nhận xét sự khác nhau về dao động nhãn áp giữa mắt glôcôm đã và đang được điều trị với mắt bên kia chưa có biểu hiện bệnh

34 685 0
nhận xét sự khác nhau về dao động nhãn áp giữa mắt glôcôm đã và đang được điều trị với mắt bên kia chưa có biểu hiện bệnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.ĐẶT VẤN ĐỀ Glôcôm là tình trạng bệnh lý của thị thần kinh tiến triển mạn tính, đặc trưng bởi sự chết dần của các tế bào hạch võng mạc dẫn đến các tổn thương đặc hiệu của đĩa thị, thị trường. Những tổn thương do bệnh glôcôm gây ra không có khả năng hồi phục vì vậy cho đến nay trên thế giới, mặc dù với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, glôcôm vẫn đang là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây mù ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. […]. Tăng nhãn áp (NA) là yếu tố nguy cơ cao nhất gây nên các tổn hại thực thể và chức năng của mắt. Ngoài ra dao động NA (DĐNA) trong 24 giờ cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự xuất hiện và tiến triển của bệnh [báo2],[5]. Bình thường DĐNA của mắt không quá 3,7 mmHg trong khi đó trên mắt glôcôm góc mở DĐNA lên đến 11 mmHg. DĐNA càng cao thì tổn thương thị trường tiến triển càng nhiều và biên độ DĐNA cứ tăng 1 mmHg thì tiến triển của bệnh tăng thêm 30% [4],[19]. Việc theo dõi NA tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày trên mắt glôcôm cho phép phát hiện thời điểm có tăng NA, biên độ DĐNA, đỉnh tăng NA của từng bệnh nhân(BN). Trên cơ sở đó chế độ quản lý, theo dõi và điều trị sẽ được điều chỉnh phù hợp kịp thời, hiệu quả hơn cho BN. Mặt khác theo dõi DĐNA trong ngày ở những mắt nghi ngờ glôcôm góc mở hoặc trên mắt thứ 2 chưa có biểu hiện bệnh lý glôcôm của BN cho phép phát hiện sớm tình trạng tăng NA mà nếu chỉ đo 1 lần tại thời điểm khám sẽ không phát hiện được. Tại Việt Nam, trên thực tế lâm sàng số lượng người mắc bệnh glôcôm góc mở có xu hướng gia tăng. Việc chỉ định thời điểm bắt đầu điều trị, cách thức điều trị, thuốc sử dụng cũng như liều lượng thuốc cho mỗi BN chủ yếu chỉ dựa trên trị số NA đo được một cách đơn lẻ tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Với mong muốn góp phần tìm hiểu về tình trạng DĐNA trong ngày trên cả hai mắt của một số BN glôcôm góc mở nguyên phát trong đó một mắt còn chưa có biểu hiện bệnh lý glôcôm và mắt kia đã và đang được điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu: 1 1. Khảo sát dao động nhãn áp trong ngày trên mắt glôcôm góc mở nguyên phát đã hoặc đang được điều trị. 2. Nhận xét sự khác nhau về dao động nhãn áp giữa mắt glôcôm đã và đang được điều trị với mắt bên kia chưa có biểu hiện bệnh. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ĐỘNG LỰC HỌC THỦY DỊCH VÀ SINH LÝ NHÃN ÁP Nhãn áp là một hợp lực của các chất lỏng trong mắt tác động lên thành của nhãn cầu, là một yếu tố sinh lý rất quan trọng trong việc duy trì cấu trúc cũng như chức năng quang học của mắt. 2.1.1. Thủy dịch và sự lưu thông thủy dịch • Sự sản suất thuỷ dịch: thuỷ dịch được tiết ra từ thể mi, khoảng 2,9µl/phút, giảm theo tuổi (2,4% sau mỗi mười năm) [12], buổi đêm giảm còn khoảng 43% so với buổi sáng sau khi thức giấc [65],[85], được thay thế hoàn toàn sau 100 phút [45],[62]. • Lưu thông thuỷ dịch: phần lớn lượng thủy dịch thoát ra khỏi mắt qua hệ thống vùng bè/ ống Schlemm/ tĩnh mạch (75%-80%) [21],[35]. Trong bệnh glôcôm góc mở, trở lưu tại vùng bè tăng do tăng chất ngoại bào trong mô liên kết cạnh ống, giảm số lượng lỗ ở lớp nội mô thành trong ống Schlemm [34],[53]. Khoảng 20% - 25% lượng thuỷ dịch được lưu thông qua màng bồ đào củng mạc, giảm đi theo tuổi [56],[76],[77]. 2.1.2. Sinh lý nhãn áp Nhãn áp bình thường nằm trong khoảng từ 14-24 mmHg (NA kế Maclakov, quả cân 10g) và từ 8-20 mmHg (NA kế Goldmann). Ở mắt bình thường NA thường cao vào ban đêm hơn là ban ngày trong khi đó ngược lại ở mắt glôcôm, NA ban ngày lại cao hơn ban đêm và đỉnh tăng NA thường vào thời điểm giữa trưa (12 giờ trưa) [66]. Mức dao động sinh lý của NA trong ngày chỉ khoảng từ 3-5 mmHg, chênh lệch NA giữa 2 mắt thường dưới 5 mmHg. Nếu sự chênh lệch này vượt quá 5 mmHg cũng được coi là bệnh lý [1],2]. 2 2.2. DAO ĐỘNG NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DAO ĐỘNG NHÃN ÁP Cũng như những chu kì sinh học khác, NA thay đổi trong 24 giờ với độ biến thiên sinh lý trong ngày là ± 5mmHg [51],[55],[82]. NA trung bình (NATB) ban đêm cao hơn NATB ban ngày, NA đạt đỉnh cao nhất vào lúc 3 đến 4 giờ sáng sau đó giảm dần trong ngày [13],[50],[58]. Những nghiên cứu gần đây tìm ra mối liên hệ giữa DĐNA và tình trạng thức - ngủ với giá trị NA cao nhất khi giấc ngủ ở pha sâu nhất và giảm hơn khi gần thức giấc và thức giấc [13],[58],[90]. 2.3. VAI TRÒ CỦA NHÃN ÁP VÀ DAO ĐỘNG NHÃN ÁP TRONG TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH GLÔCÔM Nhãn áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất cho quá trình khởi phát và tiến triển của bệnh glôcôm. Đối với bất cứ một quần thể nào, mức NA càng cao thì khả năng mắc bệnh glôcôm góc mở lại càng tăng [5,64,68,70,74]. NA cứ tăng lên 1 mmHg thì khả năng tiến triển bệnh glôcôm tăng thêm 10% [65]. Điều trị hạ được NA càng thấp thì nguy cơ tổn hại thị trường càng giảm [AGIS] Tuy nhiên, thực tế trên lâm sàng cho thấy rất nhiều BN vẫn có tổn hại tiến triển của bệnh glôcôm mặc dù đã điều trị hạ NA tốt [69]. Để giải thích cho vấn đề này, một số tác giả cho rằng ở một số BN còn có những yếu tố nguy cơ khác nữa có thể ảnh hưởng lên quá trình tiến triển tiếp tục của bệnh [14]. Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng lên quá trình tiến triển tiếp tục của bệnh glôcôm là trị số NATB và DĐNA trong ngày[8][14]. DĐNA trong ngày càng cao thì tổn hại thị trường càng tiến triển nhanh. Nếu biên độ DĐNA trong ngày ở mức dưới 7,7 mmHg thì có 57% các trường hợp bị tổn thương thị trường tăng thêm. Trong khi đó số các trường hợp có tổn hại thị trường nặng lên sẽ là 88% nếu mức DĐNA cao hơn 11,8 mmHg [4] . Biên độ DĐNA cứ tăng thêm 1 mmHg thì tổn hại thị trường sẽ tăng thêm 22% - 30% [Ishida1998][AGIS]. Theo Nouri-Mahdavi và cs [59] DĐNA trong thời gian 3 dài là một yếu tố dự báo tiến triển của tổn hại thị trường. DĐNA trong thời gian dài được tính như độ lệch chuẩn của tất cả các giá trị NA đo được trong quá trình theo dõi. Độ lệch chuẩn cứ tăng mỗi 1 mmHg thì tỉ lệ nguy cơ tiến triển của bệnh tăng thêm 31%. Theo nghiên cứu này, các mắt có NA với độ lệch chuẩn < 3 mmHg luôn giữ được ổn định, trong khi đó những mắt có NA với độ lệch chuẩn ≥ 3mmHg cho thấy sự tiến triển bệnh rõ rệt. Kết luận của CIGTS (Conclusion of the Collaborative Initial Glaucoma Treatment Study) và một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự [30,47]. Trong nghiên cứu của EMGT, các BN có mức NA cao nhất cũng có mức DĐNA cao nhất và những bệnh nhân có mức NA thấp nhất có mức DĐNA thấp nhất [7]. Dựa trên những bằng chứng này, ngày nay mục tiêu điều trị glôcôm góc mở không những chỉ làm hạ trị số NA xuống < 18 mmHg ở tất cả các lần khám, theo dõi mà còn phải kiểm soát được biên độ DĐNA trong ngày xuống mức ≤ 3,7 mmHg. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO NHÃN ÁP VÀ DAO ĐỘNG NHÃN ÁP Có rất nhiều loại NA kế khác nhau: NA kế ấn lõm(NA kế Schiotz) và NA kế đè dẹt (NA kế Goldmann, NA kế Maklakov, NA kế cầm tay (NA kế Draeger, NA kế Perkin, NA kế Halberg), NA kế phụt hơi, TonoPen …) Hiện nay NA kế Goldmann vẫn được coi là thiết bị đo tốt nhất, là tiêu chuẩn vàng trong số các loại máy đo với độ chính xác lên đến ± 0,5 mmHg. Yếu tố hạn chế lớn nhất là NA kế Goldmann là đo ở tư thế NB ngồi và không thể đánh giá liên tục độ biến thiên của NA trong ngày. Việc đánh thức BN dậy trong đêm để đo NA không những gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lí, sức khỏe của BN mà còn gây nên sai số lớn trong kết quả đo được. Ngày nay, nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, nhằm phát minh ra một thiết bị đo NA liên tục, tác động ít nhất đến người bệnh và chính xác với mọi tư thế và hoạt động của đối tượng khi đo. Đó là một loại kính tiếp xúc cho phép đo những thay đổi độ cong của giác mạc ứng với thay đổi NA. Trong tương lai, người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu chế tạo những chip điện tử 4 và ăng ten gắn trên kính tiếp xúc để cấp điện và thu thập thông tin liên tục về NA mà không gây khó chịu cho người bệnh. 2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ DAO ĐỘNG NHÃN ÁP TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM GÓC MỞ NGUYÊN PHÁT Drance là 1 trong những người đầu tiên đã nghiên cứu DĐNA ở người bệnh glôcôm và nhận thấy biên độ DĐNA trong ngày của mắt bị glôcôm cao gấp 2-3 lần mắt bình thường. Trị số NA đo được tại phòng khám mắt không thể đại diện cho tình trạng NA trong suốt 24 giờ và chắc chắn chưa thể là giá trị NA cao nhất trong ngày của BN [90]. Trong nghiên cứu của Jacob T có tới hơn 1 nửa số BN trong nhóm có mức NA ≤ 21 mmHg khi đo ở phòng khám thực tế lại có đỉnh NA cao hơn 22 mmHg khi sử dụng NA kế tự động (self tonometer) để theo dõi NA trong ngày [91]. Điều này có thể lý giải cho những trường hợp bệnh vẫn tiếp tục tiến triển mặc dù NA dường như được coi là đã kiểm soát tốt và những trường hợp chẩn đoán nhầm là glôcôm NA bình thường do không bắt được đỉnh tăng NA trong ngày. Năm 2000 Asrani đã nghiên cứu trên 1 nhóm BN glôcôm được theo dõi NA trong ngày bằng NA kế tự động Zeimer (Zeimer self tonometer), đa số BN trong nhóm có tổn hại thị trường tiến triển trong thời gian nghiên cứu. Tác giả đưa ra kết luận rằng biên độ DĐNA trong ngày là yếu tố nguy cơ lớn hơn cho tổn hại thị trường so với mức NATB cũng như mức NA đỉnh [4]. Quan niệm cho rằng biên độ DĐNA lớn hơn sẽ gây tổn thương cho mắt nhiều hơn đã là cơ sở để đặt ra mục đích điều trị là nhằm cố gắng hạ thấp tối đa DĐNA trong ngày cũng như kiểm soát tốt NA đỉnh. Dựa trên quan điểm này, nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả làm giảm DĐNA của các loại thuốc khác nhau. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy những thuốc điều trị glôcôm có tác dụng kéo dài (nhóm thuốc prostaglandin) sẽ làm giảm DĐNA nhiều hơn những thuốc có tác dụng ngắn (Pilocacpin, thuốc ức chế men anhydrase carbonic tra tại mắt và thuốc cường anpha – adrenergic) [93,94,95]. 5 Các tác giả cũng nhận định rằng có mối liên quan giữa mức NATB và biên độ DĐNA. Những BN có mức NATB cao hơn thì DĐNA trong ngày cũng lớn hơn so với nhóm BN có mức NATB thấp hơn. Thậm chí khi đo NA nhiều lần trên cùng một BN, người ta cũng thấy rằng biên độ của DĐNA cao hơn ở các thời điểm có NA cao hơn. Vì thế nếu một loại thuốc có tác dụng hạ NA tốt hơn những loại khác thì hi vọng nó cũng có thể kiểm soát DĐNA tốt hơn. Năm 1992, Robert David và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu DĐNA trong ngày của 1178 bệnh nhân glôcôm góc mở. Kết quả cho thấy 65% các trường hợp có đỉnh tăng NA xảy ra trước giờ trưa. Đỉnh NA thấp nhất không mang tính qui luật, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng biên độ DĐNA trong ngày là 5 mmHg ở nhóm mắt bình thường chưa có biểu hiện bệnh lý, 5.8 mmHg ở nhóm glôcôm góc mở và 6.8 mmHg ở những mắt có tăng NA nhưng chưa có tổn hại thị trường và đĩa thị [96]. Năm 2006 Takeshi Hara đã tiến hành nghiên cứu trên 148 bệnh nhân glôcôm góc mở không được điều trị, có trị số NA đo trong giờ làm việc < 21 mmHg (trung bình là 14,8± 3,2 mmHg). Nhãn áp được đo cứ 2 giờ/ 1 lần bằng NA kế không tiếp xúc khi BN ở tư thế ngồi và tư thế nằm. Kết quả cho thấy NA trung bình ở tư thế ngồi là 16± 2,7 mmHg, thấp hơn có ý nghĩa so với 18,9± 3,9 mmHg ở tư thế nằm và đỉnh tăng NA xảy ra vào buổi trưa [97]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 29 BN (20%) có NA đo được trong giờ làm việc < 21 mmHg nhưng khi đo vào thời điểm ngủ lại > 21 mmHg. Anastasios G và cs (2006) cũng đã tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về DĐNA trong ngày giữa nhóm glôcôm giả bong bao và glôcôm góc mở nguyên phát chưa được điều trị. Ở nhóm glôcôm giả bong bao, mức NATB, mức NA cao nhất và mức NA thấp nhất đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm glôcôm góc mở. 35% số mắt trong nhóm glôcôm giả bong bao có biên độ DĐNA trong ngày cao hơn 15 mmHg, trong khi đó chỉ có 7,5% trong nhóm glôcôm góc mở. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng 45% số mắt glôcôm giả bong 6 bao và 22,5% số mắt glôcôm góc mở có đỉnh tăng NA xảy ra ngoài giờ làm việc. Các tác giả cho rằng sự khác biệt có ý nghĩa về DĐNA trong ngày của nhóm glôcôm giả bong bao so với glôcôm góc mở có thể là yếu tố quan trọng khiến cho glôcôm giả bong bao đáp ứng kém hơn với thuốc điều trị [98]. Agarwal (2002) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của laser argon tạo hình vùng bè lên biên độ DĐNA trong ngày của 40 mắt bị glôcôm góc mở nguyên phát. Kết quả cho thấy NATB giảm từ 25,8 mmHg xuống còn 17,8 mmHg và biên độ DĐNA trong ngày cũng giảm từ 7,9 mmHg xuống 3,2 mmHg ở thời điểm 6 tháng sau điều trị [92]. Cũng tương tự như vậy, năm 2004 Wilensky tiến hành theo dõi DĐNA trong ngày cho các BN trước và sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc. NATB giảm từ 21,3 mmHg đến 12,3 mmHg và biên độ DĐNA trong ngày giảm từ 7,3 mmHg xuống 2,9 mmHg [99]. Nhằm so sánh tác dụng làm giảm DĐNA của thuốc và của phẫu thuật cắt bè, Medeiros (2002) đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiến cứu trên 2 nhóm BN glôcôm góc mở: 30 mắt điều trị bằng thuốc và 30 mắt được phẫu thuật. Kết quả chỉ ra rằng nhóm phẫu thuật cho tác dụng hạ NATB cũng như làm giảm biên DĐNA (10,5 mmHg và 2,2 mmHg) nhiều hơn so với nhóm điều trị bằng thuốc (11,2 mmHg và 3,2 mmHg) [100]. Những thông tin về thời điểm có NA cao nhất cũng như biên độ DĐNA trong ngày sẽ giúp cho người thầy thuốc có cơ sở tính toán, cân nhắc một chế độ điều trị hợp lý hơn cho bệnh nhân. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Là những bệnh nhân (BN) glôcôm góc mở nguyên phát được theo dõi và điều trị nội trú tại khoa Glôcôm, bệnh viện Mắt trung ương từ tháng 10 / 2009 đến tháng 06 / 2010. 3.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - BN glôcôm góc mở nguyên phát đã hoặc đang được điều trị hạ NA ở 1 mắt và mắt thứ 2 chưa có biểu hiện của glôcôm tại thời điểm nhận vào 7 nghiên cứu (chưa phát hiện được NA cao, chưa có tổn thương đĩa thị và thị trường - trong nghiên cứu này, chúng tôi tạm qui định gọi là mắt thứ 2). - Tuổi ≥ 18. - Trước và trong thời gian nghiên cứu, BN không dùng thuốc uống hạ NA. - Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khi đã nghe giải thích về ý nghĩa cũng như nội dung nghiên cứu. 3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Glôcôm NA không cao - Glôcôm trên mắt có tiền sử dùng thuốc corticoid kéo dài - Trong quá trình nghiên cứu, nếu mắt có NA tăng > 30 mmHg thì loại khỏi nghiên cứu để có chế độ điều trị. - Có kèm các bệnh khác tại mắt gây khó khăn cho quá trình theo dõi và đánh giá kết quả nghiên cứu như đục TTT nhiều không soi rõ đáy mắt, viêm màng bồ đào, bệnh lý dịch kính-võng mạc, mộng thịt, sẹo giác mạc, loạn thị giác mạc, bệnh lý lệ bộ hoặc tổn thương bề mặt nhãn cầu - Tiền sử đã có lần điều trị phẫu thuật bệnh khác tại mắt. - Những BN không tuân thủ chế độ theo dõi NA về số lần đo trong ngày, đo đúng giờ và đủ 3 ngày. - Những BN quá già yếu hoặc không đủ sức khoẻ để phối hợp đo NA nhiều lần trong ngày. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, cắt ngang. 3.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: tính theo công thức được n tối thiểu là 30. 3.2.3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu Mỗi BN có một phiếu nghiên cứu riêng theo mẫu (trong phần phụ lục). Tất cả các BN sẽ được hỏi bệnh, đo thị lực (bảng TL Landolt và hộp thử kính), thị trường (TT kế Humphrey, test 24-2), khám bán phần trước (máy sinh hiển vi Inami), soi góc tiền phòng (kính Goldmann 1 mặt gương), đánh giá tổn thương của đĩa thị, lớp sợi thần kinh quanh đĩa (kính Volk và máy chụp cắt lớp đĩa thị-võng mạc OCT), đo HA xét nghiệm máu và khám nội 8 khoa xác định tình trạng đường máu, bệnh tim mạch, huyết áp …. Mọi kết quả sẽ được ghi nhận vào phiếu theo dõi. NA cả 2 mắt được đo bằng NA kế Goldman 4 lần/ ngày, trong 3 ngày liên tiếp, vào các thời điểm khoảng 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ, 20 giờ bởi cùng một bác sĩ, trên cùng một máy sinh hiển vi. Để tránh sai số, trước khi tiến hành đo, BN được giải thích để yên tâm, phối hợp tốt, không căng thẳng, không nín thở. BN sẽ được tra thuốc tê bề mặt với dung dịch Dicain 1% x 2 lần, cách nhau 2-3 phút. Kết quả đo được đọc khi 2 nửa hình tròn (có viền màu vàng của fluorescein) đều nhau, tiếp xúc với nhau ở viền trong, đường viền màu thật đều, thanh và sắc nét. Hình 1: Kết quả đo NA bằng NA kế Goldmann Trước và trong quá trình theo dõi, BN không dùng thuốc hạ NA theo đường toàn thân. Trong quá trình nghiên cứu, những trường hợp có NA tăng cao > 30 mmHg sẽ ngừng theo dõi, loại khỏi nghiên cứu và cho chỉ định điều trị thuốc hạ NA để tránh gây tổn thương cho mắt. • Các tiêu chuẩn đánh giá - Tuổi chia 4 nhóm: 18 - 40 tuổi, 41 đến 50 tuổi, 51 đến 60 tuổi và > 60 tuổi - TL chia làm 4 mức: < Đnt 3 m, Đnt 3m - < 3/10, 3/10 - <7/10 và≥ 7/10 (Theo phân loại TL của WHO và để phù hợp với nhóm đối tượng nghiên cứu) - NA chia thành 3 mức: 8 – 15 mmHg, 16 – 20 mmHg và 21 – 30 mmHg. - Mức DĐNA trong ngày chia 3 nhóm:< 5 mmHg, 5 – 7 mmHg, ≥ 8 mmHg. 9 - Tổn thương TT: sẽ được chia thành 3 mức độ dựa theo phân loại của Hodapp- Parrish-Anderson - Tình trạng lõm đĩa glôcôm chia 3 mức: ≤ 3/10, 4/10 – 7/10 và > 7/10 - Huyết áp: theo JNC 7 (2003), chúng tôi chia HA ra làm 3 nhóm: huyết áp thấp (HA tối đa ≤ 100 mmHg, HA tối thiểu ≤ 60 mmHg), huyết áp bình thường (HA tối đa từ 110- 135 mmHg, HA tối thiểu từ 65- 85 mmHg), huyết áp cao (HA tối đa ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ≥ 90 mmHg). - Ghi nhận tiền sử về các bệnh toàn thân, làm xét nghiệm máu, khám nội khoa để phát hiện các bệnh lý về tim, mạch, tiểu đường • Các chỉ số nghiên cứu - Đặc điểm nhóm nghiên cứu: tuổi, giới, TL, TT, tỷ lệ lõm đĩa glôcôm (C/D), thời gian phát hiện, điều trị bệnh ở mắt bệnh, các phương pháp đã và đang điều trị ở mắt bệnh, HA, các bệnh toàn thân (tim, mạch, đái tháo đường …) - Tình trạng NA và dao động NA của mắt bị glôcôm: NATB tại các thời điểm 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ và 20 giờ trong từng ngày theo dõi; NATB của từng ngày theo dõi; phân bố số mắt theo các mức NA; thời điểm NA cao nhất và thời điểm NA thấp nhất trong ngày; DĐNA trung bình của từng ngày theo dõi; số lượng mắt có NA ≥ 21 mmHg; số mắt có DĐNA ≥ 5 mmHg; phân bố số mắt theo các mức DĐNA; liên quan giữa mức NATB và DĐNA; liên quan giữa mức tổn thương TT và DĐNA; liên quan giữa các phương pháp điều trị và DĐNA; liên quan giữa các bệnh toàn thân và DĐNA. - So sánh tình trạng NA và DĐNA giữa 2 mắt: so sánh NATB giữa 2 mắt của từng ngày theo dõi; khảo sát NATB của 2 mắt tại các thời điểm trong ngày; so sánh phân bố 2 mắt theo mức NATB; khảo sát thời điểm trong ngày có đỉnh tăng NA của 2 mắt; so sánh DĐNA trung bình giữa 2 mắt của từng ngày theo dõi; so sánh phân bố 2 mắt theo mức DĐNA; so sánh 2 mắt về số lượng các trường hợp có NA ≥ 21 mmHg và số các trường hợp có DĐNA≥ 5 mmHg. 10 [...]... khi đó ở bên mắt chưa biểu hiện bệnh cũng đã có 2 trường hợp có NA ≥ 21 mmHg Sự khác biệt là với p0,05) 15 • Liên quan giữa các bệnh toàn thân và dao động NA Bảng 4.8 Liên quan giữa các bệnh toàn thân và dao động NA Bệnh toàn thân Bệnh tim + huyết áp Đái tháo đường Không có bệnh Tổng Số BN Dao động NATB 9 6,78 ±... Tổng Mắt bệnh n % 9 27,3 13 39,4 11 33,3 33 100,0 Mắt thứ 2 n % 14 42,4 18 54,5 1 3,0 33 100,0 p 0,006 Ở bên mắt bệnh chỉ có 9 mắt (27,3%) đạt được mức DĐNA giữa các lần đo < 5 mmHg và có tới 11 mắt có DĐNA trong ngày lên đến ≥ 8 mmHg Trong khi đó ở nhóm mắt thứ 2 cũng phát hiện 19 mắt (57,5%) có DĐNA ≥ 5 mmHg, trong đó có 1 mắt DĐNA ≥ 8 mmHg Sự khác biệt về mức DĐNA giữa bên mắt bệnh và bên chưa bị bệnh. .. số NA cao nhất và trị số NA thấp nhất Với chế độ điều trị hạ NA đã và đang được thực hiện, có mắt đạt được mức NA 7 - 8 mmHg trong khi đó lại có những mắt vẫn còn ở mức NA rất cao thậm chí là 30 mmHg Điều này chứng tỏ rằng sự áp ứng với chế độ điều trị là rất khác nhau giữa các BN Mặc dù có điều trị và theo dõi thường xuyên, nhiều người trong số này vẫn có những thời điểm trong ngày có NA tăng cao... 3m Về thị trường của mắt bệnh có tới 17 mắt (51,5%) đã có tổn thương ở mức 3 Tổn thương mức 1 có 12 mắt (36,4%) và mức 2 là 4 mắt (12,1%) Số mắt glôcôm có C/D rộng ≥ 7/10 là 19 mắt (57,6%) Số mắt có C/D ≤ 3/10 là 8 mắt (24,2%) và C/D từ 4/10 – 7/10 là 6 mắt (18,2%) Đại đa số BN (15 người; 45,5%) được phát hiện và điều trị bệnh muộn (>12 tháng), lâu nhất là 72 tháng Có 9 BN (27,3%) mới được điều trị. .. cần được khám và theo dõi sát sao hơn Sự khác biệt về tình trạng NA và DĐNA giữa 2 mắt trong nghiên cứu của chúng tôi càng khẳng định rằng chế độ điều trị hiện nay đối với một số mắt bị glôcôm là chưa phù hợp Ở nhóm mắt thứ 2, số các trường hợp có NA ≥ 21 mmHg và DĐNA ≥ 5 mmHg là nhiều hơn so với một số tác giả khác [2,6] Số mắt có DĐNA ≥ 5 mmHg của bên mắt thứ 2 cao gần tương đương với nhóm mắt bệnh . sát dao động nhãn áp trong ngày trên mắt glôcôm góc mở nguyên phát đã hoặc đang được điều trị. 2. Nhận xét sự khác nhau về dao động nhãn áp giữa mắt glôcôm đã và đang được điều trị với mắt bên. tìm hiểu về tình trạng DĐNA trong ngày trên cả hai mắt của một số BN glôcôm góc mở nguyên phát trong đó một mắt còn chưa có biểu hiện bệnh lý glôcôm và mắt kia đã và đang được điều trị, chúng. đĩa glôcôm (C/D), thời gian phát hiện, điều trị bệnh ở mắt bệnh, các phương pháp đã và đang điều trị ở mắt bệnh, HA, các bệnh toàn thân (tim, mạch, đái tháo đường …) - Tình trạng NA và dao động

Ngày đăng: 11/11/2014, 22:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1. ĐỘNG LỰC HỌC THỦY DỊCH VÀ SINH LÝ NHÃN ÁP

    • 2.1.1. Thủy dịch và sự lưu thông thủy dịch

    • 2.1.2. Sinh lý nhãn áp

    • 2.2. DAO ĐỘNG NHÃN ÁP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DAO ĐỘNG NHÃN ÁP

    • 2.3. VAI TRÒ CỦA NHÃN ÁP VÀ DAO ĐỘNG NHÃN ÁP TRONG TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH GLÔCÔM

    • 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO NHÃN ÁP VÀ DAO ĐỘNG NHÃN ÁP

    • 2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ DAO ĐỘNG NHÃN ÁP TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM GÓC MỞ NGUYÊN PHÁT

    • 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

      • 3.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

      • 3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

      • 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • 3.2.3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu

        • 4.1. TÌNH TRẠNG NA VÀ DAO ĐỘNG NA CỦA MẮT BỊ GLÔCÔM

          • 4.1.1. Nhãn áp trung bình tại các thời điểm của từng ngày theo dõi

          • 4.1.2. Nhãn áp trung bình của từng ngày theo dõi

          • 4.1.3. Thời điểm NA cao nhất và thời điểm NA thấp nhất trong ngày

          • 4.1.4. Dao động NA trung bình của từng ngày theo dõi

          • 4.1.5. Phân bố số mắt theo các mức DĐNA

          • Trong số 33 mắt glôcôm 9 mắt (27,3%) có mức DĐNA trong ngày ở mức < 5 mmHg, 24 mắt (72,7%) có mức DĐNA≥ 5 mmHg, trong đó 13 mắt ở mức DĐNA từ 5 – 7 mmHg. 11 mắt (33,3%) có mức DĐNA≥ 8 mmHg.

          • 4.1.6. Số mắt có NA ≥ 21 mmHg và số mắt có dao động NA ≥ 5 mmHg

          • 4.1.7. DĐNA và một số yếu tố ảnh hưởng

          • 4.2. SO SÁNH TÌNH TRẠNG NA VÀ DAO ĐỘNG NA GIỮA 2 MẮT

            • 4.2.1. So sánh NA trung bình giữa 2 mắt của từng ngày theo dõi

            • 4.2.2. NA trung bình của 2 mắt tại các thời điểm trong ngày

            • 4.2.3. So sánh phân bố 2 mắt theo các mức NA trung bình

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan