Tìm hiểu ngôn ngữ shell script

37 823 0
Tìm hiểu ngôn ngữ shell script

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay công nghệ thông tin đã có những bước tiến vượt bậc. Lập trình máy tính điện tử, viết nên các chương trình ứng dụng đang ngày một gần gũi với con người. Điều đó tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các ngôn ngữ lập trình. Có những ngôn ngữ không phụ thuộc hệ điều hành, nhưng bên cạnh đó cũng có những ngôn ngữ gắn liền với hệ điều hành, phát triển trên nền hệ điều hành và tác động trực tiếp đến các quá trình quản lý cũng như xử lý của hệ điều hành. Shell là ngôn ngữ chính của hệ điều hành Linux – hệ điều hành mã nguồn mở, hay trước đây còn được biết đến là hệ điều hành chế độ dòng lệnh. Có thể thấy shell đóng vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng to lớn đến hệ điều hành này. Tất cả các thao tác quản trị cũng như xử lý của hệ điều hành đều thông qua shell. Với sự phát triển mạnh mẽ của Linux, việc tìm hiểu shell là hết sức cần thiết....

Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script Lời nói đầu Ngày nay công nghệ thông tin đã có những bước tiến vượt bậc. Lập trình máy tính điện tử, viết nên các chương trình ứng dụng đang ngày một gần gũi với con người. Điều đó tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các ngôn ngữ lập trình. Có những ngôn ngữ không phụ thuộc hệ điều hành, nhưng bên cạnh đó cũng có những ngôn ngữ gắn liền với hệ điều hành, phát triển trên nền hệ điều hành và tác động trực tiếp đến các quá trình quản lý cũng như xử lý của hệ điều hành. Shell là ngôn ngữ chính của hệ điều hành Linux – hệ điều hành mã nguồn mở, hay trước đây còn được biết đến là hệ điều hành chế độ dòng lệnh. Có thể thấy shell đóng vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng to lớn đến hệ điều hành này. Tất cả các thao tác quản trị cũng như xử lý của hệ điều hành đều thông qua shell. Với sự phát triển mạnh mẽ của Linux, việc tìm hiểu shell là hết sức cần thiết. Với nhu cầu đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài tiểu luận “Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script”. Tuy đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn, báo cáo của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em hoàn thành tiểu luận này. Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 1 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script Mục lục Chương 1-Sơ lược về Shell 3 1.1 Kernel là gì? 3 1.2 Shell là gì? 4 1.3 Phân loại Shell 5 1.3.1 Bourne Shell 5 1.3.2 C Shell 5 1.3.3 Korn Shell 6 1.3.4 Bash Shell 6 Chương 2-Cú pháp ngôn ngữ shell script 8 2.1 Chương trình Hello World 8 2.2 Sử dụng biến 9 2.3 Phân biệt dấu nháy kép (“), dấu nháy đơn (') và dấu thực thi (`) 11 2.3.1 Dấu thực thi (`) 11 2.3.2 Dấu nháy kép (“) và nháy đơn (') 11 2.4 Cấu trúc trong ngôn ngữ shell script 12 2.4.1 Cấu trúc điều kiện 12 2.4.1.1 Cấu trúc if 12 2.4.1.2 Cấu trúc case 13 2.4.2 Cấu trúc điều khiển 15 2.4.2.1 Vòng lặp for 15 2.4.2.2 Vòng lặp while và until 17 Chương 3-Chuyển hướng xuất nhập 18 3.1 Làm việc với dòng vào chuẩn và dòng ra chuẩn 18 3.2 Chuyển hướng xuất nhập 19 3.3 Chuyển hướng stderr (dòng lỗi chuẩn) 20 3.4 Chuyển hướng đồng thời stdout và stderr 21 3.5 Kỹ thuật pipeline 22 Chương 4-Kỹ thuật debug trong shell script 28 4.1 Giải mã thông báo lỗi 28 4.1.1 Tìm lỗi cú pháp 28 4.1.2 Kỹ thuật chia để trị 32 4.2 Chế độ Debug 33 4.2.1 Disabling the Shell 33 4.2.2 Dò lỗi thực thi 34 4.3 Tránh lỗi bằng thói quen lập trình 35 4.3.1 Script sáng sủa 35 4.3.2 Chú thích 36 Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 2 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script Chương 1- Sơ lược về Shell Để đi vào tìm hiểu về shell cũng như ngôn ngữ shell script, chúng ta hãy cùng xem xét kernel là gì? 1.1 Kernel là gì? Ngày nay, một ví dụ điển hình về phần mềm tự do và phát triển mã nguồn mở đó chính là hệ điều hành Linux. Phiên bản đầu tiên của Linux được Linux Torvalds phát triển vào năm 1991 khi ông còn đang là sinh năm thứ 2 đại học Hensinki – Phần Lan và hoàn thành bản 1.0 vào năm 1994. Bộ phận này được phát triển và tung ra thị trường dưới bản quyền GNU GPL (đây là giấy phép phần mềm tự do phổ biến nhất do Richard Stallman viết cho dự án GNU). Do đó bất cứ ai cũng có thể tải về và xem mã nguồn của Linux. Kernel là trái tim của hệ điều hành Linux. Nó quản lý các tài nguyên hệ thống. Các tài nguyên này chính là các thiết bị trong Linux, ví dụ như: thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy in, bộ nhớ, hệ thống quản lý file Kernel sẽ quyết định user nào sẽ sử dụng hệ thống, trong thời gian bao lâu và khi nào. Nó sẽ chạy các chương trình của bạn (hoặc là cài đặt các file nhị phân). Kernel cũng chính là một bộ nhớ thường trú của Linux và thực hiện các tác vụ sau: ➢ Quản lý vào ra ➢ Quản lý tiến trình ➢ Quản lý thiết bị ➢ Quản lý hệ thống file ➢ Quản lý bộ nhớ Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 3 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script 1.2 Shell là gì? Như chúng ta đã biết, máy tính sử dụng ngôn ngữ nhị phân bao gồm 0 và 1. Trước đây để giao tiếp với máy tính, ta buộc lòng phải sử dụng ngôn ngữ nhị phân, điều này rất khó khăn, phức tạp và dễ gây nhầm lẫn. Hệ điều hành cung cấp cho chúng ta một chương trình được biến đến dưới tên gọi Shell. Shell tiếp nhận những câu lệnh, cấu trúc viết bằng tiếng Anh và dịch nó sang ngôn ngữ nhị phân. Mô hình shell hoạt động có thể hiểu như sau: Có thể nói Shell chính là môi trường để người dùng tương tác với máy. Shell cũng chính là một trình biên dịch ngôn ngữ lệnh và thực thi các lệnh truyền vào từ đầu vào chuẩn (bàn phím) hay một file. Trong MS-DOS Shell chính là COMMAND.COM nhưng nó không linh hoạt và mạnh mẽ như Shell trong Linux. Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 4 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script 1.3 Phân loại Shell Không có sự độc quyền trong shell, do đó bạn có thể tự do lựa chọn shell phù hợp với mình. Đó có thể là một lợi thế nhưng cũng dẫn đến bất lợi nếu như lựa chọn một shell mà ta không biết gì về nó. Dưới đây sẽ chỉ ra một số shell chính 1.3.1 Bourne Shell Shell UNIX đầu tiên được biết đến chính là sh, viết tắt cho shell hoặc Bourne shell, được đặt theo tên người sáng lập ra sh: Steven Bourne. Bourne shell đã trở thành một phần chuẩn trong UNIX trong vài thập kỷ. Vì vậy, sh xuất hiện trên hầu hết các hệ thống hỗ trợ UNIX hoặc các tập lệnh tương tự UNIX bao gồm Linux, Mac OS X. Một số đặc điểm của Bourne shell: ➢ Các đoạn script có thể thực thi như một lệnh thông qua tên file ➢ Cho phép cả đồng bộ và không đồng bộ khi thực thi các lệnh ➢ Hỗ trợ chuyển hướng xuất nhập và pipeline ➢ Cung cấp điều khiển luồng, các dấu nháy và hàm ➢ Không định kiểu đối với biến ➢ Cung cấp biến địa phương và biến toàn cục ➢ Các đoạn script không đòi hỏi phải được biên dịch trước khi thực thi 1.3.2 C Shell C Shell được thiết kế bởi Bill Joy trường đại học California, nó có tên như vậy là do rất nhiều các cú pháp tương tự với ngôn ngữ lập trình C. Tuy nhiên thật khó có thể tìm ra được các điểm tương đồng, vì vậy đừng hy vọng các kỹ năng lập trình C có thể áp Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 5 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script dụng hoàn toàn vào C Shell. Điều đó là đúng, nhưng cũng có rất nhiều các lập trình viên C sử dụng C Shell. C Shell phát triển rất nhanh và trở thành shell mặc định của distro BSD (Berkely Software Distribution) – một distro nổi tiếng của UNIX. Ngoài những đặc điểm thừa kế từ Bourne Shell, C Shell (viết tắt là csh) cũng có những đặc điểm rất riêng, đặc biệt là khả năng triệu gọi các lệnh trước đó hoặc một phần của lệnh trước đó để tạo ra các lệnh mới. 1.3.3 Korn Shell Korn Shell đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống BSD UNIX. Khi AT&T (phòng thí nghiệm nổi tiếng có trụ sở chính tại đồi Murray – bang New Jersey) phát triển hệ thống UNIX V, các lập trình viên mới nhận ra rằng họ cần có một shell mới có thể đối chọi được với khả năng của C Shell. Do C Shell phát triển theo hướng riêng và dần tách biệt với Bourne Shell nên C Shell buộc phải tạo những cầu nối mới có thể liên lạc được với những lệnh mới của Bourne. Còn Korn Shell (viết tắt là ksh) có thể hỗ trợ được điều đó. 1.3.4 Bash Shell Qua quá trình sử dụng, người sử dụng muốn phải có một shell không những tương thích các đoạn script viết bằng Bourne Shell mà còn phải có đầy đủ các tính năng edit bằng dòng lệnh. Ngoài ra người sử dụng cũng muốn có sự tự do trong vấn đề bản quyền. Bash Shell (viết tắt của Bourne Again Shell) đáp ứng được tất cả những điều đó. Có thể thấy Bash là sự kết tinh những ưu điểm nổi bật của Korn Shell và C Shell. Đó là khả năng edit bằng dòng lệnh ở Korn Shell và khả năng tự hoàn thành lệnh của C Shell. Đó chính là lý do mà Korn Shell chỉ phát triển ở những hệ thống UNIX V. Hiện Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 6 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script nay thì Bash Shell đã trở thành shell mặc định của các distro Linux cũng như của Mac OS X. Trong khuôn khổ bài luận này, chúng ta chỉ tiến hành nghiên cứu Shell script trên Bash Shell. Tuy nhiên ngay trong tên của Shell cũng đã cho thấy là một sự kế thừa từ Bourne nên các kiến thức này cũng là kiến thức chung của shell script. Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 7 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script Chương 2- Cú pháp ngôn ngữ shell script 2.1 Chương trình Hello World Chúng ta hãy xem file Hello.sh dưới đây: #!/bin/sh # This is a short script to display “Hello” to # screen echo “Hello World” exit 0 Khi thực thi file Hello.sh sẽ được kết quả: # chmod +x Hello.sh # ./Hello.sh Hello World Chúng ta hãy cùng phân tích ví dụ này. Trong shell, dấu # bắt đầu một dòng comment. Ở đây dòng 2 và dòng 3 là các dòng comment, tuy vậy dòng đầu tiên không phải comment dù nó cũng bắt đầu bằng dấu #. Dòng đầu tiên là quy ước thông báo cho shell biết sử dụng shell sh để biên dịch file này. Dòng 5 dùng để hiển thị một xâu ký tự sau echo ra màn hình. Lệnh exit đảm bảo rằng script sau khi thực thi sẽ trả về mã lỗi, đây là cách mà hầu hết các chương trình nên làm. Mặc dù mã lỗi trả về ít khi được dùng đến trong trường hợp thực hiện tương tác trực tiếp từ dòng lệnh. Tuy nhiên, nhận biết mã trả về của một đoạn script sau khi thực thi lại thường rất có ích nếu triệu gọi scrit từ trong một kịch bản script khác. Trong đoạn chương trình trên, lệnh exit trả về giá trị 0 Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 8 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script cho biết script thực thi thành công và thoát khỏi shell gọi nó. Ta không cố tình bắt các lỗi xảy ra của những lệnh hệ thống trong trường hợp này. Mặc dù chúng ta lưu tập tin với đuôi mở rộng là .sh nhưng điều này là không bắt buộc. Linux thường không sử dụng phần đuôi mở rộng của tập tin làm dấu hiện nhận dạng, vì vậy chúng ta có thể đặt đuôi mở rộng là bất kỳ tên nào, hoặc có thể không cần đuôi mở rộng (các script hệ thống thường làm theo cách này). Shell chỉ quan tâm đến dòng đầu tiên của file ( #!/bin/sh) để quyết định đó là file gì. 2.2 Sử dụng biến Trong hệ thống unix có 3 loại biến: ➢ Biến hệ thống (System Variable): biến được tạo bởi bản thân hệ điều hành, các biến này được viết hoa hoàn toàn. Một số biến hệ thống quan trọng được chỉ ra như bảng dưới đây: Một số biến ở trên có thể sẽ thay đổi trên từng PC, ví dụ như biến Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 9 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script $USERNAME – biến này trả về tên của tài khoản đang truy cập vào PC. Đặc biệt lưu ý hạn chế thay đổi biến môi trường vì nó có thể gây ra một số tác hại không mong muốn. ➢ Biến người dùng tự định nghĩa: Thông thường không cần phải khai báo biến trước khi sử dụng mà thay vào đó biến sẽ được tự động tạo và khai báo khi làn đầu tiên tên biến xuất hiện, chẳng hạn như trong phép gán. Mặc định, tất cả các biến đều được khởi tạo và chứa giá trị kiểu chuỗi. Ngay cả dữ liệu liệu đưa vào biến là một con số thì nó cũng được xem là định dạng chuỗi. Shell và một vài lệnh tiện ích sẽ tự động chuyển chuỗi thành số để thực hiện phép tính khi có yêu cầu. Bản thân hệ điều hành unix là hệ điều hành phân biệt chữ hoa chữ thường nên trong tên biến cũng có sự phân biệt đó. Bên trong các script của shell có thể lấy về nội dung của biến bằng cách dùng dấu $ trước tên biến. Tuy nhiên khi gán nội dung cho biến chúng ta không sử dụng ký tự $ trước tên biến. Một đoạn ví dụ sau đây sẽ minh họa cho điều đó: ~> str=”Hello world” ~> echo $str Hello world Trong ngôn ngữ shell có quy định chặt chẽ về dấu cách trong các câu lệnh, đặc biệt trong phép gán không được có dấu cách. ➢ Biến tham số (parameter variable): Các biến tham số do shell tự quy định để lưu trữ giá trị các tham số truyền vào cho một lệnh. Ví dụ: $1, $2 là các tham số truyền vào cho lệnh theo thứ tự từ trái sang phải. Đặc biệt $0 trả về tên lệnh và $@ trả về danh sách các tham số truyền vào dưới Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 10 [...]... hiểu ngôn ngữ Shell Script Chương 4- Kỹ thuật debug trong shell script Có thể thấy shell là một ngôn ngữ rất mạnh và can thiệp sâu vào hệ thống Bên cạnh những ưu điểm của mình, shell cũng đem lại rất nhiều bất trắc nếu script không được kiểm tra kỹ Ví dụ nếu trong script có một đoạn lệnh rm và do sơ xuất trong khi lập trình đoạn script đó được cấp quyền su và xóa các file hệ thống Hoặc tệ hơn khi script. .. tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script kết quả cuối cùng: Qua chương trên chúng ta đã có phần nào khái niệm về lập trình shell script Do shell script có những điều rất riêng, bắt lỗi chặt cũng như khả năng gây hại đến hệ thống cao nên người lập trình shell cũng cần có kỹ thuật debug để tránh những điều không mong muốn Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 27 Đề tài: Tìm hiểu. .. trong shell cũng tương tự như trong các ngôn ngữ bậc cao khác, tức là cũng có các cấu trúc if, if else và if elif if [ condition ] then #script when result is true fi hoặc if [ condition ] then #script when result is true Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 12 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script else #script when result is false fi hoặc if [ condition1 ] then #script. .. phím hoặc là các file đối với script ➢ Standard output: đó là cửa sổ shell hoặc terminal khi chạy script ➢ Standard error: cũng giống như dòng ra chuẩn (cửa sổ shell hoặc terminal) Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 18 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script Ví dụ khi trong đoạn script gọi lệnh read thì nó sẽ đọc dữ liệu từ stdin và khi đoạn script gọi lệnh echo thì nó... Nó tương tự như các ngôn ngữ khác nhưng luôn có lệnh break ở trong case Ký tự đại diện * cho phép so khớp với mọi loại chuỗi * thường được xem như trường hợp so sánh đúng cuối cùng nếu tất cả các mẫu so sánh trước đó thất bại Như vậy * giống như khóa default trong các ngôn ngữ Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 14 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script khác Một phiên... 11 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script lệnh trên, đối với nháy kép (“), khi in ra sẽ được thực hiện với giá trị của biến sau dấu $ Đối với dấu nháy đơn (') thì sẽ in ra y nguyên như trong dòng văn bản Thông thường dấu nháy đơn ít được sử dụng nhưng lại rất tiện lợi khi muốn in y nguyên một dòng văn bản, đặc biệt là khi có các ký tự đặc biệt nh- $, \ 2.4 Cấu trúc trong ngôn ngữ shell script 2.4.1... Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 29 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script Khi chạy script này sẽ xuất hiện thông báo lỗi: Lần này shell đã hoạt động rất hiệu quả khi chỉ ra rằng thiếu dấu “ tại dòng 6 và vẫn chưa kết thúc file Tuy nhiên nếu đặt lỗi này trong đoạn script dài hàng nghìn dòng thì sẽ thấy vấn đề quả thật không đơn giản Một lỗi nữa mà các lập trình viên script rất hay gặp phải đó là quên những... nay gây ra rất nhiều vấn đề Chúng ta hãy thử xem đoạn script debug_sp sau đây: Khi chạy script này sẽ xuất hiện thông báo sau: Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 30 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script Ví dụ này cho thấy shell rất nghiêm khắc trong việc xem xét lỗi cú pháp Tất cả các tag mở đóng đều đầy đủ, đoạn script trông có vẻ không có lỗi nào cả Tuy nhiên một... nó sẽ làm cho đoạn script ngừng ở đây Chúng ta có thể mở Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 32 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script rộng kỹ thuật này hơn nữa bằng cách hiển thị giá trị của các biến đã được cấp phát bằng lệnh echo Bằng cách này, chúng ta có thể dò ra giá trị của biến trong script giống như quá trình debug của các IDE cho ngôn ngữ bậc cao khác như... lỗi có ở trong script Tùy chọn -v sẽ yêu cầu shell chạy trong chế độ verbose Chế độ này sẽ in ra màn Lê Anh Dũng – Đinh Xuân Thọ – Bùi Hữu Cường – Nguyễn Quang Điệp Trang 33 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script hình từng dòng lệnh được thực thi trong script Sự kết hợp giữa tùy chọn -n và -v sẽ giúp ta vừa có thể kiểm tra cú pháp vừa hiển thị màn hình nội dung lệnh Trong ví dụ này, shell không thực . 1 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script Mục lục Chương 1-Sơ lược về Shell 3 1.1 Kernel là gì? 3 1.2 Shell là gì? 4 1.3 Phân loại Shell 5 1.3.1 Bourne Shell 5 1.3.2 C Shell 5 1.3.3 Korn Shell 6 1.3.4. Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script 1.2 Shell là gì? Như chúng ta đã biết, máy tính sử dụng ngôn ngữ nhị phân bao gồm 0 và 1. Trước đây để giao tiếp với máy tính, ta buộc lòng phải sử dụng ngôn ngữ. Trang 7 Đề tài: Tìm hiểu ngôn ngữ Shell Script Chương 2- Cú pháp ngôn ngữ shell script 2.1 Chương trình Hello World Chúng ta hãy xem file Hello.sh dưới đây: #!/bin/sh # This is a short script to display

Ngày đăng: 11/11/2014, 15:56

Mục lục

  • Chương 1- Sơ lược về Shell

    • 1.1 Kernel là gì?

    • 1.2 Shell là gì?

    • 1.3 Phân loại Shell

      • 1.3.1 Bourne Shell

      • 1.3.2 C Shell

      • 1.3.3 Korn Shell

      • 1.3.4 Bash Shell

      • Chương 2- Cú pháp ngôn ngữ shell script

        • 2.1 Chương trình Hello World

        • 2.2 Sử dụng biến

        • 2.3 Phân biệt dấu nháy kép (“), dấu nháy đơn (') và dấu thực thi (`)

          • 2.3.1 Dấu thực thi (`)

          • 2.3.2 Dấu nháy kép (“) và nháy đơn (')

          • 2.4 Cấu trúc trong ngôn ngữ shell script

            • 2.4.1 Cấu trúc điều kiện

              • 2.4.1.1 Cấu trúc if

              • 2.4.1.2 Cấu trúc case

              • 2.4.2 Cấu trúc điều khiển

                • 2.4.2.1 Vòng lặp for

                • 2.4.2.2 Vòng lặp while và until

                • Chương 3- Chuyển hướng xuất nhập

                  • 3.1 Làm việc với dòng vào chuẩn và dòng ra chuẩn

                  • 3.2 Chuyển hướng xuất nhập

                  • 3.3 Chuyển hướng stderr (dòng lỗi chuẩn)

                  • 3.4 Chuyển hướng đồng thời stdout và stderr

                  • 3.5 Kỹ thuật pipeline

                  • Chương 4- Kỹ thuật debug trong shell script

                    • 4.1 Giải mã thông báo lỗi

                      • 4.1.1 Tìm lỗi cú pháp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan