từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang

118 435 0
từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người tày ở tỉnh bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HOÀNG THỊ KHÁNH QUYÊN TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA NGƯỜI TÀY Ở TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60220240 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐOÀN VĂN PHÚC Huế, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hoàng Thị Khánh Quyên LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Văn Phúc, là người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô giáo Viện ngôn ngữ học, thầy cô giáo Khoa Ngữ văn và Phòng Sau Đại học, trường Đại học Khoa học Huế đã trang bị những kiến thức bổ ích cũng như góp ý, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ của UBND các xã thuộc huyện Lục Nam, huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, cảm ơn các anh chị, bạn bè đã hỗ trợ một số tư liệu cho luận văn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và luôn là hậu phương vững chắc để hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Hoàng Thị Khánh Quyên MỤC LỤC - Trang phụ bìa - Lời cam đoan - Lời cảm ơn - Mục lục - Danh mục các bảng LỜI CAM ĐOAN 2 LỜI CẢM ƠN 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3 3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 6 4. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu 6 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4.3. Phạm vi nghiên cứu 7 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 7 5.1. Phương pháp nghiên cứu 7 5.2. Tư liệu nghiên cứu 8 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9 6.1. Ý nghĩa khoa học 9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 10 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11 1.1. Khái niệm hình vị, từ, ngữ và nghĩa 11 1.1.1. Hình vị 11 1.1.2. Từ 13 1.1.3. Ngữ (cụm từ/ từ tổ) 16 1.1.4. Nghĩa của từ, ngữ 17 1.1.5. Trường nghĩa và vốn từ chỉ công cụ sản xuất 20 1.2. Vấn đề định danh 22 1.2.1. Khái niệm định danh 22 1.2.2 Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả 23 1.3. Vài nét về người Tày và tiếng Tày 23 1.3.1. Về người Tày 23 1.3.2. Vài nét về tiếng Tày 25 1.4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 31 1.4.1. Khái niệm văn hóa 31 1.4.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 33 1.5. Tiểu kết 34 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA NGƯỜI TÀY Ở TỈNH BẮC GIANG 35 2.1. Dẫn nhập 35 2.2. Kết quả khảo sát, thống kê hệ thống từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang 36 2.3. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang 38 2.3.1. Từ đơn 39 2.3.2. Từ phức 40 2.3.3. Ngữ (cụm từ/ từ tổ) 46 2.4. Đặc điểm ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang 48 2.4.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ đơn 48 2.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ phức 48 2.4.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của các ngữ (cụm từ/từ tổ) 53 2.5. Tiểu kết 55 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA NGƯỜI TÀY Ở TỈNH BẮC GIANG 57 3.1. Dẫn nhập 57 3.2. Giá trị biểu đạt của phương thức định danh trong từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm của người Tày ở tỉnh Bắc Giang 58 3.2.1. Định danh công cụ sản xuất dựa vào hình dáng 60 3.2.2 Định danh công cụ sản xuất dựa vào chức năng (công dụng) 61 3.2.3 Định danh dựa vào nguyên liệu chế tạo công cụ 63 3.3. Đặc điểm văn hóa của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang 63 3.3.1. Phản ánh địa điểm cư trú 64 3.3.2. Phản ánh phương thức kiếm sống 65 3.3.3. Phản ánh cách ứng xử của con người với môi trường sống (rừng, rẫy, ruộng ) 69 3.3.4. Phản ánh tâm linh 71 3.4. Tiểu kết 74 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Kết quả khảo sát, thống kê nhóm từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày 36 2.2 Bảng ví dụ về một số từ ngữ chỉ công cụ sản xuất trong nông nghiệp 37 2.3 Bảng ví dụ về một số từ ngữ chỉ công cụ sản xuất trong lâm nghiệp 37 2.4 Kết quả phân loại các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày xét về đặc điểm cấu tạo 39 2.5 Bảng ví dụ về một số từ ghép chính phụ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp do hai yếu tố ( âm tiết/ hình vị) tạo thành 42 2.6 Sơ đồ mô hình hóa mối quan hệ của từ ghép chính phụ do hai (âm tiết/ hình vị) tạo thành 43 2.7 Bảng ví dụ về một số từ ghép chính phụ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp do ba yếu tố (âm tiết/ hình vị) cấu tạo thành 44 2.8 Sơ đồ mô hình hóa mối quan hệ của từ ghép chính phụ do ba yếu tố (âm tiết/ hình vị) tạo thành 44 2.9 Các kiểu quan hệ cơ bản giữa các yếu tố trong từ ghép chính phụ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang 45 2.10 Bảng ví dụ về một số ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang 46 3.1 Kết quả khảo sát thống kê một số phương thức định danh các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang 58 3.2 Bảng ví dụ về một số từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp định danh dựa vào hình dáng 60 3.3 Bảng ví dụ về một số từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp định danh dựa vào công dụng/ chức năng 62 3.4 Bảng ví dụ về một số từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp định danh dựa vào nguyên liệu chế tạo công cụ 63 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của con người. Đó là phương tiện giao tiếp chủ yếu, nhờ nó mà con người có thể trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, truyền đạt và chia sẻ tri thức cho nhau trong quá trình khám phá và chiếm lĩnh thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân con người một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Ngôn ngữ sinh ra, tồn tại, đồng hành cùng với xã hội loài người và là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có ngôn ngữ riêng của mình. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và có nền văn hóa đa dạng trong sự thống nhất các nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc. Các dân tộc anh em sống trên các địa bàn phân bố rộng khắp trên lãnh thổ hình chữ S, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán; có truyền thống văn hóa và có tiếng nói riêng. Đặc biệt, chính tiếng nói riêng ấy của các dân tộc đã và đang góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho vốn từ ngữ tiếng Việt. Theo tinh thần của nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, Việt Nam đang phấn đấu để xây dựng một quốc gia có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà nền văn hóa đó được tạo nên từ bản sắc riêng của mỗi dân tộc anh em, trong đó có ngôn ngữ, thành tố chủ yếu của văn hóa. Tiếng Tày là một trong những thành tố góp phần vào bản sắc văn hóa của người Tày và cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. Dân tộc Tày là một cộng đồng có số dân đông nhất trong số 53 dân tộc ít người ở Việt Nam. Người Tày thường sống khá tập trung ở các tỉnh miền núi phía bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, v.v Trong giao tiếp gia đình và thôn bản, người Tày thường sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. Đã có một thời, tiếng Tày đã từng là 1 ngôn ngữ phổ thông của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong nhiều thế kỉ. Hầu hết các giao dịch giữa các dân tộc khác nhau ở đó đều sử dụng tiếng Tày, nó được xem là ngôn ngữ thứ 2 của các dân tộc Dao, Mông, Sán Chỉ, Sán chay Biết tiếng Tày đã từng là điều hiển nhiên của các cư dân những vùng này. Tuy nhiên, trong điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa đa chiều hiện nay, có những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa của người Tày đã có sự tiếp biến của cư dân các dân tộc, đặc biệt là từ ngôn ngữ và văn hóa của người Kinh. Và kết quả của sự tiếp xúc và tiếp biến văn hóa đó được phản ánh trong tiếng Tày. Người Tày gắn bó cuộc sống của mình với vùng thung lũng, sườn đồi, rừng núi. Và chính môi trường sống ở núi rừng, thung lũng đó đã tạo cho người Tày có những phương thức kiếm sống của riêng mình để phù hợp với môi trường. Người Tày cũng có nền kinh tế nông nghiệp khá phát triển. Đây là đặc điểm văn hoá vật chất lớn nhất của người Tày (mang đậm dấu ấn nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam hàng ngàn năm qua). Ngoài ra, địa hình đất đai chủ yếu là đồi núi và rừng nên việc khai thác lâm thổ sản để tạo thêm nguồn thu nhập cho cuộc sống của người dân cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Ngoài thời gian đi làm nương rẫy, họ vào rừng khai thác và tự túc vận chuyển bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ như ngựa, trâu, bò Đó là cuộc sống lao động vất vả của bà con người Tày, song chìm sâu trong sự vất vả ấy là cả một kho tàng từ vựng. Chính vì vậy mà trong vốn từ vựng của người Tày, số lượng các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất được ghi nhận và phản ánh chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Việc tiếp tục nghiên cứu đặc điểm của tiếng Tày, nhất là nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa ngôn ngữ này sẽ góp phần để xây dựng nền văn hóa Tày trong vườn hoa văn hóa đa sắc tộc ở Việt Nam là điều cần thiết. Là người bản ngữ, chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về vốn từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp để khám phá thêm những đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu “Từ ngữ chỉ công cụ sản xuất 2 nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang” làm đề tài của luận văn. 2. Lịch sử vấn đề Đến nay đã có khá nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về tiếng Tày trên các phương diện cấu trúc, quan hệ cội nguồn, xã hội ngôn ngữ học. Với các tác giả trong nước, người nghiên cứu tiếng Tày (và cả Tày - Nùng) nhiều nhất và nổi bật nhất là Hoàng Ma, một PGS.TS người Tày, nguyên cán bộ của Viện Ngôn ngữ học. Có thể nói, ngoài những công trình được kể ra dưới đây, ông còn có tập bài viết Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt nam: một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học (KHXH., H., 2002). Nhìn lại, về nghiên cứu tiếng Tày, có thể thấy: * Về cấu trúc ngôn ngữ Qua sự tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện về ngữ âm tiếng Tày. Song ngay từ những năm bảy mươi của thế kỉ XX đã có một số bài viết nghiên cứu về ngữ âm tiếng Tày (Tày - Nùng). Chẳng hạn, trong Ngữ pháp tiếng Tày Nùng (1971), các tác giả Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo đã trình bày sơ lược hệ thống ngữ âm của tiếng Tày – Nùng. Hoặc điều này có thể được biết rõ ràng hơn qua công trình Hệ thống ngữ âm tiếng Tày Nùng (1972) của tác giả Đoàn Thiện Thuật trong Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội). Gần đây, trong giáo trình giảng dạy tiếng Tày cũng có đề cập và giới thiệu hết sức sơ lược về hệ thống ngữ âm tiếng Tày (chẳng hạn cuốn Slon Phuối Tày của Lương Đức Bèn (Chủ biên), Ma Ngọc Dung. Nxb Đại học Thái Nguyên, 2009) hoặc một số bài viết. Ví dụ: bài viết Bản sắc riêng trong tiếng nói của người Tày ở Nghĩa Đô, Lào Cai trên trang web của Cục văn thư lưu trữ Nhà nước [45] đã chỉ ra điểm độc đáo ở một số chữ, âm vần, thanh lửng, phụ âm lắc trong tiếng Tày Nghĩa Đô so với tiếng Tày ở các vùng khác. Đặc biệt, năm 2010 tại Đại học Sư phạm Hà Nội, với luận văn 3 [...]... xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang Thứ ba, trình bày giá trị biểu đạt của phương thức định danh từ ngữ chỉ công cụ sản xuất, từ đó tìm hiểu và chỉ ra đặc điểm văn hóa của cư dân Tày nói chung, cư dân Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng qua các từ chỉ công cụ sản xuất 4.3 Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang, luận... vốn từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp, chứ người viết chưa có ý định nghiên cứu trường nghĩa về công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp Khi nghiên cứu trường nghĩa về công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp, người nghiên cứu sẽ phải nghiên cứu không chỉ các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất, mà còn phải nghiên cứu các từ ngữ chỉ thao tác, phương thức, hành động, tính chất Trong luận văn này, chúng tôi chỉ. .. ở Việt Nam 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang Chương 3: Phương thức định danh và đặc điểm văn hóa của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người. .. vốn từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày nói chung qua Từ điển Tày – Nùng – Việt và Từ điển Việt – Tày – Việt của các tác giả Hoàng Ma, Lục Văn Pảo Sau đó, trên thực địa tại các vùng cư trú của người Tày ở Bắc Giang, chúng tôi bổ sung thêm vốn từ của địa phương mang đặc điểm của môi trường sống của cư dân Tày tại Bắc Giang, cụ thể là hai huyện Lục Nam và Sơn Động của tỉnh Bắc Giang. .. thập tư liệu từ cuộc sống thực tiễn, thông qua các đợt điền dã tại một số bản làng, nơi người Tày sinh sống ở huyện Lục Nam, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang + Các tài liệu truyền miệng do các cụ cao niên kể lại về cách gọi tên từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang, đặc điểm văn hóa tâm linh của người Tày thông qua các từ ngữ đó 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài... ngôn ngữ không phân biệt tiêu chuẩn tập hợp” [3, tr 6] Như vậy, nếu xét vốn từ theo khái niệm trên thì sẽ rất rộng Do đó, như đã giới thuyết ở phần mở đầu và trong các tiểu mục của các chương thuộc nội dung của luận văn chúng tôi chỉ dừng lại khảo sát và đi sâu những từ ngữ gọi tên các công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Cụ thể là: - Các từ, ngữ chỉ công cụ cụ sản xuất nông, lâm. .. thức định danh của các từ ngữ (đặc biệt là các danh từ) gọi tên công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày Trên cơ sở đó chỉ ra những nét văn hóa đặc sắc cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa thể hiện qua lớp từ ngữ thú vị này 4 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nhóm từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trên các khía cạnh về cấu tạo, ngữ nghĩa và... tiếng Tày 7 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có ba nhiệm vụ: Thứ nhất, khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến: hình vị, từ ngữ, và nghĩa của từ, trường từ vựng ngữ nghĩa và vốn từ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như đặc điểm của tiếng Tày về các phương diện cội nguồn, loại hình cấu trúc… Thứ hai, miêu tả đặc trưng cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông,. .. lâm nghiệp định danh dựa vào hình dáng công cụ: Ví dụ: Thay hua lon (cày chìa vôi), mạc pỉnh (cuốc bướm), ăn cuôc nộc (cuốc chim), cuôc khểu (cuốc răng) v.v… - Các từ, ngữ chỉ công cụ cụ sản xuất nông, lâm nghiệp định danh dựa vào công dụng công cụ: Ví dụ: Chộc nặm (cối nước), xay đin (cối giăm), ăn xay khẩu (cối xay thóc), cái lâu (đòn bẩy) v.v… - Các từ, ngữ chỉ công cụ cụ sản xuất nông, lâm nghiệp. .. nhau, cả từ bình diện hệ thống đến bình diện hoạt động của ngôn ngữ * Vốn từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp trong tiếng Tày Vốn từ hay còn gọi là vốn từ vựng/ từ vựng là tập hợp các từ và ngữ cố định được gọi là từ vựng của ngôn ngữ Vì có nhiều tiêu chí tập hợp khác nhau cho nên có những dạng từ vựng khác nhau Ở đây, khái niệm từ vựng được dùng với nghĩa rộng nhất: tập hợp tất cả các từ của một . trong từ ghép chính phụ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang 45 2.10 Bảng ví dụ về một số ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang 46 3.1 Kết. và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp của người Tày ở tỉnh Bắc Giang Chương 3: Phương thức định danh và đặc điểm văn hóa của từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp. NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA NGƯỜI TÀY Ở TỈNH BẮC GIANG 35 2.1. Dẫn nhập 35 2.2. Kết quả khảo sát, thống kê hệ thống từ ngữ chỉ công cụ sản xuất nông, lâm nghiệp

Ngày đăng: 12/11/2014, 11:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Từng rất phổ biến ở các dân tộc miền núi, những cọn nước chỉ còn sót lại ở rất ít vùng trung du miền núi. Tuy vậy, đây là công cụ sản xuất rất hữu dụng và quen thuộc của sắc tộc Tày.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan