quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế

126 743 7
quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự nghiệp đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng và có những bước tiến vượt bật ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội Cùng đóng góp vào sự phát triển của đất nước, hệ thống các Nông Lâm trường quốc doanh đã chuyển mình nhất là sau khi có Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển Nông Lâm trường quốc doanh. Các Nông Lâm trường đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo nhất là những nơi vùng sâu vùng xa, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc sắp xếp đổi mới Nông Lâm trường vẫn còn chậm, hiệu quả sử dụng đất chưa cao; nhiều Nông Lâm trường có tình trạng giao đất chồng với diện tích của hộ gia đình cá nhân, tổ chức khác. Cả nước hiện có 664 Nông Lâm trường và Ban quản lý rừng đang quản lý diện tích sử dụng 6.818.093 ha thì có đến 185 tổ chức bị lấn chiếm, 54 tổ chức đang tranh chấp đất đai. Việc tranh chấp, lấn chiếm cho thuê, mượn, xâm hại rừng diễn ra phổ biến. Nhiều Nông Lâm trường chưa xác định ranh giới, chưa thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Diện tích của các Nông Lâm trường được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới chỉ đạt khoảng 20% diện tích. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trước thời điểm sắp xếp, chuyển đổi năm 2004 có 9 Nông Lâm trường quốc doanh đã tồn tại hơn 25 năm và trải qua nhiều bước thăng trầm, có nhiều thay đổi cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động. Các tổ chức Nông Lâm trường quốc doanh vẫn tiếp tục hưởng bao cấp từ các nguồn ngân sách Nhà nước thông qua các chương trình dự án như 327, 661 hoặc tiếp tục khai thác gỗ mà không có sự kiểm soát chặt chẽ các khoản chênh lệch địa tô tài nguyên. Các lâm trường quốc doanh đã tiến hành rà soát lại diện tích đất đai quản lý, tuy nhiên cũng như trước đó việc thực hiện vẫn mang tính hình thức; hoạt động sản xuất của các Nông Lâm trường vẫn hết sức khó khăn, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh thấp, đóng góp cho ngân sách Nhà nước không đáng kể. 1 Sau khi có Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 200/2004/NĐ- CP của Chính phủ về sắp xếp đổi mới Nông Lâm trường quốc doanh, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sắp xếp lại 04 Nông Lâm trường thành 04 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên và chuyển các lâm trường thành các Ban quản lý rừng phòng hộ. Với sự sắp xếp này, bước đầu đã ổn định bộ máy tổ chức, xác định lại cơ cấu lao động hợp lý, giải quyết lao động dư thừa, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi. Toàn tỉnh có 04 Công ty lâm nghiệp và 07 Ban quản lý rừng, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia Bạch Mã quản lý với diện tích đất sau khi đã rà soát là 205.048 ha, chiếm 65 % diện tích đất lâm nghiệp, 40,7 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý đất lâm nghiệp của các tổ chức sử dụng đất còn lõng lẻo, còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất trồng rừng, do địa bàn quá rộng, lực lượng quản lý mỏng nên việc lấn chiếm của nhân dân không phát hiện và giải quyết kịp thờì, công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chậm, việc xác định ranh giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lâm trường đạt tỷ lệ thấp. Cùng với tình hình chung của các Nông Lâm trường trên cả nước, các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ các Nông Lâm trường quốc doanh tại tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải tiến hành đánh giá một cách toàn diện tình hình quản lý sử dụng đất đai, cũng như vấn đề quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở hiện trạng đang quản lý và sử dụng. Trên cơ sở đó đánh giá mô hình quản lý như hiện nay để đề xuất phương án sắp xếp đổi mới tiến tới xác định ranh giới quản lý sử dụng, cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các Công ty lâm nghiệp và các Ban quản lý. Mặt khác các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp quản lý vùng thượng nguồn lưu vực sông rộng lớn và có vai trò quyết định không chỉ lưu lượng, chế độ dòng chảy, đặc điểm thuỷ văn trong lưu vực mà còn quyết định đến môi trường của cả khu vực. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 58%, phấn đấu Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có đặc trưng thành phố xanh, sạch, thân thiện với môi trường mà Nghị quyết 48/NQ-TW của Bộ Chính trị đã kết luận. 2 Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sỹ quản lý Hành chính công của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp; - Đánh giá mô hình quản lý Nông Lâm trường hiện nay; - Đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên đất, tài nguyên rừng có hiệu quả, bền vững; - Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp bao gồm: cắm mốc, xác định ranh giới, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đất đai và tình hình sử dụng đất của các Nông Lâm trường trên địa bàn. - Mô hình quản lý đất lâm nghiệp hiện tại ở địa phương. - Hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp: cắm mốc, đo đạc, cấp giấy, xây dựng cơ sở dữ liệu. - Các văn bản có liên quan đến việc sắp xếp, đổi mới tình hình quản lý đất Nông Lâm trường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài trên cả 3 mặt: không gian, thời gian và chủ thể liên quan đến hoạt động quản lý đất đai có nguồn gốc từ các Nông Lâm trường. - Về mặt không gian: trong điều kiện cụ thể khi nghiên cứu đề tài ngoài những đánh giá chung về đất lâm nghiệp, quỹ đất lâm nghiệp của các Nông Lâm trường và các Ban quản lý rừng đang quản lý và sử dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được lựa chọn và tiến hành điều tra cụ thể. - Về mặt thời gian: xem xét quá trình thành lập và phát triển của các Nông Lâm trường ở địa phương. Tuy nhiên sẽ tập trung xem xét các hoạt động quản lý sử dụng đất từ khi chuyển đổi mô hình quản lý sử dụng từ năm 2004 cho đến nay. 3 - Về mặt chủ thể: ngoài chủ thể là các Nông Lâm trường quốc doanh và các Ban quản lý rừng, luận văn còn nghiên cứu đến các chủ thể liên quan đến hệ thống quản lý Nhà nước về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở phạm vi và đối tượng nghiên cứu trên, luận văn sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Phương pháp kỹ thuật Với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: điều tra và thu thập tài liệu thông qua các báo cáo chuyên đề của các ngành, địa phương; kết quả nghiên cứu của các đề tài; số liệu thống kê của các cấp, ban ngành, tổ chức, đề tài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước; các số liệu từ điều tra, phỏng vấn - Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phương pháp chọn lọc thông tin, sử dụng phương pháp thống kê biểu mẫu để hệ thống theo thời gian, theo đối tượng nghiên cứu và theo chủ thể. - Phương pháp thống kê và so sánh, đối chiếu để rút ra vấn đề cần kết luận Sử dụng phương pháp phân tích S.W.O.T (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để nhận xét tổng quát. Sử dụng phương pháp ma trận để trình bày khung hệ thống giải pháp. - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: trên cơ sở các số liệu điều tra, thu thập được, tiến hành phân tích, sắp xếp, tổng hợp theo các nội dung nghiên cứu. - Phương pháp bản đồ: thành lập các bản đồ chuyên đề và tổng hợp kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia. 4 5. Tình hình nghiên cứu đề tài Quản lý về đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng trong thời gian qua được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, phong phú và đa dạng. Liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã có những đề tài như: - Luận văn “Phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về đất đai nhìn từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” của Nguyễn Hữu Lý - Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” của Ngô Tôn Thanh. - Luận văn “Nâng cao hiệu quả quả lý Nhà nước về đất đai – Từ thực tiển của tỉnh Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Thanh Sơn. Trên nền tảng của hoạt động quản lý Nhà nước; trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu công tác quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá những thành tựu và hạn chế, đưa ra các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp trong bối cảnh cả nước đang chuận bị tổng kết Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn góp phần làm rõ phương pháp luận về quản lý sử dụng đất nói chung và quản lý đất lâm nghiệp nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo giúp chính quyền các cấp hoạch định chủ trương, chính sách xây dựng mô hình tổ chức quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả, góp phần quy hoạch định hướng, sử dụng khai thác tài nguyên đất, tài nguyên rừng một cách bền vững. 7. Kết cấu của luận văn Căn cứ vào những vấn đề trên, bố cục của đề tài: ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với đất lâm nghiệp; Chương 2: Thực trạng quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nuớc về đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT LÂM NGHIỆP 1.1. Cơ sở về quản lý hành chính Nhà nước 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về quản lý Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, mỗi ngành khoa học định nghĩa về “quản lý” dưới góc độ riêng của minh. Nhưng quan niệm chung nhất về “quản lý” là do điều khiển học đưa ra. Theo đó “quản lý” là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Là tác động định hướng nên quản lý có các yếu tố cấu thành: chủ thể là nơi phát sinh tác động quản lý, khách thể là cái mà tác động quản lý hướng tới – đó là hành vi của đối tượng bị quản lý và mục đích quản lý là cái đích mà chủ thể hướng tới khi thực hiện sự tác động quản lý. Dưới góc độ chính trị quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị, nhưng dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Dù dưới góc độ nào đi chăng nữa, quản lý vẫn phải dựa vào cơ sở, nguyên tắc đã được định sẵn và nhằm đạt được hiệu quả của việc quản lý, tức là mục đích quản lý. Quản lý là yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp. Theo C. Mác quản lý trong xã hội là một chức năng xã hội đặc biệt nảy sinh trước hết từ chính bản chất của quá trình lao động xã hội. Quản lý xã hội xuất hiện từ khi lao động của con người bắt đầu được xã hội hóa, nghĩa là từ khi lao động của từng cá nhân riêng lẽ không còn đáp ứng được nhu cầu của xã hội mà cần phối hợp lao động của người trong xã hội. Như vậy, quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể của quan lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước. 1.1.1.2. Khái niệm Quản lý Nhà nước Quản lý Nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Nội hàm của quản lý Nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế 6 - xã hội của mỗi quốc gia theo các giai đoạn lịch sử. Quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật Nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan tring bộ máy Nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội. Theo Từ điển Luật học, Quản lý Nhà nước được định nghĩa như sau: “Quản lý Nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi”[53]. Quản lý Nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của Nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Chủ thể của Quản lý Nhà nước theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan Nhà nước của bộ máy Nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quản lý Nhà nước được hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động chấp hành, điều hành do cơ quan hành pháp thực hiện, được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Như vậy, quản lý Nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước. Quản lý Nhà nước ở Việt Nam có các đặc điểm cơ bản là: Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực, đặc biệt là tính tổ chức rất cao. Quản lý Nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu, Quản lý Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Quản lý Nhà nước không có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý, Quản lý Nhà nước bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức. 1.1.1.3. Khái niệm Quản lý Nhà nước về đất đai Khái niệm đất đai và tầm quan trọng của đất đai Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đất và hiểu về đất dưới nhiều 7 khía cạnh khác nhau. Theo học giả người Nga Docutraiep quan niệm đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 05 yếu tố hình thành gồm: đá, động vật, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Theo C.Mac thì đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau. Luật đất đai năm 1993 của Việt Nam định nghĩa về đất đai: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”[30, 3]. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên. Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài và sản xuất, chế tạo ra các loại hàng hoá, sản phẩm, nhưng không ai có thể sáng tạo ra đất đai. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng lại là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Tác động của con người vào đất đai thông qua hoạt động sản xuất rất đa dạng và phong phú với nhiều phương thức khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên này vì lợi ích của mình. Đất đai quý giá còn bởi đất đai là cái có hạn, con người không thể làm nó sinh sản, nở thêm, ngoài diện tích tự nhiên vốn có và chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Con người không tạo ra được đất đai nhưng bằng lao động của mình mà cải thiện đất đai, làm cho đất đai từ xấu trở thành tốt hơn. Những tác động của con người làm cho đất đai từ vỗn dĩ là một sản phẩm của tự nhiên đã trở thành sản phẩm của lao động. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện mọi quá trình sản xuất, đất vừa là chổ đứng, vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành sản xuất và mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Đối với các ngành nông – lâm – thủy sản thì đất vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. 8 Đất đai còn là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia và gắn liền với lịch sử của từng dân tộc. Hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới đều xuất phát từ lý do tranh giành đất đai và tài nguyên. Vì vậy, quản lý và nắm chắc đất đai đi đôi với việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền là mục tiêu của mọi quốc gia [45, 6]. Tóm lại, đất đai là khoảng không gian có giới hạn, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Trong sản xuất lâm nghiệp, đất đai là yếu tố hàng đầu và là một tư liệu sản xuất đặc biệt không cái gì có thể thay thế được. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất và thông qua đất đai. Chính vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo cho lâm nghiệp phát triển bền vững [45, 3]. Khái niệm Quản lý Nhà nước về đất đai Xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa to lớn của đất đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người, việc quản lý đất đai là hết sức cần thiết. Quản lý Nhà nước đối với đất đai vừa đảm bảo khai thác tốt tiềm năng đất đai với vai trò là một nguồn lực, vừa đảm bảo mục tiêu giữ gìn môi trường sống cho toàn xã hội. Trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai, Nhà nước bằng quyền lực của bộ máy Nhà nước duy trì tác động có mục đích và có định hướng lên đối tượng quản lý đất đai cả về mặt quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và cả việc sử dụng đất đai của các chủ thể sử dụng đất. Nhà nước thống nhất QLNN về đất đai từ trung ương đến địa phương đảm bảo đất đai sử dụng đúng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm khai thác và SDĐ ổn định, lâu dài thông qua hệ thống các cơ quan QLNN về đất đai. Xét theo nghĩa rộng hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm: các cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội), các cơ quan tư pháp. Quốc hội với quyền năng được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 69: “Quốc hội là cơ quan đại biểu 9 cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” [20], Quốc hội tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai qua việc ban hành và giám sát thi hành các văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này. Tòa án với địa vị pháp lý là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (Điều 102 Hiến pháp năm 2013) tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai thông qua hoạt động xét xử những vụ tranh chấp, khởi kiện về đất đai. Theo nghĩa hẹp hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai là hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập từ Trung ương đến địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương theo quy hoạch, kế hoạch chung. Hệ thống các cơ quan này bao gồm: các cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương theo cấp hành chính và cơ quan chuyên môn ngành quản lý đất đai ở các cấp và các cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với những diện tích đất chưa sử dụng, đất công ở địa phương. Tham gia vào hoạt động quản lý đất đai còn có các chủ thể sử dụng đất đai bao gồm: tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đất đai là nhóm đối tượng thứ hai của quản lý Nhà nước về đất đai. Hiện nay toàn bộ quỹ đất của nước ta được chia thành 3 nhóm như sau: - Nhóm đất nông nghiệp được chia thành: đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ; - Nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành: Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 10 [...]... hộ, rừng sản xuất) trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật Đất đai, pháp luật bảo vệ phát triển rừng; phê duyệt quy hoạch đất lâm nghiệp của UBND huyện trên địa bàn; UBND huyện lập quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định của Nhà nước, phê duyệt quy hoạch đất lâm nghiệp của UBND xã trên địa bàn; UBND xã lập quy hoạch đất, kế hoạch giao đất lâm nghiệp trên địa bàn trình cấp có... đổi quản lý rừng và đất rừng từ Nhà nước sang quản lý rừng và đất rừng có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là một chủ trương của Nhà nước nhằm thúc đẩy quản lý tốt đất lâm nghiệp trên địa bàn Quản lý đất lâm nghiệp là quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý rừng dựa vào cộng đồng nhằm thúc đẩy mọi thành phần kinh tế trong xã hội tham gia quản lý, bảo vệ phát triển rừng [33, 2] Quản lý. .. thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền SDĐ được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật [43] 1.2 Chủ thể quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp và các nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp 1.2.1 Chủ thể quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn Đối với đất lâm nghiệp, ... Quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp là hoạt động sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đối với đất lâm nghiệp nhằm quản lý, sử dụng, bảo vệ quỹ đất lâm nghiệp hiệu quả, điều tiết các nguồn lợi từ đất lâm nghiệp 1.1.2 Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp Xuất phát từ tầm quan trọng của đất đai đối với sự... giao đất, thuê đất lâm nghiệp 28 Tóm lại, việc Nhà nước ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất lâm nghiệp đã tạo hành lang pháp lý để các cơ quan quản lý Nhà nước và người sử dụng đất quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả 1.2.3.2 Thống kê, kiểm kê đất lâm nghiệp Thống kê, kiểm kê đất đai là việc làm thường kỳ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm nắm chắc về số lượng đất. .. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,... lợi từ đất đai 11 1.1.1.4 Khái niệm quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp Khái niệm đất lâm nghiệp Theo điều 1 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991: Đất lâm nghiệp bao gồm: Đất có rừng và đất không có rừng - Đất có rừng là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có khả năng phục hồi bao gồm các thành phần quần lạc sinh địa (hay hệ sinh thái) rừng như: trữ lượng lâm sản và đất đai mà trên đó... cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Trong giới hạn của đề tài là tập trung nghiên cứu về đất lâm nghiệp nên nội dung phần này tác giả tập trung phân tích những nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp như sau: 1.2.3.1 Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp Văn bản quy phạm pháp... đất lâm nghiệp phải xúc tiến trước khi giao đất cho các hộ, nhóm hộ cộng động hoặc các doanh nghiệp quản lý Xuất phát từ đặc thù của ngành lâm nghiệp và đất lâm nghiệp là địa hình phức tạp, che khuất nhiều, vùng sâu, vùng xa nên quy hoạch để giao đất phải chi tiết Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và sự đầu tư sau đó vào các hoạt động lâm. .. phát triển rừng năm 2004, nội dung quản lý về quy hoạch, kế hoạch bảo vẹ phát triển rừng tiếp tục được quy định cụ thể từ Điều 13 đến Điều 21 1.2.3.4 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lâm nghiệp * Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp Giao đất, cho thuê đất là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá . lâm nghiệp; Chương 2: Thực trạng quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nuớc về đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa. tượng nghiên cứu - Đất đai và tình hình sử dụng đất của các Nông Lâm trường trên địa bàn. - Mô hình quản lý đất lâm nghiệp hiện tại ở địa phương. - Hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp: cắm mốc, đo. Thanh Sơn. Trên nền tảng của hoạt động quản lý Nhà nước; trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu công tác quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá

Ngày đăng: 12/11/2014, 09:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam bao gồm 7 huyện, 02 thị xã và thành phố Huế, diện tích toàn tỉnh là 5.033,205 km2.

  • Thừa Thiên Huế (TTHuế) là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung Bộ, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền TTHuế có tọa độ địa lý như sau:

  • Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

  • Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

  • Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

  • Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

  • Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm gọn trong phạm vi 15059’30”-16044’30” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên có chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.

    • Chế độ ẩm: Ở TTHuế không khí chứa nhiều hơi nước nên thuộc vào một trong số các vùng có độ ẩm tương đối cao. Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tăng theo độ cao địa hình và có giá trị từ 83 đến 87% tùy theo vùng cụ thể. Độ ẩm tương đối trung bình của không khí cao nhất hàng năm đạt tới 86 - 87% ở núi cao trên 500m (A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã), còn trên đồng bằng duyên hải độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí chỉ đạt xấp xỉ 83 - 84% .

    • Chế độ mưa: Trên lãnh thổ TTHuế tồn tại hai vùng có chế độ mưa khác nhau:

    • Khu vực đồi núi, mùa mưa (thời kỳ có lượng mưa tháng lớn hơn 100mm với tần suất >75%) kéo dài 7 thậm chí 8 tháng (từ tháng 5, tháng 6 đến tháng 12), ngược lại mùa ít mưa không tồn tại quá 4 hoặc 5 tháng (từ tháng 1 đến tháng 4, tháng 5).

    • Khu vực đồng bằng duyên hải, mùa mưa diễn ra trong 4 tháng (tháng 9 đến tháng 12), còn mùa ít mưa lại chiếm tới 8 tháng (tháng 1 đến tháng 8). Đây là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước ta. Lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt quá 2.600mm, có nơi trên 4.000mm (Bạch Mã, Thừa Lưu). Đồng bằng duyên hải TTHuế thuộc khu vực mưa ít nhất. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.700 - 2.900mm, những năm mưa nhiều có thể cao hơn 3.500mm (năm 1999 ở Phú Ốc 5.006mm, ở Huế 5.640mm). [5]

      • Thổ nhưỡng: Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53ha, trong đó diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.125,53 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.

      • Về phân loại, chủ yếu ở TTHuế có các nhóm và loại đất sau: Nhóm cồn cát và đất cát biển; Nhóm đất mặn; Nhóm đất phèn; Nhóm đất phù sa; Đất lầy và than bùn; Nhóm đất xám bạc màu; Nhóm đất đỏ vàng; Nhóm đất thung lũng dốc tụ; Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi; Đất xói mòn trơ sỏi đá. Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích đất nhỏ nhưng đất đai đa dạng, diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng.

        • Với đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa chất, thổ nhưỡng và các yếu tố nhân tạo khác..., thực vật TTHuế có sự đa dạng về thành phần, chủng loại và hệ sinh thái: núi rừng; gò đồi; đồng bằng duyên hải; gò, đụn cát, đầm phá, biển ven bờ. Trong đó, hệ thực vật rừng chiếm diện tích rộng lớn nhất và thuộc kiểu rừng mưa thường xanh nhiệt đới. Mặt khác, rừng TTHuế đã trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho người dân địa phương những lợi ích về kinh tế, xã hội và quốc phòng.

        • Xét về tài nguyên thực vật, các vùng sinh thái phân bố thực vật núi rừng và gò đồi là nơi đáp ứng nhu cầu lấy gỗ, dược liệu, cây hoa, cây cảnh có giá trị. Ở đây, ngoài việc trồng cây gây rừng bằng kỹ thuật canh tác hợp lý và chọn giống tốt, còn phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm để xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, nhất là dân tộc thiểu số.

        • Bên cạnh nguồn tài nguyên thực vật phong phú, nguồn tài nguyên động vật của tỉnh cũng rất đa dạng. TTHuế có đủ 4 vùng sinh thái phân bố động vật: vùng núi rừng, vùng gò đồi, vùng đồng bằng duyên hải và vùng đầm phá, biển ven bờ, trong đó nổi bật là hệ sinh thái động vật vườn Quốc gia Bạch Mã và hệ sinh thái động vật đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

        • Tính đến năm 2012, dân số tỉnh TTHuế đạt 1.091.216 người (540.372 nam; 550.844 nữ). Phân bố 470.993 người sống ở thành thị (chiếm 43,16%) và 620.223 người sinh sống ở vùng nông thôn (chiếm 56,84). Trên địa bàn tỉnh TTHuế hiện có 55 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 16 xã thuộc Chương trình 135 và 39 xã thuộc Chương trình 257 (Chương trình Bãi ngang). Ngoài ra ở một số xã vùng núi còn có các dân tộc sinh sống như Cơtu, Tà Ôi, Vân Kiều.

          • STT

          • Đơn vị

          • hành chính

          • Diện tích

          • (km­­2)

          • Dân số

          • (người)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan