nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy

79 630 3
nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 I. MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa đề tài Hiện nay, Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia phát triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ. Văn hóa Hàn Quốc đã trở thành một hiện tượng với sự lên ngôi của nhiều lĩnh vực như: Điện ảnh, âm nhạc, thời trang, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật làm đẹp… Nổi bật là nền văn học có lịch sử lâu đời từ hơn hai ngàn năm nay, văn học Hàn Quốc thế kỉ XX cũng là một phần trong truyền thống và lịch sử đó. Văn học giai đoạn này được hình thành giữa những biến đổi to lớn của dòng chảy xã hội cận đại nên có những điểm rất khác biệt trên nhiều phương diện so với văn học thời kì trước đó. Văn chương Hàn Quốc ngày nay càng chiếm lĩnh thị trường sách dịch ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, văn học Hàn Quốc đã thực sự là cây cầu nối liền hai nền văn hóa Việt – Hàn. Những tác phẩm văn học Hàn Quốc ngày càng được giới thiệu nhiều và có tính hệ thống. Tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ như Lee Sang, Lee Gwang-su, Kim Dong-in, Shin Kyung Sook được đông đảo bạn đọc tìm đến và được giới nghiên cứu đánh giá cao. Một trong những cây bút nữ tên tuổi đến từ Hàn Quốc đang được yêu thích và trở nên gần gũi với bạn đọc Việt Nam là nhà văn Park wan – suh. Từ lâu, Park wan – suh đã nổi tiếng ở Hàn Quốc và trên thế giới. Bắt đầu sự nghiệp văn học khá muộn ở tuổi 40, nhưng bà đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn với gần 20 tiểu thuyết, hơn 150 truyện ngắn và nhiều tùy bút. Park wan – suh (1931 – 2010), sinh ra tại huyện Gaepung, thuộc tỉnh Gyeonggi-do. Tốt nghiệp trường trung học nữ Sookmuyng, từng nhập học tại khoa Văn trường Đại học Seoul năm 1950, song bà lại không thể tiếp tục sự nghiệp học hành, bởi đó cũng chính là thời gian cuộc chiến tranh hai miền Nam – Bắc bùng nổ. Với tiểu thuyết Cây trụi lá, bà đã đạt được giải thưởng đầu tiên của mình do tạp chí Phụ nữ Đông Á trao tặng, bà chính thức đăng đàn và liên tiếp nhận thêm 9 giải thưởng danh giá khác. Cho đến 80 tuổi, bà vẫn là một cây bút cự phách, vẫn chứng tỏ được độ sung sức và dẻo dai của một cây bút tài năng với nhiều tác phẩm có giá trị. 2 Là một nhà văn tên tuổi của đất nước Hàn Quốc, với nhiều giải thưởng văn học có giá trị như: giải thưởng văn học Hàn Quốc (1980), giải thưởng văn học Lee Sang (1981), giải thưởng văn học Kim Dong – in (1994), giải thưởng văn học Daesan (1997)… Tiểu thuyết Park wan-suh tìm ra rất nhiều đề tài đa dạng trong đời sống thường nhật hằng ngày. Các tác phẩm như Cây trụi lá (1970), Camera và worker (1975), Chiếc cọc của mẹ 1 (1980), Năm mùa đông ấm áp (1983)… đã khắc họa chân thực những bất hạnh của gia đình do chiến tranh gây ra. Nhưng đến tác phẩm Tiếng khóc của giun (1973), Ngôi nhà bong bóng (1976), Buổi chiều náo động (1977), Những đứa con địa đàng (1978), Năm hạn của thành phố (1979), Chiếc cọc của mẹ 2 (1981)… tác giả đã tố cáo nhận thức ảo tưởng hời hợt và chủ nghĩa vật chất của tầng lớp trung lưu. Và những tác phẩm khắc họa rất thuyết phục về cuộc sống của những người phụ nữ bị cô lập như Ngày đang sống bắt đầu (1980), Dáng đứng người phụ nữ (1985), Phải chăng anh vẫn đang mơ (1989)… Tác giả đưa vào những câu chuyện những đề tài đa dạng như vậy, rất nhỏ nhặt đời thường nhưng lại động chạm đến bản chất vấn đề. Trong vai trò một người kể chuyện tài tình, nhà văn chuyển tải đến cho người đọc một cách nhẹ nhàng, thú vị. Là một tác giả với nhiều tác phẩm xuất sắc, nhưng chưa được dịch sang Việt Nam, gần đây độc giả mới biết đến Park wan-suh qua tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu văn học Triều Tiên ở Việt Nam là một vấn đề còn nhiều điều để khám phá. Chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? nhằm nghiên cứu sự thành công đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn Park wan – suh, từ đó đưa đến một sự hiểu biết rộng rãi và sâu sắc hơn về văn học Hàn Quốc thế kỉ XX. Hàn Quốc và Việt Nam, dù mỗi dân tộc trải qua những thăng trầm lịch sử khác nhau, trải qua những cuộc chiến tranh khác nhau nhưng tất cả cùng mang những vết thương, chịu đựng mất mát chiến tranh. Văn học viết về thời chiến tranh của hai dân tộc đã thể hiện rõ nỗi đau này. Những kí ức về chiến tranh có lẽ cũng đã phần nào nguôi ngoai nhưng vết thương chiến tranh để lại trong tâm hồn con người thì vẫn còn mãi theo thời gian, mà mỗi khi nhắc lại làm người ta bồi hồi, day dứt. 3 2. Lịch sử vấn đề Thế kỉ vừa qua Hàn Quốc phải trải qua liên tiếp các biến cố, thử thách và nỗi đau như thời kì thực dân, cận đại hóa, đất nước chia cắt, chiến tranh cải cách. Song đây là thời kì mà dân tộc Hàn đã hun đúc được nguồn năng lượng mạnh mẽ để khắc phục những thử thách đó. Văn học Hàn Quốc giai đoạn này đã sản sinh ra rất nhiều nhà văn, nhà thơ và tác phẩm văn học xuất sắc. Một trong những cái tên được nhắc đến là nhà văn Park wan-suh với tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?. Nội dung câu chuyện cho thấy một cách sinh động nhất cuộc sống của dân tộc Hàn Quốc cũng như cảm xúc chân thành của một cá nhân trải nghiệm nhiều mất mát, đau thương trong chiến tranh. Thể hiện phong phú tâm tư tình cảm của người Hàn Quốc cũng như những giá trị và cái đẹp mà họ khát khao vươn tới. Có thể thấy gần đây, ở Việt Nam, việc vận dụng lý thuyết tự sự học vào nghiên cứu tác phẩm văn học là khuynh hướng có tính thời sự. Những vấn đề về lí thuyết tự sự học được hình thành một cách có hệ thống, đã trang bị cho người tiếp nhận công cụ quan trọng để giải mã, thâm nhập vào tác phẩm trên nhiều bình diện như vấn đề người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, giọng điệu và ngôn ngữ… Trong tình hình đó, đi sâu vào tác phẩm văn học từ góc nhìn này không chỉ giúp người nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về mặt lí thuyết mà còn khám phá những giá trị mới mẻ, độc đáo của tác phẩm, cũng như là con đường thấy rõ phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn. Nghệ thuật trần thuật được xem là một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp nhất của tự sự học. Theo nhà nghiện cứu Trần Đình Sử, tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng, nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật và văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật, nhưng chỉ tập trung ở các tác giả Việt Nam hay những nền văn học lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật… Các công trình như “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh”, “Nghệ thuật trần thuật trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn”, 4 “Nghệ thuật trần thuật và yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết IQ84 của H.Murakami”. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về Park wan – suh và tác phẩm của bà không nhiều. Tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? mới được dịch sang tiếng Việt bởi Nguyễn Lệ Thu vào tháng 4 năm 2012. Vì vậy các bài nghiên cứu về tác phẩm còn ít và chưa mang tính khái quát. Có thể kể đến như cuốn Tìm hiểu về văn học Hàn Quốc thế kỉ 20 của dịch giả Hoàng Hải Vân, tuy nhiên cuốn sách chỉ đề cập đến Park wan-suh cùng với các nhà văn nữ cùng thời và nêu một cách khái quát những đặc điểm riêng trong tác phẩm của bà, bài nghiên cứu có đoạn : Park wan-suh đặc biệt dành nhiều quan tâm, khắc họa rất khéo léo cuộc sống của những người phụ nữ tầng lớp trung lưu trong các gia đình bình thường. Nhà văn châm biếm bản tính hợm hĩnh, ích kỉ và xu hướng khoe mẽ của những người phụ nữ trung lưu xảy ra trong quá trình cận đại hóa sau những năm 1970. Bà sử dụng linh hoạt những tình huống đa dạng, tình tiết cụ thể nên gợi được sự đồng cảm sâu sắc của độc giả [20, tr. 146]. Bên cạnh đó trên những bài báo mạng như Tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của Park wan – suh dưới góc nhìn văn hóa của tác giả Xuân Vinh đăng trên trang web khoavan.com. Bài viết tập trung nói về bức tranh văn hóa truyền thống Hàn Quốc, có một lịch sử phát triển lâu đời, là chủ nhân của một nền văn hóa giàu bản sắc trong bối cảnh văn hóa phương Đông và khu vực Đông Bắc Á. Bài viết Phân tích tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của nhóm thuyết trình lớp Hàn 1- 09 trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh tập trung phân tích về nội dung và nghệ thuật tác phẩm và cảm nhận liên hệ. Tuy có đề cập về phần nghệ thuật tác phẩm nhưng chỉ đi sơ lược chứ chưa đi vào phân tích cụ thể tác phẩm. Ngoài ra còn một số bài cảm thụ về tác phẩm như Hoàng Mai trong bài viết Ngọn sing-a giòn giòn chua chua ngờ đâu lại là nỗi ám ảnh về tuổi thơ hạnh phúc đi suốt cuộc đời con người… đăng trên trang web baophunu.com. Vi Lâm trên trang web baodongnai.com có viết “Chỉ ngày mai thôi là mình lại được trèo qua đồi, lội qua cánh đồng và băng qua con suối, mình sẽ được hít thở thỏa thích thứ không khí 5 hòa trộn từ mùi hương của cỏ cây, hoa rừng và phân xanh”. Đó là một trong những đoạn miêu tả những hoài vọng ấu thơ đẹp nhất của tác giả trong cuốn Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?. Không ồn ào, hào nhoáng như điện ảnh hay âm nhạc, văn chương Hàn Quốc, đặc biệt là dòng văn chương đương đại đến với độc giả Việt Nam khá e dè. Sau vài cuốn nổi bật gần đây như Chơi Quiz – show, Hãy chăm sóc mẹ… thì Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? là một món lạ, vừa mang hơi hướng tự truyện, vừa phảng phất nét lãng mạn hư cấu của văn chương. Bài viết Chiến tranh làm con người khắc khoải nỗi đau của Thảo Yên có đoạn: “Park wan-suh đã viết “Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?” với cảm xúc chân thành của một người trải nghiệm nhiều mất mát, đau thương trong chiến tranh để nói rằng: bất cứ cuộc chiến nào cũng dẫn đến bi kịch, tang tóc… Hãy để hòa bình trên trái đất này!” Trên các trang sách mạng cũng có những nhận xét về tác phẩm, như Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? là hồi ức của tác giả về một thời kì đau thương và bất hạnh – từ thời kì đô hộ của Nhật Bản, cho đến những năm tháng diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai miền Nam Bắc – trên bán đảo Triều Tiên. Câu chuyện không phải đọc bằng từ, bằng chữ mà là bằng cảm xúc. Qua quá trình khảo sát lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của Park wan-suh tôi nhận thấy rằng chưa có công trình nào tập trung về nghệ thuật trần thuật, phần làm nên thành công lớn của tác phẩm. Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của Park wan-suh” góp thêm một cái nhìn đầy đủ hơn, tạo nền tảng cho việc đi sâu khám phá vẻ đẹp tác phẩm từ góc độ nghệ thuật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của nhà văn Park wan-suh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là bình diện của tự sự học về nghệ thuật trần thuật, như điểm nhìn, người kể chuyện, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu. 6 Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? là tác phẩm phản ánh rất nhiều vấn đề của lịch sử đương đại, nhưng trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung về nghệ thuật trần thuật của tác phẩm, để thấy được sự thành công của tác phẩm, đồng thời cho thấy được tài năng kể chuyện của Park wan-suh. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: Phương pháp phân tích – tổng hợp: Tiến hành phân tích tác phẩm từ lý thuyết tự sự học, thi pháp học. Tổng hợp cách thức xây dựng truyện, từ đó khẳng định phong cách của nhà văn. Phương pháp thống kê phân loại: Tiến hành khảo sát, thống kê tài liệu liên quan đến nhà văn, tác phẩm. Sau đó phân loại những tài liệu chỉ liên quan trực tiếp đến đề tài. Phương pháp hệ thống, cấu trúc: Đặt vấn đề nghiên cứu trong hệ thống lý thuyết, cấu trúc chỉnh thể nghệ thuật. Đó là chỉ ra được mối quan hệ giữa người kể chuyện và điểm nhìn, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu sáng tác của nhà văn Park wan-suh. 5. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm ba phần, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung được kết cấu thành ba chương: Chương 1. Quan điểm trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Chương 2. Không gian và thời gian trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? 7 II. NỘI DUNG Chương 1. Quan điểm trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? 1.1. Hình tượng người trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật là “phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định” [15, tr. 307]. Đối với một tác phẩm văn học, trần thuật có vai trò rất lớn. Nó là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn học. Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự. Trong tiểu thuyết, với tư cách là một phương diện thi pháp học đặc trưng của thể loại, trần thuật tập trung vào một hoặc nhiều cá nhân và triển khai trong không gian, thời gian nhất định. Trần thuật tồn tại với nội dung trần thuật và hình thức trần thuật, trong đó người trần thuật được xem là là người dẫn dắt cốt truyện phát triển và hướng tiếp nhận của độc giả. Đó là một người do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “người trần thuật là hình thái của hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác phẩm văn xuôi” [15, tr. 191]. Trong tác phẩm văn học, hình tượng người trần thuật hay người trần thuật và người kể chuyện đều quy ước là một. Qua lịch sử của đời sống văn học, từ văn học dân gian đến văn học viết, có thể khẳng định rằng nếu không có người kể chuyện thì sẽ không bao giờ có tác phẩm văn học. Nhưng để xây dựng thành công một hệ thống lý thuyết, mang tính khoa học thì chỉ đến những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, các khái niệm về người trần thuật mới được phổ biến đầu tiên ở phương Tây. Cũng như nhiều khái niệm khác, khái niệm người trần thuật cho đến nay vẫn chưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hoàn toàn. Theo Pospelov thì người người kể chuyện là “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người 8 nghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa sự việc xảy ra”. Trong quan niệm của W.Kayser, người kể chuyện là một khái niệm mang tính chất cực kì hình thức: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học. Ở nghệ thuật kể, không bao giờ người kể là vị tác giả chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” [39, tr. 196]. Người trần thuật là một sản phẩm sáng tạo nghệ thuật. Việc tác giả lựa chọn kiểu người kể chuyện nào để kể không phải là sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm về nghệ thuật, nhằm mục đích chuyển tải nội dung tư tưởng, quan điểm của tác giả trong tác phẩm. Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, hình tượng người trần thuật ở ngôi thứ nhất – xưng “tôi” diễn ra hai góc độ: “tôi” là người kể lại câu chuyện của tôi, tôi là nhân vật chính, tự thuật lại cuộc đời mình. Thứ hai, “tôi” là một chứng nhân, kể lại những gì xảy ra xung quanh, tôi tham dự vào câu chuyện, tôi biết, tôi nghe, tôi thấy, nhưng không phải chuyện của tôi. Chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm người trần thuật với khái niệm tác giả. Giữa người trần thuật và tác giả có nét thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Đặc biệt trong những tác phẩm tự truyện, ta thấy sự thống nhất giữa người kể chuyện và tác giả càng bộc lộ rõ. Nét khác biệt ở đây chính là tác phẩm tự truyện thường lấy cuộc đời của tác giả làm chất liệu sáng tác nhưng rõ ràng thế giới tồn tại của người kể chuyện và thế giới tồn tại của nhân vật được kể lại là hoàn toàn khác nhau – khác nhau về thời gian, không gian, cảm xúc, tư tưởng. Người kể chuyện chỉ có thể ý thức lại được thế giới kia chứ không thể thâm nhập vào thế giới kia được. Những hành động, tâm trạng, cảm giác mà người kể lại trong tác phẩm tự truyện có thể là của nhà văn, nhưng đó là những hành động, tâm trạng của nhà văn xảy ra trong quá khứ chứ không phải là thời khắc hiện tại bây giờ. 1.1.1. Cái tôi tự thuật Người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là phương tiện quan trọng để thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác 9 phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không đồng nhất với tác giả ngoài đời, có thể là nhân vật đặt biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người biết câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. [15, tr. 191]. Hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm cũng chính là nhân vật chính của tác phẩm. Tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? được trần thuật ở ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi. Một điểm đặc biệt ở đây là tác giả kể lại câu chuyện của chính mình, gia đình mình, dân tộc mình. Ở đây nhà văn trao vai trò người kể chuyện cho nhân vật xưng “tôi” nên về cơ bản nhân vật xưng “tôi” mang quan điểm chủ quan của tác giả. Tác giả xây dựng hình tượng người kể chuyện xưng “tôi” và ủy thác cho nhân vật này vai trò người kể chuyện. Câu chuyện lúc này được kể theo điểm nhìn và dòng ý thức của nhân vật “tôi”, điều này làm cho người đọc có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện xảy ra với những cảm xúc rất chân thành của nhân vật. Là một tác phẩm tự thuật, yêu cầu của nó là trình bày một cách súc tích những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời của nhà văn. Tự thuật là sự thông báo về quá khứ, đòi hỏi người viết phải hết sức tôn trọng tính xác thực của các sự kiện. Tự thuật xưng tôi trong văn bản tự sự chưa hẳn là thể loại tự truyện, nhưng tự truyện, nhất thiết phải mang đặc điểm tự thuật. Tự truyện phải được kể ở ngôi thứ nhất, câu chuyện được kể phải là chính nhân vật xưng tôi đã “nếm trải” và sự “nếm trải” của của cái tôi tự thuật đó, phải trở thành trung tâm của việc tổ chức trần thuật. Như vậy, cái tôi tự thuật trong thể loại tự truyện hàm chứa nhiều vai: người tự thuật đồng thời là người trần thuật, người kể chuyện và cũng chính là tác giả kể lại câu chuyện của chính mình. Tự truyện là một thể loại tự sự sớm hình thành và phát triển trên thế giới gắn với tên tuổi những nhà văn lớn như Rútxô với Tự thú; L.Tônxôi với Thời thơ ấu, Thời thiếu niên, Thời thanh niên; M. Gorky với Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi… Hình tượng người trần thuật trong các tự truyện diễn ra linh hoạt, khi thì bản thân nhà văn tự kể về mình, khi thì thông qua nhân vật trung 10 tâm trong truyện quan sát, suy nghĩ, hành động với nhiều mối quan hệ phức tạp. Cái làm nên bức chân dung tự họa rõ nét nhất trong tác phẩm tự truyện là diễn biến của thế giới nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ người kể chuyện. Những câu chuyện nhà văn tự kể về mình là cơ hội để thu hút độc giả, do đó tiếp nhận hình tượng nghệ thuật trong tự truyện là sự tiếp thu những điều sâu kín nhất, trung thực nhất, gần gũi nhất của người nghệ sĩ. Cái tôi tự thuật đã đưa người đọc đi sâu vào nội tâm nhân vật, nhà văn Park wan-suh đã kể lại câu chuyện cuộc đời mình bằng hình tượng nhân vật “tôi” là một cô bé từ khi tám tuổi cho đến lúc trưởng thành. Với phương thức trần thuật ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện và hiện hữu trong thế giới nhân vật khác, ở đây người kể chuyện là nhân vật chính của câu chuyện, đóng vai trò trần thuật, dẫn dắt cốt truyện, quan sát và miêu tả nhân vật, sự kiện, đồng thời bộc lộ thế giới nội tâm của mình. Nhân vật “tôi” trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? tự thuật lại cuộc đời mình từ lúc còn nhỏ sống với ông bà, cho đến những năm tháng đi học, sống ở Seoul cùng người mẹ và anh trai và đến lúc đất nước có chiến tranh. Cô bé Park wan-suh những ngày thơ ấu sống ở làng quê thôn Parkjeok cùng với gia đình, luôn được yêu thương, đùm bọc, đặc biệt là ông nội. Tình thương của ông dành cho một đứa mất bố từ lúc mới lên ba như tôi rất đặc biệt, cặp mắt phượng của ông lại khẽ cụp xuống và tôi có thể cảm nhận được ẩn sâu trong ấy có một thứ gì đó đang bừng bừng cháy. Có thể đó là thứ tình thương cồn cào đến cháy gan, nhưng tôi lại coi điều đó như là mình đã nắm được một điểm yếu quan trọng [36, tr. 21]. Vì như thế dù gây ra chuyện gì thì ông cũng sẽ bênh vực mình, bởi vậy mà khi ông vắng nhà là cô bé rầu rĩ hơn cả. Cô không phải thơ thẩn chơi một mình, mà kéo lũ bạn trong thôn vào sân sau nhà xí chơi với chúng và rong ruổi khắp làng, tất cả hiện lên một cuộc sống vui tươi, hồn nhiên của trẻ thơ. Sau một lúc chơi đồ hàng chán chê, giống như bất chợt có đứa nào đó lên tiếng rủ chơi trốn tìm và được cả bọn hưởng ứng ngay theo ấy, rồi có đứa nào đó [...]... tượng nghệ thuật Qua khảo sát tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? , chúng tôi nhận thấy Park wan-suh đã rất yêu mảnh đất quê hương, nơi mình sinh ra Bà đã dành rất nhiều trang viết miêu tả rất nhiều không gian mà bà đã lớn lên, những nơi bà đi qua, điều được khắc họa một cách rõ nét, chứa đựng niềm tự hào trong đó Về cơ bản không gian trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? ... ngoài hay bên trong, ngôn ngữ… Dựa vào các tiêu chí đó ta thấy tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? được trần thuật theo điểm nhìn ngôi thứ nhất, trong đó có các điểm nhìn là: điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài 22 1.2.1 Điểm nhìn bên trong Hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong là một dạng trần thuật phổ biến của tiểu thuyết đương đại Điểm nhìn bên trong có... Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao... cái tôi tự thuật, cô gái trong câu chuyện đã bày tỏ lòng mình một cách chân thực và rõ ràng nhất 1.1.1 Cái tôi chứng nhân Trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? , hình tượng người trần thuật ngôi thứ nhất ngoài cái tôi tự thuật, kể về những gì xảy ra với mình một cách lộn xộn, mơ mộng, có phần theo cảm tính chủ quan của bản thân nhằm bộc lộ những cảm xúc chân thật nhất, thì trong tác... xuất hiện bên trong nhân vật, trong tâm trạng của người kể chuyện Đó có thể là những dòng hồi ức triền miên của nhân vật đầy những tâm trạng vui buồn, những ước mơ, mộng mị vẫn vơ, những ám ảnh, ám thị mơ hồ Không gian tâm tưởng trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? cũng xuất hiện nhiều trong tác phẩm Vì đây là một một tác phẩm tự truyện, tác giả kể lại những gì mình đã trải nghiệm,... bên trong mọi góc khuất trong con người được thể hiện sâu sắc Tác giả sử dụng kết hợp, luân phiên giữa hai điểm nhìn tạo nên sự hòa điệu giữa cái nhìn khách quan và chủ quan, tính cách và hoạt động của nhân vật được thể hiện một cách đa chiều, đa diện 29 Chương 2 Không gian và thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? 2.1 Không gian trần thuật Mỗi tác phẩm mang những. .. mình, đã đem đến cho tiểu thuyết một xu hướng hướng nội đậm nét Qua những lời tự thú, tâm tình của nhân vật, thế giới nội tâm được phơi bày Ngòi bút của nhà văn có điều kiện chạm đến những khuất lấp bí ẩn, những biến thái tinh vi của tâm hồn nhân vật Ở đó chúng ta bắt gặp những giây phút nhân vật nói thật sau bức màn suy nghĩ của mình 1.2 Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a. .. tự truyện bằng hai cách, cái tôi tự thuật và cái tôi chứng nhân là điểm đột phá mang tính sáng tạo của nhà văn Người trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? cũng đồng thời là nhân vật trong câu chuyện Người đọc đối diện với các nhân vật không chỉ thông qua hành động, mà còn được chứng kiến họ trong những suy tư, buồn vui thông qua người kể chuyện Với phương pháp trần thuật ở ngôi thứ... điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, tái hiện lại đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? , người kể chuyện là nhân vật chính xưng “tôi” đóng vai trò kể chuyện từ đầu đến cuối tác phẩm Với điểm nhìn bên trong, nhân vật tự cảm nhận nội tâm của mình Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một... của tiểu thuyết hiện đại Cách thức tạo dựng nhiều điểm nhìn, dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật là một thủ pháp có tính phổ biến Điều đó khiến cho văn học hiện đại, nhất là tiểu thuyết trở nên “uyển chuyển” hơn Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Điểm nhìn bên ngoài là câu chuyện về thiên nhiên, cảnh vật xung quanh, sự kiện lịch sử, số phận của các nhân vật trong tác phẩm Điểm nhìn bên trong . điệu trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? 7 II. NỘI DUNG Chương 1. Quan điểm trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? 1.1. Hình tượng người trần thuật. chương: Chương 1. Quan điểm trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Chương 2. Không gian và thời gian trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Chương 3. Ngôn. chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? nhằm nghiên cứu sự thành công đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn Park wan – suh, từ

Ngày đăng: 10/11/2014, 09:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan