Luận văn: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu thương mại tại chi nhánh công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin

65 861 3
Luận văn: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu thương mại tại chi nhánh công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của qui trình thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá máy móc thiết bị và thực trạng qui trình nhập khẩu của công ty qua đó rút ra những mặt mạnh cũng như những tồn tại chủ yếu trong qui trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thanVinacomin.

Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hoà cùng với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá về hợp tác kinh tế đang nổi trội, với sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, với tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và thương mại giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, Việt nam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa nền kinh tế hoà nhập vào sự năng động của khu vực Đông Nam Á, hay nói rộng hơn là khu vực vành đai Châu Á - Thái Bình Dương. Với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu, còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học và kỹ thuật thì con đường nhanh nhất để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là cầc nhanh chóng tiếp cận những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài. Để làm được điều này thì nhập khẩu đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Nhập khẩu cho phép phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Nhập khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục và có hiệu quả vì vậy khuyến khích sản xuất phát triển Trước bối cảnh đó đã đặt cho ngành thương mại nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than-Vinacomin những cơ hội và thử thách lớn lao. Đó là làm thế nào để có được những công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất với thời gian và chi phí ít nhất, đạt hiệu quả cao. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than-Vinacomin là một công ty thương mại có nhiệm vụ đảm nhận xuất khẩu than đồng thời nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị, phục vụ trong ngành, ngoài ngành và tiến hành hợp tác lao động với các tổ chức trên thế giới. Trong một thời gian thực tập tại phòng xuất SV: Phạm Ngọc Nguyên Lớp: CQ45/05.01 1 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa nhập khẩu của công ty, trên cơ sở những kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã được truyền đạt tại nhà trường và một số kinh nghiệm thực tế thu được, với mục đích tìm hiểu thêm về qui trình thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị thương mại tại công ty.Em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu thương mại tại Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than-Vinacomin”. Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của qui trình thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá máy móc thiết bị và thực trạng qui trình nhập khẩu của công ty qua đó rút ra những mặt mạnh cũng như những tồn tại chủ yếu trong qui trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Phương pháp nghiên cứu: - Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp lịch sử, hệ thống phân tích thực tiễn, làm cơ sở cho đề xuất những ý kiến đóng góp mang tính khách quan hợp lý và khả thi. - Sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp thống kê so sánh, phương pháp logic, phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp (với nguồn dữ liệu, thông tin được tác giả thu thập từ các website, số liệu thống kê của cơ quan quản lý, sách báo, tạp chí phương pháp kết hợp nghiên cứu với thực tiễn… Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: quy trình thực hiện TTHQ NK hàng hóa thương mại qua bằng đường biển. SV: Phạm Ngọc Nguyên Lớp: CQ45/05.01 2 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa - Phạm vi nghiên cứu Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu thương mại tại Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than-Vinacomin Trên cơ sở mục đích của đề tài, chuyên đề gồm những phần chính sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại. Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá máy móc thiết bị nhập khẩu thương mại tại chi nhánh công ty CP XNK than- Vinacominin Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá máy móc thiết bị nhập khẩu thương mại tại chi nhánh công ty CP XNK than-Vinacomin Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ. Nguyễn Hoàng Tuấn - thầy trực tiếp hướng dẫn em, các thầy cô trong khoa Thuế-Hải Quan, trường Học viện tài chính, tập thể cán bộ nhân viên của công ty, đặc biệt là phòng xuất nhập khẩu đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này. Do những hạn chế về kinh nghiệm, nên không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. SV: Phạm Ngọc Nguyên Lớp: CQ45/05.01 3 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa CHƯƠNG I NHỮNG VẤN CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI 1.1.Những vấn đề chung về hàng hoá nhập khẩu thương mại. 1.1.1.Khái niệm về hàng hoá nhập khẩu thương mại. Hàng hóa nhập khẩu thương mại là hàng hóa thuộc tất cả các loại hình kinh doanh nhập khẩu nhằm thu lợi nhuận, thể hiện bằng hợp đồng mua bán giữa bên mua hàng và bên bán hàng hoặc hợp đồng ký kết giữa bên giao hàng và bên nhận hàng. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại quy định tại mục 1 Chương II Nghị định số 154/2005/NĐ-CP bao gồm: (1)Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá; (2)Hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất; (3)Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu; (4)Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; (5)Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; (6)Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư; (7)Hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới; (8)Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân; (9)Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; (10) Hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế; (11) Hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm; SV: Phạm Ngọc Nguyên Lớp: CQ45/05.01 4 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa (12) Hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ các dự án đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê. Hàng hóa nhập khẩu thương mại có đặc điểm là các hàng hóa được nhập khẩu với mục đích thương mại, nhằm thu lợi nhuận. được thực hiện bằng các hợp đồng thương mại quốc tế giữa bên mua và bên bán, hoặc hợp đồng ký kết giữa bên giao hàng và bên nhận hàng. Các hàng hóa này được nhập khẩu vào đều không thuộc danh mục hàng hóa cấm XK, NK theo quy định của pháp luật. Chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền khác. Đều nộp thuế NK, thuế giá trị gia tăng và thuế khác (nếu có), trừ các trường hợp do nhà nước quy định. 1.1.2.Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về hải quan với hàng hoá nhập khẩu thương mại. Trong nền kinh tế thị trường một quốc gia sản xuất ra những sản phẩm mà sản xuất hiệu quả hơn nước nhập khẩu sản phẩm đó. Và nhập khẩu những sản phẩm mà sản xuất kém hiệu quả hơn từ những nước khác. Vì vậy việc sử dụng hiệu quả những lợi thế của mình sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế trong nước, tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng GDP. Và việc nhập khẩu những mặt hàng kém lợi thế hơn sẽ giúp làm phong phú và đa dạng hơn các loại mặt hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng về cả chủng loại, số lượng và mẫu mã, từ mặt hàng thường đến mặt hàng xa xỉ. Việc nhập khẩu hàng hóa sẽ tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK, với khối lượng lớn và hàng hóa phong phú, đa dạng. Mang lại cho các doanh nghiệp nguồn thụ lợi nhuận lớn từ các hợp đồng thương mại quốc tế. Tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người lao động. SV: Phạm Ngọc Nguyên Lớp: CQ45/05.01 5 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa Nhập khẩu hàng hóa vào trong nước với khối lượng lớn làm tăng thu cho ngân sách nhà nước từ các khoản thuế doanh nghiệp nộp khi nhập khẩu hàng hóa đồng thời thực hiện chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế. Với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, vai trò của thuế quan đối với nguồn thu ngân sách ngày càng giảm, nhưng đối với các nước đang phát triển như nước ta thì thuế XK, NK đặc biệt là thuế nhập khẩu vẫn là nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia. Xuất phát từ lợi ích của việc nhập khẩu hàng hóa thương mại, việc làm thủ tục hải quan cho hàng hóa NK đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, giao lưu thương mại giữa các quốc gia, thể hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với các hoạt động XNK. Nhà nước quản lý hàng hóa nhập khẩu thông qua cơ quan hải quan nhằm kiểm soát việc NK hàng hóa qua biên giới. Sự kiểm soát này là cần thiết để phòng chống lại các hành vi lợi dụng thương mại quốc tế phục vụ các mục tiêu không có lợi cho quốc gia như buôn lậu, XNK hàng hóa thuộc danh mục cấm, nguy hiểm và không an toàn đối với xã hội (các chất gây nghiện, heroin, văn hóa phẩm đồ trụy…), kiểm soát gian lận thương mại, trốn thuế… Quản lý hải quan là cần thiết để thực thi các chính sách của nhà nước nhằm định hướng hoạt động XNK hàng hóa phục vụ lợi ích quốc gia. Góp phần điều tiết kiểm soát hoạt động ngoại thương, ngăn chặn hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu, cân bằng kim ngạch XNK, khắc phục hiện tượng mất cân bằng cán cân thương mại. Thông qua chính sách thuế từng thời kỳ, tổ chức thực hiện thu thuế XK, NK nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các chính sách thuế còn đóng vai trò điều tiết cơ chế XNK nhằm hạn chế hoặc khuyến khích việc XNK đối với từng loại hàng hóa trong những giai đoạn nhất định nhằm mục đích quản lý vĩ mô nền kinh tế. SV: Phạm Ngọc Nguyên Lớp: CQ45/05.01 6 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa Tạo môi trường thương mại và đầu tư lành mạnh, bình đẳng nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hài hòa hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu sự can thiệp không cần thiết vào các hoạt động thương mại hợp pháp, giảm chi phí cho các doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển đất nước. Bảo đảm thu thập số liệu thống kê thương mại chính xác và kịp thời từ đó góp phần tích cực cho Đảng, nhà nước, chính phủ hoạch định chính sách và giải pháp phát triển kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ. Vì vậy việc kiểm soát hoạt động nhập khẩu hàng hóa thương mại của cơ quan hải quan là tất yếu. 1.2.Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại : 1.2.1.Khái niệm và cơ sở pháp lý TTHQ đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại Theo công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan (công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung tháng 6 năm 1999): “Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan và bên hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan.” Theo Luật hải quan Việt Nam: “thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa phương tiện vận tải.” Như vậy thủ tục hải quan có thể hiểu là trình tự các bước công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động XK, NK. Thủ tục hải quan mang một số tính chất cơ bản như sau: SV: Phạm Ngọc Nguyên Lớp: CQ45/05.01 7 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa • Tính hành chính bắt buộc thể hiện ở chỗ đây là một quy định cứng bắt buộc tất cả các đối tượng liên quan như các tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải phải làm thủ tục hải quan và cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm quản lý Nhà nước về hải quan, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý Nhà nước về hải quan. • Tính trình tự thể hiện ở chỗ quy định việc gì, khâu nào phải làm trước, việc gì, khâu nào phải làm sau, cái nào là tiền đề, là kết quả của cái kia v.v… • Tính liên tục thể hiện thủ tục hải quan phải được thực hiện liên tục, không ngắt quãng, cái trước phải là tiền đề cho cái sau, cái sau là kết quả của cái trước, nó có tác dụng hỗ trợ, bổ trợ cho nhau đảm bảo thời gian thông quan hàng hóa một cách nhanh nhất, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu. • Tính thông nhất thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan phải thống nhất từ hệ thống văn bản, phải thống nhất từ quy định bộ hồ sơ phải nộp, phải xuất trình, phải thống nhất trong cách xử lý, thống nhất trong các chi cục, các cục, trong toàn quốc, thống nhất về các nghiệp vụ trong suốt dây truyền làm thủ tục Hải quan, thống nhất ở tất cả các địa điểm làm thủ tục hải quan trong phạm vi cả nước, không cho phép thủ tục hải quan ở địa điểm này khác thủ tục hải quan ở địa điểm khác. • Tính công khai minh bạch và quốc tế hoá : Để đảm bảo được tính thống nhất của thủ tục hải quan,tất yếu thủ tục hải quan phải được công khai hoá và minh bạch hoá , vì đây là thủ tục hành chính bắt buộc. Tính chất này được thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và được đăng tải trên các phương tiện thong tin đại chúng cụ thể phải được đăng tải tại Công báo của Chính phủ , được niêm yết tại địa điểm làm thủ tục Hải Quan. SV: Phạm Ngọc Nguyên Lớp: CQ45/05.01 8 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa 1.2.2.Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thuơng mại Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thuơng mại bao gồm : • Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính; • Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu): nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài,hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới,hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân,hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm ); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao; Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. • Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản chính. • Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): nộp 01 bản sao. Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập. Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận đơn. SV: Phạm Ngọc Nguyên Lớp: CQ45/05.01 9 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: o Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; o Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính; o Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: nộp 01 bản chính; o Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ- BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo và Thông tư 163/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC: nộp 02 bản chính; o Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi; SV: Phạm Ngọc Nguyên Lớp: CQ45/05.01 10 [...]... trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại Sơ đồ tổng quát quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu Thương mại: SV: Phạm Ngọc Nguyên 11 Lớp: CQ45/05.01 Học viện Tài chính SV: Phạm Ngọc Nguyên Chuyên đề cuối khóa 12 Lớp: CQ45/05.01 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do cơ quan Hải quan thực hiện. .. Bước 4 Phúc tập hồ sơ Thực hiện theo quy trình phúc tập hồ sơ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành SV: Phạm Ngọc Nguyên 23 Lớp: CQ45/05.01 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA MÁY MÓC THIẾT BỊ NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP XNK THAN - VINACOMIN 2.1.Vài nét về công ty CP XNK than- Vinacomin 2.1.1.Quá... Đức, Hàn quốc 2.2 .Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại tại công ty CP XNK than- Vinacomin: Thủ tục hải quan đã và đang được đổi mới theo hướng hiện đại hóa nên DN XNK như Cty CP XNK than- Vinacomin luôn phải thích ứng với những đổi mới đó để vừa tuân thủ đúng pháp luật, vừa tạo điều kiện thực hiện hợp đồng thuận lợi Trong thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã... 6-1991, công ty đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu than và Cung ứng vật tư Tháng 1-1995, công ty được chuyển về trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam Ngày 25-12-1996, công ty được đổi tên thành : Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế – coalimex Từ ngày 01 tháng 02 năm 2005 chính thức mang tên Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam - COALIMEX, công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng... XNK than Khối quản lý,phục vụ Phòng KTTC Phòng TC-HC đồng quản trị Phòng đầu tư Chi nhánh tại TP.HCM Chi nhánh tại Quảng Ninh Chi nhánh tại Hà Nội Ban kiểm soát SV: Phạm Ngọc Nguyên 26 Lớp: CQ45/05.01 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa Hiện nay, Công ty có các đơn vị thành viên trực thuộc như sau: - Chi nhánh Công ty CP Xuất nhập khẩu Than - TKV tại Quảng Ninh; - Chi nhánh Công ty CP Xuất nhập khẩu. .. Khoáng sản Việt Nam Đến 1/1/2007, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – TKV (V-COALIMEX) Tháng 10/2010, CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN (COALIMEX) trở thành tên mới và thương hiệu của công ty 2.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty CP XNK than- Vinacomin: SV: Phạm Ngọc Nguyên 25 Lớp: CQ45/05.01 Học viện Tài chính Chuyên đề cuối khóa Đại hội đồng cổ đông  Hội đồng quản trị Ban... nhận đã làm thủ tục hải quan đối với hồ sơ miễn kiểm tra thực tế hàng hoá được thông quan 9.2 Chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hoá (đã kiểm tra chi tiết hồ sơ) sang Bước 2 Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế: 1 Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá (theo quy định tại khoản... người khai hải quan thì phải ghi cụ thể nội dung sai (như: sai về tên hàng, mã số, lượng hàng, xuất xứ, chất lượng…) và ghi “các mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu sai so với khai của người khai hải quan về…”; nếu có mặt hàng đúng như khai của người khai hải quan thì ghi thêm “các mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu còn lại đúng như khai của người khai hải quan 3.3 Ký tên, đóng dấu số hiệu của các công chức... Xuất nhập khẩu Than - TKV tại Hà Nội; - Chi nhánh Công ty CP Xuất nhập khẩu Than - TKV tại TP Hồ Chí Minh 2.1.3.Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty: - Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác: than mỏ, các sản phẩm chế biến từ than; thiết bị, phương tiện vận tải, xe máy, phụ tùng, vật tư các loại; khoáng sản, kim khí, nguyên nhiên liệu, vật liệu, hóa chất; hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng;... 25.557.755 100 Các mặt hàng nhập khẩu của công ty phần lớn là các vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho việc khai thác mỏ, chế biến trong ngành than Các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty là: thép các loại, ôtô vận tải, máy khai thác, thiết bị hầm lò + Thép các loại: Trong các năm qua, giá trị thép nhập khẩu luôn tăng lên, chi m tỷ trọng lớn trong giá trị nhập khẩu của Công ty Các loại thép nhập về gồm có: . mại tại công ty. Em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu thương mại tại Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than- Vinacomin . Đề. cuối khóa - Phạm vi nghiên cứu Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu thương mại tại Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than- Vinacomin Trên cơ sở mục đích. những phần chính sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại. Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá máy móc thiết bị nhập

Ngày đăng: 10/11/2014, 17:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan