định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình

92 1.5K 10
định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA ĐỊA LÝ – ĐỊA CHẤT  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên & Môi trường Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên: ThS. Bùi Thị Thu Trần Thị Hồng Giang Huế - 05/2014 Lời Cảm Ơn Đề tài khóa luận được hoàn thành bằng sự nỗ lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của Cô giáo, ThS. Bùi Thị Thu cũng như quý thầy, cô trong ngành Địa lý, khoa Địa lý – Địa chất, trường Đại học Khoa học. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Các Thầy, Cô trong khoa Địa lý – Địa chất đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành đề tài khóa luận. - Các cán bộ của Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình, đã tận tình giúp đỡ trong việc giới thiệu và cung cấp tài liệu liên quan đến đề tài. - Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo của Cô giáo, ThS. Bùi Thị Thu trong suốt thời gian thực hiện đề tài. - Cuối cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân cùng toàn thể anh chị, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Hồng Giang MỤC LỤC Trang MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii Hình 3.2. Bản đồ định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng iii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Nhiệm vụ của đề tài 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 5. Cấu trúc của đề tài 2 Chương 1 4 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 4 1.1.1. Khái niệm chung về du lịch sinh thái 4 1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái 5 1.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái 6 1.1.4. Những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái 6 1.2. TIỀM NĂNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 9 1.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam 9 1.2.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 10 1.2.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Bình 12 1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG 12 1.3.1. Ảnh hưởng tích cực 13 1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực 13 1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC VƯỜN QUỐC GIA 15 1.4.1. Vai trò của các vườn quốc gia đối với du lịch sinh thái 15 1.4.2. Bản chất của du lịch sinh thái và mục tiêu quản lý của Vườn Quốc gia 16 1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn tự nhiên 17 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 20 1.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu 20 1.5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp 21 1.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa 21 1.5.4. Phương pháp bản đồ 21 1.5.5. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch 22 Chương 2 23 TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 23 2.1. TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 23 2.1.1. Vị trí địa lý 23 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 23 2.1.3. Lịch sử hình thành và đặc điểm kinh tế - xã hội của Vườn Quốc gia 30 2.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 35 2.2.1. Giới thiệu về các điểm du lịch ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 35 2.2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 42 Chương 3 49 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 49 3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI. 49 3.1.1. Tiềm năng và kết quả đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 49 3.1.2. Hiện trạng phát triển du lịch ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 49 3.1.3. Kế hoạch phát triển, quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 58 3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 59 3.2.1. Quan điểm định hướng 59 3.2.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng59 3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 65 3.3.1. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch sinh thái 65 3.3.2. Quản lý phát triển du lịch sinh thái 66 3.3.3. Quảng bá và tiếp thị 67 3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực 67 3.3.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 68 3.3.6. Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái 68 3.3.7. Chính sách phát triển du lịch sinh thái 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 1. KẾT LUẬN 71 2. KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 75 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSHT – CSVCKTDL : Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch CSHT : Cơ sở hạ tầng DLST : Du lịch sinh thái ĐDSH : Đa dạng sinh học GDMT : Giáo dục môi trường KT – XH : Kinh tế - xã hội VQG : Vườn Quốc gia VQG PNKB : Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng i DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tổng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2003 - 2013 12 Bảng 2.1. Các đặc trưng khí hậu của địa bàn nghiên cứu 26 Bảng 2.2. Diện tích các vùng trong VQG PNKB 31 Bảng 2.3. Dân số của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 33 Bảng 2.4. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá 44 Bảng 2.5. Thang đánh giá tổng hợp 47 Bảng 2.6. Điểm đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên của các điểm du lịch ở 47 VQG PNKB 47 Bảng 3.1. Lượt khách du lịch đến VQG PNKB giai đoạn 2003 - 2013 51 Bảng 3.2. Tổng khách du lịch đến Quảng Bình và VQG PNKB 51 Bảng 3.3. Doanh từ hoạt động du lịch tại VQG PNKB 2003 - 2013 53 Bảng 3.4. Tóm tắt ước tính lượng du khách và tỉ lệ đối với các phân khúc thị trường54 Bảng 3.5. Lượng khách các tháng trong năm của các năm 2007, 2009, 2011 55 Hình 3.1. Tính thời vụ của du khách tham quan khu vực VQG PNKB trong năm 2008. 57 ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ vị trí Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Hình 2.2. Bản đồ du lịch và phân vùng chức năng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Hình 3.1. Tính thời vụ của du khách tham quan khu vực VQG PNKB trong năm 2008 Hình 3.2. Bản đồ định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch nói chung và DLST nói riêng đang là những lĩnh vực có xu thế phát triển tất yếu. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, đi kèm với thu nhập ngày càng cao hơn thì tính chất công việc ngày càng căng thẳng khiến nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn trở nên cần thiết. Đồng thời, quá trình đô thị hóa diễn ra trên diện rộng, con người tập trung sinh sống trong môi trường bê tông hóa, ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn,…ít có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, nhất là thiên nhiên hoang dã nên rất nhiều người có mong muốn tìm đến những nơi có thể hòa mình vào thiên nhiên, để nghỉ ngơi thư giãn và tăng thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường. DLST là loại hình du lịch khá đa dạng về tài nguyên du lịch và hình thức. Nhìn chung, DLST gắn với đặc trưng của một khu vực về tự nhiên và các giá trị văn hóa, du khách vừa có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, cảnh đẹp của tự nhiên, vừa có thêm hiểu biết về khu vực đó và có trách nhiệm hơn nhờ mảng GDMT. Đây là loại hình du lịch giàu tiềm năng phát triển vì có nhu cầu lớn và vốn bỏ ra không nhiều, hứa hẹn là một lĩnh vực đem lại lợi ích kép to lớn: lợi ích kinh tế cho khu vực phát triển loại hình này và lợi ích về nâng cao ý thức cho những ai tham gia. Ở Việt Nam, đây là một loại hình du lịch khá mới mẻ, so với tiềm năng thì chỉ mới khai thác được một phần nào đó. Việt Nam vẫn đang là một nước đang phát triển, cần rất nhiều nguồn lực để phát triển, DLST có thể đem lại một nguồn thu lớn cho đất nước. Vì vậy, phát triển DLST là cần thiết. Quảng Bình thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, là một tỉnh nghèo và phát triển ở mức trung bình. Năm 2013, trong khi GDP bình quân đầu người của cả nước là 1.960 USD/người thì Quảng Bình chỉ đạt mức 1071 USD/người. Du lịch Quảng Bình phát triển chưa cao, lượng khách du lịch trung bình từ 500.000 đến 800.000 lượt mỗi năm. Tỉnh Quảng Bình có tiềm năng DLST rất lớn, trong đó được đánh giá cao nhất là VQG PNKB với đặc trưng là địa hình Karst, rừng nguyên sinh và bản sắc độc đáo của các dân tộc thiểu số trong ranh giới Vườn. VQG PNKB đã và đang được biết đến với các điểm du lịch nổi tiếng là động Phong Nha, động Thiên Đường, suối Nước Moọc, hang Tám Cô, và hình thức du lịch chủ yếu vẫn là du lịch tham quan hang động. Đây chỉ là một số ít các điểm du lịch trong tổng số hơn 300 hang động và các thắng cảnh khác 1 trong khu vực Vườn. Gần đây, danh hiệu “Kỳ quan đệ nhất động” của động Phong Nha với 7 tiêu chí đã bị “đánh bại” một số tiêu chí bởi một động mới được khám phá là hang Sơn Đoòng. Với tình hình như vậy, tiềm năng DLST của VQG PNKB vẫn chưa được khai thác hết. So sánh với Huế, trung tâm du lịch gần Quảng Bình nhất, cách Quảng Bình chưa đến 200km về phía Nam, trong năm 2013 Huế đã đón 2,6 triệu lượt khách tham quan, trong đó có khoảng 748.000 lượt khách quốc tế đến tham quan. Cùng là những tỉnh có Di sản Thế giới, vị trí địa lý tương đối gần nhau thế nhưng lượng khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế cao gấp hơn 30 lần số lượng khách quốc tế đến với Quảng Bình. Tại sao khách quốc tế đến Huế mà không đến Quảng Bình hoặc chưa đến Quảng Bình? Làm thế nào để khai thác, để thu hút những đối tượng này đến và dừng chân ở Quảng Bình trong tương lai? Để khai thác tốt tiềm năng và phát triển DLST ở Quảng Bình, việc nghiên cứu và đề xuất “Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” là rất cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là đánh giá tiềm năng DLST để đề xuất định hướng phát triển DLST ở VQG PNKB, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Thu thập, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc nghiên cứu DLST. - Đánh giá tiềm năng DLST ở VQG PNKB. - Phân tích hiện trạng phát triển du lịch ở VQG PNKB. - Đề xuất định hướng phát triển DLST ở VQG PNKB. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Toàn bộ lãnh thổ vùng lõi và vùng đệm của VQG PNKB. - Về nội dung: Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của VQG PNKB rất phong phú và đa dạng, trong đó có cả những điểm du lịch tâm linh, mang giá trị lịch sử cao. Đề tài tập trung vào định hướng phát triển DLST nên chỉ tập trung đánh giá điểm du lịch tự nhiên và văn hóa bản địa. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính được trình bày trong 3 chương: 2 [...]... năng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Chương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1.1 Khái niệm chung về du lịch sinh thái Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được sự quan tâm của xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau... cũng như khả năng phát triển, DLST đã và đang trở thành một hướng đi chủ đạo trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia Những định hướng ban đầu trong phát triển DLST đã phát triển các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch văn hóa – lễ hội gắn với bản địa, du lịch tắm biển, du lịch xanh,… là những loại hình du lịch rất được ưa thích Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đang... sở thiết kế tuyến du lịch Phương pháp này giúp đánh giá một cách tổng hợp mứa độ thuận lợi để phát triển DLST của các điểm du lịch ở VQG PNKB, trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn các điểm du lịch có mức độ thuận lợi cao để đưa vào định hướng khai thác tuyến, điểm DLST 22 Chương 2 TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 2.1.1 Vị... tránh khỏi những tác động tiêu cực của du lịch thông thường, việc thiết kế một kế hoạch phát triển DLST, đảm bảo các yêu cầu cơ bản là rất cần thiết trước khi khuyến khích ở một khu tự nhiên 1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC VƯỜN QUỐC GIA 1.4.1 Vai trò của các vườn quốc gia đối với du lịch sinh thái a Khái niệm Vườn Quốc gia Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu... Hầu hết khách du lịch đến với Quảng Bình là đến với các điểm du lịch này Điều đáng nói ở đây là DLST ở Quảng Bình chưa phát triển, loại hình này chỉ mới xuất hiện ở khu vực VQG PNKB và chưa hoàn thiện Bảng 1.1 Tổng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2003 - 2013 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng khách du lịch đến Quảng Bình Số lượng (người) Tốc độ tăng trưởng (%) 399.799... gia tăng giá cả bất hợp lý Thực chất, sự mở rộng du lịch đã gây nên sự lạm phát giá đất và được coi như là một tác động lâu dài Việc mở rộng các vùng đất được sử dụng cho du lịch đánh gofl ở Thái Lan, đã nảy sinh các “cơn sốt” đất kéo dài b Ảnh hưởng tiêu cực về mặt văn hóa – xã hội Trong du lịch, các ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa – xã hội bản địa đã trở nên khá phổ biến ở nhiều quốc giá Sự phát triển. .. ngành du lịch, một ngành kinh tế đầy triển vọng của đất nước Nhìn chung, có thể coi DLST là một quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững, lựa chọn những mặt tích cực của một số loại du lịch, và có thể biểu diễn bằng sơ đồ kết hợp giữa các thành phần du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa, du lịch ủng hộ bảo tồn, du lịch có GDMT và du lịch hỗ trợ cộng đồng 1.1.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái. .. có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu và sinh vật bao gồm: sinh thái tự nhiên, sinh thái động vật, sinh thái thực vật, sinh thái nông nghiệp, sinh thái khí hậu và sinh thái nhân văn Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của ĐDSH... Hệ sinh thái núi cao 5 Hệ sinh thái đất ngập nước 6 Hệ sinh thái ngập mặn ven biển 7 Hệ sinh thái đầm lầy 8 Hệ sinh thái đầm phá 9 Hệ sinh thái san hô 10 Hệ sinh thái biển - đảo 11 Hệ sinh thái cát ven biển 12 Hệ sinh thái nông nghiệp b Tiềm năng nhân văn Các tiềm năng nhân văn cho phát triển DLST ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước... tạo môi trường du lịch Như vậy, VQG là những địa bàn khá phù hợp cho sự phát triển DLST b Khả năng hấp dẫn du lịch sinh thái của các Vườn Quốc gia Các VQG và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâm trong việc sử dụng để đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa dạng của hệ sinh thái và các cảnh quan đẹp Chúng được coi như là nền tảng cho sự phát triển DLST và . hoạch phát triển, quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 58 3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 59 3.2.1. Quan điểm định hướng 59 3.2.2. Định hướng. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 35 2.2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 42 Chương 3 49 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 49 3.1. CƠ SỞ KHOA. nghiên cứu Chương 2: Tiềm năng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Chương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan