báo cáo thực tập nhà máy xử lý nước việt hòa

12 1.3K 5
báo cáo thực tập nhà máy xử lý nước việt hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo thực tập nhà máy xử lý nước việt hòa

qwert yuiop asdfghjklzxcvbnmqwertyuio pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasd fghjkl zxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq werty ui op asdfghjklzxcvbnmqwertyuiop asdfghjklzxcvbnmqwert y uiopasdfghjklz xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq werty ui op asdfghjklzxcvbnmqwertyuiop asdfghjklzxcvbnmqwert y uiopasdfghjklz xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq werty ui op asdfghjklzxcvbnmqwertyuiop asdfghjklzxcvbnmqwert y uiopasdfghjklz xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq werty ui op asdfghjklzxcvbnmqwertyuiop asdfghjklzxcvbnmrtyuiopa sd fghjklzxcvb nmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwerty uiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasd fg hjklzxcvbnmqwertyuiopasd fghjklzxcvbn mqwert y ui op asdfghjklzxcvbnmqwertyu iopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasd fghj Báo cáo thực tập Nhà máy Xử lý nước Việt Hòa Nhóm 2 – Lớp K52 CLC Khoa học Môi trường LỜI NÓI ĐẦU Chuyến đi thực tập dài ngày tới các nhà máy lớn điển hình tại Hải Dương đã mang lại cho chúng em thật nhiều kiến thức bổ ích và lí thú. Đó là khoảng thời gian chúng em được học thực sự. Mọi kiến thức không chỉ còn là lý thuyết mà đã đi vào thực tế. Trong quá trình thực tập, chúng em đã được tìm hiểu rất nhiều về phương thức vận hành, quy trình công nghệ xử lý của các nhà máy nước: Công ty Kinh doanh Nước sạch Hải Dương và Nhà máy Xử lý nước Việt Hòa. Trong đó, Nhà máy Xử lý nước Việt Hòa được biết đến như một Nhà máy xử lý nước ngầm có công nghệ xử lý tiên tiến nhất. Sau chuyến đi thực tế, chúng em, những sinh viên nhóm 2 - lớp K52 CLC Khoa học Môi trường, xin được trình bày cùng các thầy các cô những kiến thức, những hiểu biết mà chúng em đã thu hoạch được trong chuyến đi. Bên cạnh kiến thức Công nghệ Môi trường thu thập được, chúng em cũng xin phép nêu lên những ý kiến, nhận xét của mình về các vấn đề môi trường liên quan tới các hoạt động của nhà máy. Trong quá trình thực hiện báo cáo này, do thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, nên báo cáo của chúng em không tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong rằng các thầy các cô giúp chúng em nhận ra được những thiếu sót của báo cáo. Qua báo cáo này, chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy các cô trong đoàn hướng dẫn: - PGS.TS Nguyễn Thị Hà - PGS.TS Trần Yêm - PGS.TS Trịnh Thị Thanh - ThS. Nguyễn Thị Mai - CN. Phương Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2010 2 I. Tổng quan về nhà máy 1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy nước Việt Hoà ra đời năm 2000 tại thành phố Hải Dương, do Chính Phủ Việt Nam và Nhật Bản phối hợp xây dựng với tổng số vốn đầu tư lên tới 386 tỷ đồng, dưới sự thiết kế của Công ty Thiết kế PCI. Đến năm 2002, nhà máy chính thức đi vào hoạt động và trở thành thành Nhà máy xử lý nước ngầm hiện đại nhất tại Việt Nam vào thời điểm đó với công suất thiết kế lên tới 10.200m 3 /ngày đêm. Kể từ ngày đi vào vận hành đến nay, toàn bộ hệ thống máy móc ở Nhà máy đều do các kỹ sư Việt Nam điều hành. Hiện nay, số lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân viên chức làm việc tại nhà máy là 50 người. 2. Đặc điểm nguồn nước và tình hình sử dụng Nhiệm vụ chính của nhà máy là xử lý nguồn nước thô thành nước sạch sử dụng trong sinh hoạt. Nguồn nước ngầm chính cung cấp cho hoạt động sản xuất của nhà máy được dẫn về từ Phố Nối – Hưng Yên, cách nhà máy 30km, bằng một hệ thống gồm 6 giếng thô cách nhau 200m, có độ sâu từ 90m đến 100m, đường kính ống 32cm. Các cán bộ kỹ thuật tại nhà máy cho biết, chất lượng nguồn nước ngầm ở đây tương đối ổn định. Mặc dù nhà máy đã đi vào khai thác được 8 năm nhưng trữ lượng nước ngầm nơi đây không có sự thay đổi gì đáng kể. Đặc điểm nguồn nước ngầm ở đây là nước có độ pH thấp (pH=5,2-5,6), chứa nhiều khoáng (kim loại nặng). Trong đó, hàm lượng sắt ở vào khoảng 20mg/l đến 30mg/l và hàm lượng mangan ở vào khoảng 2,1mg/l. Tuy nhiên, với công nghệ xử lý nước ngầm hiện đại của Nhật cung cấp, Nhà máy xử lý nước Việt Hòa có thể xử lý triệt để lượng sắt và mangan có trong nước thô, hàm lượng sắt và mangan trong nguồn nước cấp chỉ còn ở mức 0mg/l. Bên cạnh đó, nhà máy còn được đầu tư phòng thí nghiệm với các máy thí nghiệm có khả năng phân tích nhanh 97 chỉ tiêu hóa học chất lượng nước. Nhờ đó, chất lượng nước được xử lý ở nhà máy luôn đạt tiêu chuẩn, có khả năng cung cấp nước cho 16.000 hộ gia đình, chủ yếu là các hộ vùng ven đô. II. Quy trình sản xuất 3 Hình 1. Sơ đồ thiết bị nhà máy nước Việt Hòa. 1. Thiết bị sục khí Dàn mưa: − Do nước thô khai thác từ nguồn nước ngầm có hàm lượng sắt cao 34 mg/l nên trong quy trình xử lí nước của nhà máy nước Việt Hòa phải có hệ thống giàn mưa. Giàn mưa có tác dụng chia nước thành các phần tử nhỏ hơn, tăng diện tích tiếp xúc của nước với không khí, từ đó tăng hiệu quả oxi hóa sắt từ Fe 2+ thành Fe 3+ . − Dàn mưa được đặt ở độ cao 12m so với mặt đất, có thiết kế với đầu ống trúc xuống 45 độ so với trục thẳng đứng. 4 Hình 2. Hệ thống dàn mưa của nhà máy nước Việt Hòa. Bể trộn: − Nằm ở dưới dàn mưa, công nghệ bể trộn đứng. − Trong bể trộn có thiết bị khuấy trộn, thiết bị châm phèn và vôi. Cho vôi vào để tăng pH và ổn định nước do hàm lượng Fe và Mn tương đối cao nên khi oxi hoá Fe2+ thành Fe3+ và thủy phân thì pH giảm. Loại phèn được nhà máy sử dụng là PAC (PolyAluminium Chloride) với giá 7000VNĐ/kg. Hình 3. Bể trộn ở dưới giàn mưa 5 2. Thiết bị lắng Nước thô sau khi đi qua khu vực xục khí sẽ tiếp tục đi vào khu bể lắng, bao gồm các bể: bể phản ứng, bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng và bể chứa nước sạch. Bể phản ứng: 12 bể. − Dùng bể phản ứng đứng có vách ngăn tăng chiều dài quãng đường qua bể lắng, tăng khả năng kết tủa. Kích thước bể 10×10(m). − Tại bể phản ứng sau khi chất lơ lửng được tiếp xúc với hoá chất tạo bông cặn PAC sẽ hình thành các tầng cặn lơ lửng. Hình 4. Bể phản ứng 6 Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng:14 bể. − Ở bể phản ứng đã hình thành quá trình tạo bông cặn. Các bông cặn này được chuyển sang bể lắng trong bằng 2 kênh dẫn. Quá trình lắng cặn xảy ra ở đây. − Chu kỳ xả cặn là 1 lần/ngày. Hình 5. Bể lắng 3. Thiết bị lọc Nước sau khi qua thiết bị lắng thì tiếp tục đến khu lọc. Khu lọc bao gồm 6 bể lọc hoạt động đồng thời, mỗi bể lọc có thể tích 86,6 m 3 (kích thước 3,8x3,8x6 m) với công suất lọc mỗi bể là 10,2 m 3 /ngày. Vật liệu lọc gồm 3 lớp là hạt than và cát mịn (dày 0,95m), cát mangan, cát thô (dày 0,5 m) được đặt lên tấm đan đỡ vật liệu lọc bằng bê tông cốt thép dày 40 mm. Khi vật liệu lọc dã bão hoà chất bẩn, ta tiến hành rửa lọc . 7 Nước trước khi vào khu lọc và sau khi ra khu lọc đều được châm thêm Chlorine để diệt trùng, với lượng khoảng từ 550mg/l, áp suất 0,18 mpa. 4. Bể chứa nước tĩnh Nước sau khi qua hệ thống lọc đã đạt các tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt, với hàm lượng sắt và mangan là không, sẽ được đưa vào các bể chứa tĩnh. Từ bể chứa tĩnh, nước được bơm vào hệ thống nước cấp của thành phố Hải Dương. Bao gồm 2 bể chứa cao 4m, dung tích 2400 m 3 . Để bơm nước vào hệ thống nước cấp thành phố Hải Dương, nhà máy sử dụng 2 máy bơm với công suất 420 m 3 /h, áp lực 0,3 mpa, điều chỉnh công suất bằng biến tần 5. Hệ thống thu hồi bùn Bùn thải trong quá trình xử lí nước sinh ra chủ yếu ở giai đoạn lắng và lọc. Vì thế ở các bể lắng và bể lọc đều có thiết bị thu hồi bùn. Bùn từ hai hệ thống này được gom về bể chứa bùn bằng hai máy bơm ngầm. Sau đó bùn được chuyển sang bể cô đặc. Tại bể cô đặc, có hệ thống bơm phèn, trơ lắng. Nước được thu hồi ngược chuyển qua bể lắng, bùn được chuyển qua sân phơi. Hình 6. Bể cô đặc 8 Hình 8. Sân phơi bùn Phần I- Đánh giá tác động môi trường của hoạt động nhà máy Do mới được xây dựng và vận hành từ năm 2002. Hơn nữa, nhà máy nước Việt Hòa sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Chính vì vậy, các tác động của quá trình hoạt động của nhà máy hiện nay đến môi trường là không nhiều. Ở đây báo cáo xin đi vào trình bày những nguy cơ ảnh hưởng có thể xảy ra đối với môi trường do hoạt động của nhà máy. 1. Tác động đến trữ lượng, chất lượng nước ngầm trong khu vực • Làm giảm trữ lượng nước: trữ lượng nước tự nhiên phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu, sông ngòi. Trong quá trình khai thác của nhà máy, trữ lượng nước bị thay đổi theo chiều hướng giảm dần, lượng nước được khai thác luôn lớn hơn nhiều so với khả năng tái tạo của nguồn nước ngầm bị khai thác, việc bơm nước từ các bể chứa nước ngầm ngày càng nhiều hơn do nhu cầu sử dụng nước tăng cao trong khi đó lượng cung cấp trở lại cho các bể nước lại ngày càng ít đi gây suy giảm trữ lượng nước. • Làm giảm chất lượng nước: - Mực nước giảm gây nguy cơ xâm nhập mặn. - Bên cạnh đó, việc sử dụng một khối lượng lớn nước sạch, gia tăng dân số, đô thị hóa và phát triển kinh tế khu vực còn phát sinh một khối lượng chất thải, nước thải rất lớn chứa đựng nhiều chất độc, chất bẩn làm ô nhiễm môi trường 9 đất và môi trường nước mặt chính là con đường trực tiếp dẫn đến ô nhiễm nước ngầm. - Việc quản lý các giếng khoan nếu thiếu chặt chẽ có thể tạo ra những “cửa sổ thủy văn” là con đường thuận lợi cho các nguồn chất độc và chất bẩn từ mặt đất xâm nhập vào các tầng trữ nước gây ô nhiễm nước ngầm 2. Ảnh hưởng đến môi trường xung quanh • Khai thác nước ngầm tiềm ẩn nguy cơ sụt lún • Tiếng ồn khi vận hành máy bơm, máy gió trong quá trình quản lý vận hành nhà máy. • Ô nhiễm từ việc sử dụng các loại hóa chất (phèn, vôi, clo) trong vận hành: Bụi của vôi, độ an toàn khi vận chuyển và định lượng clo đến môi trường xung quanh trong quá trình quản lý vận hành nhà máy. • Ảnh hưởng của bùn thải nhà máy: Hiện nay, bùn thải của nhà máy được đưa ra hệ thống sân phơi bùn. Sân phơi bùn là công trình sử dụng nhiệt mặt trời nhằm mục đích giảm khối lượng của hỗn hợp bùn cặn bằng cách gạn một phần hay phần lớn lượng nuớc có trong hỗn hợp để giảm kích thước thiết bị xử lý và giảm trọng lượng phải vận chuyển đến nơi tiếp nhận. Sau khi được khử nước ở sân phơi bùn, bùn thải có thể tiếp tục được xử lý theo phương thức:  Tạo hỗn hợp ủ sinh học  Tạo các sản phẩm phụ có khả năng tận thu  Chôn lấp cùng với đất Bùn thải là một dạng chất thải nguy hại, nhất là với đặc điểm nước khai thác có hàm lượng Fe, Mn cao và có nhiễm nhiều chất thải từ các khu công nghiệp trong vùng. Bùn cần được xử lý đúng quy định, nếu không có thể gây ô nhiễm đất và nguồn nước của khu vực xung quanh; ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và chất lượng các nguồn nước, sức khỏe cộng đồng. Phần II- Đánh giá những khó khăn của nhà máy trong hiện tại và tương lai 10 [...]... quy mô nhà máy, cơ sở hạ tầng không theo kịp sự phát triển của địa phương và nhu cầu thực tế • Do trình độ quản lý, khoa học công nghệ 11 • Các giếng ngầm bơm hút nước thô nằm khá xa khu vực nhà máy: hệ thống đường ống sau một thời gian hoạt động có thể bị rò rỉ, tắc nghẽn 3 Khó khăn trong việc phân phối nước sạch • Nhu cầu sử dụng nước khu vực ngày càng tăng vực quá khả năng đáp ứng của nhà máy • Khó... khăn về nguồn nước ngầm khai thác Sự suy giảm trữ lượng nước ngầm • Do quá trình khai thác • Do ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, thủy văn… đặc biệt là biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước mưa – hai yếu tố quan trọng nhất trong chu trình tái tạo nước ngầm Sự ô nhiễm nguồn nước ngầm • Đô thị hóa và công nghiệp phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm nguồn nước • Trong... sâu, các chất kích thích tăng trưởng…còn lại trong đất và nước tưới sẽ ngấm xuống tầng sâu làm ô nhiễm nguồn nước ngầm  Sự ô nhiễm nguồn nước ngầm được đánh giá bởi 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản:  Hợp chất Nito  Nguyên tố kim loại  Hợp chất hữu cơ  Vi sinh CAI PHAN NAY THEO TO BO, CHANG LIEN QUAN J CA Sự biến đổi địa chất • Cấu tạo địa chất tầng chứa nước thay đổi do biến đổi tự nhiên và hoạt động của quá... tắc nghẽn 3 Khó khăn trong việc phân phối nước sạch • Nhu cầu sử dụng nước khu vực ngày càng tăng vực quá khả năng đáp ứng của nhà máy • Khó khăn do cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống đường ống, lắp đặt máy móc, đồng hồ đo… 12 . các nhà máy nước: Công ty Kinh doanh Nước sạch Hải Dương và Nhà máy Xử lý nước Việt Hòa. Trong đó, Nhà máy Xử lý nước Việt Hòa được biết đến như một Nhà máy xử lý nước ngầm có công nghệ xử lý. asdfghjklzxcvbnmqwertyu iopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasd fghj Báo cáo thực tập Nhà máy Xử lý nước Việt Hòa Nhóm 2 – Lớp K52 CLC Khoa học Môi trường LỜI NÓI ĐẦU Chuyến đi thực tập dài ngày tới các nhà máy lớn điển hình tại Hải Dương. mangan ở vào khoảng 2,1mg/l. Tuy nhiên, với công nghệ xử lý nước ngầm hiện đại của Nhật cung cấp, Nhà máy xử lý nước Việt Hòa có thể xử lý triệt để lượng sắt và mangan có trong nước thô, hàm

Ngày đăng: 09/11/2014, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 2. Đặc điểm nguồn nước và tình hình sử dụng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan