Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho bộ tư pháp đến năm 2020

80 713 2
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho bộ tư pháp đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, bản luận văn “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Bộ Tư pháp đến năm 2020 ” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận văn này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên! Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2013 Tác giả Vũ Hải Linh LỜI CẢM ƠN Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn của mình tới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô giáo hướng dẫn khoa học là TS. Đinh Đào Ánh Thủy, các thầy cô trong Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, các thầy cô trong khoa Kinh tế Đầu tư cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cùng với các đồng nghiệp trong Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Do thời gian và điều kiện chuyên môn còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và toàn thể các đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2013 Người viết luận văn Vũ Hải Linh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Khối lượng hoàn thành: KLHT Ngân sách nhà nước: NSNN Nghiên cứu kĩ thuật: NCKT Tổng dự toán: TDT Thi hành án dân sự: THADS Xây dựng cơ bản: XDCB DANH MỤC BẢNG, BIỂU LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CẢM ƠN 2 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ Kế hoạch vốn đầu tư thực hiện các năm 2008-2012 của Bộ Tư pháp Error: Reference source not found LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa hoặc khôi phục các tài sản cố định. Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản luôn là vấn đề đặc biệt được quan tâm. Đối với Bộ Tư pháp, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp và Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 2/6/2005 về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020, trong đó chứa đựng nhiều nội dung, định hướng quan trọng liên quan đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác Tư pháp. Cùng với yêu cầu về hoàn thiện thể chế công tác, việc đầu tư xây dựng cơ bản (nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa trang thiết bị trong cơ sở đào tạo pháp luận, đào tạo các chức danh tư pháp…) phù hợp với vị thế mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao cũng là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, Nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc vẫn còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế này, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là do công tác quản lý đầu tư XDCB còn yếu kém. Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu đánh giá hiện trạng trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Tư pháp. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN cho Bộ Tư pháp đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu bậc thạc sỹ. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản trong quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của các Bộ, ngành Trung ương nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Bộ Tư pháp nói riêng. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và công tác quản lý đầu tư xây dựng của Bộ Tư pháp để đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý hoàn thiện hoạt động đầu tư xây dựng, khắc phục những hạn chế đáp ứng được yêu cầu công vệc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) bằng nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm để xây dựng trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan của Bộ Tư pháp. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nội dung quản lý đầu tư XDCB của Bộ Tư pháp từ năm 2008 đến hết năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, mô tả, phân tích, so sánh… 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn sẽ được chia thành 4 chương: Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chương 2: Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sác nhà nước tại các Bộ, ngành Trung ương. 2 Chương 3: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN tại Bộ Tư pháp giai đoạn 2008-2012. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Bộ Tư pháp đến năm 2020. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) là một nhiệm vụ không thể thiếu theo các quy định pháp luật của Nhà nước ta. Đối với nguồn vốn đầu tư NSNN cấp cho các Bộ, ngành Trung ương hàng năm, thì việc các Bộ, ngành sử dụng vốn để đầu tư XDCB, và quản lý hoạt động đầu tư của mình là rất cần thiết và cũng là trách nhiệm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Tại Bộ Tư pháp, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý đầu tư XDCB, bên cạnh việc ban hành những quy chế nội bộ về công tác quản lý, lãnh đạo Bộ Tư pháp còn rất khuyến khích cán bộ làm công tác quản lý nghiên cứu, tìm tòi, viết những báo cáo đề xuất sáng kiến quản lý trong công việc, cao hơn nữa là những nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học cấp Vụ, cấp Bộ… để có những nghiên cứu thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB tại Bộ Tư pháp nói riêng, đồng thời cũng là một nội dung tham khảo về công tác quản lý cho các đơn vị Bộ, ngành Trung ương nói chung. Những năm gần đây, các đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN chỉ nghiên cứu ở những Bộ, ngành như Bộ Giáo dục (Đề tài: Tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB cho ngành giáo dục); Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (đề tài: Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Đề tài: Tăng cường quản lý đầu tư XDCB của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Nguyễn Thanh Bình, Trường ĐHKTQ). Các đề tài 4 trên đã khái quát được nội dung và quy trình quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN ở cấp quản lý các Bộ, ngành Trung ương. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nghiên cứu nào về quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN tại Bộ Tư pháp- một trong những đơn vị có nhiều điểm đặc thù trong hoạt động đầu tư XDCB. Mặt khác, hầu hết những nghiên cứu tại Bộ Tư pháp đều chỉ dừng ở một mảng quản lý, thuộc chuyên môn của cán bộ quản lý phụ trách, các nghiên cứu mới chỉ mang tính đề xuất sáng kiến công tác, báo cáo đề xuất…Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu đề cập tổng quan tới công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB của Bộ Tư pháp, nghiên cứu các nhiệm vụ, nội dung quản lý đặt trong sự tương tác, hỗ trợ với nhau để đi tới mục tiêu chung là đảm bảo nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Bộ Tư pháp thực hiện được các nhiệm vụ chính trị đã được giao. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động đầu tư XDCB và công tác quản lý đầu tư xây dựng của Bộ Tư pháp để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng là có ý nghĩa thực tiễn cao. 5 [...]... vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tư pháp quản lý Thông tư số 03/2011/TTBTP ngày 17/01/2011 Phân cấp quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản cho Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự Nguồn: Tổng hợp văn bản chế độ của Bộ Tư pháp 3.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đối với hoạt động đầu tư XDCB Đối với hoạt động đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN, đơn vị quản lý trực... quả sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước trong đầu tư XDCB 2.3 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư XDCB tại các Bộ, ngành Trung ương Đối với các Bộ, ngành Trung ương, nội dung quản lý hoạt động đầu tư XDCB gồm: + Xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư XDCB và xây dựng danh mục các dự án đầu tư XDCB cho Bộ, ngành + Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB + Hướng dẫn các nhà đầu tư, các doanh...6 CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG 2.1 Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm XDCB và đầu tư XDCB 2.1.1.1 Khái niệm XDCB là một ngành sản xuất vật chất nằm trong giai đoạn thực hiện đầu tư có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái... án nhưng Bộ Tư pháp bố trí lũy kế số vốn đã cấp hàng năm còn chưa đủ tổng mức đầu tư Do vậy, dẫn đến một thực tế trong việc bố trí kế hoạch vốn hàng năm của Bộ Tư pháp, là một phần kế hoạch vốn năm sau dùng để bố trí cho các dự án đã hoàn thành từ năm trước (Bộ Tư 31 pháp trả nợ dự án hoàn thành cho các nhà thầu xây dựng) Bảng 3.4: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ năm 2008 đến năm 2012 của Bộ Tư pháp STT... trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tư pháp quản lý - Thông tư số 03/2011/TT-BTP ngày 17/01/2011 về việc phân cấp quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản cho Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự Theo đó, việc phân cấp quản lý là đảm bảo sự quản lý thống nhất, đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động của Thủ trưởng cơ. .. trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Bảng 3.2: Các văn bản về quản lý đầu tư XDCB của Bộ Tư pháp Thuộc tính văn bản Quyết định Thông tư Ngày tháng năm ban hành Quyết định số 585/QĐBTP ngày 9/4/2012 Nội dung, trích yếu Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch trong Ngành Tư pháp Quyết định số 189/QĐBTP ngày 3/2/2012 Quy định trình tự và thủ tục trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân. .. quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng Nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn đầu tư cho XDCB, ngược lại nếu chủ trương đầu tư thường xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với nguồn vốn đầu tư cho XDCB Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều... Nguồn: Tác giả tổng kết Nội dung, trích yếu Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 3.2.1.2 Các văn bản hướng dẫn quản lý đầu tư XDCB do Bộ Tư pháp ban hành Tại Bộ Tư pháp, cùng với sự thay đổi của các văn bản. .. án đầu tư XDCB do Bộ Tư pháp quản lý đều là dự án nhóm C 30 (giá trị dưới 2 tỷ đồng) Do vậy, thời gian thực hiện dự án tối đa không quá 2 năm kể từ ngày khởi công, các dự án thuộc Bộ cơ bản thực hiện đúng tiến độ Năm 2009, kế hoạch vốn đầu tư XDCB Nhà nước giao cho Bộ Tư pháp là 237.100 triệu đồng Trên cơ sở số vốn được giao, Bộ Tư pháp đã bố trí vốn thực hiện đầu tư cho 187 dự án Việc phân bổ vốn cho. .. điều này cho thấy việc đầu tư và bố trí vốn trong năm còn chưa tập trung cho các dự án có khả năng hoàn thành ngay trong năm 2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đầu tư XDCB tại các Bộ, ngành Trung ương 2.6.1 Nhóm nhân tố bên ngoài a) Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm . về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chương 2: Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn. tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Bộ Tư pháp đến năm 2020. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng là có ý nghĩa thực tiễn cao. 5 CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ

Ngày đăng: 08/11/2014, 15:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

    • 2.1.2. Phân loại đầu tư XDCB

    • 3.2.1. Cơ chế quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước và tình hình xây dựng văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tư pháp

    • 3.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đối với hoạt động đầu tư XDCB

    • STT

    • Dự án

    • Dự án đã phê duyệt quyết toán

    • Dự án chưa phê duyệt quyết toán

    • Số dự án, công trình

    • Tổng giá trị đề nghị quyết toán

    • Tổng giá trị quyết toán được phê duyệt

    • Giảm so với giá trị đề nghị quyết toán

    • Số dự án, công trình đã nộp hồ sơ quyết toán.

    • Giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư

    • Số dự án, công trình hoàn thành chưa nộp hồ sơ quyết toán

    • Năm 2010

    • Tổng số

    • 85

    • 199.188

    • 197.552

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan