suy thoái kinh tế toàn cầu và phản ứng của việt nam

55 410 0
suy thoái kinh tế toàn cầu và phản ứng của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

****************** ĐỀ TÀI : SUY THỐI KINH TẾ TỒN CẦU VÀ PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : GV QCH DOANH NGHIỆP SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN CHÍ HIẾU TCNN1 VŨ THÀNH NAM TCNN1 LƯƠNG BÁ TỒN TCNN1 TRẦN THỊ KIM HUỲNH TCNN2 PHẠM THỊ HỒNG MẾN TCNN3 NGUYỄN HỮU MINH CƯỜNG TCNN3 Thành phố Hồ Chí Minh 4/2009 Mục lục Trang Phần I: Suy thối kinh tế 1 I Định nghĩa 1 II Ngun nhân 3 Phần II: Khủng hoảng kinh tế Mỹ 3 I Tám cuộc suy thoái 3 II Đại suy thoái 12 II Khủng hoảng tài chính Mỹ và ảnh hưởng 14 1. Nhiều ngành kinh tê gặp khó khăn 14 2. Thâm hụt ngân sách nghiêm trọng 15 3. Những mốc chính của cuộc khủng hoảng 16 4. Nguyên nhân 20 IV Ảnh hưởng của cộc khủng hoảng tài chính Mỹ đối với Việt Nam Phần III Khủng hoảng tài chính Châu Á 28 I Khủng hoảng kinh tế châu á – 1 góc nhìn 28 II Nguyên nhân 30 III Diễn biến chính 32 Phần IV: giải pháp kích cầu và những tác động có thể đến đối với nền kinh tế Việt Nam 35 PHỤ LỤC khủng hoảng kinh tế ở Thái Lan PHẦN I. SUY THOÁI KINH TẾ I. Định nghĩa suy thoái kinh tế: Suy thoái kinh tế (recession/economic downturn) là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ đình lạm. Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế. Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra. Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ). Từ khủng hoảng tài chính -> khủng hoảng kinh tế -> khủng hoảng kinh tế thực -> khủng hoảng an ninh lương thực -> khủng hoảng chính trị. Nếu nhà nước chính quyền không có biện pháp gì ngăn chặn quá trình của khủng hoảng thì việc dẩn tới bạo loạn là cần thiết. Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ). Vậy để hiểu được quá trình suy thoái này, chúng ta cần hiểu được chu kỳ kinh tế là như thế nào? Chu kỳ kinh tế, hay là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba giai đoạn: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Có quan điểm cho rằng giai đoạn phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai giai đoạn chính là suy thoái và hưng thịnh. Các pha của chu kỳ kinh tế: - Suy thoái là giai đoạn mà GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái. - Phục hồi là giai đoạn trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Thời điểm tiếp giao giữa 2 giai đoạn này gọi là đáy của chu kỳ. - Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở giai đoạn hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Dấu hiệu thường thấy nhất là chỉ số chứng khoán có chiều hướng đi lên, sau đó là bất động sản có chiều hướng ổn định và lên dần… tiếp tới là chỉ số tiêu dùng. Chính vì vậy người ta thường đầu tư chứng khoán vào lúc này, thị trường trở nên lạc quan. Kết thúc giai đoạn hưng thịnh lại bắt đầu đợt suy thoái mới. Điểm giao tiếp từ giai đoạn hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế. thịnh Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang giai đạon kế tiếp với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là: - Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. - Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. - Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. - Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại. II. Nguyên nhân của suy thoái kinh tế Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Ví dụ, những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát. Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém. PHẦN II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ MỸ I. 8 cuộc suy thoái. 1. Suy thoái đầu năm 2000 Sự đổ vỡ của các tập đoàn công nghệ trong khủng hoảng chấm com, vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 và những lộn xộn trong kiểm toán đã châm ngòi cho giai đoạn suy thoái đầu thế kỷ 21. Cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ trong ba năm (2001-2003) không chỉ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tới nhiều quốc gia châu Âu khác. Theo Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER), sau 10 năm phát triển, quãng thời gian mở rộng dài nhất của kinh tế Mỹ, việc nước Mỹ bước vào suy thoái vào đầu những năm 2000 đã được dự báo trước. Bắt đầu từ sự đổ vỡ hàng loạt của các tập đoàn công nghệ, kinh tế Mỹ tiếp tục bị giáng một đòn mạnh khi vụ khủng bố ngày 11/9/2001 nổ ra, khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones và các chỉ báo chính của thị trường chứng khoán trải qua tuần tồi tệ nhất trong lịch sử. Dự đoán trước diễn biến tại Mỹ, các nước châu Âu đã giới thiệu đồng tiền chung Euro vào ngày 1/1/1999. Tuy nhiên, suy thoái vẫn khiến đồng euro giảm mạnh, cho đến năm 2001 đây vẫn là một đồng tiền yếu, và chỉ mạnh trở lại sau năm 2002. 2. Suy thoái cuối thập kỷ 90 Ngày thứ hai đen tối, tháng 9/1987, đà sụt giảm chưa từng có 22,6% trên chỉ số Dow Jones là phát súng báo hiệu thời kỳ suy thoái tồi tệ nước Mỹ. Chỉ trong ba năm, sự sụp đổ của thị trường tín dụng và cho vay đã đe dọa tới ‘túi’ tiền tiết kiệm của hàng triệu người dân. Theo đó, các cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng từ Mỹ kể đến như Canada, Australia, Nhật và Anh cũng bị cuốn theo đà suy thoái. Hai năm hậu khủng hoảng, dù thị trường chứng khoán hồi phục khá nhanh nhưng thị trường bất động sản, lao động, giá năng lượng, cán cân thương mại và GDP của Mỹ và một số quốc gia khác vẫn đi xuống. Kinh tế tồi tệ, tỷ lệ thất nghiệp cao tất yếu kéo theo các vấn đề xã hội, trong những năm suy thoái dưới thời Tổng thống George Bush "cha" như nghiện rượu và ma túy tăng cao. 3. Suy thoái đầu những năm 1980 Cuộc cách mạng tại Iran đã đẩy giá dầu thế giới tăng với tốc độ chóng mặt trong thập niên 70. Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ và được coi là lần suy thoái tồi tệ nhất kể từ đại khủng hoảng năm 1930. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% năm 1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Không chỉ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Bất kể kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm 1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao kỷ lục 7,5% và đạt mức lịch sử 10,8% trong năm 1982. Hậu quả của suy thoái lên ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất thép tồi tệ đến nỗi các ngành trên liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng tiếp theo kết thúc. Đây cũng là lần suy thoái kéo dài qua hai nhiệm kỳ tổng thống, ông Jimmy Carter từ 1977-1981, và Ronald Reagan từ 1981-1989. 4. Khủng hoảng dầu mỏ những năm 1973 Bắt đầu vào ngày 15/9/1975, khủng hoảng dầu mỏ là hậu quả từ việc các thành viên OAPEC (gồm tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC và hai nước Ai Cập và Syria) thực hiện cấm vận dầu mỏ với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Ai Cập và Syria. Trước đó vào năm 1971, việc Mỹ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods (hệ thống quy định chung giữa các cường quốc) trong đó giá vàng chỉ được neo giữ duy nhất bằng đôla với giá 35 đôla một ounce, và tiến hành thả nổi đồng USD là tiền đề cho cuộc khủng hoảng này. Lý do là hệ thống Bretton Woods đã giới hạn hoạt động chi tiêu của nước Mỹ và thế giới do lượng vàng là có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Việc Mỹ in tiền phục vụ cho việc tài trợ Chiến tranh Việt Nam hoặc viện trợ các nước khác đã khiến đôla mất giá, dĩ nhiên đi kèm lạm phát. Trong giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ, tại nhiều bang mỗi người dân chỉ được phép mua một lượng xăng dầu nhất định. Để xóa bỏ sự bất hợp lý trên, vào tháng 8/1971 Tổng thống Nixon đã phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền. Điều chỉnh trên khiến thu nhập của các nước xuất khẩu dầu giảm rõ rệt, theo đó các nước này buộc phải có điều chỉnh để tăng giá dầu. Hậu quả của việc cấm vận dầu lửa là giá dầu tại thị trường thế giới đã bị đội lên gấp 5 lần từ dưới 20 USD/thùng năm 1971 lên 100 USD/thùng năm 1979. Giá xăng trung bình tại Mỹ cũng tăng 86% chỉ trong một năm từ 1973- 1974. Cuộc khủng hoảng đồng thời tác động xấu đến thị trường tài chính, chứng khoán toàn cầu, vốn đã chịu nhiều áp lực sau sự sụp đổ của Chế độ Bretton Woods. Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla, con số quá khổng lồ vào thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi. Suy thoái và lạm phát gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác cho đến tận thập niên 80. Khủng hoảng dầu mỏ đã tạo ra thay đổi lớn trong chính sách của phương tây, trong đó chú trọng tìm kiếm và bảo tồn năng lượng tự nhiên, cũng như đặt ra các quy định tiền tệ chặt chẽ hơn để chống lạm phát. Tuy nhiên, biến cố trên góp phần thay đổi đáng kể vị thế chính trị, kinh tế của các nước xuất khẩu dầu, đặc biệt là tiểu vương quốc Ả-rập tại khu vực Trung Đông. 5. Suy thoái năm 1957 Trong 2 năm trước khi khủng hoảng diễn ra, chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư tại Mỹ đã khiến thất nghiệp tăng. Tại Detroit, trái tim của ngành công nghiệp xe hơi, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức 20% trong tháng 4/1958. Doanh số bán xe giảm 31% trong năm 1957, biến 1958 là năm tồi tệ nhất cho các nhà sản xuất ô tô kể từ sau Đại chiến thế giới II. Nhu cầu nhập khẩu tại Mỹ vẫn cao trong khi châu Âu lại giảm nhập khẩu từ Mỹ khiến thâm hụt thương mại và cán cân không đối xứng. Tệ hơn khi thay vì mặt bằng giá giảm, điều thường xảy ra khi suy thoái, giá cả trong giai đoạn 1957 đến 1959 lại leo thang. Thực tại trên đã gây không ít hoang mang cho các nhà kinh tế trong quãng thời gian này. Nhiều quốc gia chưa phát triển sống dựa vào xuất khẩu tài nguyên như vật liệu thô, khoáng chất, hoặc sản phẩm nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do nhu cầu sụt giảm tại Mỹ và châu Âu. 6. Suy thoái năm 1953 Dù chỉ kéo dài trong 10 tháng, bắt đầu từ quý II năm 1953 tới quý I năm 1954, thiệt hại từ cuộc suy thoái năm 1953 ước tính lên tới 56 tỷ đôla cho nước Mỹ. [...]... mạnh và họ không còn tin vào khả năng sinh lời của đồng vốn, thì lúc đó sự thay đổi đột ngột mới xẩy ra Nhưng một minh chứng gần đây cho thấy, trước những biến chuyển của kinh tế vĩ mô của Việt Nam, một quỹ đầu tư lớn ở Việt Nam đã nâng thời hạn hoạt động từ 5 năm lên 10 năm Điều này cho thấy trong dài hạn, họ vẫn tin vào sự phát triển của Việt Nam và quan trọng hơn là họ tin vào tính khả thi của việc... nghĩa hoặc có tác động rất ít đến thị trường chứng khoán Việt Nam Về mặt lý thuyết, kinh tế Mỹ đi xuống trong giai đoạn hiện nay có thể sẽ tác động đến nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam dẫn tới khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này có thể sẽ không cao như kỳ vọng… Nhưng do đa phần nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam đều thiếu kinh nghiệm phân tích đầu tư, những yếu tố sâu... chính, ngân hàng và nền kinh tế thực sự có mối liên kết biện chứng với nhau, vì vậy nếu những trở ngại đó mà không được giải quyết, nó sẽ lan sang nhiều lĩnh vực khác - Thứ hai, sự can thiệp nhanh chóng và chủ động của chính phủ nhằm xoa dịu những áp lực lên nền kinh tế là vô cùng cần thiết trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế Phản ứng chập chạp và có khả năng sai lầm của chính phủ Mỹ và các ngân hàng... bảo hiểm Việt Nam Trong khi đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, Công ty tiếp nhận Tập đoàn Chinfon của Đài Loan, cũng đang tiến hành giải quyết những khoản nợ của Ngân hàng Chinfon Việt Nam theo đúng thủ tục Theo nhận định của các Bộ hữu quan, thì cuộc khủng hoảng ở Mỹ sẽ ít ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Việt Nam vì thị trường tài chính Việt Nam chưa có... giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm - gây suy giảm tổng cầu của nền kinh tế 7 Suy thoái năm 1949 Lần suy thoái này của nước Mỹ bắt nguồn từ những bước tiến thần tốc của giai đoạn hồi phục kinh tế sau chíến tranh thế giới Tính tới đầu năm 1949, nước Mỹ chiếm tới 50% tổng sản lượng nông nghiệp toàn thế giới, trước chiến tranh thế giới con số này chỉ là 30%, tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ cũng ở mức thấp kỷ lục... còn lại của thế giới Dù hậu quả của cuộc suy thoái 1949 là không quá tồi tệ nhưng nó cũng đủ gây trì trệ kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp phá sản cũng như tỷ lệ thất nghiệp leo thang 8 Đại suy thoái năm 1930 Cuộc đại suy thoái hay còn gọi là đại khủng hoảng diễn ra cách đây đã gần 8 thập kỷ nhưng vẫn ghi dấu ấn là giai đoạn suy sụp kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại Bắt đầu vào năm 1929 và kết... quy luật giá chứng khoán và kết quả kinh doanh đôi khi lại không đi theo hướng tương đồng, hoặc phản ánh không sát với thực tế 4/ Lòng tin của giới đầu tư Ở các nước phát triển, lòng tin của giới đầu tư phản ánh tương đối chính xác thực trạng sức khỏe của nền kinh tế, sự kỳ vọng vào tương lai… bởi việc công bố thông tin và độ tin cậy của nguồn tin được đưa ra tương đối chính xác và được sàng lọc, đón... đến thị trường chứng khoán Việt Nam Hơn nữa, do VND không phải là ngoại tệ có thể chuyển đổi ở các nước phát triển nên các chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra không ảnh hưởng ngược ở các nước phát triển Và trên thực tế, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất VND thời gian gần đây những tưởng sẽ làm chứng khoán xuống mạnh hơn thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại vừa đi... hoảng thế kỷ” của nền kinh tế Mỹ rõ ràng đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trên thế giới, kéo theo đó là các cuộc khủng hoảng với quy mô rộng trên thị trường chứng khoán, bất động sản, tài chính, tín dụng đang có nguy cơ bùng nổ Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế nhận định: Cuộc khủng hoảng mới chỉ tác động ở một mức độ chậm chưa đủ mức có thể làm “khuynh đảo” đối với nền kinh tế Việt Nam, vấn... nhiều phiên liên tiếp 3/ Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết Ở thị trường Mỹ, kết quả kinh doanh của một tập đoàn lớn có thể tác động đến cả thị trường chứng khoán Mỹ, thậm chí lan tỏa sang chứng khoán châu Âu và Nhật… nhưng điều này thì quá xa vời với chứng khoán Việt Nam Một minh chứng là khi giá dầu tăng mạnh, lợi nhuận của nhiều tập đoàn đa quốc gia sẽ giảm mạnh và đẩy yếu tố vĩ mô bất lợi . kích cầu và những tác động có thể đến đối với nền kinh tế Việt Nam 35 PHỤ LỤC khủng hoảng kinh tế ở Thái Lan PHẦN I. SUY THOÁI KINH TẾ I. Định nghĩa suy thoái kinh tế: Suy thoái kinh tế (recession/economic. kỳ suy thoái. Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại. II. Nguyên nhân của suy thoái kinh tế Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là. nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có thể

Ngày đăng: 12/11/2014, 13:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHI TIÊU CHÍNH PHỦ, THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

  • KÍCH CẦU VÀ NGUỒN TÀI TRỢ

    • TÀI TRỢ THÔNG QUA MIỄN GIẢM THUẾ

    • TÀI TRỢ THÔNG QUA QUỸ DỰ TRỮ

      • TÀI TRỢ THÔNG QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.

        • TÀI TRỢ THÔNG QUA VAY NỢ NƯỚC NGOÀI

        • TÀI TRỢ THÔNG QUA TÍCH LŨY NỢ

        • BÀI HỌC NHÌN TỪ THÁI LAN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan