nghiên cứu tổng hợp bột màu vàng thân thiện với môi trường bi1-x-ycaxznyvo4-(x+y)2 trên nền bivo4

47 606 2
nghiên cứu tổng hợp bột màu vàng thân thiện với môi trường bi1-x-ycaxznyvo4-(x+y)2 trên nền bivo4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận này được hoàn thành tại Bộ môn Hóa Vô cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Trần Ngọc Tuyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong Bộ môn Hóa Vô cơ, quý thầy, cô giáo Khoa Hóa, Đại học Khoa học Huế đã cho tôi những ý kiến quý báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các cán bộ Phòng công nghệ Công ty men Frit Huế; Phòng thí nghiệm Hóa Ứng dụng, Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế; Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện cho tôi trên con đường học tập. Huế, ngày 09 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Châu Đoan Trang i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CIE Commision Internationale Eclierege Tổ chức quốc tế về chiếu sáng FT - IR Fourrier Transformation Infrared Quang phổ hồng ngoại CIE Commision Internationale Eclierege Tổ chức quốc tế về chiếu sáng CIE L*a*b* Hệ tọa độ màu L*a*b* XRD X - Ray Diffraction Nhiễu xạ tia X FWHM Full Width at Half Maximum Độ rộng nửa chiều cao pic nhiễu xạ ii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Danh mục các từ viết tắt ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục các hình vi MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 3 1.1. Giới thiệu về bột màu vô cơ 3 1.1.1. Tính chất đặc trưng của bột màu vô cơ 3 1.1.2. Ứng dụng của bột màu vô cơ 4 1.2. Giới thiệu về chất nền BiVO 4 4 1.3. Tính độc hại của bột màu vô cơ 5 1.3.1. Tác dụng độc hại của asen 7 1.3.2. Tác dụng độc hại của cadmi 7 1.3.3. Tác dụng độc hại của chì 7 1.3.4. Tác dụng độc hại của thủy ngân 8 1.4. Ứng dụng của các nguyên tố bitmut, canxi, kẽm thể hiện không độc hại đối với cơ thể sinh vật 8 1.4.1. Ứng dụng của nguyên tố bitmut (Bi) 8 1.4.2. Ứng dụng của nguyên tố canxi (Ca) 9 1.4.3. Ứng dụng của nguyên tố kẽm (Zn) 10 1.5. Ứng dụng của bột màu trong việc chế tạo sơn 10 1.5.1. Giới thiệu về sơn 10 1.5.2. Thành phần của sơn 11 1.5.3. Các loại sơn 13 1.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sơn tốt 14 1.6. Tình hình nghiên cứu tổng hợp bột màu trong và ngoài nước 14 1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 14 1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 15 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Nội dung nghiên cứu 16 iii 2.1.1. Khảo sát ảnh hưởng thành phần phối liệu đến cường độ màu 16 2.1.2. Khảo sát ảnh hưởng chế độ nung 16 2.1.3. Xác định các đặc trưng của sản phẩm bột màu 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu 16 2.2.1. Phối liệu được chuẩn bị theo phương pháp bay hơi đến khô 16 2.2.2. Thành phần pha tinh thể của bột màu được xác định theo phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) 17 2.2.3. Phương pháp xác định cường độ màu của sản phẩm 18 2.2.4. Phương pháp quang phổ hồng ngoại (FT-IR) 19 2.3. Dụng cụ, hóa chất và thiết bị 19 2.3.1. Dụng cụ 19 2.3.2. Hóa chất 20 2.3.3. Thiết bị 20 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21 3.1. Khảo sát ảnh hưởng thành phần phối liệu đến cường độ màu 21 3.2. Khảo sát ảnh hưởng chế độ nung 23 3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến sự tạo pha tinh thể BiVO 4 23 3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu đến cường độ màu của sản phẩm 23 3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian nghiền đến cường độ màu của sản phẩm 25 3.3. Xác định các đặc trưng của sản phẩm bột màu 27 3.3.1. Xác định thành phần pha của sản phẩm bột màu 29 3.3.2. Xác định cường độ màu của sản phẩm bột màu 29 3.3.3. Xác định thông số mạng lưới của sản phẩm bột màu 32 3.3.4. Xác định phổ hồng ngoại của sản phẩm bột màu 34 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 4.1. Kết luận 36 4.2. Kiến nghị 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 PHỤ LỤC 40 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Vị trí pic nhiễu xạ đặc trưng của kiểu cấu trúc scheelite 5 Bảng 3.1. Thành phần và kí hiệu các mẫu khảo sát … 21 Bảng 3.2. Thành phần phối liệu của các mẫu khảo sát…… 22 Bảng 3.3. Các đặc trưng phổ XRD của các mẫu A550, A650, A750… 25 Bảng 3.4. Kết quả đo màu của các mẫu ở thời gian lưu khác nhau……… 27 Bảng 3.5. Kết quả đo màu của các mẫu ở thời gian nghiền khác nhau 28 Bảng 3.6. Các đặc trưng phổ XRD của các mẫu M13, M14, M15, M16, M17……………………… 31 Bảng 3.7. Kết quả đo màu của các sản phẩm bột màu…………… 33 Bảng 3.8. Thông số mạng lưới của các sản phẩm bột màu 34 v DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp bột màu vàng Bi 1-x-y Ca x Zn y VO 4-(x+y)/2 17 Hình 2.2. Hệ tọa độ biễu diễn màu sắc CIE L*a*b* 18 Hình 3.1. Màu của các sản phẩm bột màu vàng Bi 1-x-y Ca x Zn y VO 4-(x+y)/2 23 Hình 3.2. Giản đồ XRD của các mẫu A550, A650, A750 24 Hình 3.3. Màu của các mẫu khảo sát ở thời gian lưu khác nhau 26 Hình 3.4. Màu của các mẫu khảo sát ở thời gian nghiền khác nhau 28 Hình 3.5. Giản đồ XRD của các mẫu M1, M10 và M13……… 29 Hình 3.6. Giản đồ XRD của các mẫu M13, M14, M15, M16 và M17………………………………………………… 30 Hình 3.7. Màu của các sản phẩm bột màu sau khi sơn 32 Hình 3.8. Phổ IR của mẫu M10 35 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bột màu vô cơ thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau chẳng hạn như sơn, mực, nhựa, cao su, gốm sứ, men và thủy tinh. Những bột màu này dựa trên cơ sở các oxit, sunfua, photphat của các kim loại chuyển tiếp và không chuyển tiếp, được thêm vào trong thành phần các vật liệu trên để tạo ra màu sắc. Các hợp chất màu vô cơ bền với nhiệt độ cao, có thể hấp thu chọn lọc ánh sáng, nhờ đó khi ánh sáng chiếu vào, chúng ta sẽ quan sát được một phần ánh sáng không hấp thu, cũng chính là màu phụ với màu bị hấp thu. Các bột màu dùng trong gốm sứ, thủy tinh thường là bột màu vô cơ được tạo bởi các oxit kim loại hoặc các hợp chất hình thành từ các oxit kim loại nền, phải có khả năng bền nhiệt và trơ hóa học ở nhiệt độ cao, cũng như không phản ứng với các chất tạo men [18]. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loại bột màu công nghiệp truyền thống như crom vàng (PbCrO 4 ), cadmi vàng (CdS) lại chứa yếu tố độc hại, chẳng hạn như Pb, Cr, Cd và Se, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người và môi trường [6]. Vì vậy, hiện nay xu hướng nghiên cứu tổng hợp bột màu thân thiện với môi trường để thay thế các loại bột màu có chứa các nguyên tố độc hại ngày càng trở nên cần thiết và thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa khọc trên thế giới. Cho nên, một số nghiên cứu gần đây đã báo cáo về những loại sắc tố màu vàng mới mang tính thân thiện với môi trường. Chúng tôi cũng đã làm việc, tìm hiểu và nghiên cứu về sự tổng hợp của các loại bột màu vàng nhằm đáp ứng yêu cầu về môi trường và độ an toàn cho người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu tổng hợp bột màu vàng trên nền bitmut vanadat (BiVO 4 ), được biết đến như một bột màu vàng vô cơ thân thiện môi trường do Bi và V là những nguyên tố không độc đối với sinh vật. Cơ chế màu sắc của đơn tà BiVO 4 dựa trên quá trình chuyển đổi điện tích từ orbital lai hóa sp 3 (6s của Bi và 2p của O) đến orbital 3d của V trong vùng cấu trúc BiVO 4 . Một mặt khác, trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu thay thế một phần cation Bi 3+ trong mạng lưới tinh thể BiVO 4 bằng các cation Zn 2+ và Ca 2+ tạo thành các dung dịch rắn thay thế Bi 1-x-y Ca x Zn y VO 4-(x+y)/2 , nhằm tạo được các bột màu vàng có màu sắc tươi sáng, thân thiện với môi trường. Tương ứng với hóa trị II và nhỏ hơn Ca 2+ 1 (bán kính ion: 0,112nm) và/ hoặc Zn 2+ (0,090 nm) vào Bi 3+ (0,117 nm) [6] các vị trí của mạng BiVO 4 làm căng nội tại và các khuyết tật mạng tinh thể, làm thay đổi vùng hóa trị orbital 2p của O và làm giảm năng lượng bằng sự thay đổi của orbital 6s của Bi hoặc orbital 2p của O trên quỹ đạo lai hóa. Hơn nữa cả hai cation Ca 2+ và Zn 2+ là các nguyên tố không độc hại [6]. Vì vậy, Bi 1-x-y Ca x Zn y VO 4-(x+y)/2 loại bột màu được tổng hợp trong nghiên cứu này đều là những loại bột màu vàng mang tính thân thiện môi trường. Các thuộc tính màu sắc được đặc trưng hóa và thành phần đã được tận dụng hóa để có được sắc vàng sống động nhất. Xuất phát từ ý nghĩa về mặt khoa học cũng như về mặt thực tiễn, chúng tôi chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu tổng hợp bột màu vàng thân thiện với môi trường Bi 1-x-y Ca x Zn y VO 4-(x+y)/2 trên nền BiVO 4 ”. 2. Mục tiêu của đề tài Tổng hợp được bột màu vàng Bi 1-x-y Ca x Zn y VO 4-(x+y)/2 trên nền BiVO 4 ở nhiệt độ nung thấp, sản phẩm thu được đơn pha, có cường độ phát màu mạnh. 2 Chương 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1. Giới thiệu về bột màu vô cơ [11] Theo định nghĩa, bột màu là những bột mịn mà khi phân tán trong môi trường nào đó thì sẽ tạo màu cho môi trường. Bột màu vô cơ thường là các oxit, các sunphua, photphat, cacbonat, cromat,… của kim loại. Ví dụ như Fe 2 O 3 (màu đỏ), Cr 2 O 3 (màu xanh), TiO 2 , ZnO (màu trắng),… hoặc các oxit phức hợp. 1.1.1. Tính chất đặc trưng của bột màu vô cơ Khác với các chất màu hữu cơ, các bột màu vô cơ chỉ phân tán dưới dạng các hạt rắn chứ không tan trong môi trường mà chúng tạo màu. Do đó cỡ hạt càng bé sẽ cho sự phân tán càng tốt và màu sắc đẹp, dễ sử dụng. Ưu điểm của bột màu vô cơ là bền với môi trường, thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ, … Nhược điểm của chúng là do tồn tại dưới dạng hạt phân tán trong môi trường chứ không tan nên tính chất và khả năng áp dụng phụ thuộc nhiều vào cỡ hạt. Tính chất quang- lý: Giá trị của một loại bột màu vô cơ phụ thuộc vào những tính chất quang lý của chúng, bao gồm các đặc trưng về cấu trúc tinh thể, cỡ hạt và phân bố cỡ hạt, dạng hình học của hạt, sự kết tụ… và các tính chất hóa học như thành phần, độ tinh khiết và độ bền hóa học. Có hai thuộc tính quan trọng nhất của bột màu là khả năng tạo màu cho môi trường mà chúng được phân tán và độ đục (chắn sáng) của bột màu. Hai thuộc tính này quyết định giá trị của bột màu và phạm vi ứng dụng của nó. Độ đục của bột màu là một hàm của cỡ hạt và sự khác nhau giữa chỉ số khúc xạ giữa hạt màu và môi trường phân tán. Tính chất màu của bột màu được xác định trên các đặc trưng như màu sắc, độ bền màu, độ đục, độ đồng nhất của màu, độ bền thời tiết, bền nhiệt, bền hóa. Môi trường phân tán và điều kiện chế tạo là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới tính chất màu của bột màu. Tính chất hóa học: Các tính chất hóa học quan trọng của bột màu là thành phần hóa học, độ tinh khiết và hệ số tỉ lượng trong phân tử. Các tính chất này quyết định tính chất màu và giá trị sử dụng của bột màu. Nếu bột màu mà chứa các tạp chất là kim loại nặng, cho dù hàm lượng rất nhỏ thì cũng không được phép sử dụng trong đời sống và thương mại vì lý do sức khỏe và môi trường. 3 Cấu trúc tinh thể: Cho biết những thông tin về cấu trúc tinh thể như pha tinh thể, pha tạp chất hay pha nguyên liệu chưa chuyển hoá tồn tại trong hạt màu, độ tinh thể là những đặc trưng quan trọng quyết định đến tính chất màu của bột màu. Một bột màu lý tưởng là bột màu chỉ chứa một pha đặc trưng và có độ tinh thể cao. Sự tồn tại pha thứ hai hoặc pha tạp thường là giảm các tính chất màu của hạt màu. Khả năng phối màu: Khả năng phối màu của bột màu là khả năng mà một bột màu có thể pha trộn với bột màu khác theo tỉ lệ xác định để tạo ra các màu trung gian khác nhau. Quá trình trộn các bột màu khác nhau để tạo ra một hỗn hợp bột màu có màu sắc mới như mong đợi. Khả năng phối màu của bột màu thể hiện ở việc bột màu khi trộn cùng bột màu khác thì vẫn giữ nguyên được các tính chất quý của riêng mình, đồng thời không làm giảm hay phá hủy các tính chất màu của chất màu khác. 1.1.2. Ứng dụng của bột màu vô cơ Bột màu vô cơ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như để tạo màu cho gốm sứ, thủy tinh, sản xuất mực in, sơn chịu nhiệt, lớp phủ bảo vệ, chất độn cho chất dẻo, cao su,… 1.2. Giới thiệu về chất nền BiVO 4 [9] Bitmut vanadat (BiVO 4 ) là một trong những chất xúc tác quang. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chất được ứng dụng nhiều trong việc làm suy giảm các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. BiVO 4 còn đem lại hiệu suất cao trong ngành thương mại như tạo ra các lớp phủ trong ngành công nghiệp nhựa. Nó được chứng nhận là không độc hại và có thể thay thế các sắc tố độc hại khác như chì, cadmi, cromat trong sơn. Nghiên cứu cho thấy, BiVO 4 có 3 kiểu mạng lưới tinh thể : mạng lưới tinh thể hệ đơn tà scheelite, tứ phương scheelite, tứ giác zircon. Báo cáo cho rằng tinh thể BiVO 4 hệ tứ phương có khoảng cách năng lượng 2,9 eV chủ yếu hấp thụ tia cực tím UV, trong khi BiVO 4 hệ đơn tà với khoảng cách năng lượng 2,4 eV có một dải hấp thụ ánh sáng nhìn thấy đặc trưng. Tính quang xúc tác của BiVO 4 được ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự hình thành và cấu trúc tinh thể của nó. Chỉ BiVO 4 hệ đơn tà cho hoạt tính nhìn thấy ánh sáng tốt. Các hoạt tính quang của BiVO 4 đơn tà được chuẩn bị bởi quá trình dung dịch nước ở nhiệt độ phòng cao hơn nhiều so với BiVO 4 hệ đơn tà chuẩn bị bởi một phản ứng trạng thái rắn thông thường ngay cả trong cấu trúc tinh thể giống nhau. Giai đoạn chuyển tiếp giữa cấu trúc mạng lưới tinh thể hệ đơn tà và hệ tứ phương của BiVO 4 đảo ngược xảy ra vào khoảng 255 o C, trong khi quá trình chuyển đổi không thể 4 [...]... chỉnh màu sắc theo ý muốn Ý tưởng này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới: nghiên cứu các chất màu oxit kết hợp giữa oxit nguyên tố đất hiếm và oxit kim loại chuyển tiếp Năm 2009, Sameera đã nghiên cứu tổng hợp chất bột vàng thân thiện với môi trường (BiV)x(CaW)1-xO4 [7] Năm 2013, Toshiyuki Masui, Taihei Honda, Wendusu, Nobuhito Imanaka đã nghiên cứu tổng hợp bột màu vàng mới và thân thiện với môi trường. .. độ màu có sự tăng lên rõ rệt hơn Màu sắc của các mẫu được trình bày ở hình 3.4 Điều này một lần nữa khẳng định cường độ màu của sản phẩm phụ thuộc vào thời gian nghiền Như vậy, thời gian nghiền thích hợp để tổng hợp bột màu vàng thân thiện với môi trường Bi1-x-yCaxZnyVO4-(x+y)/2 trên nền BiVO4 là 60 phút Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy quá trình tổng hợp bột màu vàng thân thiện với môi. .. 1-x-yCaxZnyVO4(x+y)/2 [6] 1.6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Gần đây ở Việt Nam đề tài nghiên cứu tổng hợp bột màu phát triển mạnh, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên nhiều hệ vật liệu khác nhau Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về tổng hợp bột màu vàng thân thiện với môi trường 15 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu 2.1.1 Khảo sát ảnh hưởng thành... chiều 8 Khả năng kháng kiềm, các chất hóa học,… 1.6 Tình hình nghiên cứu tổng hợp bột màu trong và ngoài nước 1.6.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Xu hướng nghiên cứu tổng hợp bột màu thân thiện với môi trường để thay thế các loại chất màu có chứa nguyên tố độc hại ngày càng trở nên cần thiết và thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới Gần đây các nguyên tố đất hiếm như Scandium,... và M17 có sự giảm cường độ màu vàng rõ rệt khi tăng thời gian lưu từ 6 giờ lên 7 giờ, còn tất cả các mẫu còn lại cường độ màu vàng thay đổi không đáng kể Ở thời gian lưu 6 giờ cường độ màu của các mẫu luôn đạt giá trị lớn, tăng dần ổn định và màu vàng sáng rất đẹp, sắc màu tươi Theo chúng tôi, thời gian lưu thích hợp để tổng hợp bột màu vàng Bi1-x-yCaxZnyVO4-(x+y)/2 trên nền BiVO4 là 6 giờ Để có đánh... bột màu thân thiện với môi trường, không độc hại hoặc ít độc hại hơn so với các chất màu vô cơ truyền thống Nhờ vào cấu trúc điện tử đặc biệt với các orbital f chỉ điền điện tử một phần, các nguyên tố đất hiếm này sở hữu các tính chất từ và quang học đặc biệt [18] Các nguyên tố đất hiếm [18]: Praseodymium vàng (ZrSiO4/Pr) được nhận thấy là một trong những chất màu vô cơ cho màu vàng rất đẹp, thân thiện. .. độ 650oC mức độ tinh thể hóa của pha tinh thể BiVO 4 là tốt nhất Như vậy, nhiệt độ nung thích hợp để tổng hợp bột màu vàng thân thiện với môi trường Bi1-x-yCaxZnyVO4-(x+y+/2 là 650oC 3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu đến cường độ màu của sản phẩm Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu đến cường độ màu của sản phẩm, chúng tôi tiến hành nung phối liệu các mẫu M13, M14, M15, M16 và M17 ở nhiệt... hỗn hợp đạt 6,5; tiếp tục khuấy đều ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ Hỗn hợp được đun cách cát ở nhiệt độ 180oC cho đến khi dung môi bay hơi đến khô Phối liệu được sấy khô ở 100oC; nghiền mịn và nung ở 650 oC trong 6 giờ thu được sản phẩm Các mẫu sản phẩm bột màu có tỷ lệ thay thế khác nhau được trình bày ở hình 3.1 22 Hình 3.1 Màu của các sản phẩm bột màu vàng Bi1-x-yCaxZnyVO4-(x+y)/2 Qua dãy bột màu tổng. .. tinh màu, chất kết dính (chất tạo màng), dung môi và phụ gia 1.5.2.1 Tinh màu a) Tinh màu gốc - Titan đioxit là tinh màu chính rất đắt, có tác dụng làm màu sơn trắng và tạo ra độ phủ cao cho cả sơn mờ và bóng - Tinh màu tạo nên màu sắc, độ phủ của sơn qua sự hấp thụ ánh sáng được chọn lọc Có hai loại tinh màu: • Tinh màu hữu cơ thể hiện màu sắc rực rỡ, không được bền cho ngoại thất • Tinh màu. .. nhận thấy quá trình tổng hợp bột màu vàng thân thiện với môi trường Bi1-x-yCaxZnyVO4-(x+y)/2 trên nền BiVO4 ở nhiệt độ nung 650oC, thời gian lưu 6 giờ và thời gian nghiền 60 phút 3.3 Xác định các đặc trưng của sản phẩm bột màu 3.3.1 Xác định thành phần pha của sản phẩm bột màu Để xác định thành phần pha tinh thể của sản phẩm bột màu tổng hợp được, chúng tôi tiến hành nung phối liệu các mẫu M1, M10, . hình nghiên cứu tổng hợp bột màu trong và ngoài nước 1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Xu hướng nghiên cứu tổng hợp bột màu thân thiện với môi trường để thay thế các loại chất màu có. luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tổng hợp bột màu vàng thân thiện với môi trường Bi 1-x-y Ca x Zn y VO 4-(x+y)/2 trên nền BiVO 4 ”. 2. Mục tiêu của đề tài Tổng hợp được bột màu vàng Bi 1-x-y Ca x Zn y VO 4-(x+y)/2. sự tổng hợp của các loại bột màu vàng nhằm đáp ứng yêu cầu về môi trường và độ an toàn cho người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu tổng hợp bột màu vàng

Ngày đăng: 10/11/2014, 09:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan