b Hình 1: Một số loại phân bón a .phân hoá học 5 b .phân hữu cơ 1.2. Ô nhiễm môi trường đất: “Ô nhiễm môi trường đất

Ngày đăng: 12/11/2014, 22:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan