skkn trẻ làm quen với môi trường xung quanh

23 2.2K 3
skkn trẻ làm quen với môi trường  xung quanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Qua quá trình thực hiện nghiên cứu thực tế “Nâng cao chất lượng đội ngũ” ở trường mầm non Hoa hồng Phường tân An- Thị xã Nghĩa lộ. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng giáo dục và đào tạo Thị xã Nghĩa lộ đã tạo điều kiện cho tôi được tham dự đầy đủ các chuyên đề, được học tập, trao đổi kinh nghiệm thông qua dự các tiết mẫu. Cảm ơn các tổ chuyên môn mẫu giáo nhỡ lớn và cùng các đồng chí đồng nghiệp trường mầm non Hoa Hồng đã ủng hộ giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ” Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./. PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1.LÝ DO KHÁCH QUAN: Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những mục tiêu lớn nhất trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm đạt được những mục tiêu “ Xây dựng con người mới hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ, sẵn sàng tiếp cận được những yêu cầu phát triển của xã hội. Trên đà phát triển của thế giới 1.2. LÝ DO CHỦ QUAN: Tuy nhiên với độ tuổi của trẻ mọi sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ đều luôn luôn mới lạ và có sức hấp dẫn kỳ lạ .Do đó việc lựa chọn nội dung giáo dục như thế nào cho vừa sức với trẻ và đạt được hiệu quả như mong muốn thì chúng ta cần có sự lựa chọn nội dung, chủ đề, định hướng đưa vào theo từng thời điểm, giai đoạn như thế nào cho vừa và đủ với từng độ tuổi của trẻ. Chính vì những vấn đề nêu trên, bản thân tôi đã xác định : Cần phải lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xã hội đưa vào thực tế nghiên cứu ở lớp 5 tuổi tôi đang dạy. Chỉ với một nội dung này, nhưng kèm theo đó là những yêu cầu rất lớn : + Đối với giáo viên : Cần phải nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò trách nhiệm của mình, nắm được nội dung, phương pháp giáo dục của bộ môn. Có hiểu biết về xã hội, luôn nêu gương trước học sinh về việc rèn luyện nhân cách Chủ động tìm hiểu về lịch sử của địa phương nơi mình ở để có những hiểu biết nhất định. Thực hiện giảng dạy theo đúng yêu cầu, có sự sáng tạo, biết tận dụng môi trường cho trẻ hoạt động . + Đối với học sinh : Có nề nếp trong mọi hoạt động, tích cực tham gia vào hoạt động tìm tòi, khám phá. Có kỹ năng hoạt động theo nhóm, thảo luận nhóm . Trình bày các ý tưởng của bản thân và đưa ra những kết luận của bản thân. Nói tóm lại : Thông qua đề tài này việc cho trẻ làm quen với môi trường xã hội sẽ có kết quả rõ nét hơn nhờ sự định hướng cụ thể của giáo viên và sự hoạt động tích cực của học sinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: -Thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp cho người giáo viên nắm được những kiến thức cơ bản về cuộc sống xã hội, xác định rõ vị trí, trách nhiệm của mình 2 trong việc tìm hiểu, duy trì bản sắc văn hoá dân tộc cũng từ đó có khối lượng kiến thức phù hợp để tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xã hội xung quanh trẻ. -Một số biện pháp giúp giáo viên có khả năng thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động. -Tạo cơ hội cho trẻ khám phá môi trường, hướng dẫn trẻ hoạt động. - Nghiên cứu việc lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục. III. ĐỐI T ƯỢNG NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu về một số kinh nghiệm dạy trẻ làm quen môi trường xã hội xung quanh.Để thực hiện tốt đề tài này cần chú ý tìm hiểu cuộc sống của người Thái tại khu vực Mường Lò, những phong tục tập quán nổi bật của người dân địa phương. Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen môi trường xung quanh. Quan niệm đúng về Trẻ em là một thực thể xã hội đang hình thành nhưng không phải là người lớn thu nhỏ lại mà nó vận động và phát triển theo quy luật riêng của nó. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 tuổi . IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Làm quen môi trường xung quanh là một môn học giúp trẻ được tìm hiểu, khám phá nhiều nội dung, kiến thức rộng lớn : Môi trường xã hội, môi trường tự nhiên Do đó việc lựa chọn kiến thức phù hợp, thiết kế môi trường hoạt động có hiệu quả là vô cùng cần thiết, chính vì thế tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu trong quá trình dạy trẻ làm quen với môi trường xã hội. Đối với lứa tuổi mầm non, nội dung cho trẻ tìm hiểu mang tính đồng tâm, do đó khi nghiên cứu nội dung giáo dục cho độ tuổi mẫu giáo lớn cần duy trì , củng cố nhũng kiến thức trẻ đã tiếp thu ở lớp bé- nhỡ. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Với nhiệm vụ khảo sát thực tế việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xã hội tại nhóm lớp, áp dụng một số giải pháp cơ bản trong việc thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi . Vận dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy để đưa những nội dung cơ bản về môi trường xã hội xung quanh trẻ vào bài giảng một cách vừa phải, có hiệu quả. 3 Khẳng định bản chất việc hình thành nhân cách cho trẻ em phải có sự tác động tích cực của người lớn tới sự tìm tòi khám phá của trẻ. Nghĩa là người lớn phải hướng dẫn trẻ hoạt động một cách có mục đích, có kế hoạch để đáp ứng phù hợp yêu cầu phát triển toàn diện . Biết lựa chọn nội dung giáo dục lồng ghép cho phù hợp và sáng tạo giúp trẻ hứng thú hoạt động. Phối hợp với phụ huynh, tuyên truyền đầy đủ các nội dung giáo dục theo chủ đề, chủ điểm trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1 Phương pháp nghiên cứu lý luận. 2. Phương pháp quan sát. 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.(Thiết kế, tổ chức, đánh giá hoạt động, phối hợp trò chuyện, tuyên truyền) VII. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU : Từ tháng 05/2008 đến tháng10/2008 thực hiện nghiên cứu lý luận. Từ tháng 9/2008 đến hết tháng 10 năm 2008 tiến hành điều tra thực trạng. Từ 15/09 đến nay tiến hành các hoạt động thực nghiệm sư phạm. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN Môn học Làm quen với môi trường xung quanh là một môn học không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non, nó góp phần tích cực vào việc giáo dục trẻ một cách toàn diện, đặc biệt là phát triển tâm lý giáo dục tình cảm ở trẻ. Việc cho trẻ làm quen với môi trường xã hội xung quanh trẻ nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau : - Rèn luyện khả năng tri giác các sự vật và hiện tượng một cách nhanh nhạy. - Củng cố những biểu tượng cũ, hình thành những biểu tượng mới. Đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Kích thích và rèn luyện tính thích khám phá, tìm tòi ham hiểu biết và các thao tác trí tuệ. - Giáo dục thái độ quan hệ, cách ứng xử đúng đắn. 4 - Giúp trẻ có được cảm nhận và rung động trước cái đẹp, ham muốn tạo ra cái đẹp. - Hình thành và rèn luyện một số kỹ năng cần thiết, thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, nếp sống văn minh cho trẻ. Như vậy : Cho trẻ làm quen với môi trường xã hội xung quanh là tạo điều kiện cho trẻ hoà nhập vào cuộc sống, tích luỹ cho trẻ những tri thức, những ấn tượng tốt đẹp về con người, cuộc sống xã hội phong phú, đa dạng. Hình thành ở trẻ những tình cảm xã hội đúng mực với suy nghĩ, thái độ quan hệ tích cực, cách ứng xử đúng đắn với mọi người xung quanh . Chính vì tầm quan trọng đó, đòi hỏi người giáo viên phải biết tận dụng mọi cơ hội ở mọi lúc, mọi nơi để dạy trẻ. Vậy dạy trẻ như thế nào để có hiệu quả như mong muốn? Lúc này vai trò của người giáo viên mới thực sự được phát huy. Trong sự phát triển tâm lý có sự biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp . Phải có sự tích luỹ về lượng để dẫn đến sự thay đổi về chất. Mọi sự phát triển đều là sự vận động và đấu tranh giữa các mặt đối lập với nhau. Phát triển tâm lý vừa là sự thay đổi số lượng các chức năng tâm lý lại vừa là sự biến đổi đổi chất lượng các chức năng tâm lý cũ để hình thành các chức năng tâm lý mới. Như vậy nói đến sự phát triển tâm lý là người ta thường thấy những đặc tính tâm lý mới khác về chất so với những đặc tính tâm lý cũ đã có ở chủ thể. Phát triển tâm lý là tính kế thừa, là kết quả hoạt động của chính đứa trẻ với những đối tượng do loài người tạo ra. Các điều kiện của sự phát triển tâm lý trẻ em: -Nền văn hoá của đất nước, của dân tộc ( Văn hoá xã hội ). -Văn hoá vật chất ( Toàn bộ cơ sở vật chất ). -Văn hoá tinh thần ( Các phong tục tập quán, truyền thống, lý tưởng, văn học nghệ thuật và các yếu tố văn hoá phi vật thể.) -Văn hoá gia đình (Truyền thống văn hoá của dòng họ, gia đình). -Tâm lý trẻ mẫu giáo phát triển đầy biến động, có đột biến, có khủng hoảng. Tiền đề và điều kiện của sự phát triển tâm lý trẻ chính là thông qua các hoạt động của trẻ và sự hướng dẫn của người lớn cùng một sự giáo dục phù hợp trên cơ sở nền văn hoá vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra cùng với yếu tố di truyền của đứa trẻ. Nội dung giáo dục trẻ thực hiện theo chương trình đồng tâm trẻ đã được làm quen từ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, bé. Tuy nhiên với đặc điểm tâm lý của trẻ là dễ nhớ, nhanh quên. 5 Trong thực tế quá trình dạy trẻ tôi nhận thấy: Những kiến thức trẻ đã được tiếp cận ở độ tuổi 3-4 tuổi có ý nghĩa bổ trợ rất lớn cho năm học cuối tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên trong quá trình chuyển cấp từ mẫu giáo nhỡ, bé lên mẫu giáo lớn thì trẻ đã quên nhiều ( do đặc điểm tâm lý trẻ dễ nhớ, nhanh quên, do thời gian nghỉ hè trẻ không được ôn luyện, do sự phối hợp của gia đình chưa thường xuyên). Chính vì vậy tôi thấy cần thiết phải đưa đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với môi trường xã hội” vào nghiên cứu và thực hiện. Chương II : THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Khi nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy những thuận lợi, khó khăn tác động trực tiếp đến đề tài như sau : 1.Thuận lợi : Bộ môn làm quen môi trường xung quanh đã được tổ chức thành chuyên đề, qua đó giáo viên được củng cố về kiến thức, kỹ năng giảng dạy. Thông qua các hình thức tổ chức chuyên đề giáo viên đã biết vận dụng phù hợp, dạy đúng phương pháp, biết thiết kế môi trưòng cho trẻ hoạt động. Thông qua việc tổ chức chuyên đề giáo viên được dự giờ, trao đổi, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tích luỹ được kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân. Đặc biệt được thực hành các tiết dạy trong nhóm lớp và nhận được ý kiến đóng góp của ban giám hiệu, đồng chí đồng nghiệp. Là năm thứ hai thực hiện chuyên đề do đó giáo viên đã có định hướng rõ ràng trong việc xác định nội dung kiến thức, khai thác lồng ghép các nội dung giáo dục khác tương đối phù hợp. Năm học 2008-2009 là năm học thực hiện yêu cầu phổ cập với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, do đó 100% số trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi ra lớp, 6 Trẻ rất yêu thích các hoạt động, yêu trường mến lớp, có nề nếp trong mọi hoạt động. Môi trường xung quanh trẻ luôn kích thích sự tò mò, thích khám phá của trẻ. Nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng cơ sở vật chất, tạo cảnh quan môi trường, đặc biệt là bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp tương đối đầy đủ, tạo cơ hội cho trẻ khám phá một cách tích cực. 2 Khó khăn: -Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên vẫn mắc phải những tồn tại : Chưa thực sự sáng tạo trong việc thiết kế môi trường giảng dạy, chuyển tải nội dung kiến thức chưa chọn lọc, còn ôm đồm, việc lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục chưa thực sự hiệu quả. - Cơ sở vật chất phục vụ cho chuyên đề còn thiếu thốn, chưa thật đồng bộ. -Việc phối kết hợp với phụ huynh chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. -Một số cháu do chưa qua mẫu giáo 3-4 tuổi nên các cháu còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng các bạn. -Một số cháu do nhận thức yếu hơn các bạn nên cũng chưa thật tích cực tham gia hoạt động. - Hoạt động của trẻ chưa thật sự đồng nhất, còn mang tính bột phát, trẻ thường làm theo ý thích cá nhân trẻ. Đôi khi trẻ nhận thức được song lại không dám trình bày ý tưởng và đánh giá . -Kết luận : Làm quen với môi trường xung quanh là một bộ môn giúp trẻ được tìm tòi khám phá, tạo điều kiện để trẻ được tích luỹ kinh nghiệm, phát triển toàn diện về nhân cách. Để sự tìm tòi khám phá của trẻ phát triển theo chiều hướng tốt, đảm bảo các nội dung giáo dục theo yêu cầu độ tuổi thì việc nghiên cứu, lựa chọn nội dung đưa vào thế nào cho phù hợp, đảm bảo trẻ nhận thức vừa đủ, không trùng lặp, không nhồi nhét thì việc áp dụng đề tài này là hợp lý. Do vậy tôi đã đưa ra một số giải pháp sau đây để giúp trẻ học tốt bộ môn môi trường xung quanh. 1. Xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ của người giáo viên mầm non, khảo sát trẻ qua các giai đoạn. 2. Nghiên cứu một số nét chính văn hoá của người Thái vùng Mường Lò. 3. Lựa chọn nội dung kiến thức. 4. Thiết kế môi trường hoạt động và hướng dẫn trẻ hoạt động. 5. Lồng ghép tích hợp các nội dung hoạt động. 7 Chương III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. XÁC ĐỊNH VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON, KHẢO SÁT TRẺ QUA CÁC GIAI ĐOẠN : Giáo dục mầm non là nền móng cho việc xây dựng và hình thành nhân cách của trẻ một cách toàn diện. Người giáo viên mầm non ngoài nhiệm vụ chăm sóc trẻ còn phải thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình của các độ tuổi. Có ý thức rèn luyện, học tập tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ. Phương pháp dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh được tổ chức theo chuyên đề đối với từng độ tuổi. Yêu cầu giáo viên phải nắm được một số nguyên tắc khi tổ chức dạy trẻ, biết khai thác các nội dung phù hợp với từng độ tuổi, từng chủ điểm. Đặc biệt là nội dung lồng ghép, tích hợp bảo vệ môi trường . Giáo viên phải biết lựa chọn nội dung đưa vào một cách có hệ thống, phù hợp với trẻ, không trùng lặp, không gây quá tải, những hiện tượng cô nêu ra phải gần gũi với trẻ, phù hợp với khả năng nhận biết của trẻ. Phương pháp dạy trẻ là giúp trẻ quan sát, ghi nhớ, so sánh, trải nghiệm và đưa ra kết luận. Giáo viên phải thiết kế môi trường sao cho phù hợp để trẻ được thực hiện theo một quy trình định hướng rõ ràng. Hình thức tổ chức phải phong phú, phù hợp với từng thời điểm, tránh lặp lại. 8 Trước hết giáo viên phải nắm vững phương pháp giáo dục của bộ môn, có hiểu biết nhất định. Luôn nêu gương trước học sinh về lời nói, việc làm, phong cách ứng xử với đồng chí, đồng nghiệp và đặc biệt là giao tiếp với phụ huynh. Tiến hành khảo sát trẻ qua từng giai đoạn, ngay từ đầu năm học giáo viên phải tiến hành đánh giá, khảo sát chất lượng đầu vào trên cơ sở quan sát, đánh giá qua hệ thống các bài tập, các câu hỏi có nội dung trẻ đã được học ở độ tuổi mẫu giáo bé- nhỡ . Kết quả đánh giá : Số lượng học sinh Nhận Nhận Đạt yêu cầu Yếu Ghi chú 30 5 6 15 4 Đánh giá theo hệ thống câu hỏi giao tiếp, một số nội dung đơn giản về mối quan hệ trong giađình. Thống kê kết quả khảo sát cho thấy: Số học sinh mạnh dạn, tự tin không có nhiều, vẫn tồn tại một số học sinh yếu về khả năng trình bày diễn đạt. Do đó giáo viên phải lựa chọn, phân nhóm học sinh để tiếp cận và thiết kế hoạt động cho phù hợp. Kết luận: Độ tuổi mầm non, với đặc điểm tâm lý dễ nhớ, nhanh quên, chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Sau thời gian nghỉ hè, không thường xuyên ôn luyện trẻ bước vào mẫu giáo lớn với lượng kiến thức mới yêu cầu cao hơn,dẫn đến trẻ chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chưa tích cực tham gia vào hoạt động và đặc biệt là chưa dám đưa ra những ý kiến cá nhânđể trao đổi, thảo luận. Chính vì những vấn đề nêu trên dẫn đến việc hoạt động theo nhóm kém hiệu quả, kết quả khảo sát đã cho thấy rõ: Giáo viên cần tiếp cận, phân nhóm hoạt động cho phù hợp. Từ đó linh hoạt trong việc áp dụng phương phát dạy trẻ cho có hiệu quả. Ngoài những nội dung kiến thức chính cần cung cấp cho trẻ thông qua các chủ điểm, giáo viên cần lựa chọn những nét đặc sắc của nền văn hoá dân tộc của địa phương, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mình. Như vậy người giáo viên phải có được những hiểu biết nhất định về văn hoá của địa phương. 2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NÉT CHÍNH NỀN VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI THÁI VÙNG MƯỜNG LÒ : 9 Mục đích: Giúp giáo viên có được những hiểu biết nhất định, lựa chọn nội dung lồng ghép, tích hợp đưa vào dạy trẻ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Là một thị xã miền núi, mang đậm nét văn hoá Mường lò. Nơi đây là cái nôi của 17 dân tộc anh em : Thái, Kinh, Tày, Mường Mỗi dân tộc đều có một nét văn hoá riêng thể hiện về trên cả lĩnh vực văn hoá vật thể và phi vật thể. Người Thái là dân tộc đông nhất ở vùng Mường lò. Trên địa bàn của phường Tân An nơi trường đóng chủ yếu là người dân tộc Thái sinh sống, do đó tôi đi sâu vào tìm hiểu nét văn hoá của người dân tộc Thái. Người Thái có trang phục độc đáo. Phụ nữ mặc áo cỏm, đủ màu sắc đính hàng khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu chạy trên đường nẹp xẻ ngực bó sát thân ăn nhịp với váy dài màu thẫm, cuốn hình ống, có hoa văn ở gâú, thắt eo bằng thắt lưng xanh, đeo xà tích bên hông. Đồ trang sức của phụ nữ Thái như nhẫn, hoa tai, vòng tay chủ yếu là bằng bạc. Nữ Thái đen đội khăn piêu nổi tiếng với các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc rực rỡ. Nam giới người thái mặc quần theo kiểu chân què có cạp để thắt lưng, áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên. Người Thái khéo tay, đặc biệt là phụ nữ Thái, giỏi nghề thủ công truyền thống tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của dân tộc Thái, gắn với nghề trồng lúa nước, đan lát. Văn hoá ẩm thực cũng là một trong những đặc trưng của văn hoá Mường lò, các món ăn của người Thái cũng thật độc đáo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, món xôi nếp là một trong những đặc sản khó quên nhất. Không chỉ có xôi, món ăn mà người Thái thường hay chế biến ra mà ở nơi khác không có như món : Rêu nướng, rêu hấp, măng chua, thịt trâu sấy,nộm hoa chuối rừng, rau xôi thập cẩm những món ăn này luôn hấp dẫn bởi hương vị của núi rừng : Hạt xẻn, hạt dổi, xiểng pột Với tiềm năng về văn hoá dân gian đậm đà bản sắc, vũ điệu xoè là một trong những loại hình nghệ thuật tiêu biểu của người Thái Nghĩa lộ. Bên đống lửa hồng, những điệu xoè nhịp nhàng theo âm thanh trầm bổng. Điệu xoè hôm nay đã trở thành tài sản vô giá của nhân dân các dân tộc vùng Mường lò. Cùng góp phần cho kho tàng văn hoá các dân tộc vùng Mường lò, người Thái cũng có rất nhiều các câu chuyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, sử thi, ca dao Với tất cả những nét văn hoá độc đáo đó, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn gìn giữ và phát huy. 10 [...]... tạo ra các sản phẩm đơn giản và giữ gìn sản phẩm mình làm ra 6 PHỐI KẾT HỢP VỚI PHỤ HUYNH: Xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng và những khả năng nhận thức của trẻ đối với môi trường, chúng ta cần chú trọng tới tất cả các đối tượng Đặc biệt là công tác phối kết hợp với gia đình, bởi chính gia đình là nơi trẻ được tìm hiểu và tiếp cận về môi trường xung quanh một cách tích cực Thông qua buổi tuyên truyền... lớp lớn A tôi chủ nhiệm: 4 THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẺ HOẠT ĐỘNG: Những nội dung đưa ra có đạt được kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế môi trường hoạt động Do đó người giáo viên cần phải chủ động trong việc thiết kế môi trường tuỳ theo từng nội dung, sao cho trẻ có cơ hội hoạt động tốt Ví dụ : Tên chủ đề : Làm quen với một số nghề truyền thống của... trẻ, thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình của trẻ ở nhà, cung cấp cho cô giáo những đồ dùng, đồ chơi sẵn có hoặc tự làm : như quả còn, ớp nhỏ, rổ con, vải thổ cẩm Chủ động mang đến lớp các loại cây để trồng vào góc thiên nhiên PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Những kết quả đã đạt được : Trong năm qua, khi thực hành nghiên cứu một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với môi trường. .. biệt trẻ có kỹ năng múa những điệu múa có làn điệu dân ca Thái như : Inh lả ơi, múa xoè hoa khi biểu diễn những tiết mục này bước chân của trẻ rất uyển chuyển, đúng nhịp điệu, thể hiện rõ tố chất sẵn có ở trẻ Trong hoạt động vui chơi trẻ cũng chú ý tới trò chơi nấu ăn, chế biến các món ăn có tên gọi quen thuộc với trẻ như : Cá kho măng, rau xôi Trẻ tự tin khi giới thiệu về mình, nói rõ được gia đình trẻ. .. thiết phải ở trong lớp, mà cô có thể tận dụng môi trường bên ngoài lớp học : Nhà sàn văn hoá, sân trường, cánh đồng lúa trước sân trường Với một số nội dung giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tự tạo ra các sản phẩm, làm các thí nghiệm, so sánh và đưa ra kết luận Trẻ có thể hoạt động theo nhóm: Mỗi nhóm được sắp xếp có đủ các đối tượng: Giỏi- Khá- Trung bìnhYếu Trẻ cùng được quan sát, trao đổi, thảo luận... Một số khuyến nghị của bản thân: - Đề nghị nhà trường bổ sung thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ - Cho giáo viên được tham quan học tập kinh nghiệm của các đơn vị trường bạn có uy tín - Đề xuất ý kiến: Xây dựng vườn thiên nhiên trong nhà trường bằng nguồn huy động đóng góp của nhân dân Trên đây là một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với môi trường xã hội tôi đã trình bày, kính mong nhận... KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG 18 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP THỊ 19 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH 20 PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ NGHĨA LỘ TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG *** - MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI *******************  Họ và tên tác giả 21 : Trần Thị Huệ Chức vụ Tổ chuyên môn Đơn vị công tác : Giáo viên : Mẫu giáo lớn – nhỡ : Trường MN... như vậy trẻ được ôn lại những nét văn hoá của dân tộc mình, từ đó giúp trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn như : Trẻ có thể kể cho cô nghe việc tổ chức đón tết của gia đình trẻ, các loại bánh trẻ được ăn trong ngày tết, ăn mặc như thế nào trong ngày tết, trẻ được đi chơi tết như thế nào, tham gia gói bánh chưng tết cùng cô và các bạn Qua đó giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và tư duy hình tượng : Trẻ kể... trình triển khai những biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với môi trường xã hội Trong quá trình áp dụng bản thân tôi nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu, thay đổi, bổ sung những nội dung lồng ghép tích hợp, sao cho ngoài truyền tải kiến thức 16 chính, người giáo viên còn có vai trò góp phần duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại vùng miền mình sinh sống Với những nội dung nghiên cứu này... Cũng từ đó giáo dục trẻ biết ơn và kính trọng những người làm ra hạt gạo để nuôi sống mình * Kết luận : Vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn nội dung và thiết kế hoạt động Lựa chọn nội dung vừa đủ với tầm nhận thức của trẻ là cả một quá trình đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu, chắt lọc, linh hoạt đưa vào bài giảng sao cho có hiệu quả Thiết kế môi trường hoạt động mang . cho trẻ làm quen với môi trường xã hội xung quanh trẻ. -Một số biện pháp giúp giáo viên có khả năng thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động. -Tạo cơ hội cho trẻ khám phá môi trường, hướng dẫn trẻ. thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, nếp sống văn minh cho trẻ. Như vậy : Cho trẻ làm quen với môi trường xã hội xung quanh là tạo điều kiện cho trẻ hoà nhập vào cuộc sống, tích luỹ cho trẻ. trình dạy trẻ. Phương pháp dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh được tổ chức theo chuyên đề đối với từng độ tuổi. Yêu cầu giáo viên phải nắm được một số nguyên tắc khi tổ chức dạy trẻ, biết

Ngày đăng: 12/11/2014, 19:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời cảm ơn

  • Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

  • Chương III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

    • Nhận thức tốt

    • Nhận thức khá

    • Ghi chú

    • TT

      • Phần thứ hai: NỘI DUNG

      • Ch­ương I : Cơ sở lý luận của đề tài:

      • Chư­ơng II: Thực trạng của đề tài:

      • Ch­ương III: Giải quyết vấn đề :

      • 1. Xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ của ng­ười giáo viên mầm non, khảo sát trẻ qua các giai đoạn.

      • 2. Nghiên cứu về một số nét chính nền văn hoá của người Thái tại vùng M­­ường Lò.

      • 3. Lựa chọn nội dung kiến thức

      • 4. Thiết kế môi trường hoạt động và hướng dẫn trẻ hoạt động

      • 5. Lồng ghép thích hợp các nội dung hoạt động

      • 6. Phối kết hợp với phụ huynh

      • Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

      • Những kết quả đạt đư­ợc và những kiến nghị .

      • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan