nghiên cứu ứng dụng phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser trong điều ttrị glôcôm góc đóng nguyên phát

28 501 0
nghiên cứu ứng dụng phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser trong điều ttrị glôcôm góc đóng nguyên phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH GÓC TIỀN PHÒNG BẰNG LASER TRONG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 2.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý vùng góc tiền phòng 2 2.2. Bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát 2 2.2.2. Các phương pháp điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát 2 2.3. Phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser 3 2.3.1. Khái niệm về laser: laser là một loại ánh sáng đơn sắc được tạo ra trên cơ sở khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức 3 2.3.2. Cơ chế laser tạo hình góc tiền phòng 3 2.3.3. Quá trình phát triển phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser 3 2.3.4. Thay đổi của vùng góc tiền phòng sau laser tạo hình góc 4 2.3.5. Biến chứng: thường ít gặp và không nặng nề như viêm mống mắt, bỏng nội mô giác mạc, tăng nhãn áp thoáng qua, teo mống mắt, giãn đồng tử …[95] 4 2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị 4 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu 5 3.2. Phương pháp nghiên cứu 5 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 4.1. Đặc điểm bệnh nhân 8 4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 8 4.1.2. Đặc điểm bệnh lý glôcôm 8 4.1.3. Đặc điểm về chức năng thị giác 8 4.1.4. Tình trạng thực thể trước điều trị 8 4.2. Kết quả điều trị 9 4.2.1. Kết quả chức năng 9 4.2.2. Kết quả thực thể 10 4.2.3. Mức năng lượng laser sử dụng: năng lượng trung bình cho mỗi nốt laser là 0,106 ± 0,138 J, với số nốt trung bình là 21,93 ± 2,16 và tổng năng lượng cho mỗi mắt là 2,327 ± 0,403 J 11 4.2.4. Biến chứng: trong quá trình thực hiện laser không xảy ra bất kỳ biến chứng nào. Sau laser, ở thời điểm 1 tuần có 8 mắt ( 6,78% ) đồng tử bị giãn nhẹ (4 - 5mm) nhưng phản xạ vẫn tốt với ánh sáng. Thời điểm 6 tháng có 1 mắt (0,85%) thoái hoá mống mắt tại vị trí laser và thời điểm 9 tháng có 1 mắt (0,85%) dính mống mắt bờ đồng tử vị trí 1 giờ và 7 giờ vào mặt trước thể thuỷ tinh làm cho đồng tử méo nhẹ và phản xạ đáp ứng kém hơn với ánh sáng 11 4.2.5. Đánh giá kết quả chung của điều trị 11 4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 11 4.3.1. Liên quan với khả năng mở góc tiền phòng 12 4.3.2. Liên quan với kết quả nhãn áp 13 4.3.3. Liên quan với mức năng lượng laser 14 3.3.4. Liên quan với sự thành công chung của điều trị 15 V. BÀN LUẬN 16 5.1. Đặc điểm bệnh nhân 16 5.1.1. Tuổi và giới tính: đa số các bệnh nhân đều trên 40 tuổi và tỷ lệ giữa hai giới nam/nữ là 1/2,5; phù hợp với các nghiên cứu về dịch tễ của glôcôm góc đóng nguyên phát và tương tự như nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về laser tạo hình góc tiền phòng 16 5.1.2. Đặc điểm bệnh lý glôcôm: trong y văn, tạo hình góc tiền phòng bằng laser được chỉ định tương đối rộng rãi cho các hình thái glôcôm góc đóng cũng như giai đoạn bệnh [95], nhưng nhìn chung nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu giới hạn ở giai đoạn bệnh sớm và trung bình (chưa có tổn hại của thần kinh thị giác: sơ phát ≈ 38% hoặc mới tổn hại không nhiều: tiến triển ≈ 45%), phân bố ở hai nhóm glôcôm góc đóng nguyên phát bán cấp và mãn tính, với thời gian mắc bệnh hầu hết không quá 1 năm, chỉ có 10 trường hợp (≈10%) bệnh đã kéo dài hơn 1 năm 16 5.1.3. Chức năng thị giác: do phần lớn bệnh còn ở giai đoạn nhẹ và trung bình nên các chức năng thị giác chưa bị tổn hại nhiều. Hơn 80% các trường hợp có thị lực trên 3/10, trong đó tới 43% là trên 7/10. Thị trường ngoại vi cũng có tới gần 52% còn trong giới hạn bình thường và khoảng 45% thu hẹp còn 50° 15°. Về nhãn áp, nhãn áp trung bình trước điều trị của nhóm glôcôm bán cấp là 29,5 ± 5,12 mmHg, cao hơn nhóm glôcôm mãn tính (26,1 ± 2,23 mmHg). So với nghiên cứu của các tác giả khác trên mắt glôcôm góc đóng cấp tính, thị lực ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn và nhãn áp cũng thấp hơn rất nhiều nhưng với glôcôm mống mắt phẳng hay glôcôm mãn tính thì chức năng thị giác đều tương tự 16 5.1.4. Tình trạng thực thể 17 5.2. Nhận xét về kết quả điều trị 17 5.2.1. Kết quả chức năng 17 5.2.2. Kết quả thực thể 18 5.2.3. Nhận xét về mức năng lượng laser 19 5.2.4. Nhận xét về các biến chứng 20 5.2.5. Nhận xét về kết quả chung của điều trị 20 5.3. Nhận xét về các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 20 5.3.1. Liên quan với khả năng mở góc tiền phòng 20 5.3.2. Liên quan với kết quả nhãn áp 21 5.3.3. Liên quan với mức năng lượng laser 21 5.3.4. Liên quan với mức độ thành công chung của điều trị 21 VI. KẾT LUẬN 22 6.1. Kết quả điều trị: laser tạo hình góc tiền phòng có hiệu quả cao trong điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát trên người Việt Nam trưởng thành. 22 6. 2. Kết quả của điều trị phụ thuộc vào một số yếu tố toàn thân cũng như tại mắt 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. ĐẶT VẤN ĐỀ Glôcôm là một trong những nguyên nhân chính gây mù không hồi phục, trong đó glôcôm góc đóng nguyên phát là hình thái phổ biến hơn ở Việt Nam, chiếm 79,8% [3]. Từ lâu, cơ chế bệnh sinh của glôcôm góc đóng nguyên phát đã được xác định là do hiện tượng nghẽn đồng tử và nghẽn góc tiền phòng làm cản trở sự lưu thông của dòng thủy dịch khiến cho nhãn áp tăng. Nghẽn đồng tử được giải phóng bằng cắt mống mắt chu biên. Để giải quyết tình trạng nghẽn góc tiền phòng, từ năm 1972 Krasnov MM đã nghiên cứu phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng cách dùng laser argon đốt vào chân mống mắt làm cho mống mắt chu biên xẹp xuống, nhờ đó góc được mở rộng. Sau đó, nhiều tác giả khác cũng áp dụng kỹ thuật này trong các hình thái glôcôm góc đóng và nhận thấy hiệu quả khá cao. Ngoài tác dụng hạ nhãn áp nhanh chóng và hầu như không gây biến chứng đáng kể, laser tạo hình góc tiền phòng cho phép thực hiện ngoại trú nên ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh [92]. Cho đến nay, ở nước ta chủ yếu vẫn sử dụng phẫu thuật lỗ rò để xử lý các trường hợp nghẽn góc. Phương pháp này có khả năng hạ nhãn áp tốt song đòi hỏi thời gian săn sóc hậu phẫu kéo dài và do phải mở nhãn cầu nên có thể gây một số biến chứng như xẹp tiền phòng, xuất huyết, nhiễm trùng, bong hắc mạc, đục thể thủy tinh…[8], [134]. Việc nghiên cứu áp dụng một biện pháp điều trị có khả năng hạ nhãn áp tốt đồng thời lại an toàn và tiện dụng là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser trên bệnh nhân glôcôm góc đóng nguyên phát. 2. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. 1 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý vùng góc tiền phòng Góc tiền phòng là một vùng rất quan trọng về giải phẫu cũng như sinh lý. Phần lớn các phẫu thuật vào nhãn cầu đều được thực hiện qua vùng này và đây cũng là con đường lưu thông chính của thủy dịch ra ngoài nhãn cầu. 2.2. Bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát 2.2.1. Cơ chế bệnh sinh: nghẽn đồng tử và nghẽn góc tiền phòng 2.2.2. Các phương pháp điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát  Thuốc hạ nhãn áp: điều trị bổ sung hoặc chuẩn bị cho can thiệp laser và phẫu thuật được an toàn [10].  Cắt mống mắt chu biên: tạo đường lưu thông cho thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phòng, giải phóng hiện tượng nghẽn đồng tử. Nhờ vậy, áp lực trong hậu phòng giảm xuống giúp chân mống mắt không bị đẩy sát vào vùng bè hạn chế đóng góc [15].  Phẫu thuật thể thủy tinh: giải quyết nghẽn đồng tử, thường áp dụng trên mắt glôcôm giai đoạn sớm có đục thể thủy tinh kèm theo [7].  Tách dính góc tiền phòng: giải phóng tổ chức xơ, sợi fibrin, chân mống mắt dính ở vùng góc tiền phòng, lập lại cấu trúc giải phẫu bình thường cũng như chức năng của vùng bè [116].  Cắt bè củng giác mạc: tạo đường lưu thông thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phòng rồi từ đây qua lỗ cắt bè thoát ra ngoài bằng cách thấm trực tiếp qua và thoát quanh vạt củng mạc tạo nên một bọng thấm dưới kết mạc [80].  Đặt van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng: tạo đường dẫn lưu trực tiếp thủy dịch từ tiền phòng tới khoang dưới kết mạc [76].  Quang đông thể mi: năng lượng tia laser phá hủy tế bào biểu mô thể mi cũng như mạch máu của thể mi làm giảm quá trình hình thành thủy dịch khiến cho nhãn áp hạ. Ngoài ra, còn giúp cải thiện lưu thông thủy dịch qua đường màng bồ đào - củng mạc [107]. 2  Tạo hình góc tiền phòng: bằng laser hoặc chất nhày, giúp mở rộng góc tiền phòng, giải quyết tình trạng nghẽn góc trong glôcôm góc đóng. 2.3. Phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser 2.3.1. Khái niệm về laser: laser là một loại ánh sáng đơn sắc được tạo ra trên cơ sở khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức.  Đặc điểm và các tham số cơ bản của tia laser * Đặc điểm: tính đơn sắc, tính định hướng cũng như tính kết hợp đã giúp cho tia laser được tạo ra có cường độ rất cao, ít bị mất mát năng lượng trên đường đi và có thể hội tụ tập trung vào một điểm rất nhỏ. * Tham số cơ bản của laser: đặc trưng cho mỗi loại laser và thể hiện mức độ tác động của tia laser trên mô đích, bao gồm bước sóng, năng lượng, công suất, diện tác động, mật độ năng lượng, mật độ công suất.  Tương tác của bức xạ laser và tổ chức sống * Các hiệu ứng quang hoá * Các hiệu ứng nhiệt: phân huỷ quang nhiệt, tăng nhiệt, quang đông, than hoá. * Hiệu ứng quang ion hoá 2.3.2. Cơ chế laser tạo hình góc tiền phòng Laser quang đông vùng chân mống mắt gây co rút nhu mô của mống mắt làm chân mống mắt dẹt xuống và tách ra khỏi mạng lưới bè củng giác mạc giúp mở rộng góc tiền phòng. 2.3.3. Quá trình phát triển phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser - Năm 1972: Krasnov MM dùng laser argon tác động vào gần chân mống mắt ở các vị trí 3-6-9-12 giờ trên bệnh nhân glôcôm góc đóng, giúp hạn chế tra thuốc co đồng tử. - Năm 1979: Kimbrough thực hiện laser trực tiếp trên 360° của mống mắt chu biên qua soi góc tiền phòng ở mắt hội chứng nhãn cầu nhỏ [54]. 3 - Sau đó nhiều tác giả ứng dụng và phát triển trong các hình thái glôcôm góc đóng như:  Glôcôm mống mắt phẳng: Ritch R (1982-1991), Peng D (1997), Ouazzani BT (2006)…[84], [87]  Glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính: Weiss (1990), Lim SM, (1993), Tham CC (1999), Lam DS (2002), Lai JS (2006), Zalta (2008), Mahar PS (2010)…[63], [64]  Glôcôm góc đóng nguyên phát mãn tính: Agarwal (1991), Wand (1992), Chew (1995), Tanihara (1991), Lai (2000)  Nghi ngờ góc đóng: Lee J (2011) [66]  Glôcôm góc đóng thứ phát cấp do thể thuỷ tinh: Yip (2005), Tham (2005) [118], [130] 2.3.4. Thay đổi của vùng góc tiền phòng sau laser tạo hình góc Tác động nhiệt của tia laser gây biến tính tổ chức nhu mô và collagen làm thay đổi cấu trúc của mống mắt tại vị trí laser: các tế bào bề mặt mống mắt bị mỏng lại và kéo dài ra cùng với sự co rút và phân tách 2/3 trước của nhu mô mống mắt. Đồng thời có sự tăng nhanh và di chuyển ra phía trước của các nguyên bào sợi ở lớp nhu mô [99]. 2.3.5. Biến chứng: thường ít gặp và không nặng nề như viêm mống mắt, bỏng nội mô giác mạc, tăng nhãn áp thoáng qua, teo mống mắt, giãn đồng tử …[95]. 2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị - Bản chất vật lý của tia laser quyết định khả năng và độ sâu hấp thụ - Các yếu tố tại mắt như tình trạng giác mạc, mống mắt, góc tiền phòng, hình thái glôcôm, giai đoạn bệnh, thời gian mắc bệnh cũng như tính chất diễn biến của bệnh. 4 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu  Tiêu chuẩn lựa chọn: là những bệnh nhân glôcôm góc đóng nguyên phát với đầy đủ các tiêu chuẩn sau: * Glôcôm góc đóng nguyên phát đã được cắt mống mắt chu biên với lỗ cắt đủ rộng mà vẫn có nhãn áp cao trên 21mmHg (nhãn áp kế Goldmann) và/ hoặc độ mở của góc tiền phòng là độ 0; độ 1 theo phân loại của Shaffer (tương ứng với góc từ 0 0 →10 0 ) ở ít nhất nửa chu vi của nhãn cầu. * Đồng tử còn đáp ứng với thuốc tra Pilocarpin 1%. * Giác mạc còn đủ trong để có thể quan sát được ít nhất ¾ chu biên mống mắt. * Đủ sức khỏe để có thể cộng tác và đồng ý tham gia nghiên cứu.  Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân dưới 18 tuổi. - Dính góc tiền phòng trên ½ chu vi nhãn cầu - Lõm đĩa ≥ 9/10. - Đục thể thủy tinh đã có chỉ định mổ (không làm được thị trường hoặc không soi rõ đáy mắt). - Tiền phòng quá nông (độ sâu tiền phòng trung tâm dưới 1mm) - Mắt đang có biểu hiện nhiễm trùng như viêm kết mạc, viêm loét giác mạc. 3.2. Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng, theo dõi dọc  Cỡ mẫu nghiên cứu: được tính theo công thức: N = 2 1 2 1 p Z p α ε − − Tính ra cỡ mẫu ≈ 109 mắt Chọn mẫu: từ tháng 11/2007, tất cả các bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu đều được lựa chọn tới khi có đủ cỡ mẫu cần thiết. 5  Phương tiện nghiên cứu - Phương tiện phục vụ khám và đánh giá kết quả - Phương tiện phục vụ điều trị: máy laser quang đông Frequency - double Nd:YAG bước sóng 532  Các bước tiến hành  Đánh giá trước điều trị - Hỏi bệnh: bệnh sử, tiền sử bản thân về bệnh mắt, bệnh toàn thân đã mắc, sử dụng thuốc và tiền sử gia đình. - Khám mắt: chức năng, thực thể - Khám toàn thân đánh giá thể trạng chung  Phương pháp điều trị - Chuẩn bị bệnh nhân: giải thích, tra thuốc co đồng tử - Tiến hành laser . Vô cảm: gây tê tại chỗ bằng thuốc tra mắt Dicain 1% × 2 lần . Cài đặt thông số laser (theo hướng dẫn của Hiệp hội glôcôm châu Á Thái bình dương) [111]: • Kích thước vết đốt: 150 – 400 µm • Công suất: 200 – 400 mW • Thời gian: 0,2 - 0,5 giây • Số lượng vết đốt: 10 – 40 (chia đều trên 360° của mống mắt) . Thực hiện laser: điều chỉnh các thông số thực tế tuỳ theo đáp ứng của mống mắt  Chăm sóc và theo dõi sau điều trị - Tra thuốc corticosteroid 6lần/ngày trong 2 ngày đầu và 3 lần/ ngày trong 3 ngày tiếp theo. - Kiểm tra định kỳ tình trạng chức năng, thực thể sau laser 1 tuần; 1, 3, 6, 12, 18 và 24 tháng 6  Đánh giá kết quả * Kết quả về chức năng - Thị lực: phân nhóm TL < ĐNT 3m, ĐNT 3m  < 3/10, 3/10  < 7/10, và ≥ 7/10. Sự biến đổi của thị lực so với trước điều trị: tăng, ổn đinh, giảm - Nhãn áp (nhãn áp kế Goldmann): nhãn áp ≤ 21mmHg không thuốc, nhãn áp ≤ 21mmHg với thuốc tra hạ nhãn áp, nhãn áp > 21mmHg với thuốc tra hạ nhãn áp - Thị trường: đánh giá thị trường ngoại vi bằng thị trường kế Goldmann * Kết quả thực thể - Tình trạng lõm đĩa thị giác - Độ mở góc tiền phòng: theo phân loại của Shaffer - Tình trạng dính góc - Độ sâu tiền phòng - Biến chứng trong và sau điều trị - Đánh giá kết quả chung của điều trị: • Thành công hoàn toàn: khi có đủ các điều kiện: nhãn áp < 21 mmHg không cần thuốc, chức năng thị giác ổn định hoặc tăng, độ mở góc tiền phòng trung bình tăng, lõm đĩa ổn định, không có biến chứng. •Thành công không hoàn toàn: có một trong các yếu tố sau: nhãn áp <21 mmHg với thuốc tra hạ nhãn áp, thị lực giảm nhẹ, biến chứng nhẹ không gây ảnh hưởng về cơ năng và chức năng thị giác. Đồng thời phải đảm bảo đủ các điều kiện độ mở góc tiền phòng trung bình tăng, thị trường, lõm đĩa ổn định. • Thất bại: khi có một trong các yếu tố sau: nhãn áp > 21 mmHg với thuốc tra hạ nhãn áp, thị trường, lõm đĩa tổn hại nặng thêm, độ mở góc tiền phòng trung bình giảm, biến chứng nặng ảnh hưởng đến chức năng và sinh hoạt.  Xử lý số liệu Các số liệu được nhập và phân tích bằng các phép toán thống kê 7 [...]... 1/2,5; phù hợp với các nghiên cứu về dịch tễ của glôcôm góc đóng nguyên phát và tương tự như nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về laser tạo hình góc tiền phòng 5.1.2 Đặc điểm bệnh lý glôcôm: trong y văn, tạo hình góc tiền phòng bằng laser được chỉ định tương đối rộng rãi cho các hình thái glôcôm góc đóng cũng như giai đoạn bệnh [95], nhưng nhìn chung nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu giới... mở góc tiền phòng càng khó khăn Biểu đồ 4.3 Tương quan giữa mức tăng độ mở góc tiền phòng trung bình và thời gian mắc bệnh 13  Tình trạng dính góc tiền phòng: tỷ lệ độ mở góc tiền phòng tăng thêm trên 2 độ mở trung bình chiếm ≈ 70% khi chưa dính góc tiền phòng song chỉ đạt 40% trên mắt có dính góc < 90° và còn ≈ 6% với mắt đã dính góc > 90°  Năng lượng laser: độ mở góc tiền phòng trung bình sau điều. ..  Độ sâu tiền phòng: độ sâu tiền phòng trung bình sau điều trị là 2,61 ± 0,31mm; tăng 0,21 ± 0,24 mm so với trước điều trị  Góc tiền phòng: * Độ mở góc tiền phòng: số góc mở độ 3 và độ 4 chưa có trước điều trị đều lên tới trên 60% ở mọi thời điểm theo dõi sau điều trị, đồng thời, số góc đóng và rất hẹp chiếm hầu hết (≈ 98%) trước điều trị thì sau điều trị chỉ còn khoảng 10% Độ mở góc tiền phòng trung... Kết quả điều trị: laser tạo hình góc tiền phòng có hiệu quả cao trong điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát trên người Việt Nam trưởng thành Góc tiền phòng mở rộng thêm ở tất cả các trường hợp với độ mở góc trung bình là 2,6 ± 0,78; tăng 2,1 ± 0,79 so với trước điều trị và tình trạng dính góc giảm từ 61,02% xuống còn 38,94%; không có hiện tượng dính mới xuất hiện Nhờ vậy, nhãn áp trung bình sau điều trị... (x1: giai đoạn glôcôm; x2: tính chất diễn biến của glôcôm; x 3: thời gian mắc bệnh; x4: tình trạng dính góc tiền phòng trước điều trị; x 5: mức năng lượng laser đã sử dụng) Như vậy, rõ ràng là giai đoạn bệnh nặng, thời gian mắc bệnh kéo dài cùng với góc tiền phòng dính nhiều đã hạn chế khả năng mở rộng góc của tạo hình góc tiền phòng bằng laser Trường hợp này, dù có tăng thêm năng lượng laser cũng không... góc tiền phòng trước điều trị: và năng lượng laser có mối tương quan yếu (r = - 0,25; p = 0,006), nghịch biến thông qua phương trình hồi quy y = - 5,942x + 1,119  Tình trạng dính góc tiền phòng: mức năng lượng cao > 2,5J áp dụng cho 63% trường hợp đã dính góc từ 90 - 180°; 54% dính góc < 90° nhưng chỉ có 19% ở nhóm chưa có dính góc tiền phòng 15  Biến chứng: tuy 83% biến chứng xảy ra ở nhóm sử dụng. .. với glôcôm mống mắt phẳng hay glôcôm mãn tính thì chức năng thị giác đều tương tự 17 5.1.4 Tình trạng thực thể Trước điều trị, tương ứng với tình trạng tiền phòng nông (độ sâu tiền phòng trung bình: 2,4 ± 0,37), góc tiền phòng cũng rất hẹp với độ mở góc tiền phòng trung bình là 0,49 ± 0,33, tạo nên một mối tương quan đồng biến theo phương trình y= 0,308x - 0,25 (r= 0,346; p< 0,001) Mặc dù đa số các góc. .. thấy sự ổn định của bệnh lý glôcôm sau điều trị 5.2.2 Kết quả thực thể  Độ sâu tiền phòng: độ sâu tiền phòng trung bình của cả nhóm nghiên cứu cũng như mỗi giai đoạn bệnh đều tăng có ý nghĩa so với trước điều trị song mức tăng của giai đoạn trầm trọng là ít nhất  Góc tiền phòng: sau điều trị, tỷ lệ góc mở độ 2, độ 3 và độ 4 đã thay thế cho các góc độ 0, độ 1 với độ mở góc trung bình là 2,6 ± 0,78... nhóm glôcôm góc đóng bán cấp cao hơn nhóm glôcôm mãn tính 3 lần và giai đoạn bệnh sơ phát cao gấp 5 lần giai đoạn tiến triển Bên cạnh đó, mức năng lượng laser sử dụng cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố như nhãn áp, tình trạng mống mắt, độ mở góc tiền phòng, mức độ dính của góc tiền phòng và ít nhiều có liên quan với tình hình biến chứng 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phan Dẫn, Phạm Trọng Văn (2000), Laser. ..  Đặc điểm đĩa thị giác: 95,76% các trường hợp có chỉ số lõm đĩa < 7/10 trong đó 45,76% là < 3/10  Đặc điểm độ sâu tiền phòng: độ sâu tiền phòng trung bình trước điều trị là 2,4 ± 0,37 mm; dao động từ 1,64 mm đến 3,62 mm  Đặc điểm góc tiền phòng: hầu hết các góc tiền phòng là độ 0 (52,97%) và độ 1 (44,82%) Tỷ lệ dính góc tiền phòng là 61,02% với 16,1% dính trên 90° 9  Đặc điểm mống mắt: mống mắt . sinh lý vùng góc tiền phòng 2 2.2. Bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát 2 2.2.2. Các phương pháp điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát 2 2.3. Phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser 3 2.3.1 [107]. 2  Tạo hình góc tiền phòng: bằng laser hoặc chất nhày, giúp mở rộng góc tiền phòng, giải quyết tình trạng nghẽn góc trong glôcôm góc đóng. 2.3. Phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser 2.3.1 của glôcôm góc đóng nguyên phát và tương tự như nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về laser tạo hình góc tiền phòng 16 5.1.2. Đặc điểm bệnh lý glôcôm: trong y văn, tạo hình góc tiền phòng

Ngày đăng: 11/11/2014, 22:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan