vai trò của phụ nữ islam đối với gia đình và kinh tế xã hội ở indonesia

40 1K 4
vai trò của phụ nữ islam đối với gia đình và kinh tế xã hội ở indonesia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội Indonesia Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu bài Niên luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo Khoa Lịch Sử và sự giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn Mai Thúy Bảo Hạnh. Trước hết, tôi xin gửi lời trân trọng cám ơn đến quý thầy cô giáo Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Khoa học Thừa Thiên Huế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, cho tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Mai Thúy Bảo Hạnh người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp này. Trong thời gian thực hiện mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kiến thức và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô xem xét và đóng góp ý kiến để bài báo cáo tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi đến quý thầy cô giáo Khoa Lịch Sử lời chúc sức khỏe và thành công. Một lần nữa, xin chân thành cám ơn! Trần Thị Quê Báo cáo tốt nghiệp 1 Sinh viên thực hiện: Trần Thị Quê MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 3 Trang 3 A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu và Nguồn tài liệu nghiên cứu 4 6. Đóng góp của đề tài 5 7. Bố cục của đề tài 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC INDONESIA 7 1.1 Vị trí địa lí 7 1.2 Con người 7 1.3 Kinh tế - xã hội 9 1.3.1 Công nghiệp 10 1.3.2 Nông nghiệp 10 1.3.3 Dịch vụ 10 1.4 Tôn giáo 12 CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ ISLAM Ở INDONESIA 14 2.1 Định nghĩa Islam 14 2.1.1 Luật lệ căn bản của Hồi giáo 14 2.1.2 Năm điều căn bản của đạo Hồi 15 2.1.3 Các hệ phái đạo Hồi 15 2.2 Sự ra đời của Islam- đạo Hồi 16 2.3 Sự du nhập và phát triển của đạo Hồi ở Indonesia 17 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ ISLAM TRONG 20 GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI INDONESIA 20 3.1 Phụ nữ Islam 20 3.2 Vai trò của người phụ nữ trong gia đình 22 3.2.1 Cấu trúc của một gia đình Islam 22 3.2.2 Đối với chồng 23 3.2.3 Đối với con cái 24 3.3 Vai trò của phụ nữ Islam trong xã hội Indonesia 24 3.4 Những quy định và cấm đoán của Islam, và ảnh hưởng đến phụ nữ trong xã hội 25 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHỤ LỤC 33 Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội Indonesia A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cộng hòa Indonesia nằm ở phía Đông Nam châu Á, là nước nhiều quần đảo nhất thế giới, có khoảng 3.700 hòn đảo, nối châu Á với châu Đại Dương, giữa Malaysia và Ústralia. Diện tích 1.919.443km vuông. Dân số khoảng 225 triệu người, khoảng 70% dân số tập trung ở đảo Java. Indonesia có khoảng 150 dân tộc, chiếm đa số là người Java, Suda, Madula, người Hoa… Ngôn ngữ chính là tiếng Medalu, ngoài ra còn sử dụng khoảng 200 ngôn ngữ khác, 90% dân số theo đạo Hồi, còn lại theo Thiên Chúa giáo, Phật giáo. Thủ đô là Jakarta nằm tên đảo Java với khoảng 14 triệu người, 68,8% dân cư sống ở nông thôn. Nông nghiệp giàu khoáng sản khí đốt, dầu mỏ là nền kinh tế trụ cột của Indonesia. Tổng sản phẩm quốc dân đạt 153.255 triệu USD, tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người là 681 USD. Đồng Rupi là đơn vị tiền tệ của Indonesia. Hồi giáo là tôn giáo độc thần phát triển thứ ba và cuối cùng. Nó xuất hiện ở Cận Đông, bắt nguồn từ chính mảnh đất được nuôi dưỡng bằng chính những tư tưởng, căn cứ tren truyền thống văn hóa như Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo. Hệ thống tôn giáo này cùng với độc thần giáo nghiêm ngặt và hoàn tất nhất, được đưa tới tốt đỉnh, đã hình thành trên cơ sở hai tiền bối của nó. Do vậy chúng ta có thể cảm nhận thấy những sự vây mượn ở đây cả về phương diện văn hóa chung, lẫn về phương diện thuần túy thần học, lễ nghi tôn giáo trên mỗi bước đi của nó. Chúng thể hiện ở biểu tượng niềm tin, ở các nguyên tắc thờ cúng, các thần thoại các điều răng đạo đức Nhưng dẫu sao bất chấp điều đó cũng không nên phủ nhận tính độc đáo của đạo Hồi với tư các là mottj tôn giáo trên thế gới. Thậm chí trong các tìm tòi và giải pháp triết học, trong lĩnh vực lí luận tôn giáo, sau khi xuất hiện muộn hơn đáng kể, Hồi giáo chủ Trần Thị Quê Báo cáo tốt nghiệp 1 yếu dừng lại ở việc vây mượn những tư tưởng từ lâu đã được tán thành, thì điều quan trọng hơn nhiều đối với việc đánh giá vai trò và vị trí của tôn giáo này là thực tế Hồi giáo không có những bộ mặt độc đáo của mình mà còn có tính chất rất đặc thù trong sự tác động hằng ngày đến cuộc sống con người, trong sự ảnh hưởng to lớn đến văn hóa và nếp sống của hàng loạt nước châu Á và châu Phi. Sự đặc thù này lớn và dễ cảm nhận đến mức không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia lại nói tới “ thế giới Hồi giáo” “ nền văn minh Hồi giáo”. Hiện nay vai trò của người phụ nữ trong nền kinh tế xã hội của một quốc gia là rất quan trọng. Có rất nhiều quốc gia địa vị người phụ nứ được đề cao, và nắm giũ vị trí quan trọng trong chính phủ, trên chính trường, họ trở thành người của Bộ ngoại giao, hay dẫn đầu một nền kinh tê đầy quyền lực trên thế giới. Hay đơn giản là trong gia đình họ là những người mẹ người vợ , người cao biết chăm sóc gia đình một cách chu đáo, đáp ứng được mọi nhu cầu về tinh thần cho người người thân trọng gia đình.Tuy vậy vị trí của người phụ nữ Islam trong xã hội các nước Trung Đông hay cụ thể là Índonesia lại có những hạn chế và giới hạn nhất định, bên cạnh cuộc sống tự nhiên và bản năng của người phụ nữ phụ nữ Islam cũng chịu sự đè nén nhất định của quy định và cấm đoán của Hồi giáo. Tôn giáo đóng một vai trò đáng nể trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, chính trị văn hóa ở phương Đông. Tuy nhiên việc nghiên cứu hay phân tích những ảnh hưởng của một tôn giáo đối với một xã hội cũng như sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đến với một giai tầng trong xã hội sẽ rõ ràng hơn, nếu được khai thác ở một góc cạnh cụ thể. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay với mong muốn hiểu rõ hơn về Islam, cũng như ảnh hưởng của tôn giáo này đối với phụ nữ Indonesia, và vai trò của người phụ nữ Islam trong xã hội, gia đình Indonesia, tôi đã được hướng dẫn đề tài : “Vai trò của phụ nữ Islam đối với gia đình và kinh tế xã hội ở Indonesia” để làm báo cáo tốt nghiệp cử nhân ngành Đông phương học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong qúa trình nghiên cứu và thực hiền đề tài báo cáo tôi đã có nhưng tham khảo nhất định trong một số sách báo, tạp chí, và trang web. Tuy nhiên những tài liệu mà tôi đã được tham khảo chủ yếu chỉ đề cập đén phụ nữ Islam trong xã hội Hồi giáo Arâp, những cấm đoạn hay những đạo luật nghiêm khắc của đạo Hồi đối với người phụ nữ Islam, nội dung kinh Qu’ran.v.v Mà không đề cập nhiều đến vai trò và vị trí của người phụ nữ Islam trong xã hội gia đình của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài báo cáo đã có sự trình bày khái quát nhất vế đất nước con người Indonesia, văn hóa truyền thống cũng như nền kinh tế về đát nước này. Bên cạnh đó cũng trình bày cơ bản sự ra đời của đạo Hồi, phụ nữ đạo Hồi trong thế giới những người Arâp, sự du nhập cũng như sự phát triển của Hồi giáo ở quốc gia này. Thông qua đó phân tích rõ ràng hơn vai trò của người phụ nữ Islam trong xã hội và gia đình tại Indonesia, và những điều luật hà khắc tác động như thế nào đến đời sống hàng ngày của người phụ nữ Islam. Vai trò quan trọng ở đây không chỉ có sự cuồng tín mà cả thuyết định mệnh, tức niềm tin rằng số phận của mỗi người đều do Thánh Ala định trước, rằng không thể chạy trốn khỏi nó, và do vậy không có gì mà phải sợ. Chính vì vậy mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là nhằm làm rõ hơn và khẳng định vị trí của người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo và cụ thể là vị trí vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội Indonesia. Bên cạnh đó cũng nêu ra được những mặt tiêu cực mà đạo Hồi mang lại cho người phụ nữ Hồi giáo nói chung và phụ nữ Islam ở Indonesia nói riêng. Khái quát được đất nước,con người và sự du nhập, phát triển của đạo Hồi ở Indonesia. Từ nhận thức và hiểu biết của bản thân tôi đã thực hiện bài báo cáo, cũng như mong muốn cho sự đóng góp thêm về sự hiểu biết về vai trò người phụ nữ trong xã hội gia đình Indonesia. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu đi trước, tác giả thực hiện đề tài "Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội Indonesia với mục tiêu: Thứ nhất: Tác giả mong muốn nâng cao sự hiểu biết về Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và cũng như xã hội Indonesia. Thứ hai: Với đề tài này góp phần nhận thức đầy đủ, một cách chân thực về sự ra đời của Đạo Hồi trong đó với những phong tục và cách ứng xử của người phụ nữ trong thời đại. Nhấn mạnh sâu sắc vai trò của người phụ nữa trong gia đình và xã hội. Thứ ba: Từ những hiểu biết và nhận thức của mình, rút ra những kết luận về Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội Indonesia . * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã tập hợp, sưu tầm các tư liệu liên quan đến đề tài, sau đó xử lý, phân tích, đánh giá để làm rõ Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội Indonesia . 5. Phương pháp nghiên cứu và Nguồn tài liệu nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận trình bày các vấn đề theo phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời khóa luận cũng sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, biên niên, đối chiếu so sánh làm sáng tỏ nội dung trình bày để rút ra các kết luận chính xác. * Nguồn tài liệu nghiên cứu: Đề tài khóa luận này là một đề tài mới, nguồn tài liệu vẫn đang còn sự hạn chế. Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng những nguồn tư liệu từ : - Những công trình nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ như : Đỗ Minh Hợp, Lương Ninh - Các ấn phấm do Nxb HàNội - Báo và tạp chí - Tài liệu truy cập trên mạng Internet ( tiếng Việt và tiếng Anh) - Các văn bản, tài liệu, hình ảnh có liên quan đến vai trò của người phụ nữ Islam ở Indonesia. 6. Đóng góp của đề tài Bài báo cáo đã nghiên cứu cụ thể hơn về đạo Hồi, những điểm tích cực và tiêu cực của tôn giáo này đối với người phụ nữ Islam. Đồng thời làm rõ hơn vai trò của người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo, mà trong lịch sử hạn chế về tài liệVới khả năng tiếp cận nguồn tài liệu còn hạn chế, không có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước, mà chủ yếu sử dụng các bài tiếng việt, bước đầu làm quen với nghiên cứu nên không tránh được những thiếu sót và không giải quyết thảo đáng những vấn đề đặt ra của đề tài, toàn bộ bài nghiên cứu ở đây tập trung vào những vấn đề cơ bản sau: Tìm hiểu đất nước con người Indonesia trên tất cả các mặt như: vị trí địa lí, dân cư, ngôn ngữ, xã hội, tôn giáo.v.v Đạo Hồi ở Indonesia qua sự ra đời du nhập và phát triển tại quốc gia này. Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội của Indonesia. Những quy định và cấm đoán của đạo Hồi và hạn chế của đạo luật này đối với người phụ nữ. 7. Bố cục của đề tài Nội dung chủ yếu ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo. gồm có 3 chương: CHƯƠNG 1: Khái quát đất nước Indonesia CHƯƠNG 2: Vài nét về Islam ở Indonesia CHƯƠNG 3: Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình, xã hội Indonesia Trong quá trình thực hiện niên luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Mai Thúy Bảo Hạnh và các bạn cùng lớp. Tuy nhiên với khả năng của bản thân và lần đầu tiên trong việc tìm hiểu nghiên cứu khoa học nên bài báo cáo không tránh khỏi sai sót. Mong quý thầy cô cùng các bạn góp ý để tôi tiếp tục sửa chữa và hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! Huế ngày 20 tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện: Trần Thị Quê CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC INDONESIA 1.1 Vị trí địa lí Indonesia là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Đông Nam Á và châu Đại Dương. Indonesia gồm 13.487 hòn đảo và với dân số khoảng 237 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số. Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang. Với diện tích 1.919.440 km 2 (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích đất liền. Mật độ dân số trung bình là 134 người/km 2 (347 trên dặm vuông), đứng thứ 79 trên thế giới,dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới, có mật độ dân số khoảng 940 người /km 2 (2.435 trên dặm vuông). Nằm ở độ cao 4.884 mét (16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145/km 2 (442 dặm vuông). Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo. 1.2 Con người Dân số quốc gia theo cuộc tổng điều tra năm 2000 là 206 triệu người, và Văn phòng Thống kê Trung ương Indonesia và Thống kê Indonesia ước [...]... và hợp tác trong việc điều hành gia đình Người phụ nữ Islam phải biết giám sát con cái trong gia đình để chúng thành người hữu dụng có ích cho gia đình xã hội sau này 3.3 Vai trò của phụ nữ Islam trong xã hội Indonesia Quyền tự do ngôn luận của phụ nữ trong Hồi giáo cũng được tôn trọng và bảo vệ như nam giới Ý kiến của phụ nữ luôn được tôn trọng, được xem xét và càng không thể bị gạt bỏ vì lí do phụ. .. ngữ chung cho hầu hết các dân tộc Indonesia Chính Hồi giáo cùng với những yếu tố văn hóa xã hội đi theo, đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế ở vùng quần đảo này phát triển, một sức mạnh thống nhất các dân tộc khác nhau vào một cộng đồng chung – cộng đồng Indonesia CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ ISLAM TRONG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI INDONESIA 3.1 Phụ nữ Islam Giống như các tôn giáo khác,... đã gả Fatima cho Ali Sau này Ali và Fatima trở nên "thánh tổ" của giáo phái Shi-a Shi'a có nghĩa là "đảng của Ali" 3.2 Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Tầm vai trò của một người phụ nữ Islam có một địa vị quan trọng trong xã hội Indonesia Tầm quan trọng trọng vai trò của một người mẹ, người vợ đã được thiên sứ Mohamad nhấn mạnh “ Thiên đàng nằm dưới bàn chân của các bà mẹ” Có rất nhiều thứ có... đau bệnh tật trong gia đình Mặc dù nghe rất khó tin nhưng trong thế giới Islam những trách nhiệm này vẫn được đại đa số các gia đình gánh vác Lí do làtừ bộ luật Islam mà không phải tất cả điều trở nên lỗi thời do sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, nhưng vẫn được phụ nữ Islam tuân theo cho đến ngày nay 3.2.1 Cấu trúc của một gia đình Islam - Cuộc sống gia đình là nơi sinh của xã hội, cho một ngôi... 1998, Indonesia là nước phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực với mức tăng trưởng GDP âm 18% Năm 1999, kinh tế từng bước được phục hồi, tốc độ tăng trưởng đạt 0,48% Từ năm 2000-2008, kinh tế Indonesia tiếp tục hồi phục Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,4%; năm 2008 đạt 6,1% Cuối năm 2008, đầu năm 2009, kinh tế Indonesia gặp khó khăn do tác động của. .. cho người phụ nữ Hồi giáo tránh được những giây phút xao lòng, vượt lên những cám dỗ và sự đam mê nhằm gìn giữ tính vẹn toàn của người phụ nữ, bảo toàn cái trong sáng, sự trinh trắng về đức hạnh và phẩm giá cuộc sống trong xã hội Nói về vị trí người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo, B Aisha Lemu viết: Phụ nữ trong Islam, ngang bằng với đàn ông về đạo đức và trí tuệ, được khuyến khích hành đạo và phát triển... có quyền thừa kế” [3; 29 ] 3.4 Những quy định và cấm đoán của Islam, và ảnh hưởng đến phụ nữ trong xã hội Những quy định của Shariat bao gồm các quy tắc có liên quan đến quyền và địa vị của phụ nữ, nói chính xác hơn là sự vô quyền của người phạu nữ tại các nước theo đạo Hồi Phụ nữ không có quyền li hôn, họ có nghĩ vụ phải chấp thuận bất kì phán quyết nào của người chồng , kể cả trong trường hợp li hôn,... giới và bình đẳng với người đàn ông Tuy nhiên, những người ngoài Muslim nhìn nhận còn phiến diện, được hiểu rằng trong xã hội Hồi giáo thân phận người phụ nữ thấp kém hơn đàn ông? Không phải chỉ có riêng trong gia đình và xã hội Hồi giáo ở Indonesia, mà lịch sử xã hội con người nói chung, tự nó đã phân rõ sự khác nhau về chức năng của người phụ nữ với người đàn ông; tính “bình đẳng” và sự “đồng dạng”... bởi những đạo luật hà khắc Những đạo luật này một mặt nó mang lại cho người phụ nũ Islam ở Indonesia những hình ảnh thật đẹp trong cuộc sống gia đình như việc hết sức tôn thò gia đình, chồng con với vai trò to lớn ấy họ xứng đáng nhận được những bông hoa đẹp nhất Mặt khác giáo lí của đạo Hồi cũng tự nhiên đưa họ vào một khuôn phép mà chính khuôn phép này lại làm hạn chế rất nhiều vai trò của phụ nữ. .. thân trạng người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo, chúng ta thử tìm hiểu những điều do Allah ban phát, đã được ghi nhận trong chương IV Thiên kinh Qur’an – điều nói về phụ nữ, rằng: Người đàn ông là trụ cột của gia đình trên người đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực hơn, bởi vì họ chỉ dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình Do đó, người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi nhà . du nhập và phát triển của đạo Hồi ở Indonesia 17 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ ISLAM TRONG 20 GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI INDONESIA 20 3.1 Phụ nữ Islam 20 3.2 Vai trò của người phụ nữ trong gia đình 22 3.2.1. trúc của một gia đình Islam 22 3.2.2 Đối với chồng 23 3.2.3 Đối với con cái 24 3.3 Vai trò của phụ nữ Islam trong xã hội Indonesia 24 3.4 Những quy định và cấm đoán của Islam, và ảnh hưởng đến phụ. nhập và phát triển tại quốc gia này. Vai trò của người phụ nữ Islam trong gia đình và xã hội của Indonesia. Những quy định và cấm đoán của đạo Hồi và hạn chế của đạo luật này đối với người phụ nữ. 7.

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 5. Hòa giải đạo Hồi dân chủ và phương Tây.(Benazir Bhutto, nxb văn hóa- thông tin 2008).

  • 6. http://vietnameselutheranchurch.net/node/357

  • 7. http://nghiencuulichsu.com/2013/01/18/hoi-giao/

  • 8. http://chanlyislam.net/home/index.php

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan