tìm hiểu về hoàng gia malaysia

32 560 0
tìm hiểu về hoàng gia malaysia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ 000 TRẦN THỊ THU HÀ TÌM HIỂU VỀ HOÀNG GIA MALAYSIA BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH: ĐÔNG PHƯƠNG HỌC KHÓA 34 (2010 – 2014) Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. TRỊNH THỊ ĐỊNH HUẾ, 05/2014 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trịnh Thị Định Lời Cảm Ơn ! Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Thị Định đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Măc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo, bổ sung thêm của thấy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Thu Hà Lớp: Đông Phương Học- K34 SVTH: Trần Thị Thu Hà Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trịnh Thị Định MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3.1. Mục đích của bài báo cáo 2 3.2. Nhiệm vụ của bài báo cáo 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Bố cục của báo cáo 2 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LIÊN BANG MALAYSIA 4 1.1. Vị trí địa lý 4 1.2. Lịch sử sơ lược của Malaysia 6 1.2.1. Trước khi dành được độc lập 6 1.2.2. Sau khi giành được độc lập và thành lập liên bang Malaysia 8 1.3. Thể chế chính trị của liên bang Malaysia 9 CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ HOÀNG GIA MALAYSIA 13 2.1. Tổ chức của hoàng gia Malaysia 13 2.1.1. Danh sách các Yandi – pertuan Agong 13 2.1.2. Các bang có quyền bầu cử 14 2.2. Bầu cử 14 2.2.1. Ứng viên 14 2.2.2. Hình thức lựa chọn 15 2.2.3. Thủ tục bầu cử 16 3.3. Nhiệm kỳ của một Yangdi – pertuan Agong 17 SVTH: Trần Thị Thu Hà Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trịnh Thị Định 3.4. Vai trò, quyền hạn của nhà vua 17 3.5. Biểu tượng của hoàng gia Malaysia 22 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 PHỤ LỤC 27 SVTH: Trần Thị Thu Hà Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trịnh Thị Định MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong cuộc sống hiện đại hóa ngày nay, con người muốn tìm về nguồn gốc quá khứ, trau dồi thêm tri thức vì vậy không chỉ nghiên cứu lịch sử của đất nước mình mà còn phóng tri thức ra xa tìm hiểu cả lịch sử của các nước khác trên thế giới. Nằm ở vị trí trung tâm và nhạy cảm nhất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là thành viên quan trọng của ASEAN, Malaysia đang ngày càng chứng tỏ được vị thế cũng như những tiềm năng của mình ở mọi mặt từ kinh tế, văn hoá, chính trị và trong những năm gần đây đất nước xinh đẹp này còn là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Trước bối cảnh hội nhập kinh tế - văn hóa – xã hội trên toàn cầu,việc nắm bắt được lịch sử,văn hóa là tiền đề giúp cho mối quan hệ của nước ta với đất nước Malaysia có những bước tiến triển mới. Đặc biệt là trong quan hệ đối ngoại và chính trị. Đây là một đề tài hết sức mới mẻ nên việc chọn đề tài này sẽ cung cấp thêm những kiến thức,sự hiểu biết mới lạ cho người đọc. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài này. Malaysia là một nhà nước quân chủ đại nghị. Tuy nhiên, nền quân chủ và tổ chức hoàng gia của Malaysia có nhiều nét đặc biệt so với các nền quân chủ khác. Với mong muốn tìm hiểu và cung cấp một cái nhìn đầy đủ về tổ chức hoàng gia nước này, được sự đồng ý của cô giáo, PGS.TS Trịnh Thị Định. Tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Tìm hiểu về hoàng gia Malaysia” làm báo cáo tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Những vấn đề liên quan tới Hoàng gia liên bang Malaysia thực sự chưa được chú tâm nghiên cứu. vì vậy, cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu lớn nào về vấn đề này. Nên đây sẽ là một thách thức khi hoàn thành báo cáo này. SVTH: Trần Thị Thu Hà 1 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trịnh Thị Định 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích của bài báo cáo Việc tìm hiểu về hoàng gia Malaysia sẽ cho chúng ta hiểu được sự quan trọng của họ trong đời sống chính trị,văn hóa – xã hội ở đất nước Malaysia như thế nào. Qua đây, có thể thấy được nền văn hóa,chính trị mang bản sắc tôn giáo,trong đó,vua là người đứng đầu tôn giáo. 3.2. Nhiệm vụ của bài báo cáo Nhiệm vụ là làm rõ được lịch sử, vai trò của họ đối với đất nước, tôn giáo Malaysia. Cho chúng ta biết lịch sử hình thành,cơ cấu,cách thức bầu cử, những điều kiện để trở thành một vị vua. Tìm ra được sự đặc biệt của những vị vua Malaysia. Khác với các đất nước Châu Á khác. Trong hoàng gia Malaysia các vị vua được lên ngôi luân phiên nhau ở các bang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là Hoàng gia Malaysia, những người có quyền được bầu làm vua. Phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo chỉ ở một mức độ giới hạn ở việc nghiên cứu sau khi Malaysia dành được độc lập cho tới nay. 5. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu lý thuyết, dựa trên phương pháp tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài.Từ đây, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa làm rõ vấn đề. Vận dụng các kiến thức cơ sở của nhiều môn học từ đó tổng hợp vào việc tiến hành đề tài báo cáo. Kết hợp với ý kiến đóng góp,hướng dẫn của giảng viên. 6. Bố cục của báo cáo Bố cục của báo cáo gồm 3 phần chính: Mở đầu, nội dung, và kết luận. SVTH: Trần Thị Thu Hà 2 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trịnh Thị Định Phần mở đầu gồm: Lý do chọn đề tài,tình hình nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục của báo cáo. Nội dung trình bày: Chương 1.Khái quát về liên bang Malaysia. Chương 2. Tìm hiểu về hoàng gia Malaysia. Phần kết luận đánh giá việc thực hiện đề tài và nhận xét về nội dung đề tài. SVTH: Trần Thị Thu Hà 3 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trịnh Thị Định NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LIÊN BANG MALAYSIA 1.1. Vị trí địa lý Malaysia nằm ở phía Đông Nam Châu Á, Giữa Đông Nam Á. Thủ đô là Kuala Lumpur. Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, Indonesia, và Brunei, trong khi có biên giới trên biển với Singapore, Việt Nam, và Philippines. Malaysia bao gồm bán đảo Malaysia và 1/3 diện tích phía bắc đảo Borneo. Bao gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất là 329.847 kilômet vuông (127.350 sq mi). Trong đó bán đảo Mã lai có diện tích 332.800 kilômét vuông. Malaysia bị tách làm hai phần qua biển Đông: Malaysia bán đảo và Borneo thuộc Malaysia Malaysia có đường biên giới dài 2.669 km giáp với các nước: Bruney 381 km, Inđônêsia 1.782 km, Thái Lan 506 km. Có đường bờ biển dài 4.675 km Tọa độ là : 2º30´ Bắc, 112º30' Đông Nằm ở múi giờ thứ 7 Khí hậu: Nhiệt đới, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình từ 21 độ C đến 32 độ c. Một năm có hai mùa: mùa gió mùa Tây-Nam và mùa gió mùa Đông- Bắc. Dân số của Malysia tính đến năm 2010 là 28.250.000 triệu người. Malaysia là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa. Có nhiều thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên Bán Đảo Malay. Trong đó, thành phần dân cư được chia thành hai bộ phận: bộ phận người bản địa và bộ phận người nhập cư. Bộ phận bản địa bao gồm người Mã lai, và những nhóm người thổ dân. Bộ phận người nhập cư bao gồm chủ yếu là người Hoa và người Ấn. Dân tộc Mã Lai chiếm 58,1%, người Hoa 24,3%, người Ấn 6,9%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 3,2%. SVTH: Trần Thị Thu Hà 4 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trịnh Thị Định Tôn giáo Đạo Hồi là quốc đạo chiếm 53%, Có số lượng tín đồ lớn sau Hồi giáo tiếp theo là đạo Phật 17,3%; Khổng giáo 11,6%; Thiên chúa giáo 8,6%; và Hindu giáo 7%. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức, ngoài ra tiếng Anh cũng được chọn là ngôn ngữ trong giao dịch thương mại. Tiếng Madarin, tiếng Tamil, tiếng Hoa và một số thổ ngữ cũng được sử dụng rộng rãi. Malaysia là quốc gia duy nhất có lãnh thổ nằm cả trên lục địa châu Á và quần đảo Mã Lai. Điểm cực nam của lục địa châu Á là Tanjung Piai, thuộc bang Johor. Eo biển Malacca nằm giữa đảo Sumatra và Malaysia bán đảo, đây là một trong các tuyến đường quan trọng nhất trong thương mại toàn cầu. Lãnh thổ Malaysia chia thành 2 khu vực cách nhau 650 km bởi biển đông. Là Khu vực phía tây Malaysia và Khu vực phía Đông Malaysia Khu vực phía tây Malaysia: Là vùng bán đảo phía dưới Thái Lan Có 11 bang Diện tích: 131.598 km2, chiều dài 730 km, với khoảng 1.930 km bờ biển Phía Bắc giáp Thái Lan, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Singapore, phía Tây và Tây Nam giáp eo biển Malaka. Khu vực phía Đông Malaysia: Phần phía bắc của đảo Borneo Gồm 2 bang. Bang Sabah: 73.711 km2 và bang Sarawak: 124.449 km2. Giáp Brunei và Indonesia. Vì vị trí chiến lược của nó ở giữa biển Đông và Ấn Độ Dương nên lịch sử của Malaysia là một lịch sử tương tác với những thế lực và ảnh hưởng ngoại bang . Thông qua vịnh Malacca các nước trong khu vực trao đổi thương mại giữa Khu mậu dịch ASEAN và các nước trên thế giới và nghược lại. Vị trí địa lý này đã làm Malaysia trở thành nơi gặp gỡ của cả những nhà buôn và những khách du lịch. Malaysia hưng thịnh như một trung tâm mậu dịch và thương mại cho đến thế kỷ thứ 13. Với khí hậu nhiệt đới, Hơn 60% diện tích của Malaysia thuộc khu vực rừng mưa nhiệt đới. Chỉ riêng khu vực bán đảo đã có khoảng 8.000 loài thảo mộc, trong đó có 2.000 loài cây thân mộc, 800 loài phong lan và 200 loài cây. SVTH: Trần Thị Thu Hà 5 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trịnh Thị Định Rất nhiều loài chim trên thế giới có thể được tìm thấy ở Malaysia. Đặc biệt là nguồn hương liệu, dược liệu rất phong phú đa dạng. Nằm ở vị trí trung tâm và nhạy cảm nhất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là thành viên quan trọng của ASEAN, Malaysia đang ngày càng chứng tỏ được vị thế cũng như những tiềm năng của mình ở mọi mặt. 1.2. Lịch sử sơ lược của Malaysia 1.2.1. Trước khi dành được độc lập Malaysia có nguồn gốc từ các vương quốc Mã Lai hiện diện trong khu vực, các thương nhân và người định cư từ Ấn Độ và Trung Quốc đến từ thế kỷ 1 CN, lập nên các thương cảng và đô thị duyên hải vào thế kỷ 2 và 3. Sự xuất hiện của họ khiến ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc có tác động mạnh đối các văn hóa bản địa, và người dân trên bán đảo Mã Lai tiếp nhận Ấn Độ giáo và Phật giáo. Vương quốc Langkasuka nổi lên vào khoảng thế kỷ 2 ở khu vực bắc bộ của bán đảo Mã Lai, tồn tại cho đến khoảng thế kỷ 15. Từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13, phần lớn nam bộ bán đảo Mã Lai là một phần của đế quốc hàng hải Srivijaya. Sau khi Srivijaya sụp đổ, đế quốc Majapahit có ảnh hưởng đối với hầu hết Malaysia bán đảo và quần đảo Mã Lai. Mã Lai vào thế kỷ 14 Hồi giáo bắt đầu truyền bá trong cộng đồng người Mã lai thông quá các thương nhân Ả rập đến Malacca. Vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, một hậu duệ của hoàng thất Srivijaya là Parameswara thành lậpVương quốc Malacca, Lịch sử hiện đại của Malaysia bắt đầu từ khi Vương quốc Malacca được thành lập. Đây thường được xem là quốc gia độc lập đầu tiên tại bán đảo Mã Lai. Đương thời, Malacca là một trung tâm thương mại quan trọng. Năm 1511, Bồ Đào Nha chinh phục Malacca, thành lập các thuộc địa Châu Âu đầu tiên ở Đông Nam Á bằng cách đánh bại Vương quốc Hồi giáo Malacca. Người Bồ Đào Nha sau đó sau đó bị mất Malacca cho Hà Lan, đến năm 1641 thì lãnh thổ này bị người Hà Lan chiếm đoạt Anh cũng thành SVTH: Trần Thị Thu Hà 6 [...]... nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Thị Định CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VỀ HOÀNG GIA MALAYSIA 2.1 Tổ chức của hoàng gia Malaysia Theo hiến pháp Malaysia nguyên thủ quốc gia là Yang di- Pertuan Agong, thường được gọi là Quốc vương Quốc vương được bầu theo mỗi nhiệm kỳ 5 năm từ chín quân chủ kế tập của các bang Mã Lai; bốn bang còn lại có nguyên thủ trên danh nghĩa song không tham gia vào việc tuyển lựa Theo thỏa thuận không... không thể hạ thấp vai trò của hoàng gia đối với đất nước Malaysia Mặc dù quyền lực chính trị chỉ mang tính hình thức nhưng trong tôn giáo vai trò của ông là tuyệt đối ông cũng đóng vai trò như một nhà ngoại dao trong những chuyến thăm tới các nước và quảng bá cho đất mước Malaysia 3.5 Biểu tượng của hoàng gia Malaysia Biểu tượng cho Hoàng gia Malaysia là Huy hiệu quốc vương Malaysia, Mũ miện của Quốc... các vị vua các nước khác, như thái lan Vua Malaysia sẽ được luân phiên nhau và theo thứ tự trong 9 bang, Như vậy bang nào cũng có quyền lợi Nhà vua đã đóng vai trò rất lớn cho đất nước Malaysia dù chỉ là vai trò trong tôn giáo, văn hóa Trong tương lai, Hoàng gia Malaysia vẫn sẽ tiếp tục phát triển, cống hiến, và là hình ảnh đẹp tượng trưng cho văn hóa Malaysia Malaysia cũng cho chúng ta những bài học... không thuần nhất về thể chế chính trị và khác biệt sâu sắc về trình độ kinh tế - xã hội Sau hai năm gia nhập,ngày 9 tháng 8, 1965 Singapore tách khỏi Malaysia để trở thành một nước cộng hòa độc lập Như vậy, liên bang giờ chỉ còn 13 bang Hiện tại, Malaysia là một liên bang gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang Chúng được phân thành hai khu vực, 11 bang và hai lãnh thổ liên bang nằm tại Malaysia bán đảo;... bản Điều này được thể hiện rất rõ trong các chiến lược và các kế hoạch phát triển của Malaysia 1.3 Thể chế chính trị của liên bang Malaysia Malaysia là một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến Hệ thống chính phủ theo mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster, một di sản của chế độ thuộc địa Anh Nguyên thủ quốc gia là Yang di-Pertuan Agong, thường được gọi là Quốc vương Hiến pháp ban hành ngày... đến người Hồi giáo Malaysia và vận hành song song với hệ thống tòa án thế tục Chế độ bầu cử theo Phổ thông đầu phiếu; cử tri tham gia bầu cử phải từ 21 tuổi trở lên Các đảng phái lớn ở Malaysia là: Liên minh Mặt trận quốc gia cầm quyền (BN) gồm 14 đảng, trong đó có 3 đảng chính là: Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO); Hội người Mã gốc Hoa (MCA); Hội người Mã gốc ấn (MIC) Từ khi Malaysia giành được... còn có các đảng: Đảng Hồi giáo Malaysia (PAS); Đảng Công lý Quốc gia (Keadigan); Đảng Dân chủ Hành động (DAP) Kể từ khi độc lập, cầm quyền tại Malaysia là một liên minh đa đảng được htộc, thường được viết tắt là BN là một liên minh chính trị lớn ở Malaysia, được thành lập vào năm 1973 Cùng với tổ chức tiền nhiệm của nó, nó đã là lực lượng chính trị cầm quyền liên bang của Malaysia từ khi độc lập SVTH:... liên bang Malaysia tuyên bố chính thức thành lập “Liên bang Malaysia liên bang được tái tổ chức thành nước Malaysia khi kết hợp với các lãnh thổ Anh là Singapore, Sarawak, và Bắc Borneo thuộc Anh đổi tên thành Sabah Liên bang Malaysia được thành lập với cơ cấu tổ chức hành chính 14 bang thống nhất Các bang này đa SVTH: Trần Thị Thu Hà 8 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Thị Định dạng về các dân... Hồi giáo Kedah • Sultan của Kelantan • Quốc vương Pahang • Quốc vương Johor • Sultan của Perak Yamtuan Besar ) của Negeri Sembilan Theo hiến pháp Malaysia thì chỉ có một người cai trị của hoàng gia mới có thể được bầu và chỉ có những người cai trị của hoàng gia mới có thể bỏ phiếu bầu Yang di-Pertuan Người ứng cử đủ điều kiện trên nhưng không được trở thành Yang diPertuan Agong nếu: Người đó chưa đủ... chính quốc gia được chỉ định bởi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, và một đại diện từ mỗi tiểu bang, hoặc Yang diPertua Negeri SVTH: Trần Thị Thu Hà 21 Báo cáo tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trịnh Thị Định Một sĩ quan cao cấp của Hải quân Liên bang, một sĩ quan cao cấp cho Không quân Liên bang sẽ do Yang di-Pertuan Agong bổ nhiệm Trải qua thời gian, dù quyền lực của Yang di-Pertuan Agong, hoàng gia Malaysia có . nghiệp GVHD: PGS.TS. Trịnh Thị Định CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ HOÀNG GIA MALAYSIA 2.1. Tổ chức của hoàng gia Malaysia Theo hiến pháp Malaysia nguyên thủ quốc gia là Yang di- Pertuan Agong, thường được. liên bang Malaysia 8 1.3. Thể chế chính trị của liên bang Malaysia 9 CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ HOÀNG GIA MALAYSIA 13 2.1. Tổ chức của hoàng gia Malaysia 13 2.1.1. Danh sách các Yandi – pertuan Agong. dung trình bày: Chương 1.Khái quát về liên bang Malaysia. Chương 2. Tìm hiểu về hoàng gia Malaysia. Phần kết luận đánh giá việc thực hiện đề tài và nhận xét về nội dung đề tài. SVTH: Trần Thị

Ngày đăng: 10/11/2014, 10:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời Cảm Ơn !

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan