GIÁO ÁN LỊCH SỬ 11 CƠ BẢN (CẢ NĂM )

42 7.5K 91
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 11 CƠ BẢN (CẢ NĂM )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Chương I CÁC NƯỚC CHÂU Á (TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX) Ngày soạn: 20/8/2007. Ngày dạy: 12/9/2007 Tiết : 01 Bài: 1 NHẬT BẢN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Hiểu rõ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Thấy được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhâït Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. 2. Kĩ năng: Nắm được khái niệm “cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. 3. Thái độ: Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường đi liền với chủ nghĩa đế quốc. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC: Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và tranh ảnh có liên quan. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Giới thiệu bài mới: Vì sao vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành thuộc địa và phụ thuộc các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành nước ĐQCN. 2. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI GV sử dụng lược đồ giới thiệu sơ lược: Nhật là một quốc gia đảo ở đông bắc châu Á. Đất nước gồm 4 đảo chính: Hônsu, Hốccaiđô, Kiuxiu và Sicôcư. Diện tích khoảng 378 000 km 2 . Hoạt động 1: Cả lớp GV phát vấn Tình hình Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX? HS dựa vào SGK trả lời GV gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ H: Trước sự khủng hoảng ở trong nước, các nước tư bản phương Tây đã có hàng động gì? TL: Mĩ là nước đầu tiên gây áp lực đòi Nhật “mở cửa”. GV chốt ý. Mĩ không chỉ coi Nhật làthị trường, mà còn âm mưu dùng nước này làm bàn đạp tấn công Triều Tiên và Trung Quốc. GV liên hệ chính sách đổi mới của Đảng ta. GV kể vài nét về Thiên hoàng Minh Trị: tên Mút-su-hi-tô, lên ngôi tháng 11/1867 khi mới 15 tuổi, là người thông minh, dũng cảm, chăm lo việc nước, có tư tưởng canh tân. Tháng 1/1868, ra lệnh truất quyền Sô-gun xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, lấy hiệu Minh Trị, thực hiện cải cách. Hoạt động 2: Nhóm GV chia lớp 2 nhóm N1: Phân tích ý nghĩa nội dung cải cách về chính trị, kinh tế? N2: Phân tích ý nghĩa nội dung cải cách về quân sự, văn hóa - giáo dục? HS dựa vào SGK trả lời N1: - Về chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới… - Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ; thống nhất thị trường; tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa… N2:Về quân sự: Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây; chế độ nghĩa vụ… - Về văn hóa - giáo dục: Giáo dục bắt buộc; chú trọng nội dung khoa học; cử học sinh giỏi du học. 1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868: - Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng tr?m trọng trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chínhtrị, xã hội). - Mĩ là nước đầu tiên gây áp lực đòi Nhật “mở cửa”. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị: - Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện một loạt cải cách trên tất cả các lĩnh vực (Chính tr?, kinh t?, quân sự, văn hóa, giáo dục ) * Cuộc cải cách Minh Trị là cuộc cách - 1 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên H: Em có nhận xét gì về tính chất, hình thức tiến hành của cuộc cải cách Minh Trị? GV hướng dẫn HS giải đáp theo nội dung sau: Chế độ phong kiến chấm dứt, chính quyền chuyển sang tay quý tộc, đứng đầu là Minh Trị; những cải cách về hành chính, kinh tế, quân sự, văn hóa… mang tính chất tư sản. H: So với yêu cầu đặt ra, cuộc cải cách Minh Trị còn những hạn chế nào? TL: - Thế lực phong kiến còn mạnh. - Vai trò quần chúng bị phai mờ, nông dân chưa được chia ruộng đất, các tầng lớp nhân dân bị bóc lột nặng nề. H: Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị? GV chốt ý ghi bảng Chuyển ý Hoạt động 3: Cả lớp GV nêu câu hỏi: Nêu sự chuyển biến của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị? HS dựa vào SGK trả lời: H: Việc nhiều công ti độc quyền ra đời ở Nhật nói lên điều gì? TL: Chứng tỏ nước Nhật chuyển sang giai đoạn phát triển mới – giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Nhờ sức mạnh kinh tế, quân sự vàchính trị, giới cầm quyền Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung – Nhật (1904- 1905). Nhật đã giành thắng lợi. H: Chính sách đối nội của Nhật Bản? HS dựa vào SGK trả lời: Giai cấp thống trị Nhật bóc lột nhân dân lao động thậm tệ…, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân quy mô lớn -> các tổ chức của công nhân ra đời: nghiệp đoàn, Đảng Xã hội dân chủ (1901) đứng đầu là Ca-tai-a-ma Xen; Đảng Cộng sản thành lập (1918). mạng tư sản do liên minh quý tộc – tư sản tiến hành “từ trên xuống”, còn nhiều hạn chế. - Ý nghĩa: + Cuộc cải cách đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật thành nước công thương nghiệp phát triển nhất châu Á. + Giữ được độc lập trước sự xâm lược của các nước phương Tây. 3. Nhật bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc: - Nhiều công ti độc quyền ra đời. - Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. - Giai cấp thống trị Nhật bóc lột nhân dân lao động thậm tệ…, các tổ chức của công nhân ra đời. 3. Củng cố: Nhật bản là nước phong kiến, song đã thực hiện những cải cách nên không chỉ thoát khỏi số phận thuộc địa mà còn trở thành nước tư bản chủ nghĩa và tiến lên chủ nghĩa đế quốc. Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là công nhân ngày lên cao. Sự phát triển của phong trào dẫn đến ra đời các tổ chức của chủ nghĩa đặc biệt là chính đảng. 4. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: - Trả lời câu hỏi và bài tập trang 8 SGK. - Tại sao cùng bối cảnh mà ở Trung Quốc cải cách thất bại, ở Việt Nam không diễn ra cải cách. b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 2 ẤN ĐỘ Ngày soạn: 20/8/2007. Ngày dạy: 16/9/2007 (Bù) Tiết : 02 Bài: 2 ẤN ĐỘ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh. - Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặc biệt là Đảng Quốc đại, trong phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Xi-pay… - Khái niệm “châu Á thức tỉnh” và phong trào giải phóng dân tộc thời kì đế quốc chủ nghĩa. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu. 3. Thái độ: - 2 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên Bồi dưỡng lòng căm thù sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ. Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và tranh ảnh có liên quan. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản? Nêu những hạn chế. 2. Giới thiệu bài mới: Sử dụng lược đồ Ấn Độ giới thiệu: Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân nằm ở phía nam châu Á, có nền văn hóa lâu đời, nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Năm 1498, nhà hàng hải Va-xcô đơ Ga- ma đã vượt mũi Hảo Vọng tìm đến Ấn Độ. Từ đó các nước phương Tây đã tìm đến Ấn Độ. Qua bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ: Các nước phương Tây đã xâm chiếm Ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã thực hiện chính sách thống trị Ấn Độ ra sao? Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào? 3. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI GV: Cuối thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã độc chiếm thị trường Ấn Độ và áp đặt ách thống trị. Hoạt động 1: Cả lớp H: Em có nhận xét gì về tình hình Ấn Độ cuối thế kỉ XIX? HS dựa vào SGK trả lời: H: Hậu quả của chính sách thống trị thực dân Anh? HS dựa vào SGK trả lời: - Nhân dân Ấn Độ bị bần cùng và chết đói - Thủ công nghiệp suy sụp. - Nền văn minh lâu đời bị phá hoại. - Thực dân Anh chà đạp quyền dân tộc của nhân dân Ấn Độ. => Do đó phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc tất yếu phải nổ ra. GV chốt ý ghi bảng Hoạt động 2: Cả lớp GV dùng lược đồ trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa. H: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa? HS dựa vào SGK trả lời: - Nguyên nhân: Sâu xa; trực tiếp. GV chốt ý ghi bảng Hoạt động 3: Cá nhân GV yêu cầu HS đọc SGK và trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xi-pay. Gọi HS trả lời và gọi HS khác bổ sung GV bổ sung và chốt: Khi thực dân Anh mở rộng xâm lược nhiều nước châu Á, lực lượng quân còn ơe Ấ Độ không nhiều. Tháng 5/1857, một đơn vị ở Xi-pay đóng ở Mi-rút (cách Đê-li 70km về phía bắc) nổi dậy khởi nghĩa. Nghĩa quân đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nông dân, thợ thủ công, đã tiến về Đi-li. Thắng lợi nhanh chóng của cuộc khởi nghĩa mở rộng vùng giải phóng ra toàn miền Bắc Ấn Độ, một phần miền Tây, làm cho cuộc khởi nghĩa có tính chất dân tộc. Thực dân Anh bị đánh bất ngờ nên bị tổn thất nặng nề, phải tạm thời đình chỉ việc xâm lược các nước khác, tập trung quân về Ấn Độ và viện binh từ Anh sang, tìm mọi cách đàn áp. Năm 1859, cuộc khởi nghĩa bị thất bại. GV mô tả sự tàn bạo của thực dân Anh: Nhiều nghĩa quân bị trói vào họng đại bác, rồi bắn cho tan xương nát thịt. H: Tuy bị thất bại nhưng khởi nghĩa Xi-pay có ý nghĩa gì? HS trả lời: GV cho HS thấy: Cùng với sự xâm lược và thống trị của 1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX: - Về kinh tế: Ấn Độ thành thuộc địa vànơi thụ hàng hóa của Anh. - Về chính trị: Chính sách chia để trị. - Về văn hóa - giáo dục: Thi hành chính sách ngu dân * Hậu quả: - Kinh tế bị suy sụp. - Nền văn minh lâu đời bị phá hoại. - Thực dân Anh chà đạp quyền dân tộc của nhân dân Ấn Độ. 2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859): Nguyên nhân: + Sâu xa: Sự xâm lược và thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ. + Trực tiếp: Sự bất mãn của binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh (gọi Xi-pay). - Diễn biến: + Ngày 10/5/1857, lính Xi-pay ở Mi-rút nổi dậy khởi nghĩa. Năm 1859 khởi nghĩa bị thất bại. - Ý nghĩa: + Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần bất - 3 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên Anh, giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh. Đây là giai cấp tư sản dân tộc có mặt sớm nhất châu Á trên vũ đài chính trị. Thực dân Anh lo sợ phong trào công nông rộng lớn nên tìm cách lôi kéo giai cấp tư sản Ấn Độ, cho phép giai cấp này thành lập một chính đảng. Hoạt động 4: Cá nhân H: Quá trình thành lập và đường lối của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu? HS dựa vào SGK trả lời: H: Đảng Quốc đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ? HS dựa vào SGK trả lời: GV tường thuật về cuộc tổng bãi công ở Bom-bay và chốt ý: - Thực dân Anh bắt và đưa Ti-lắc ra xử án. Tháng 6/1908, công nhân Bom-bay nổi dậy tổng bãi công. Mặc dù bị khủng bố, song cuộc bãi công đã kéo dài sáu ngày như dự định. H: Ý nghĩa của tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908? HS dựa vào SGK trả lời: - Đây là cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ. - Là đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX. khuất của nhân dân Ấn Độ. + Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc rôïng lớn sau này. 3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908): - Năm 1885, Đảng Quốc đại được thành lập. - Đảng Quốc đại phân hóa: Phái cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, phản đối đường lối ôn hòa. - Tháng 6/1908, công nhân Bom-bay nổi dậy tổng bãi công. * Ý nghĩa: - Đây là cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ. - Là đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX. 3. Củng cố: - Thực dân Anh xâm lược và tiến hành chính sách thống trị tàn bạo gây ra nhiều hậu quả cho nhân dân Ấn Độ, làm kìm hãm sự phát triển và gây ra nạn đói khủng khiếp. - Nhân dân Ấn Độ liên tiếp đứng lên đấu tranh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay. Giai cấp tư sản, đứng đầu là Đảng Quốc đại, cũng đấu tranh chống thực dân Anh nhưng không triệt để vànội bộ Đảng bị phân hóa. 4. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Trả lời các câu hỏi ở cuối bài trang 12 SGK. b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 3 TRUNG QUỐC Ngày soạn: 12/8/2007. Ngày dạy: 19/9/2007 Tiết : 03 Bài: 3 TRUNG QUỐC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, do chíng quyền Mãn Thanh suy yếu hèn nhát mà đất nước Trung Hoa rộng lớn, có nền văn minh lâu đời bị các nước đế quốc xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. - các phong trào đấu tranh chống phong kiến và đế quốc diễn ra hết sức sôi nổi, tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân (1898), phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1900), Cách mạng Tân Hợi (1911). Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó. - Giải thích được các khái niệm: “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”; “Vận động Duy Tân”… 2. Kĩ năng: Bước đầu biết nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình Mãn Thanh trong việc Trung Quốc để rơi vào tay các nước đế quốc; biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện tiêu biểu của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và cách mạng Tân Hợi. 3. Thái độ: Biểu lộ sự cảm thông, khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến, đặc biệt là cuộc Cách mạng Tân Hợi. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xi-pay? - 4 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên 2. Giới thiệu bài mới: GV có thể gợi mở như sau: Các em hãy theo dõi bài giảng để giải thích vì sao vào cuối thế kỉ XIX, nước Trung Hoa rộng lớn, đông dân nhất thế giới lại bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé? Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành những cuộc đấu tranh như thế nào để giành độc lập dân tộc? 3. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: Cá nhân GV giới thiệu khái quát Trung Quốc. GV cho HS quan sát hình “Các nươc đế quốc xâu xé cái bánh ngọt Trung Quốc”. H: Bức tranh nói lên điều gì? Tại sao tác giả bức tranh lại ví Trung Quốc như cái bánh ngọt khổng lồ bị cắt như vậy? Gọi HS phát biểu, sau đó GV giải thích: đây là bức tranh biếm họa trong SGK Lịch sử Pháp với dòng chú thích “Chiếc bánh Ga-tô Trung Hoa”, ví như Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như chiếc bánh khổng lồ, không một đế quốc nào nuốt nổi mà phải tranh chấp, gianh giật, chia sẻ. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc được miêu tả qua hình ảnh cái bánh ngọt lớn đã bị các nước đế quốc cắt rời từng phần. Ngồi xung quang là sáu người với chiếc dĩa trong tay. Kể từ trái qua phải, đó là chân dung của Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống mĩ và Thủ tướng Anh đương thời. Hoạt động 2: Cá nhân H: Hãy nêu phong trào đấu tranh tiêu biểu chống đế quốc của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX? HS dựa vào SGK trả lời: - Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo - Cuộc vận động Duy Tân: Sau cuộc chiến Trung –Nhật (1894-1895), phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến lên cao. Một số người trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương cải cách chính trị, thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến, theo con đường Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản. Hai người lãnh đạo phái Duy Tân là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. H: Thái độ của triều đình Mãn Thanh trước những chủ trương duy tân như thế nào? HS dựa vào SGK trả lời: GV bổ sung: Từ Hi Thái hậu đã bắt giam vua Quang Tự. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu bỏ trốn ra nước ngoài. Phong trào Duy Tân qua 103 ngày đã chấm dứt. H: Em có nhận xét đánh giá gì về phong trào Duy Tân? GV hướng HS về nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử. + Khách quan: + Chủ quan: + Ý nghĩa: - Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn: GV yêu cầu HS dựa vào SGK tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa. GV giúp HS phân tích Bọn đế quốc nhân đó thành lập liên quân 8 nước (Anh, Mĩ, Nhật, Nga, Đức, Pháp, ÁO, I-ta-li-a) tiến đánh Bắc Kinh, cướp bóc của cải, giết hại nhân dân. (14/8/1900, Bắc Kinh thất thủ, Từ Hi Thái hậu, vua Quang Tự cùng quần thần phải bỏ chạy khỏi kinh đô. Quân đội các nước đế quốc đã tiến hành tàn sát, đốt phá, cướp bóc cực kì tàn bạo tại Thiên Tân và Bắc Kinh. Hoảng sợ trước các nước đế quốc triều đình Mãn Thanh đã quay sang thỏa hiệp với chúng, chống 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược: - Viện cớ nhà Thanh “bế quan tỏa cảnh”, Anh tiến hành lược Trung Quốc 6/1840. Mãn Thanh kí Hiệp ước chấp nhận yêu cầu của Anh. - Các nước đế quốc xâu xé, mở đầu cho quá trình Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX: - Giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc tiếp tục nổi dậy chống đế quốc, phong kiến. Tiêu biểu là khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc (1851). - Cuộc vận động Duy Tân (1898) của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu lãnh đạo được vua Quang Tự ủng hộ, sau 103 ngày thất bại. - Nguyên nhân: + Khách quan: Giai cấp tư sản còn yếu, phong kiến bảo thủ mạnh, đất nước bị nô dịch. + Chủ quan: Chưa dựa vào quần chúng, chưa triệt để kiên quyết. - Ý nghĩa: Đã làm lung lay chế độ phong kiến, mở đường cho tư tưởng tiến bộ vào Trung Quốc. - Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn: (SGK) - 5 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên lại Nghĩa Hòa Đoàn, kí Hiệp ước Tân Sửu (1901) Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Hoạt động 3: Cá nhân - Về Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội: + GV phân tích cho các em về Tôn Dật Tiên (GV kể vài nét về tiểu sử của ông). + GV nhấn mạn năm (1905), thành lập Trung Quốc Đồng minh hội một chính đảng đầu tiên của giai cáp tư sản Trung Quốc. - Về Cách mạng Tân Hợi: + GV sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày diễn biến của Cách mạng Tân Hợi: H: Nêu ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi? HS dựa vào SGK trả lời: * Hạn chế: Không thủ tiêu giai cấp phong kiến; không đụng chạm đến các nước đế quốc; không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. GV chốt ý. 3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi: - Năm 1905, Trung Quốc Đồng minh hội thành lập. - Mục tiêu của Hội: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình đẳng ruộng đất cho dân cày. - Cách mạng Tân Hợi: + Ngày 9/5/1911, Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, làm bùng nổ cuộc đấu tranh. + Diễn biến: (Học SGK) + Kết quả: Viên Thế Khải làm Tổng thống, Tôn Trung Sơn từ chức, cách mạng chấm dứt. * Ý nghĩa: - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một số nước ở châu Á. 3. Củng cố: - Cuối thời Mãn Thanh, nước Trung Hoa phong kiến dần suy yếu, bị các nước tư bản chia nhau xâm chiếm. - Nhân dân Trung Quốc đã đấu tranh đòi duy tân dất nước và tham gia khởi nghĩa vũ tranh chống đế quốc, lật đổ thế lực phong kiến trong phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và Cách mạng Tân Hợi (1911). Bài tập: Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến Cách mạng Tân Hợi (1911). 4. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Trả lời cầu hỏi và bài tập cuối bài. b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 4 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Ngày soạn: 20/9/2007. Ngày dạy: 26/9-03/10/2007 Tiết : 04-05 Bài: 4 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước khu vực này, trừ Xiêm đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á nói riêng. - Trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ, tay sai cho chủ nghĩa thực dân thì giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa mặc dù còn non yếu, đã tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc. - Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước Đông Nam Á, trước tiên là In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu. - Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời kì này. 3. Thái độ: - Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. - Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: - Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. - Các tài liệu, chuyên khảo về In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-lip-pin vào đầu thế kỷ XX. - 6 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Câu 2 : Cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa lịch sử to lớn, đạt được những kết quả quan trọng nào ? 2. Giới thiệu bài mới: Vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa, các nước ở Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là của In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, và ba nước Đông Dương nổ ra khá sôi nổi, cuối cùng thất bại. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tìm hiêut bài “Các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX” chúng ta sẽ rõ. 3. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: Cá nhân - Trước tiên, GV sử dụng lược đồ Đông Nam Á giới thiệu ngắn gọn về khu vực Đông Nam Á: vị trí địa lý, tầm quan trọng chiến lược, tài nguyên, có nền văn minh lâu đời. Tiếp đó, GV nêu câu hỏi gây sự chú ý, tập trung: - Em có nhận xét gì về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á ? (nằm trên đường giao thương từ Đông sang Tây, có vị trí chiến lược quan trọng… ) - Tại sao Đông Nam Á lại trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây ? HS trả lời : Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa, mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu… GV nêu câu hỏi: Sử dụng lược đồ, trình bày quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây ? Gọi HS lên bảng trình bày: GV sử dụng lược đồ Đông Nam Á, chỉ vị trí địa lýcủa In-đô-nê-xi-a và lưu ý HS nắm những nét cơ bản trong SGK, song cần tập trung làm nổi bật những ý sau : - In-đô-nê-xi-a là nước lớn nhất ở Đông Nam Á, một quần đảo rộng lớn với hơn 13.600 đảo nhỏ. Hình thù In-đô-nê-xi-a giống như “một chuỗi ngọc vấn vào đường xích đạo”. - Chính sách thống trị của thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân In- đô-nê-xi-a, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830 ) và cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân đảo A-chê. H: Hãy trình bày phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a ? HS trả lời : GV chốt ý Hoạt động 2: Cá nhân Sử dụng lược đồ Đông Nam Á, GV chỉ cho HS vị trí địa lý của Phi-lip-pin. GV mở rộng thêm: Phi-lip-pin là một quốc gia hải đảo, được ví như một “dải lửa” trên biển vì sự hoạt động của nhiều núi lửa. GV nêu câu hỏi:Nêu tóm tắt phong trào đấu tranh chống xâm lược tiêu biểu của nhân dân Phi-lip-pin GV bổ sung chốt ý 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á: - Các nước Đông Nam Á, khủng hoảng, suy yếu, là cơ hội tốt cho các nước phương Tây xâm lược. - In-đô-nê-xi-a, bị thực dân Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, rồi đến Hà Lan xâm chiếm, thống trị. - Phi-líp-pin, bị thực dân Tây Ban Nha sau đó Mĩ xâm chiếm, thống trị. - Miến Điện, bị thực dân Anh xâm chiếm 1885, sáp nhập tỉnh Ấn Độ thuộc Anh. - Mã Lai, đầu thế kỉ XX trở thành thuộc địa của Anh. - Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược Đông Dương. - Xiêm trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp. 2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a: - Cuộc khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825-1830) và cuộc chiến đấu của đảo A-chê. Thực dân Hà Lan không chinh phục được A-chê. - Phong trào nông dân do Sa-min lãnh đạo năm 1890. - Đến đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân và tư sản đã trưởng thành về ý thức dân tộc. - Nhiều tổ chức công nhân ra đời, truyền bá chủ nghĩa Mác, đặt cơ sở cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. 3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin: - Năm 1571, thực dân Tây Ban Nha đặt ách thống trị. - Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nhưng đều bị thất bại. - Hai xu hướng trong phong trào giải phóng dân tộc Phi-lip-pin: + Xu hướng cải cách của Hô-xê RI.dan với “Liên minh Phi-lip-pin” + Xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. - 7 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên Hoạt động 1: Cả lớp (Tiết 2) Dựa vào lược đồ, GV cần nêu các ý: H: Em hãy nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Campuchia? HS dựa vào SGK trả lời: GV chốt ý H: Em hãy nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Lào? HS dựa vào SGK trả lời: GV nhấn mạnh sự đoàn kết của nhân dân 3 nước chống thực dân Pháp. Đây là biểu hiện đầu tiên của liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương vì độc lập, tự do của mỗi nước. H: Em có nhận xét gì về sự đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương? Ý nghĩa? Có thể gợi ý cho HS - Các cuộc khởi nghĩa của 3 nước Đông Dương cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX khá sôi nổi, thể hiện tinh thần bất khuất, độc lập dân tộc; song đều thất bại, do tính tự phát, do sĩ phu hay nông dân lãnh đạo, thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức. GV sử dụng lược đồ ĐNÁ và giới thiệu: Vào giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước ĐNÁ khác, vương quốc Xiêm đứng trước đe dọa của các nước thực dân phương Tây. H: Nội dung cuộc cải cách của Ra-ma IV, Ra-ma V? Nội dung: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ; giải phóng sức lao động; xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân 3 tháng; giảm thuế ruộng…; khuyến khích tư nhân kinh doanh công thương nghiệp, ngân hàng; cải cách theo các nước phương Tây. H: Tác dụng (ý nghĩa) của cải cách đã tiến hành? Hạn chế? HS trả lời: - Hạn chế: Duy trì quyền lực chính trị, kinh tế của tầng lớp quý tộc phong kiến Xiêm. - Cuộc cách mạng 1896-1898 đã thành lập nước Cộng hòa Phi-lip-pin. - Mĩ áp đặt chủ nghĩa thực dân lên Phi-li-pin. Phi- lip-pin tiếp tục đấu tranh chống Mĩ , giành độc lập. 4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia: - Năm 1884, Cam-pu-chia thành thuộc địa Pháp. - Cuộc khởi nghĩa do hoàng thân Si-vô-tha (1861-1892). - Cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh (1863-1866). - Cuộc khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô ở Kra-chê (1866-1867) đã liên minh với nhân dân Việt Nam. 5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào: - Năm 1893, Lào trở thành thuộc địa của Pháp. - Nhân dân Lào đã đấu tranh chống Pháp: + Cuộc khởi nghĩa do Pha-ca-đuốc chỉ huy (1901-1903) + Cuộc khởi nghĩa do ông Kẹo và Com-ma-đam chỉ huy (1901-1937). + Cuộc khởi nghĩa Chậu Pa-chay (1918-1922). - Ý nghĩa: Những cuộc nổi dậy biểu lộ tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương. 6. Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX: - Hoàn cảnh: Giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm nhập của dân phương Tây. Ra-maIV, Ra-ma V tiến hành cải cách duy tân. - Nội dung: (Học SGK) -Ý nghĩa: Giúp Xiêm phát triển theo tư bản chủ nghĩa. Đồng thời thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo giữ được độc lập tương đối về chính trị. 3. Củng cố: - Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, kinh tế, chế độ phong kiến đang trên đà suy yếu. Vì vậy, các nước tư bản phương Tây đã lần lượt đánh chiếm các nước trong khu vực này, biến thành thuộc địa hay phụ thuộc. - Nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đặc biệt sau khi giai cáp phong kiến đầu hàng, họ lại tiếp tục chiến đấu để giải phóng dân tộc. 4. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Bài này học trong hai tiết, các em làm bài tập và câu hỏi ở cuối mỗi mục. b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 5 Ngày soạn: 25/8/2007. Ngày dạy: 10/10/2007 Tiết : 06 Bài: 5 CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA-TINH (Thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Nguyên nhân quá trình xâm lược châu Phi và Mĩ La-tinh của các nước thực dân, đế quốc. - Chính sách thống trị; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. - 8 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên 2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng bộ môn, biết liên hệ những kiến thức đã học trong cuộc sống thực tế hiện nay. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế, sự ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi và Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ châu Phi, Mĩ La-tinh ; tài liệu có liên quan đến bài. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung và ý nghĩa của những chính sách cải cách mà Ra-ma VI và Ra-ma đã thực hiện đối với Thái Lan? 2. Giới thiệu bài mới: Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh là thuộc địa lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời và trờ thành đối tượng xâm lược và thống trị của thực dân phương Tây. Phong trào đấu tranh bảo vệ đất nước giải phóng dân tộc ở đây diễn ra như thế nào? Qua bài học chúng ta sẽ rõ. 3. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: Cá nhân và theo nhóm - GV dùng lược đồ châu Phi giới thiệu khái quát về địa lí, lịch sử văn hóa, kinh tế, chính trị của các nước châu Phi. - GV hướng dẫn HS căn cứ nội dung phần II và lược đồ hình 53 lập bảng thống kê về thuộc địa các nước đế quốc theo 2 cột (tên các nước thực dân và tên các nước thuộc địa). - GV chia lớp làm 2 nhóm: N1: Vì sao Anh và Pháp lại đi đầu trong việc xâm chiếm các thuộc địa châu Phi? N2: Em có nhận xét gì về quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở châu Phi? Mỗi nhóm HS cử đại diện trình, cho Hs khác bổ sung và GV nhấn mạnh. - Đầu thế XX việc phân chia thuộc địa ở châu Phi giữa các nước đế quốc căn bản hoàn thành. - Sự phân chia thuộc địa ở châu Phi không đồng đều tạo ra mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Hoạt động 2: Theo nhóm và cá nhân GV chia lớp làm 2 nhóm: N1: Nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi? GV trình bày trên lược đồ sau đó hướng dẫn HS căn cứvào nội dung SGK lập niên biểu theo 3 cột (thời gian, tên phong trào và kết quả). N2: Em hãy nhận xét phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân châu Phi ? H: Vì sao phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân châu Phi đa số đều bị thất bại? HS dựa vào SGK trả lời, gọi em khác bổ sung và GV chốt ý. Hoạt động 2: Cá nhân và theo nhóm - GV dùng lược đồ khu vực Mĩ Latinh giới thiệu khái quát về địa lí, lịch sử văn hóa, kinh tế, chính trị của khu vực. - GV chia HS làm 2 nhóm: N1: Nêu đặc của khu vực Mĩ Latinh? N2: Chính sách thống trị của các nước đế quốc ở khu vực Mĩ Latinh? HS đại diện trình bày, em khác bổ sung và GV chốt ý. H: Tác động của chính sách thống trị của các nước đế 1. Châu Phi: * Khái quát chung: - Là nơi có nền văn minh lâu đời, châu Phi đã trở thành đối tượng xâm lược vì: + Có vị trí chiến lược quan trọng + Thị trường rộng lớn, nguồn nhân công rẻ mạt + Tài nguyên phong phú Quá trình xâm lược Tên thực dân Thuộc địa Anh Ai Cập, Nam Phi, Nê-gê-ri-a, Bờ biển vàng,Găm-bi- a, Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Xu-đăng. Pháp Tây Phi, Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra. Đức Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tandania Bỉ Công-gô Bồ Đào Nha Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la, Ghi-nê * Các cuộc đấu tranh: - Nguyên nhân các cuộc đấu tranh: Do chính sách áp bức bóc lột hà khắc của thực dân phương Tây. Thời gian Tên phong trào Kết quả + 1877-1898 + 1830-1847 + 1879-1882 + 1885-1896 - Khởi nghĩa Mô-ha-hét ở Xu-đăng - Khởi nghĩa Áp-đen Ca-đê ở An-giê-ri - Phong trào “Ai Cập trẻ” do đại tá A-mét A-ra-bi lãnh đạo - Cuộc đấu tranh của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a Thất bại Thất bại Thất bại Thắng lợi * Nguyên nhân thất bại: - Nổ ra liên tục, biểu hiện tinh thần yêu nước. - Do trình độ tổ chức thấp; chênh lệnh lực lượng. 2. Khu vực Mĩ Latinh: - Thế kỉ XV, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, - 9 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên quốc ở khu vực Mĩ Latinh? HS dựa vào SGK trả lời, gọi em khác bổ sung và GV chốt ý. - GV chia HS làm 2 nhóm: N1: Nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân khu vực Mĩ Latinh? HS dựa vào SGK trả lời - GV trình bày, sau đó căn cứ nội dung SGK lập niên biểu về các phong trào theo 3 cột (thời gian, tên phong trào và kết quả) H: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Mĩ Latinh? HS dựa vào SGK trả lời, gọi em khác bổ sung và GV chốt ý. H:Tình hình khu vực Mĩ Latinh sau khi giành độc lập? GV hướng dẫn HS đọc và nắm trong SGK H: Những chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh? Mục đích của nó? -GV giải thích khái niệm “Cái gậy lớn”, “Ngoại giao đồng đô la” và liên hệ với quá trình độc chiếm kênh đào Pa-na-ma. HS dựa vào SGK trả lời, gọi em khác bổ sung và GV chốt ý. Hà Lan lần lượt xâm chiếm. - Chính sách thống trị: + Tàn sát dân bản địa, đưa nô lệ từ châu Phi sang. - Tác động: + Hình thành cư dân đa sắc tộc + Đại bộ phận cư dân nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha một số nói tiếng Hà Lan (thuộc ngữ hệ Latinh) -> Khu vực Mĩ Latinh + Bùng nổ các cuộc đấu tranh. * Các cuộc đấu tranh: - Nguyên nhân: (Học SGK) - Nổ ra quyết liệt, nhiều quốc gia độc lập ra đời. - Năm 1823, Mĩ đưa học thuyết Mơn-rô để độc quyền thống trị. - Đầu thế kỉ XX, Mĩ áp dụng chíng sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la” để biến thành “sân sau”của Mĩ. 3. Củng cố: - Giáo viên khái quát lại quá trình xâm lược của các nước đế quốc và cuộc đấu tranh chống thực dân tiêu biểu của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. - Chính sách bành trướng của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh - Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở đây 4. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Trả lời câu hỏi và bài tập ở cuối bài b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 6. Chú ý nguyên nhân, tính chất, kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngày soạn: 05/10/2007. Ngày dạy: 17/10/2007 Chương II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918) Tiết : 07 Bài: 6 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bộc lộ mâu thuẫn giữa đế quốc và đế quốc vid bản chất của đế quốc là gây chiến tranh xâm lược. - các giai đoạn của cuộc chiến tranh cũng như quy mô, tính chất và hậu quả tai hịa của nó đối với xã hội loài người. - Chỉ có Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đứng trước thử thách của chiến tranh, lãnh đạo giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, giành hòa bình và cải tạo xã hội. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được: “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh nhân dân”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”. - Biết trình bày diễn biến chiến tranh trên bản đồ thế giới. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất; bảng thống kê kết quả của chiến tranh; tranh ảnh có liên quan. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Chính sách bành trướng của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh như thế nào? - 10 - [...]... TẬP Xem lại kiến thức cơ bản Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 và 11 - 12 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên Ngày soạn: 15/10/2007 Ngày dạy: 31/10/2007 Tiết : 09 Bài: 8 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI A MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức: Giúp HS hiểu được: Củng cố những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống 2 Thái độ: Củng cố lại một số thái độ cơ bản đã được tiến hành giáo dục ở các bài học... bài 18 Ngày soạn: 30/01/2008 Ngày dạy: 12/02/2008 Tiết: 22 Bài 18 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-194 5) A MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Những sự kiện chính của lịch sử thế giới (1917 - 194 5) - 29 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên - Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 194 5) và một số quy luật vận động của nó 2 Thái độ: - Củng cố, nâng cao tư tưởng... nhận thức bản chất của TBCN Mỹ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng XHTB Mỹ - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột trong xã hội tư bản 3 Kĩ năng: Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, ảnh lịch sử, biết tư duy so sánh để rút ra bài học lịch sử B THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bản đồ thế giới và một số tư liệu có liên quan C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: - 20 - Giáo án Sử 11 Giáo viên... kết ý Giáo viên Nguyễn Văn Tiên II/ Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-194 5): 3 Củng cố: Lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại; liên hệ lịch sử Việt Nam trong thời kì (1917 - 194 5) 4 Hướng dẫn tự học: a Bài vừa học: Như đã củng cố b Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 19 Ngày soạn: 02/02/2008 Ngày dạy: 19-26/02/2008 Phần 3 LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM... 03d 04c 05d 06c 07d 08c 09b 10c 11d 12c 13b 14 15d 16b 17d 18d 19d 20d a Ngày soạn: 20/10/2007 Ngày dạy: 13 /11/ 2007 Phần hai LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 194 5) Chương I CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ Tiết : 11 Bài: 9 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 192 1) A MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức:... không thể tránh khỏi * Hoạt động 2: Cả lớp 2 Từ Cách mạng tháng Hai GV: Những diễn biến chính Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga? đến Cách mạng tháng Mười: HS: Dựa vào sgk nêu sự kiện - Diễn biến: Tháng 2-1917, cách GV: Kết quả mà cách mạng tháng Hai đã mang lại là gì? mạng bùng nổ và giành thắng - 15 - Giáo án Sử 11 Giáo viên Nguyễn Văn Tiên HS: Trả lời lợi GV: Vì sao cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917... NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX Tiết : 23, 24 Bài:19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 187 3) A MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây - Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến trước năm 1873 - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến trước năm 1873 2 Thái độ: - Bản chất... (4 điểm) 1 Trình bày nội dung chính của Hiệp ước Nhâm Tuất? (1,5 ) 2 Theo em, nếu triều đình nhà Nguyễn có chính sách thích hợp liệu nước ta có bị thực dân Pháp xâm lược không? (Đưa ra dẫn chứng) (2,5 ) Đáp án: I TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Chọn câu trả lời đúng: (0,5 điểm) 1a 2b 3a 4b 5b 6d 7d 8b 9c 10d 11a 12c II TỰ LUẬN: (4 điểm) 1 Trình bày đúng nội dung (ngày tháng, điều khoản chính) (1,5 ) 2 Nói... dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử, hiểu những vấn đề lịch sử - Biết cách so sánh, liên hệ, kết nối các sự kiện khác nhau để hiểu rõ ản chất của nó B THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản từ năm 1918 -1939 C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1 Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung cơ bản Chính sách... giai cấp vô sản là gì? sản xuất; giữa tư sản và vô sản H: Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử - Phong trào công nhân: - 13 - Giáo án Sử 11 như thế nào? Nêu một số nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin (Qua Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) GV hướng dẫn HS những điểm cơ bản chung phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: thái độ của giai cấp phong kiến thống trị; cuộc đấu tranh . đình Mãn Thanh đã quay sang thỏa hiệp với chúng, chống 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược: - Viện cớ nhà Thanh “bế quan tỏa cảnh”, Anh tiến hành lược Trung Quốc 6/1840. Mãn Thanh kí Hiệp ước. In-đô-nê-xi-a, bị thực dân Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, rồi đến Hà Lan xâm chiếm, thống trị. - Phi-líp-pin, bị thực dân Tây Ban Nha sau đó Mĩ xâm chiếm, thống trị. - Miến Điện, bị thực dân Anh xâm chiếm 1885,. vàng,Găm-bi- a, Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Xu-đăng. Pháp Tây Phi, Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An- giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra. Đức Camơrun, Tôgô, Tây Nam Phi, Tandania Bỉ Công-gô Bồ

Ngày đăng: 08/11/2014, 21:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan