Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình

119 452 0
Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––––– NGÔ XUÂN QUỲNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60-04-10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Quang Dực Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào./. Tác giả luận văn Ngô Xuân Quỳnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Quang Dực, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học - Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên; Các thầy cô giáo bộ môn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học quý báu. Cũng nhân dịp này tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này./. Tác giả luận văn Ngô Xuân Quỳnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG vi LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Những đóng góp chủ yếu của Luận văn 3 5. Kết cấu của luận văn 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 5 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững khu công nghiệp 5 1.1.1. Phân loại và mục tiêu hình thành các khu công nghiệp 5 1.1.2. Phát triển hướng bền vững khu công nghiệp 11 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và PTBV khu công nghiệp 19 1.1.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp 25 Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP 37 2.1. Câu hỏi nghiên cứu 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 37 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 38 2.2.3. Phương pháp chuyên gia 40 2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin 40 2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 40 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về PTBV KCN huyện Phú Bình 41 2.3.1. Các chỉ tiêu về kinh tế 41 2.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội 42 2.3.3. Các chỉ tiêu về môi trường 42 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH 44 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 44 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 44 3.1.2. Địa hình 45 3.1.3. Điều kiện về khí tượng thủy văn 46 3.1.4. Tài nguyên đất - khoáng sản 46 3.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội 47 3.2. Quá trình hình thành, phát triển KCN huyện Phú Bình 53 3.3. Thực trạng PTBV khu công nghiệp huyện Phú Bình 55 3.3.1. Thực trạng quy hoạch khu công nghiệp theo hướng bền vững 55 3.3.2. Thực trạng phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp 57 3.3.3. Thực trạng tác động lan tỏa của khu công nghiệp huyện Phú Bình theo hướng bền vững 66 3.4. Những hạn chế, yếu kém và nghuên nhân 74 3.4.1. Những hạn chế, yếu kém 74 3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH 81 4.1. Cơ hội và thách thức đối với huyện Phú Bình trong việc phát triển bền vững các KCN 81 4.1.1. Lợi thế về phát triển các KCN 81 4.1.2. Hạn chế trong phát triển các KCN 82 4.1.3. Cơ hội phát triển các KCN 82 4.1.4. Nguy cơ, thách thức trong phát triển các KCN 83 4.2. Mục tiêu, phương hướng, mục tiêu điểm phát triển các KCN huyện Phú Bình 84 4.2.1. Phương hướng 84 4.2.2. Mục tiêu 84 4.2.3. Quan điểm phát triển các KCN 84 4.3. Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững KCN huyện Phú Bình 85 4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp phù hợp với yêu cầu PTBV khu công nghiệp 85 4.3.2. Giải pháp phát triển bền vững nội tại KCN huyện Phú Bình 88 4.3.3. Tăng cường sử dụng các công cụ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 98 4.3.4. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững khu công nghiệp 102 4.3.5. Một số kiến nghị 103 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng lao động tại các cơ sở công nghiệp và cơ cấu 48 Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm giai đoạn 2006 - 2010 49 Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 50 Bảng 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình 52 Bảng 3.5: Các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến tháng 12/2011 54 Bảng 3.6: Quy hoạch xây dựng phát triển các KCN đến năm 2020 56 Bảng 3.7: Tỷ lệ lấp đầy các KCN huyện Phú Bình tính đến tháng 12/2011 58 Bảng 3.8: Số dự án đầu tư và GTSXCN của KCN Huyện Phú Bình 60 Bảng 3.9: Tổng sản phẩm trong KCN huyện Phú Bình 60 Bảng 3.10: Kim ngạch xuất khẩu của KCN huyện Phú Bình 61 Bảng 3.11: Thu nộp ngân sách tại KCN huyện Phú Bình 61 Bảng 3.12: Quy mô lao động của KCN huyện Phú Bình 62 Bảng 3.13: Thu nhập bình quân của người lao động trong KCN huyện Phú Bình 63 Bảng 3.14: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 67 Bảng 3.15: Quy mô, cơ cấu lao động trong KCN huyện Phú Bình 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Ngày 17/08/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, phê duyệt “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Tỉnh Thái Nguyên đã được Bộ kế hoạch Đầu tư chọn là một trong 6 tỉnh thí điểm xây dựng chương trình phát triển bền vững. UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Định hướng phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên (Chương trình Nghị sự 21 tỉnh Thái Nguyên) nhằm cụ thể hóa việc thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững quốc gia trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch 5 năm 2005-2010 và mục tiêu phát triển Công nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII và Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ XXIV và Chương trình số 06-CTr/HU ngày 15/9/2006 về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 của huyện đã có những bước phát triển mới: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 16 tỷ đồng năm 2006 lên 32 tỷ đồng năm 2010 (theo giá cố định năm 1994); hiện đã có 6 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện; trên 1.600 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên các lĩnh vực, tăng 151% so với năm 2006; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo. Khu công nghiệp có vai trò, vị trí rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình; Bởi nó góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái Việc bổ sung số lượng khu công nghiệp và mở rộng diện tích các khu công nghiệp hiện có là điều hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình hiện tại ở huyện. Song bên cạnh đó, việc xây dựng mới các khu công nghiệp lại mang đến nhiều hệ lụy đằng sau, làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của huyện Phú Bình. Do mới xây dựng nên cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp chưa được hoàn thiện, làm hạn chế tiến độ đầu tư; kim ngạch xuất khẩu thấp, thị trường xuất khẩu thiếu tính bền vững; khả năng tạo việc làm, thu hút lao động còn hạn chế; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch vẫn là khâu yếu; tài nguyên nước bị ô nhiễm; Chất thải và nước thải ở các khu công nghiệp chưa được xử lý triệt để, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Do đó, việc tìm ra các giải pháp để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là vấn đề hết sức cần thiết đối với huyện Phú Bình, đặc biệt là trong giai đoạn tỉnh Thái Nguyên đang tích cực phấn đấu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình”. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tình hình phát triển các khu công nghiệp, vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển bền vững các khu công nghiệp đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản như sau: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững các khu công nghiệp. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của một số địa phương. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp ở huyện Phú Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các khu công nghiệp ở huyện Phú Bình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình phát triển bền vững của khu công nghiệp, gồm một số vấn đề liên quan như: quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư và quản lý nhà đầu tư của các khu công nghiệp, hiệu quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp và tác động môi trường của các khu Công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung chủ yếu là nghiên cứu, đánh giá, khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình. - Về thời gian: Các số liệu thống kê được phân tích trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2011 và một số mục tiêu, chỉ tiêu phát triển dự báo đến năm 2020. 4. Những đóng góp chủ yếu của Luận văn Luận văn sẽ làm rõ các nội dung sau: - Hệ thống hóa lý luận về phát triển bền vững các khu công nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... giải pháp nhằm phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình trong giai đoạn 2012-2020 5 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 4 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững khu công nghiệp Chưong II: Phương pháp nghiên cứu phát triển bền vững khu công nghiệp Chương III: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình. .. Một số giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững khu công nghiệp 1.1.1 Phân loại và mục tiêu hình thành các khu công nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp Khu công nghiệp. .. phát triển của KCN 1.1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững Khu công nghiệp Từ khái niệm và nội dung của phát triển bền vững KCN nêu trên có 03 nhóm tiêu chí đánh giá phát triển bền vững KCN như sau: * Các tiêu chí đánh giá quy hoạch khu công nghiệp Công tác lập quy hoạch các KCN có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KCN theo hướng bền vững Quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển. .. trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp của huyện Phú Bình trong những năm qua Xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại - Phân tích rõ các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài đối với công cuộc phát triển bền vững các khu công nghiệp của huyện Phú Bình và ảnh hưởng của các khu công nghiệp đối với môi trường xung quanh - Đề xuất một số giải. .. bền vững khu công nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm phát triển bền vững 1.1.2.1.1 Khái niệm phát triển bền vững Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc, khái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 niệm phát triển bền vững chính thức được nêu ra: Phát triển bền vững là sự phát triển. .. nội địa 1.1.4.1.3 Bài học rút ra cho phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam Qua bài học phát triển các KCN của Nhật Bản và Thái Lan, ta có thể rút ra một số bài học cơ bản cho sự phát triển các KCN ở nước ta hiện nay như sau: Thứ nhất, việc quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Từ đó phân công phối hợp chặt chẽ trong việc đầu tư phát triển. .. Nhật Bản, các KCN đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền trên cả nước Quá trình phát triển các KCN của Nhật Bản diễn ra sau kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt sau khi Luật phát triển của các thành phố công nghiệp mới được hình thành năm 1962 Thời kỳ này, nhiều cơ sở công nghiệp. .. tương đương với các KCN nội địa, được thiết lập tại các khu vực riêng biệt và tập trung các ngành công nghiệp công nghệ cao như chế tạo bán dẫn, công nghệ sinh học… Tiêu chí để lựa chọn địa điểm xây dựng các KCN công nghệ cao (Technopolis) của Nhật là: khu vực hiện tập trung không quá đông các cơ sở công nghiệp, nằm gần các thành phố được coi là trung tâm của hoạt động công nghiệp, nằm gần các trường đào... của con người Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới và Phát triển bền vững được tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi), đã bổ sung và đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về phát triển bền vững như sau: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời... cực, thực hiện việc xây dựng và phát triển bền vững các KCN 1.1.4 Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp 1.1.4.1 Kinh nghiệm thế giới 1.1.4.1.1 Kinh nghiệm Nhật Bản Nhật Bản là một nước rất thành công về phát triển kinh tế xã hội trong những năm 70 của thế kỷ XX, người ta coi Nhật Bản như một câu chuyện thần kỳ Với những chiến lược, những chính sách công nghiệp hóa đã đạt được nhiều thành . phát triển bền vững khu công nghiệp. Chưong II: Phương pháp nghiên cứu phát triển bền vững khu công nghiệp. Chương III: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú. cứu lý luận và thực tiễn phát triển bền vững các khu công nghiệp đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình. Số hóa bởi Trung tâm. v CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH 81 4.1. Cơ hội và thách thức đối với huyện Phú Bình trong việc phát triển bền vững các KCN 81 4.1.1.

Ngày đăng: 09/11/2014, 19:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan